Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Thiền định

14/03/201105:45(Xem: 8952)
5. Thiền định

ĐẠO LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

IV.SÁU BA-LA-MẬT

5. Thiền định

Cái đức thiền định, này cũng là vô tận, không thể lượng xét, nghị luận bằng lời nói, bằng câu văn. Nó cũng quan hệ chặt chẽ với mấy cái đức kia, và lại còn trọng hệ hơn nữa. Chính nó dẹp cái mê, diệt cái dốt, làm cho người ta minh mẫn, sáng láng, đắc đạo.

Thiền định là suy nghĩ, thẩm xét, phân biệt, tìm hỏi cho thấu đáo. Thiền định thuộc về cõi tưởng, cõi trí, cõi siêu hình. Thiệt là một cõi mênh mông như hư không, bao quát như vũ trụ, khó mà giải cho tường tận. Và như có ai thông hết các phép thiền mà toan giải ra, cũng không bao giờ giải cho hết.

Biết bao từng, bậc trong chốn Thiền-na! Từ người mới tập tành, đến người khá trổi, rồi đến người vào vòng, cho đến chư Tiên, chư Thánh, chư Bồ-tát, chư Phật, các hạng người đều thiền định khác nhau, tùy theo sở học, sức lực và duyên nghiệp của mình. Bậc thì tham thiền, thẩm xét đặng diệt những điều tệ, thói hư của mình. Bậc thì định trí, định tâm đặng tỉnh dưỡng tánh tình, đức hạnh của mình. Bậc thì lo trau dồi lòng dạ, lo nung đúc những đức từ, bi, hỷ, xả để hộ niệm các chúng sanh. Có bậc ngồi thiền đặng thấu những cái chưa hiểu, rõ những chỗ còn nghi. Cũng có bậc mạnh dạn mà tham thiền đặng vừa diệt các sở trược, vừa đắc những phép thần. Những vị này tu tập trong bốn bậc thiền, chứng lên từng bậc thiền, đắc nhập từng quả đức, cho đến chứng bậc thiền thứ tư. Cao hơn nữa, thiền định của chư Bồ-tát còn chia ra nhiều bậc nữa. Những vị này mỗi khi ngồi thiền thì thân, tâm chẳng động, theo tiếng Phạn là nhập phép Tam-muội, các ngài mặc sức mà tưởng đến một vấn đề hết ngày đến tháng, qua năm, có khi suốt đời! Dưới đây là mấy phép thiền trong những phép thiền của đức Diệu Âm Bồ-tát:

1. Diệu tràng tướng Tam-muội

2. Pháp Hoa Tam-muội

3. Tịnh đức Tam-muội

4. Túc vương hý Tam-muội

5. Vô duyên Tam-muội

6. Tri ấn Tam-muội

7. Giải nhất thiết chúng sanh ngữ ngôn Tam-muội

8. Tập nhất thiết công đức Tam-muội

9. Thanh tịnh Tam-muội

10. Thần thông du hý Tam-muội

11. Huệ cự Tam-muội

12. Trang nghiêm vương Tam-muội

13. Tịnh quang minh Tam-muội

14. Tịnh tạng Tam-muội

15. Bất cọng Tam-muội

16. Nhật triền Tam-muội ...



Chư Bồ-tát đã từng sống đời trong sạch vì chúng sanh, đã từng từ bi bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn vì chúng sanh. Cho nên các ngài thiền định mau đạt kết quả. Lại nữa, bao đời qua các ngài đã từng tham thiền nhập định, cho nên các ngài thấu hiểu rất nhiều phép thiền. Chư Đại Bồ-tát là những đấng thành tựu, chỉ còn chờ thời gian là lên ngôi Phật Như Lai, nên các ngài có biết bao phép Thiền thanh tịnh.

Thường thường, ta thấy chư Đại Bồ-tát đắc hai phép thiền này mà các ngài hay dùng: Hiện nhất thiết sắc thân Tam-muội và Hiện nhất thiết ngữ ngôn Tam-muội. Với phép thiền trước, các ngài biết rõ các hình sắc trong vũ trụ, các ngài hiện ra hình nào, thân nào, hóa ra nhân vật nào cũng được. Cho nên các ngài khi thì hóa ra Phật, khi thì hóa ra Phạm Thiên và các vua cõi trời, lắm khi hóa ra Tiên, Thần, người, thú, quỷ, ma, đặng cứu vớt, độ chúng sanh. Với phép thiền thứ hai, các ngài nói ra các thứ tiếng, và nghe được các thứ tiếng trong vũ trụ, tuy rằng mình ngồi một chỗ. Các ngài nghe tiếng các hạng chúng sanh. Các ngài nghe tiếng chư Phật, chư thánh, chư thần. Các ngài nghe tiếng người ta trong các dân tộc, đàn ông, đàn bà, già, trẻ, bé, lớn. Các ngài nghe tiếng các thứ chim chóc, thú vật, các loài ngạ quỷ. Các ngài nghe tiếng các thứ trống, chuông, kèn, sáo, tiếng cầu khẩn, tụng niệm. Các ngài nghe các thứ tiếng vui, buồn, khổ lụy, kêu rên, sầu não. Nghe như vậy để hiện đến các cảnh giới mà cứu độ chúng sanh đúng lúc.

Cao hơn những phép thiền Tam-muội của Bồ-tát, phép thiền Tam-muội của Phật Như Lai thì cao siêu vô cùng, bao quát vô tận. Giả như hồi đức Phật Dược Sư Lưu Ly đắc đạo rồi, ngài nhập định phép Tam-muội gọi là “Trừ diệt nhất thiết chúng sanh sanh khổ não”. Trong khi ngài nhập đại định, từ nơi đỉnh đầu, hào quang chiếu ra. Trong hào quang ấy, thuyết ra câu chú này:

Nam-mô Bạc-già-phạt-đế, bệ-sái-xã lũ-rô. Bệ Lưu-ly, bát-lạt-bà, hát-ra-xà-giã. Đát-đà-yết-đa-da. A ra-hát-đế. Tam-miệu, tam-bột-đà-da, đát-điệt-tha. Án, bệ-sái-thệ, bệ-sái-thệ, bệ-sái-xã. Tam-một-yết-đế, Tá-ha.

Câu chú ấy từ trong hào quang của Phật thuyết ra rồi thì cõi đại địa chấn động, các chúng sanh đều được tiêu trừ bệnh khổ. Cho đến nay những ai đọc ra những câu chú ấy một cách thành tâm thì cũng được giải thoát khỏi cơn bệnh hoạn khổ não.

Lại như đức Phật Thích-ca, hồi thuyết xong kinh Vô lượng nghĩa, ngài bèn nhập định, ngài nhập phép định gọi là “Vô lượng nghĩa xứ Tam-muội”. Sau khi ra khỏi cơn đại định này, ngài sẽ thuyết diễn kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Trong khi ngài ngồi đại định, từ khoảng giữa hai bên lông mày của ngài có phóng ra một luồng hào quang.

Luồng hào quang này chiếu ra cả muôn thế giới, làm cho hết thảy chúng sanh đều hiện ra rõ ràng. Lúc ấy, trước luồng hào quang của Phật, chư đại chúng thấy ra các chúng sanh thọ quả báo và hưởng phước do nơi sự hành động của mình từ trước: kẻ thì bị đọa khổ não ở các cảnh địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh; kẻ thì làm người có vinh, có nhục; kẻ thì làm thần, làm quỷ; có kẻ làm chư thiên; và cao hơn nữa, những vị tu hành đắc đạo thì thành A-la-hán, Bồ-tát và có vị thành đến Phật Như Lai.

Sức thiền định của Phật là oai diệu vô ngần.

Đắc những phép thiền linh, mấy phép Tam-muội, tưởng cũng là công phu lắm. Nhiều vị trì chí cả năm, cả đời, chẳng biết việc chi khác, cứ chú tâm tham thiền. Lắm vị thắng phục sự ngủ, sự nằm, bao giờ cũng ngồi mà tư tưởng. Lắm vị quên ăn, mải mê trong cuộc tham thiền; mà mấy vị ấy cũng chẳng muốn đi ăn uống, chỉ chú tâm trong định. Lắm vị nhập định quên cả thời gian, quên cả sự sống chết. Các ngài lấy sức lành mà hộ trợ thân thể, rồi ngồi trầm tư mặc tưởng nơi chốn rừng cao cả trăm, cả ngàn năm. Trong khi thân thể các ngài vẫn ngồi tự nhiên, không rã rục, thì dây leo bò quanh mình các ngài, cỏ hoa mọc lên trên mình các ngài, cho đến chim chóc làm tổ trên đầu các ngài! Trong quyển “Trí độ luận” có ghi lại một tích về hạnh tu thiền của đức Thích-ca, tưởng cũng nên thuật ra đây.

Có một thuở nọ, hồi còn làm Bồ-tát, đức Phật của chúng ta tên là Thượng-xà-lê. Ngài lên non tu thiền định và lấy hiệu là Lõa Kế. Trong khi ngài lặng lẽ ngồi thiền, ngưng thở hết tháng thâu năm dưới một cội cây, thì chim ngỡ chính ngài là một cái cây, bèn tựu lại làm tổ nơi đầu của ngài và chun vào tóc ngài mà đẻ trứng.

Chừng tỉnh giấc thiền, ngài biết rằng có chim làm tổ và đẻ trứng trên đầu ngài. Đức Bồ-tát bèn nghĩ rằng: “Nếu ta ra khỏi cơn thiền và lay động thì chim chẳng dám đến nữa, mà những cái trứng trên này sẽ rớt bể hết”. Vì lòng từ bi, trọng sanh mạng, ngài nhập thiền trở lại. Mãi cho đến khi chim đẻ và ấp xong và chim con bay được, chừng ấy ngài mới ra khỏi cơn thiền và bước chân ra đi.

Công phu tham thiền vô lượng, vô biên mà còn chưa đắc đạo thay, huống chi những kẻ ngạo mạn ỷ mình cao học trong đời, muốn tu một ít năm cho nhập Niết-bàn?

Muốn thiền định cho tiện hơn hết, hãy tìm đến những non cao, rừng vắng. Ở đó thanh tịnh, cao ráo, mùi trần bay lên chẳng tới, nhà đạo dễ mà thẩm xét. Cho nên ta thường thấy nhiều nhà vua chúa bỏ ngôi, lắm vị công hầu bỏ chức, bao nhà đại phú xuất trần, nhiều vị tăng đồ ưa tịnh, hay tìm đến nơi nhàn u, tĩnh mịch, vừa hưởng cái thú vị thanh cao nơi sơn lâm, động cốc, vừa trầm tĩnh mà tham thiền, nhập định.

Không được như vậy, thì đến mấy cảnh chùa xưa, những nơi tổ đình, mấy chỗ đã từng có cao tăng đắc đạo, cũng là chốn dễ tham thiền có công hiệu. Người tu vừa trầm tư mặc tưởng vừa niệm nhớ công đức của thầy xưa, cũng dễ mà lướt lên cõi tấn hóa về trí đức.

Tuy vậy, nói cho cùng thì chẳng luận nơi nào, miễn có kiên chí thì chỗ nào thiền định cũng được. Những vị xuất gia thong thả và những người tại gia có tịnh thất, đã đành là dễ tham thiền. Song những người nghèo cùng, bận rộn, cũng có thể chọn một chỗ trong nhà, và một giờ trong ngày mà giữ cho tâm trí dung hòa, an tịnh. Cho đến những kẻ vì sự sống mà phải rày đây mai đó, bôn ba đến các chợ búa, tỉnh thành, mấy kẻ ấy cũng có thể tham thiền được nữa. Trong khi bốn bánh xe hơi chạy vù vù trên đường nhựa, trong khi toa xe lửa trải qua các cảnh vật tươi xinh, hoặc thuyền tàu lướt sóng ngoài khơi, thì ta cũng có thể định tâm mà tập thiền. Hoặc khi nằm nghỉ lưng trong chốn lữ quán bên đường, ta cũng nên niệm nhớ chư Phật được.

Vậy thì ai nấy đều tham thiền được hết. Và đối với người thế thường, bận việc thì có cách thiền định này dễ thực hiện hơn hết: niệm Phật.

Niệm Phật tức là nhớ tên một đức Phật, một đức Bồ-tát trong trí mình. Hoặc là niệm đức Thích-ca Như Lai, đức Di Lặc, đức A-di-đà, hoặc là niệm đức Quán Thế Âm, đức Đại Thế Chí, đức Văn Thù, đức Phổ Hiền v.v... Lắm người tùy dịp mà niệm tên của từng vị ấy. Và phần đông đều nguyện thọ trì một vị trong mấy vị ấy, nhất là đức Phật A-di-đà và đức Bồ-tát Quán Thế Âm. Có kẻ ngồi trầm tĩnh mà niệm thầm trong bụng, có người vừa niệm vừa lần chuỗi, hoặc một xâu chuỗi lớn 108 hột, hoặc một xâu chuỗi nhỏ 18 hột vừa cầm trong tay. Niệm Phật có lần chuỗi thì dễ nhớ, ngón tay hiệp với câu niệm trong trí mà ghi khắc vào tâm. Và lần xâu chuỗi nhỏ thì tiện hơn, bỏ túi gọn, cầm nơi tay những kẻ bất tín chẳng để ý, và có đi đâu xa đem theo cũng dễ dàng.

Có người tùy giờ, tùy ngày mà niệm tưởng thiền định. Lắm kẻ tùy khi hữu sự thì niệm. Mà nhiều vị rất chú tâm, bất kỳ ngày nào, giờ nào và ở chốn nào cũng niệm tưởng được hết. Như vậy cái tâm không rời Phật, không rời sự lành. Tức là lúc nào cũng tham thiền nhập định, dầu đứng, đi, ngồi, nằm, cười, nói, uống, ăn.

Niệm Phật tức là thiền định. Niệm Phật và tin Phật thì lần lần trừ các tánh tham, ác, độc hiểm nơi mình. Niệm Phật thì ngày một thêm lành, thêm tốt, được từ, bi, hỷ, xả, được bồi dưỡng vào tâm trí những căn lành cội phúc. Niệm Phật thì trầm tĩnh, thanh nhàn, an nhiên mà trông ra hoàn cảnh, trừ lần nghiệp xưa, chẳng tạo ra nghiệp mới. Niệm Phật thì chẳng xao xuyến, bồn chồn, chẳng uất ức vì cảnh thế, chẳng tất bật vì sự đời, lại còn biết truy tìm, phán đoán, biết xét người, hiểu vật, biết so độ từ quá khứ, hiện tại cho đến vị lai. Niệm Phật cũng là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn. Chí tâm mà niệm Phật cũng đắc đạo ngay ở cõi này. Và niệm Phật cũng minh tâm kiến tánh và phát sanh trí huệ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/12/2015(Xem: 5157)
Thiên Đồng Thiền Tự (天童禅寺) nằm tại làng Thiên Đồng ở dưới chân núi Thái Bạch của Ngân huyện, thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang và được gọi là "Đông Nam Phật Quốc-東南佛國" hay “Ninh Ba Thiên Đồng Thiền Tự Pháp Vân Tuệ Nhật Thiên Phật Thiên Tăng- 寧波天童禪寺法雲慧日千佛千僧” vì là một trong năm Tòng lâm lớn nhất Trung Quốc. Ngôi Già lam Cổ Tự được kiến tạo vào đầu thế kỷ thứ IV, đời Tây Tấn năm Vĩnh Khang Nguyên (300), ban đầu chỉ là một Thảo am trên diện tích rất nhỏ nhưng theo thời gian đã lên đến 45 nghìn mét vuông, có đến khoảng 20 quần thể kiến trúc cổ như Thiên Vương điện, Đại Hùng Bảo điện, Thiên Phật các, Ngự Thư lâu, Hồi Quang lâu, Phản Minh lâu, Chung lâu, Pháp đường, Lục Thảo đường, Giới đường, La Hán đường . . . Điện đường, Lầu, Gác, Phòng liêu có đến 30 tòa, gồm 999 gian điện thất rất quy mô hùng vĩ. Hiện còn 730 gian, diện tích 7.640.000 mét vuông, diện tích xây dựng 28.800 mét vuông.
27/12/2015(Xem: 4812)
Hôm thứ Sáu, 25/12/2015, tại thành phố Nakhon Pathom, miền Trung Thái Lan đã diễn ra buổi lễ dựng Đài Tưởng niệm Sư tổ Phramongkolthepmuni, người sáng lập ra dòng thiền Dhammakaya (Pháp Thân) và cũng là Bổn sư của Ni trưởng Khun Yay, người sáng lập Trung tâm Dhammakaya (Pháp Thân Tự).
21/12/2015(Xem: 8273)
Mùa hạ năm Ất Mùi – 2015, khi đến dự hội nghị giảng sư của học viện, Thượng tọa tổng thư ký TW Giáo hội Phật Giáo Việt Nam giao cho chúng con nhiệm vụ liên lạc với ban tổ chức Diễn đàn Quốc Tế Sùng Thánh – 2015 để chuẩn bị cho phái đoàn của học viện tham dự diễn đàn. Từ hội nghị Hội đồng trị sự TW ở Sài Gòn, Thượng tọa tổng thư ký gọi điện về báo chốt danh sách thành viên phái đoàn để chính thức báo cho ban tổ chức diễn đàn làm thiệp thỉnh. Sau khi dự hội nghị Hội đồng trị sự trung ương trở về, Hòa thượng viện trưởng lại giao cho chúng con thêm một công việc lớn là xây dựng chương trình, liên lạc, bố trí sắp đặt để sau khi tham dự diễn đàn kết thúc, phái đoàn sẽ thực hiện chương trình tìm về tổ đình nơi Sơ tổ Thiền phái Tào Động Việt Nam đã cầu đạo và đắc pháp.
27/04/2015(Xem: 10134)
Tờ Thời Luận San Francisco (San Francisco Chronicle) một nhật báo lớn của Mỹ, ngày 17 tháng 9 năm 2008 có đăng một bài mang tựa: "Đạo Ki-tô đang phát triển nhanh chóng ở Mông Cổ, các nhà truyền giáo đã cải đạo cho hàng nghìn người trong khi những người Phật Giáo đang nơm nớp lo sợ là truyền thống văn hóa của mình sẽ bị mất đi" (Christianity growing fast in Mongolia, Missionaries convert thousands while Buddhists fear losing traditional culture), tác giả là Michael Khon một ký giả trong nhóm bình luận gia thời sự quốc tế trong ban biên tập của tờ báo này. Bài báo khá xưa, cách nay đã hơn sáu năm, thế nhưng cũng không hẳn là lỗi thời, bởi vì tình trạng trên đây chẳng những vẫn còn đang tiếp diễn ở Mông Cổ mà cả nhiều nơi khác trên thế giới. Bài báo cũng đã được một trang mạng Phật Giáo có tầm cỡ quốc tế với 9 thứ tiếng khác nhau là Buddachannel dịch sang tiếng Pháp và đăng tải ngày 6 tháng 2 năm 2009, với tựa ngắn hơn: "Phật Giáo Mông Cổ đang bị mất đà" (Le Bouddhisme Mongol en perte de
06/04/2015(Xem: 7247)
Khi Mâu Tử, một tri thức Tàu, tị nạn tại Giao Châu và viết trong Lý Hoặc Luận vào cuối thế kỷ thứ 2 sau tây lịch rằng, “Đất Hán chưa chắc là trung tâm của trời đất,”[1] cho thấy tại Giao Châu lúc bấy giờ, đã là một lãnh địa hùng cứ ở phương Nam không thua kém gì nước Tàu tại phương Bắc. Sử gia Lê Mạnh Thát nhận định về điều này như sau trong bộ Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam:
24/03/2015(Xem: 4799)
Tôi vẫn say mê với Phật Giáo Thái Lan từ những hình tượng lạ, bí ẩn trên các trang sách thiếu nhi – đúng ra, một phần là các hình khắc trên tường ở hai vách Chùa Xá Lợi (Sài Gòn). Đây là một ngôi chùa có ngọn tháp kiểu các chùa Bắc Tông Miền Trung, nơi tầng thứ nhì của tháp là thư viện, nơi đầy những kinh sách rất mực bí ẩn đối với bọn thiếu nhi chúng tôi lúc đó. Nhưng các vách tường chính điện là điêu khắc kiểu Phật Giáo Nam Tông, những hình tượng cổ cũng rất mực bí ẩn theo hướng chuyện cổ Jataka Tales.
22/03/2015(Xem: 7476)
Mirza Hussain mới 26 tuổi khi những kẻ chỉ huy khủng bố Taliban ấn vào tay ông khối thuốc nổ và bảo đem nó đặt vào các pho tượng Phật lớn nhất thế giới tại quê hương ông, tỉnh Bamiyan của Afghanistan. Các tượng cổ xưa được khắc sâu vào núi, từng là những pho tượng Phật cao nhất thế giới, đã bị phá hủy trong loạt hành động điên rồ của phiến quân Hồi giáo cực đoan năm 2001. Hành động đó đã tạo tiền lệ nguy hiểm cho những kẻ thuộc Nhà nước Hồi giáo tự xưng tiến hành những cuộc đập phá các di sản kiến trúc và tôn giáo thời gian gần đây.
03/03/2015(Xem: 8775)
Với mục tiêu giúp mọi người hướng đến đời sống tâm linh, tổ chức Dhammakaya đã thiết lập nhiều hoạt động nhằm tác động đến đời sống đạo đức tâm linh xã hội hiện đại, nâng cao phẩm giá của con người, hướng đến một nền hòa bình, hòa hợp cho thế giới mà mọi người chúng ta đang tìm cầu. Thời gian gần đây, hoạt động của Dhammakaya đã thu hút người mộ đạo từ Thái lan đến khắp nơi trên thế giới.Trung tâm luôn duy trì những hoạt động này, vì nó đã đem lại thiết thực cho con người tăng trưởng nhân tâm và phát triển xã hội.
10/02/2015(Xem: 6192)
Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới đã được thành lập 65 năm, Đại hội lần thứ 17 được tổ chức từ 16 đến 18 tháng 10 năm 2014 tại thành phố Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Nói đến lịch sử thành lập Hội, không thể không nhắc đến người đề xướng ý tưởng thành lập đầu tiên là Ngài Thái Hư Đại Sư và người đệ tử lớn của Ngài là Pháp Sư Pháp Phảng. Bài viết này trình bày công đức của Pháp Sư Pháp Phản trong việc thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới.
07/11/2014(Xem: 32000)
Nói "Chùa Khánh Anh sau 30 năm" có nghĩa là đã bắt đầu bước sang năm thứ 30+1... Thật vậy, chùa Khánh Anh bắt đầu sinh hoạt từ Lễ Phật Đản 1974, tức 1 năm trước biến cố lịch sử 30/4/1975. Tại sao lại không phải là sau ngày 30/4/75 như nhiều nơi khác, và nhiều chùa khác ở hải ngoại? Thưa quý vị và bà con cô bác, đó mới là có chuyện để kể lại. Và cái đoạn này có nhiều chuyện để kể lắm. Nghĩa là nguyên nhân do đâu, và từ bao giờ đưa đến việc thành lập chùa Khánh Anh trước năm 75 và sinh hoạt cho đến ngày hôm nay?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]