Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Trí huệ

14/03/201105:45(Xem: 8887)
6. Trí huệ

ĐẠO LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

IV.SÁU BA-LA-MẬT

6. Trí huệ

Cái đức cuối cùng và cao viễn này, vừa là một đức hạnh, vừa là kết quả của thiền định và của bốn đức trước hiệp lại. Thật vậy, người tu thực hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn để diệt cái tâm bủn xỉn, tà ác, nóng nảy, lười biếng, nên dễ mà tham thiền. Rồi người tu mới tham thiền, nhập định cho hết tán loạn, đắc Tam-muội, đặng mở thông trí huệ. Trí huệ tức là sáng suốt, thông minh, bác lãm, thấy xa, hiểu rộng, biết nhiều. Trí huệ tức là hết lầm, hết mê, hết vọng, hết bị lôi cuốn vào chốn thế cuộc, luân hồi, mà được tự do, tự tại, giải thoát ra ngoài Tam giới.

Ban sơ, muốn tạm giải thoát, người tu phải hành trì Giới, Định, Huệ. Nghĩa là giữ Giới cho dễ nhập Định; rồi có nhờ nhập Định mới phát Huệ; phát Huệ rồi thì thông minh, đắc đạo.

Kế đó, người tu cũng còn hành trì Giới, Định, Huệ nữa. Giới đây là giới hạnh để thành Bồ-tát. Người ta trì một giới hay nhiều giới trong mấy giới: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn. Nhờ trì giới hạnh đó, người ta nhập thiền định, Tam-muội và đắc trí huệ cao hơn.

Sau khi ấy, từ đời này tới đời kia, hết kiếp kia qua kiếp nọ, trải qua bao thế cuộc thay đổi, bại thành, người tu một lòng thọ trì không hủy phạm các giới hạnh Bồ-tát: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, với thiền định và trí huệ. Trì giới hạnh Bồ-tát để cứu độ chúng sanh; trải qua trăm ngàn vạn ức, vô lượng, vô biên kiếp, Bồ-tát xả thân vì đạo. Sau rốt thì đắc trí huệ của Phật, sự sáng suốt hoàn toàn, sự hiểu thông tất cả.

Chẳng những đức trí huệ là cái kết quả của đức thứ năm, Thiền-na Ba-la-mật, mà trí huệ cũng là bố thí, cũng là trì giới, cũng là nhẫn nhục, cũng là tinh tấn và cũng là thiền định. Nó quan hệ với năm đức trên một cách chặt chẽ vậy.

Là vì, muốn thành tựu đức bố thí, mà chẳng bố thí pháp thì làm sao đắc hạnh Đàn Ba-la-mật? Muốn bố thí pháp, ắt phải có trí huệ. Vậy Bát-nhã Ba-la-mật cũng là Đàn Ba-la-mật, đức bố thí.

Muốn thành tựu đức trì giới, mà chẳng có tâm rộng lượng, sáng suốt; khư khư giữ việc nhỏ mà bỏ việc lớn; chẳng biết phương tiện độ sanh, thì làm sao đắc hạnh Thi-la Ba-la-mật? Đó chẳng qua là giới hạnh tiểu thừa mà thôi, chớ chẳng phải là Bát-nhã Ba-la-mật, trí huệ Đại thừa. Vậy Bát-nhã Ba-la-mật cũng là Thi-la Ba-la-mật.

Muốn thành tựu đức nhẫn nhục, mà lúc nào cũng chịu ép bức nhịn nhường, thì làm sao mà xiển dương nền Phật Pháp? Làm sao đắc hạnh Đại thừa Sằn-đề Ba-la-mật? Hồi đức Phật còn trụ thế, một hôm đến ngồi ở một cội cây trong rừng vắng. Ở đó, có một con quỷ tên là Khoáng dã, kéo binh tướng đến bắt Phật đặng ăn thịt, Phật liền hóa ra hình vị đại lực quỷ là vua trong loại quỷ thần. Khoáng dã quỷ lấy làm sợ sệt, té quỵ và bất tỉnh. Phật bèn hiện ra hình thật, thuyết pháp độ quỷ Khoáng dã qui y Phật, bỏ sự giết mạng người, lại theo hộ trợ chúng tăng và các nhà tu Phật. Lại có một lúc, vua A-xà- thế nghe lời xúi giục của Đề-bà-đạt-đa, phục rượu cho con voi Hộ tài say và thả ra đặng chà đạp Phật. Voi xông lại định hại Phật. Bỗng Phật đưa thẳng hai cánh tay ra; từ nơi mỗi đầu ngón tay, hiện ra một con sư tử oai mãnh. Con voi thấy vậy sợ quá, hết say, hết hăng máu, sụp nằm sát trước chân Phật. Đức Thích Tôn liền vỗ về nó và thuyết pháp cho nó nghe. Vậy thì phương tiện, thần thông của Bát-nhã Ba-la-mật hằng phổ cập vào hạnh nhẫn nhục, cho nên Bát-nhã Ba-la-mật cũng là Sằn-đề Ba-la-mật.

Muốn thành tựu đức tinh tấn, Phật tử phải có sẵn đức trí huệ của Như Lai ở nơi mình để soi sáng mình, để dắt dẫn mình. Nhờ có cái chánh trí, cái đại trí để phổ cập vào, mình mới dễ tu hành và chứng đắc cái chánh tinh tấn, đại tinh tấn. Đó tỷ như người có sức mạnh, có can đảm và có nghị lực, trong khi đi đêm trên đường xa, có đèn đuốc khai thông cho mình. Như vậy, Bát-nhã Ba-la-mật cũng là Tỳ-lê-da Ba-la-mật.

Sau rốt, muốn thành tựu đức thiền định, mà chẳng có trí huệ chiếu soi, thì làm sao đắc Thiền Ba-la-mật? Nhân đó, nhà tu hành có thể mắc vào cảnh thiền hữu lậu, chớ chẳng vượt lên cảnh thiền vô lậu; có thể lầm theo tà định mà ngỡ là chánh định; rồi thì chấp trước, ngạo mạn, quay lộn trong chốn phiền não, luân hồi. Vả lại, nhờ có trí huệ, nhờ sự nghiên cứu huệ điển, nhờ ưa gần gũi bậc thiện tri thức cao kiến, người tu thiền mới biết chỗ chứng đắc của mình, mới có thể sửa sang và bổ khuyết sở tu sở chứng của mình. Vậy trí huệ Ba-la-mật cũng là Thiền Ba-la-mật.

Đối với người tu cầu trí huệ, có ba phương cách, ba duyên cớ do đó mà trí huệ phát sanh. Đó gọi là Tam Huệ: 1. Văn huệ, 2. Tư huệ, 3. Tu huệ.

1. Văn huệ là cái trí huệ phát sanh do sự nghe giảng kinh thuyết pháp. Như ông Xá-lỵ-phất, bậc trí huệ đệ nhất trong các đệ tử xuất gia của Phật, khi còn tu theo ngoại đạo, một hôm nhân thỉnh pháp với một vị tỳ-kheo là Át-bệ, nghe Át-bệ truyền cho một bài kệ bốn câu, liền tỉnh ngộ chỗ yếu lý và bỏ ngoại đạo. Bài tứ cú kệ ấy như sau:



Các pháp do nhân duyên mà sinh.

Các pháp do nhân duyên mà diệt.

Bậc thầy vĩ đại của tôi đây,

Thường giảng dạy các pháp như vậy.

Lại như đức Thích Tôn, sau khi lần lượt mở ra ba phương tiện, ba pháp môn để độ cho các nhà tu hành thành A-la-hán, thành Duyên giác, thành Bồ-tát, ngài bèn mở ra pháp môn thứ tư là pháp môn rốt ráo: với sự thuyết giảng kinh Diệu Pháp Liên Hoa, ngài truyền bá cái thừa duy nhất, pháp môn tổng hợp, ngài ban bố cái Phật huệ cho đại chúng. Nghe được trí huệ của Phật, thấy được trí huệ của Phật, ai nấy đều quyết tinh tấn để đắc nhập trí huệ của Phật.

2. Tư huệ là trí huệ phát sanh do sự suy xét. Biết bao nhà tu học thâu hoạch trí huệ nhờ phương thức này. Dầu đi, dầu đứng, dầu nằm, dầu ngồi, cho đến lúc ăn uống, ngủ nghỉ, người ta vẫn một lòng suy nghĩ. Nhờ vậy mà mau đắc lý, dứt nghi, giải quyết những vấn đề thắc mắc.

Ví như những người tu trì pháp môn niệm Phật. Bất kỳ giờ phút nào cũng niệm nơi tâm, cho nên mau đắc niệm Phật Tam-muội. Và một khi được niệm Phật Tam-muội thì được phước đức và trí huệ vô biên, đắc cái trí huệ Ba-la-mật.

Lại như các bậc thánh hiền xưa nay, từ đức Phật ta cho đến các vị hiền triết Đông Tây, thảy đều nhờ ở môn Tư huệ. Lắm khi các ngài đứng xem hoa nở, ngồi nghe suối reo, đón luồng gió mát, nhìn trăng sáng, mà tâm trí vẫn để trọn vào vấn đề đang tham cứu. Rồi thình lình sự phát minh, sự giác ngộ đến với các ngài!

3. Tu huệ là cái trí huệ phát sanh do sự tham thiền nhập định. Đó là cảnh người ngồi yên lặng mà tham cứu. Như đức Thích Tôn từng tu khổ hạnh sáu năm trời trên non Tuyết Lãnh. Ngài ngồi trầm tư mặc tưởng ngày này qua ngày kia, quên ăn uống và chẳng nghe biết mọi sự bên ngoài. Cho đến khi biết rằng mình sắp được cái trí huệ hoàn toàn, ngài còn phải ngồi thêm bảy tuần nữa nơi cội Bồ-đề, giữa cơn gió tuyết mùa đông. Mãi đến sáng ngày mồng tám tháng chạp, sự “Khoát nhiên Đại ngộ” mới đến với ngài, nhân đó ngài thành Phật, có cái trí huệ hoàn toàn.

Cái trí, cái huệ của Phật, của Bồ-tát và của các nhà thành đạo là món quý báu vô giá mà các ngài dùng để giúp mình và giúp đời. Có nó, người ta biết phân biệt việc tà, việc chánh, kẻ ác, người thiện; tà, ác thì người ta bỏ đi, chánh, thiện thì người ta thâu nhận. Và người ta khai thị sự phân biệt ấy cho những kẻ khác, tránh sự lầm lạc cho họ.

Có trí huệ, người ta biết từ ngọn cho tới gốc mỗi sự mỗi vật; biết từ sự, là chỗ phát hiện, cho tới lý, là chỗ tiềm tàng; nhân đó, tự mình dứt mê, lại còn dứt mê cho đời.

Có trí huệ, người ta hiểu rõ ràng những nguồn gốc, những nhân duyên gây ra phiền não, đau khổ, trụy lạc: những nguồn gốc ấy, những nhân duyên ấy nhiều khi dường như mơn trớn mình, dịu ngọt với mình; nhưng cái trí huệ xét ra chúng nó là bọn nghịch tặc giả làm thân thiện đó thôi. Nhờ vậy, tự mình hết tối, lại còn chiếu sáng cho đời.

Có trí huệ, người ta thông hiểu tất cả mọi sự mọi vật trong hoàn vũ vô cùng vô tận, từ quá khứ đến hiện tại và vị lai; người ta biết rõ các môn học về đời và về đạo. Tức là khi thành Phật, được cái trí huệ hoàn toàn, người ta liền hiểu biết tất cả. Cho nên đối với bất kỳ một chúng sanh nào, Phật cũng làm Thầy được cả!

Vì vậy cho nên người ta dùng rất nhiều danh từ để tôn xưng Phật, để tỷ dụ với cái trí huệ của Phật, hay để xiển dương cái công dụng của trí huệ. Chẳng hạn như là:

 Trí cự hay Huệ cự, tức là ngọn đuốc soi sáng cho chúng sanh đương ở trong nhà tối Tam giới, đương ở trong đêm dài vô minh.

 Trí diệu, tức là môn phương tiện mầu nhiệm của Phật, mà người ta nghĩ không xiết, luận không cùng. Chỉ có Phật mới biết lựa dùng để độ từng loại chúng sanh mà thôi.

 Trí hỏa hay Huệ hỏa tức là cái trí huệ như ngọn lửa, nó đốt rụi tất cả cỏ rác gai gốc là phiền não vô ích và chướng ngại.

 Trí huệ đăng hay Huệ đăng, tức là ngọn đèn sáng, các pháp mà Phật thuyết để khai sáng tâm trí cho các hạng chúng sanh, các bậc tu hành. Ngọn đèn ấy, cũng tức là pháp giáo chứa trong các kinh điển đạo Phật.

 Trí hải, Trí huệ hải hay Huệ hải, tức là cái trí huệ của Như lai sâu và rộng như biển cả, không một chúng sanh nào có sức đo lường, thấu hiểu nổi!

 Trí huệ kiếm hay Huệ kiếm, tức là cây gươm bén cắt đứt các dây phiền não trói buộc mình trong chốn luân hồi, lại dùng để cắt đứt các mối phiền não của chúng sanh.

 Trí kính hay Huệ kính, tức là cái kiếng, tấm gương. Khi người ta nhìn vào gương trí huệ thì thấy rõ pháp tà hoặc pháp chánh, người thiện hoặc kẻ ác, thấy từ nhân cho tới quả; tỷ như người đứng trước tấm gương thì thấy mình sạch hoặc dơ và thấy từ sau lưng cho tới trước mặt.

 Trí nguyệt, mặt trăng trí huệ, Huệ nhật, mặt trời trí huệ là tiếng xưng Phật, đức trí huệ của Phật tỷ như ánh sáng của mặt trời và mặt trăng, chiếu sáng cho tất cả chúng sanh, không phân biệt, không tư vị. Lúc nào ánh sáng của Như Lai cũng tỏa khắp vũ trụ, soi tỏ, dắt dẫn các chúng sanh, chẳng đợi tới lúc Phật ra đời!

 Trí huệ thủy, Huệ thủy hay Trí thủy tức là cái trí huệ của Phật và Bồ-tát dùng để rửa sạch phiền não, tẩy hết trần cấu cho chúng sanh; tỷ như người ta lấy nước mà giặt rửa những đồ vật dơ bẩn vậy.

Trí huệ và Phật, hai danh từ ấy là đồng nghĩa. Cho nên khi đức Thích Tôn đắc cái trí huệ hoàn toàn, biết hết tất cả, thành Phật, thì người ta tôn xưng ngài là bậc: Vô thượng huệ, Nhất thiết chủng trí, Đại trí, Lợi trí, Thâm trí, Giải thoát trí, Bất cọng trí, Quảng phổ trí, Tất cánh trí, Trí Bảo thành tựu.

Tức là khi thành tựu cái Bát-nhã Ba-la-mật, người tu có được trí huệ gồm đủ những đức: cao thượng chẳng ai bằng, hiểu biết tất cả, lẹ làng, to lớn, bén nhọn, sâu thẳm, giải thoát tự tại, chẳng đồng với trí thức của các hạng tu học trong ba thừa, cái trí thức bao quát và phổ cập tất cả, đến mức rốt ráo, hoàn toàn như hạt Bảo châu Như ý.

Mà muốn thành tựu cái trí huệ toàn vẹn như vậy, chẳng phải là công tu học trong một vài đời. Phải trải qua vô số đời làm thực hành hạnh Bồ-tát, tu trì sáu Ba-la-mật.

Kìa gương đức Thích ca Như Lai. Đã biết bao đời, ngài bố thí thân mạng và pháp lý, đã biết bao đời, ngài trì tịnh giới mà nêu gương lành nơi chốn tu hành! Đã biết bao đời, ngài nhẫn nhục, chịu các sự thóa mạ, kiêu căng, đánh đập, hành hạ! Đã biết bao đời, ngài tinh tấn vì chúng sanh, chẳng hề biết mệt mỏi, chán nản! Đã biết bao đời, ngài thiền định nơi chốn rừng sâu! Và đã biết bao đời, ngài tu tập, học hỏi trí huệ; chẳng quản thân mạng, tự mình hy sinh để đạt được trí huệ! Sau rốt ngài mới thâu được cái trí huệ hoàn toàn, trí huệ của Phật Như Lai.

Còn như đức Quán Thế Âm, ngài đang ở vào địa vị đại Bồ-tát. Ngài đang từ bi, đem sáu đức Ba-la-mật mà độ chúng sanh. Khi thì ngài giáng trần mà bố thí, cứu dân. Khi thì ngài hóa ra nhà tu hành trì giới. Khi thì ngài nêu gương nhẫn nhục giữa chúng sanh. Khi thì ngài tinh tấn mà bước lên nẻo tịnh. Khi thì ngài vào nhập định chốn sơn lâm. Lắm khi, ngài dùng phương tiện, trí huệ mà độ đời. Ngài có đủ phước đức và trí huệ của Phật Như Lai, nhưng ngài vẫn ở địa vị Bồ-tát. Điều nổi bật của ngài là nương theo lòng đại bi, thị hiện ra mọi cách cứu nạn cứu khổ cho chúng sanh.

Lại có một đức Bồ-tát có trí huệ bậc nhất, mà các nhà tu học Đại thừa đều biết tên. Ấy là ngài Văn-thù-sư-lỵ mà Phật từng khen là đại trí Văn- thù. Ngài đắc cái trí huệ của Phật Như Lai đã vô lượng, vô số kiếp rồi, ngài từng giáo hóa cho rất nhiều vị Bồ-tát thành Phật rồi. Ngài từng làm thầy của nhiều đức Phật quá khứ, hiện tại và vị lai. Như đức Nhiên Đăng, một đức Phật quá khứ đã thọ ký quả Phật cho đức Thích Tôn, đức Nhiên Đăng thuở xưa là đệ tử của ngài Văn-thù. Và đức Di Lặc, Phật Đương Lai, trước kia là một vị đệ tử trong số tám trăm đệ tử theo học ở ngài Diệu Quang, tiền thân của Văn-thù Bồ-tát. Và hiện trong thời Phật, ngài Văn-thù có độ cho vô số chúng sanh đắc quả vị Bồ-tát. Trong số Bồ-tát đệ tử của ngài, có một cô gái tám tuổi, con của Long Vương Ta-kiệt-la, căn lành đầy đủ, trí huệ hoàn toàn. Long nữ dùng sức thần thông mà bỏ thân gái của mình, hóa hiện thân trai, kế thành Phật, đi làm giáo chủ ở cõi Vô cấu thế giới. Từ xưa đến nay, trải qua vô lượng kiếp, ngài Văn-thù Bồ-tát đã dùng trí huệ Ba-la-mật mà độ cho vô số người thành Bồ-tát và thành Phật rồi. Thế mà vì nguyện lực, ngài vẫn còn ở địa vị Bồ-tát, Pháp vương tử.

Chúng ta đây, tuy chúng ta chưa được cái trí huệ của bậc Phật và bậc Bồ-tát, chớ chúng ta cũng có trí huệ rồi, trí huệ theo từng bậc của chúng ta. Vậy thì ta khá trì sáu cái đức hạnh Ba-la-mật-đa, để có thêm công đức và trí huệ. Như vậy, đời này hoặc các đời sau, ta sẽ được phúc hậu, an nhàn, ta sẽ đạt những điều sở nguyện, ý định của ta sẽ thành tựu rỡ ràng, và ta khỏi bị các điều chướng ngại phiền não cản ngăn. Lại nữa, tâm ý của ta sẽ sáng suốt thêm lần lần, ta sẽ tránh khỏi những điều lầm lạc đáng tiếc, khỏi sa mê vào những chỗ lụy trược, đớn đau. Nhờ vậy, ta dễ mà học hỏi cao xa thêm, hiểu biết nhiều thêm, cái trí hóa ta ngày một phát triển hơn. Cho đến khi nó sáng suốt hoàn toàn, bấy giờ mới có đủ đầy trí huệ của bậc thông suốt tất cả.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/02/2022(Xem: 5401)
Tại làng baho swabi, quận Swabi, nay là Khyber Pakhtunkhwa, các nhà khảo cổ và Bảo tàng KP đã phát hiện một Bảo tháp Phật giáo 1800 tuổi, các di vật và đồ tạo tác. Theo Daily Pakistan, đã được phát hiện hơn 400 cổ vật và Bảo tháp Phật giáo có niên đại 1800 năm.
05/02/2022(Xem: 4015)
Vào ngày 19 tháng 1 vừa qua, Cư sĩ Gotabaya Rajapaksa, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka đã trao giấy Quyết định bổ nhiệm Thượng tọa Dhammakitti, vị tăng sĩ Phật giáo sinh ra tại Sri Lanka, có quốc tịch Hàn Quốc làm Tổng quan Phật giáo Hàn Quốc-Sri Lanka. Đây là lần đầu tiên Chính phủ Sri Lanka bổ nhiệm một vị tăng sĩ Phật giáo làm kênh giao lưu với Đại Hàn Dân Quốc ở cấp quốc gia và trao quyền Tổng quan Phật giáo Hàn Quốc-Sri Lanka. Việc bổ nhiệm Thượng tọa Dhammakitti với trách nhiệm nêu trên có ý nghĩa quan trọng bởi Chính phủ Sri Lanka đã chứng nhận vị tăng sĩ này đã đóng góp vào việc giao lưu quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia Phật giáo Hàn Quốc-Sri Lanka như một kênh liên lạc chính thức.
24/01/2022(Xem: 3888)
Nhà triết học Đức, đã thiết lập nên trường phái hiện tượng học Edmund Husserl (1859–1938) đã viết rằng "Tôi không thể phát âm" khi đọc Kinh điển Phật giáo trong bản dịch tiếng Đức của Karl Eugen Neumann (1865–1915), người đầu tiên dịch phần lớn Kinh điển Pali về kinh Phật từ bản gốc Pali sang ngôn ngữ Châu Âu (tiếng Đức), một trong những người tiên phong của Phật giáo Châu Âu.
23/01/2022(Xem: 5461)
Ngày 17 tháng 1 vừa qua, 36 người đại diện cơ quan Lập pháp, đảng Dân chủ cầm quyền đã đến Tổ đình Tào Khê, trụ sở Trung ương Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, thủ đô Seoul, trước Đại Hùng Bảo điện trang nghiêm thanh tịnh, tại pháp hội Sám hối Hồng danh chư Phật 108 lạy hòa quyện với các ngọn nến lung linh, khói hương quyện tỏa, Hòa thượng Viên Hạnh, người đứng đầu Thiền phái Tào Khê, một tông phái Phật giáo ảnh hưởng lớn nhất Hàn Quốc cho biết: "Họ ăn năn hối cải vì những nhận xét không phù hợp".
18/01/2022(Xem: 5037)
Ấn bản nhiếp ảnh của bộ sách "Sao lục Phật tổ Trực chỉ Tâm thể Thiết yếu" (초록불조직지심체요절, 抄錄佛祖直指心體要節), là giáo trình tiêu biểu để giảng dạy cho học chúng trong chốn thiền môn tự viện Phật giáo Đại thừa, sẽ được chuyển thành một cơ sở dữ liệu văn hóa 3D. Tác phẩm văn học Thiền Phật giáo Bắc truyền nêu trên là bộ sách in kim loại lâu đời nhất thế giới.
16/01/2022(Xem: 6161)
Dịch bệnh hoành hành, Tình người bất diệt. Trong thời gian xảy ra dịch bệnh, nhân dịp kỷ niệm ngày Đức Phật Thành đạo, vào ngày 9 tháng 1 năm 2022, để kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp với công công chúng, Trung tâm Thiền Tịnh Phật Quang Sơn Di Bảo, Malaysia đã chuẩn bị cung cấp 1500 hộp cháo Lạp Bát chia sẻ với họ. Để có thể phát cháo Lạp Bát đến tận tay công chúng khi còn nóng, các tình nguyện viên đã chuẩn bị nguyên liệu từ ngày hôm trước, cho cháo Lạp Bát đã nấu vào hộp và phân phát cho các thành viên của các thành viên Phật Quang Sơn, tòa soạn báo, những tín đồ lân lân cận và công chúng.
16/01/2022(Xem: 6703)
Cộng đồng Phật giáo khu vực tự viện Chalapathar Shyam Gaon, ngôi già lam cổ nhất tọa lạc tại khu Moniting, làng Chalapathar, quận Charaideo, phía đông bang Assam, phía đông bắc Ấn Độ, nằm ở rìa của Khu bảo tồn Chala rộng 683.173 hecta, thuộc Phân khu rừng Sivasagar tức Khu bảo tồn Làng Chala, được thúc đẩy bởi lời kêu gọi bảo vệ của Buhungloti, một loài dây leo bản địa có truyền thống được sử dụng để nhuộm màu trang phục của các vị tu sĩ Phật giáo bởi màu vàng nghệ đặc trưng của họ.
14/01/2022(Xem: 3155)
Viện Chiêm nghiệm Khoa học Phật giáo Nālandā Hoa Kỳ, một cộng đồng phi lợi nhuận, do Học giả Phật học uyên thâm, Giáo sư Tiến sĩ Joe Loizzo sáng lập, nhằm truyền tải những truyền thống về khoa học, chiêm nghiệm vào những truyền thống văn hóa đương đại và cách sống, hướng đến mục tiêu của một tương lai tươi sáng bền vững.
14/01/2022(Xem: 3026)
Thiền phái Tào Khê, một tông phái Phật giáo ảnh hưởng lớn nhất Hàn Quốc, đã nỗ lực hết mình để lên án Chính quyền Công giáo Roma tín đồ Thiên ChúaMoon Jae-in (문재인; 文在寅; Văn Tại Dần) Tổng thống Hàn Quốc "thiên vị tôn giáo", chư tôn tịnh đức tăng già và Phật tử từ khắp nơi trên đất nước Hàn Quốc, cam kết sẽ tổ chức một cuộc mít tinh xuất phát từ Tổ đình Tào Khê Tự, trụ sở Trung ương Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, Gyeonji-dong, Jongno-gu, trung tâm thủ đô Seoul vào ngày 21 tháng 1 tới, lần đầu tiên sau 14 năm nhằm để xóa bỏ thành kiến, thiên vị tôn giáo và bảo vệ nền độc lập của Phật giáo Hàn Quốc.
14/01/2022(Xem: 6396)
Năm 1999, lần đầu tiên khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh của các cây bút nổi tiếng trên thế giới, một trong số ít những vị lãnh tụ tinh thần nổi tiếng nhất thế giới đến viếng thăm Trung Quốc, Ngài đã mang theo cuốn sách bản dịch tiếng Trung "Đường xưa Mây trắng" (故道白雲, Old Path White Clouds): Bước chân của Đức Phật như một món quà cho các Phật tử và thân hữu bạn bè của Ngài trong đó, sử dụng từ các nguồn cổ bằng tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Hán, nội dung cuốn sách này trình bày nhưng câu chuyện cuộc đời và những kim ngôn khẩu ngọc của Đức Phật lịch sử, Siddhartha Gautama. Bản dịch tiếng Trung của tác phẩm "故道白雲" (Đường xưa Mây trắng) của nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi (何蕙儀), được công nhận là trung thực với bản gốc cả về ý nghĩa và phong cách, đã được tái bản rộng rãi ở Trung Hoa đại lục, Hồng Kông và Đài Loan.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]