Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Đạo Phật ở Tích Lan, Thái Lan, Lào và Miến Điện

14/03/201105:45(Xem: 7344)
4. Đạo Phật ở Tích Lan, Thái Lan, Lào và Miến Điện

ĐẠO LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

V.ĐẠO PHẬT Ở Á ĐÔNG

4. Đạo Phật ở Tích Lan, Thái Lan, Lào và Miến Điện

Mấy xứ Tích Lan, Thái Lan, Lào, Miến Điện đều theo đạo Phật Tiểu thừa, hay là đạo Phật miền Nam. Mấy xứ này đều tu trì có hạnh, giữ giới đạo lành; nhất là ở đảo Tích Lan, các sư hành đạo chín chắn hơn hết. Kinh Phật chép rằng về đời vua A-dục, đạo Phật ở Ấn Độ đã truyền qua Tích Lan rồi. Hoàng tử con vua A-dục là Mahendra làm trưởng đoàn trong các sư sang truyền đạo Phật ở Tích Lan. Ngài có đem xuống đảo một cành Bồ-đề. Ấy là dấu tích, bằng cớ của đức Phật tổ hồi ngài thành đạo, chính ngài ngồi đại định dưới cây Bồ-đề. Hoàng tử cũng có đem xuống Ba tạng kinh điển, rồi mới thỉnh mấy nhà sư có danh đến mà dịch ra tiếng bản xứ.

Đạo lý nhà Phật ở Tích Lan không phải như ở các nước Viễn Đông. Nguồn đạo không chế cải, sự hành đạo không phiền tạp. Xứ này còn giữ qui cũ đúng đắn lắm. Nền trật tự của Tăng-già vẫn còn như hồi Phật Thích-ca. Người ta không bày vẻ ra thêm sự phiền phức. Tăng-già còn giữ theo lệ xưa, không ham phú quí, ngồi trong lều cỏ mà tưởng đạo, đọc kinh, và dâng hoa hương cúng dường đức Phật. Các ngài giữ theo lý tưởng từ bi độ thế, dạy cho hết thảy mọi người chung quanh. Các ngài trì giới hạnh rất kỹ và hội họp một tháng hai kỳ để nghe đọc Giới bổn và sám hối. Các ngài thờ phụng chỉ một mình đức Phật Thích-ca mà thôi. Tuy vậy, các ngài cũng tưởng niệm và thờ phụng đức Phật đương lai là Di Lặc nữa. Trong chùa, rất hạn chế sự cúng tế lăng xăng. Các sư tự biết mình là bậc tỳ-kheo trong sạch, không màng tranh chức phận ngôi thứ. Chư tăng đều đồng đẳng cấp với nhau, không ai chê ai. Các ngài tôn trọng người được tăng chúng tôn làm thượng tọa và kính nể những người có tuổi tác, đạo hạnh.

Ở Tích Lan, chư Tăng không có sự lẫn lộn giữa chư Phật với các vị thánh thần.

Nhưng trong tín ngưỡng dân gian, người ta thờ một ít vị quỷ thần đặng ủng hộ cho gia đình, như họ thờ thần cọp, thần rồng, thần giặc, thần núi v.v... Họ xem chư thần ấy cũng thuộc về đạo Phật.

Các sư biết việc ấy là sai lệch, dị đoan. Song cũng chẳng thể cản trở họ được, các ngài để cho họ tự do mà tin tưởng, miễn họ mộ Phật, trọng Phật, kính Phật và coi Phật cao hơn chư thần thì được.

Ở Thái Lan, Lào và Miến Điện, người ta cũng theo đạo Phật Tiểu thừa. Ở mấy xứ này, nền nếp cũng còn giữ như ở Tích lan. Đạo Phật truyền sang mấy xứ này cũng một lượt với ở Tích Lan, chính là vào đời vua A-dục, nhà vua có danh nhất về sự truyền bá đạo Phật. Ban đầu cũng chưa mấy thịnh. Đến thế kỷ thứ năm, có Đại đức Buddha-Gosha vào các nước Lào và Miến Điện, dịch kinh chữ Tích Lan ra chữ Pli cho đại chúng trong miền. Từ đó, đạo Phật mới tràn lan ra các nơi.

Ở Lào và ở Miến Điện, người ta tu học Phật cũng chính đáng, nghiêm trang lắm, không kém gì ở đảo Tích Lan bao nhiêu. Nhưng có điều khác hơn một chút là người ta cũng thờ quỷ thần, kiêng sợ yêu quái, tinh ma. Người ta mời mọc, nhờ cậy, cúng tế bọn ấy. Dân gian rất sợ tà ma, âm hồn. Cũng có một ít vị sư tu luyện lệch lạc theo lối kêu ma, hú quỷ và sai khiến âm hồn.

Ở Lào, Thái Lan và Miến Điện, phẩm vị của chư tăng trong nhà chùa có khác hơn ở đảo Tích Lan chút ít. Tăng chúng chia nhau từng hạng để giữ gìn, bảo trợ nhau. Bắt từ dưới kể lên rất nhiều chức phận. Nào là người mới vào tu, sa-di, nào là nhà sư, tỳ-kheo, nào là sư chủ chùa trong làng, nào là sư chủ chùa trong quận, nào là sư chủ chùa trong tỉnh, nào là sư chủ chùa trong nước tức là vị Tăng thống.

Có một ít vị đi ẩn cư trên rừng núi, nhưng lâu lâu lại về chùa mà bày tỏ đạo hạnh và tư tưởng của mình. Cũng có năm bảy vị tăng được tự do ở ngoài, người thì lập am tự riêng, người thì làm thầy giáo dạy trẻ em trong xóm làng.

Thường thường việc học thức của trẻ em đều giao phó cho nhà chùa. Trẻ em được vào chùa từ lúc tám tuổi, vừa học văn hóa, vừa tụng niệm, vừa dâng hương hoa cúng Phật. Có nhiều chùa nghiễm nhiên là những trường trung học. Hạng thiếu niên khi ra ngoài, thành người có học lực vững vàng và có đạo đức. Ở Lào và Thái Lan có phong tục lâu đời là cha mẹ phải giao con cho nhà chùa dạy dỗ một thời gian. Đứa con được mặc áo nhà chùa trong một thời kỳ ít nhất là ba tháng, và kéo dài từ mười lăm đến hai mươi năm. Tuy cha mẹ phải cho con vào chùa, làm sa-di, nhưng đó là sự tu tạm, học đạo lý và cầu âm đức cho cha mẹ. Cho nên hết kỳ hạn thì những thiếu niên ấy tự do ra về mà cưới vợ và làm ăn. Cũng có người tình nguyện ở tu luôn nơi chùa. Sau khi được hai mươi tuổi, thì Giáo hội xét lại và nhận cho vào hàng tỳ-kheo, làm tăng sĩ chính thức. Bấy giờ vị tỳ-kheo chuyên cần học đạo, trau dồi đức hạnh, tham thiền nhập định, tâm trí ngày càng vươn đến bến bờ giải thoát, an lạc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2021(Xem: 3069)
Hôm Chủ nhật, ngày 17 tháng 10 vừa qua, tượng Phật nhập Niết bàn 1300 tuổi tại ngôi già lam cổ tự Wat Dhammachakra Sema Ram, ở Công viên lịch sử Muang Sema, quận Sung Noen bị nhấn chìm trong nước lũ tràn từ trên núi xuống.
17/10/2021(Xem: 2680)
Chương trình tiêm chủng ngừa Covid-19 tại Vương quốc Phật giáo Campuchia, đã giành được sự tán dương, ca ngợi từ nhiều quốc gia trên thế giới, đã một lần nữa cho thấy khả năng tiêm chủng cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi.
17/10/2021(Xem: 2793)
Các cộng đồng Phật giáo còn sót lại tại Cộng hòa Hồi giáo Pakistan đang trên nguy cơ diệt vong do thiếu cơ sở tự viện, chư tôn tịnh đức tăng già và Phật tử, sự hỗ của Chính phủ, theo một phái đoàn Phật tử gồm 5 thành viên từ huyện Naushahro Feroze, tỉnh Sindh, họ đã đến viếng thăm triển lãm Gandhara "Nguồn gốc và tuyến trình: Khám phá lịch sử đạo Phật và Kỳ Na giáo của Pakistan" (Roots or Routes: Exploring Pakistan’s Buddhist and Jain Histories) tại Bảo tàng Taxila gần Islamabad vào tuần trước; Bảo tàng Taxila, nơi lưu giữ một bộ sưu tập nghệ thuật Gandharan có ý nghĩa và toàn diện từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7.
15/10/2021(Xem: 2640)
Triều đại Joseon (1392-1910), một Vương quốc Nho giáo cực thịnh. Các quan chức, học giả Nho giáo đã đàn áp nghiêm trọng các tôn giáo khác như Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Vào thời kỳ ấy, nữ Hộ pháp Phật tử Chiêu Hiến Vương Hậu Trầm Thị (소헌왕후 심씨, 昭憲王后 沈氏, 1395-1446), Hoàng hậu của vị minh quân Phật tử Triều Tiên Thế Tông Đại vương vĩ đại (조선세종대왕, trị vì: 1418-1450) đều hộ trì chính pháp Phật đà, phát huy ánh đạo vàng Từ bi, Trí tuệ, Hùng lực, Tự do, Bình đẳng trong việc quốc sách an dân.
15/10/2021(Xem: 2955)
Thiền viện Sương Nguyệt (상월선원, 霜月禪院) Vạn Hạnh Kết Xã (만행결사, 萬行結社), Thiền sư Từ Thừa (자승선사, 慈乘禪師), nguyên Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, nguyên Chủ tịch Liên Tôn giáo châu Á vì Hòa bình (ACRP) đã chủ trì và tổ chức một cuộc họp báo cuộc "Hành hương Từ bi" (자비순례, 慈悲巡禮) tại tầng 5 của tòa hành chính, Đại học Dongguk vào ngày 14 tháng 7 vừa qua.
11/10/2021(Xem: 3134)
Hôm thứ Tư, ngày 6 tháng 10 vừa qua, một số ngôi già lam cổ tự ở thành phố lịch sử Ayutthaya, Thái Lan, Di sản Văn hóa Thế giới đã chìm trong biển nước, do mưa lớn làm ngập lụt diện rộng trên khắp Vương quốc Phật giáo này.
09/10/2021(Xem: 2778)
Theo sách hướng dẫn du lịch nổi tiếng 'Rough Guides', trong một cuộc thăm dò trực tuyến của quý độc giả đã bình chọn Vương quốc Phật giáo Campuchia là "đất nước thân thiện nhất thế giới".
09/10/2021(Xem: 3082)
Cư sĩ Shakti Sinha, một nhân vật cốt cán trong tổ chức Phật giáo lớn nhất của Ấn Độ đã thanh thản trút hơi thở về cõi Phật vào hôm thứ Hai, ngày 4/10/2021, hưởng thọ 64 tuổi. Cư sĩ Shakti Sinha là Tổng giám đốc Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (International Buddhist Confederation, IBC).
08/10/2021(Xem: 2767)
Trong buổi lễ ký kết long trọng được tổ chức tại Trường Đại học Phật giáo Preah Sihanouk Raja (SBU), Preah Sisowath Quay, Phnom Penh, Campuchia; Giáo sư Preah Tepsattha Khy Sovanratana (MA), quyền Hiệu trưởng, Đại học Phật giáo Preah Sihanouk Raja, nữ Tiến sĩ Devyani Khobragade, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Vương quốc Campuchia, đã ký biên bản ghi nhớ để thành lập Trung tâm CNTT tại Trường Đại học Phật giáo Preah Sihanouk Raja (SBU), cũng như cho Chi nhánh Tỉnh Battambang.
01/10/2021(Xem: 2407)
Nữ Phật tử, cô giáo Lý Phụng Khuê (이봉규), một cố vấn chuyên nghiệp tại trường Trung học Cơ sở Gwang-dong, thành phố Namyangju, Gyeonggi, Hàn Quốc, đã sử dụng "Tin nhắn gửi Cảm ơn" (감사노트) do báo Korean Buddhist News (불교신문) sản xuất và phân phối để thực hiện "Liệu pháp Tri ân" (감사테라피) 'Tâm lý học Tích cực' với một số cố vấn địa phương, nói rằng, nữ Phật tử Lý Phụng Khuê cảm thấy "Lòng biết ơn khiến chúng tôi cảm thấy hạnh phúc" và quyết định thử nó với các học sinh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]