Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo từ Đông phương đến Tây phương

19/01/201105:56(Xem: 10996)
Phật giáo từ Đông phương đến Tây phương

TRÍHUỆVÀ ĐẠI BI

TenzinGyatso Dalai Lama thứ 14
Nguyêntác:Kindness, Clarity and Insight, Snow Lion Publications Ithaca NewYork USA 1990
BảndịchViệt: Thiện Tri Thức 2000 PL. 2543
 
PHẬTGIÁO TỪ ĐÔNG PHƯƠNG
ĐẾNTÂY PHƯƠNG*

Điềuthúcđẩy chúng ta gặp gỡ nhau để trao đổi ý kiến, chínhlà mỗi người tìm kiếm đem lại cho cuộc đời mình mộtý nghĩa sâu xa.

Điềuđó không phải chỉ nâng đời sống chúng ta lên đến mộtmức độ cao về tiện nghi vật chất. Mức độ đời sốngbên trong phải theo cùng một nhịp. Điều ấy quan trọng, cảcần thiết nữa. Chắc chắn các bạn đã nhận thấy rằng,trong cảnh khốn khổ, những người nào có được một sứcmạnh bên trong đều được võ trang tốt hơn nhiều nhữngngười khác. Một cách cá nhân, tôi nhận thấy điều đókhi chúng ta giáp mặt với Tây Tạng. Rõ ràng, đó chỉ làkinh nghiệm của tôi, nhưng dầu nó có hạn hẹp, kinh nghiệmấy cũng cho phép tôi kiểm chứng được. Trong những hoàncảnh như thế, trong một tình thế khá phức tạp và nặngnề trách nhiệm, một người khác ở vào địa vị tôi cólẽ sẽ có một gương mặt u sầu. Có lẽ đối với tôi,sắc diện tôi không phản chiếu điều ấy ! Trong mọi trườnghợp, điều ấy không làm phương hại đến tinh thần củatôi.

Rõràng, chúng tôi ý thức tầm rộng lớn của vấn đề ; mứcđộ bi thảm của nó không chừa chúng tôi. Nhưng khi sự kiệnở đó, phải chấp nhận nó và làm hết sức mình. Không chốicãi được sức mạnh bên trong giữ vai trò chính trong tháiđộ của chúng tôi trước những thử thách. Với chúng tôi,nó là một nguồn trợ giúp lớn lao.

Vềmặt này, tất cả chúng tôi nhiều hay ít đều không có vũkhí, và sự thực hành tâm linh đem lại cho cuộc đời chúngtôi một chiều kích sâu xa và ơn phước không chỉ về lâuvề dài trong viễn ảnh một sự tái sanh tốt đẹp mà ngaytrong đời này, vì một thái độ chính đúng với những ngườiđồng loại mang lại tức thời nhiều mãn nguyện.

Tháiđộ này đặt niềm tin trên hai nguyên lý : những ý địnhtrong sạch và lòng từ bi. Những bình giảng chi tiết về lòngđại bi chủ yếu nằm trong những luận giải về Bồ tát,trong các văn bản Đại thừa. Nhưng thật ra, tất cả tư tưởngPhật giáo được đặt nền tảng trên chủ đề này.

Giáolý của Phật có thể tóm lại trong hai câu :

–Giúp đỡ người khác : gồm tất cả những gì được dạytrong Đại thừa.

–Không giúp đỡ họ thì đừng hại họ : câu này tóm tắttoàn bộ những lời dạy của Tiểu thừa (hynayana hay thera-vadayana),và biểu lộ tất cả đạo đức, bởi vì đó là không làmđiều gì sai trái đối với người khác. Cả hai thừa đềubắt rễ từ mảnh đất của Từ và Bi.

Bổnphận của một người Phật tử là làm tất cả để cứugiúp những người khác. Nếu không thể giúp đỡ họ, thìít ra phải tỉnh giác để chớ có thể làm bất cứ thứgì có hại cho họ.

Sựthực hành tiên khởi chủ yếu đặt trọng tâm vào sự tuhành tự kiểm soát mình, để thôi không làm hại một ai trongmức độ có thể. Đó là một thái độ phòng thủ. Rồi khichúng ta khá hơn, mục tiêu trở nên tích cực hơn : giúp đỡcho người khác. Trong giai đoạn đầu, người ta có thể cónhu cầu tự cô lập, để phát triển những phẩm chất bêntrong. Nhưng khi người ta chắc chắn về mình hơn, người tavững chãi. Lúc ấy tốt hơn là tìm sự liên lạc lại vớithế giới, tương thông, làm lợi ích cho xã hội trong mộtlãnh vực nào đó của nó : sức khỏe, giáo dục, chính trị…

Mộtsố người tự cho là tâm linh cao cả và thích thú biểu lộnó bằng cách ăn mặc đặc biệt, tuân thủ một cách sốngđặc thù và cắt lìa với xã hội. Đó không phải là mộtthái độ đúng đắn. Trong những bản văn về sự tịnh hóatâm thức (tu hành tinh thần), có một bản văn nói : “Hãychuyển hóa quan điểm bên trong của con, những hãy để hìnhdáng bên ngoài của con bình thường như trước”. Đó làmột điểm quan trọng, vì chính mục đích của sự thực hànhĐại thừa là phụng sự cho những người khác. Không phảilà trốn tránh người khác, mà hoạt động chính giữa lòngxã hội.

Mộtđặc điểm thứ hai cũng chính yếu trong Phật giáo là hưngvận trí óc cũng như trái tim. Nếu đạo đức đòi hỏi nhữngphẩm chất nhạy cảm, chăm sóc nồng ấm, thì trí thông minhbao gồm việc phát triển những khả năng lý giải, luận lý: sự thực hành Phật giáo thường kêu gọi điều đó. Tâmtrí và tấm lòng phải đi song song. Sự hiểu biết và sửdụng hoàn toàn hiệu quả trí thông minh là những điều cầnthiết. Không có chúng, hy vọng thâm nhập những mặt tinh tếcủa giáo lý Phật giáo là điều vô vọng. Sự bừng nở trọnvẹn của trí huệ chân thật thì đặc biệt khó thực hiện.Có thể có những trường hợp đặc biệt, nhưng thông thường,điều ấy khó khăn. Để tiến về mục tiêu ấy, cần kếthợp sự nghe (giáo lý truyền miệng), sự tư duy và thiềnđịnh. Ddrom-došn (Brom-ston, 1004-1064), vị thầy của phái Kadampanói rằng : “Khi tôi nghe, tôi cũng đi vào tư duy và thiềnđịnh. Khi tôi tư duy, tôi đào sâu sự nghe và tôi thiền định.Khi tôi thiền định, tôi không bỏ sự nghe lẫn sự tư duy”,và ngài nói thêm : “Tôi là một kadampa quân bình.”

Sựnghe phải cho phép tâm thức thu hóa toàn bộ điều mà nó nhận.Người ta không nghiên cứu một con đường tâm linh như khihọc lịch sử. Dòng tâm thức phải đồng hóa những lờidạy miệng đến khi được thấm đẫm và thành một vớichúng. Một bộ kinh ví sự thực hành với một tấm gươngtrong đó người ta có thể thấy đường nét phản chiếu củahành động, những cử động của thể xác, lời nói và nhữngtư tưởng của chúng ta. Do đó chúng ta có thể đánh dấunhững lỗi lầm và dần dần sửa chữa chúng. Lời dạy truyềnmiệng còn nói : “Nếu giữa con và sự thực hành chỉ cònmột bước mà người khác có thể vượt qua được, thì đólà con không làm trọn.” Đó là dấu hiệu chỉ ra rằng sựthực hành đối với bạn chỉ là một trò tiêu khiển. Nếunhư vậy, nó cũng có thể trở thành chủ đề cho một sựtranh cãi, rồi dần dần dẫn bạn đến khẩu chiến, điềuhoàn toàn không phải là mục đích cho một tiến bộ tâm linh.Suốt con đường tập sự, quan trọng là biến lý thuyết thànhmột chiếc cầu hướng dẫn đến thực hành.

Vềvấn đề này, người ta kể lại tiểu sử gương mẫu củamột thiền giả bác học của phái Kadampa khi đọc đến mộtđoạn trong Luật nói rằng không được ngồi trên một tấmda thú vật để thiền định. Vì chỗ ngồi của ngài làmbằng một tấm da gấu, ngài rút nó ra tức thì. Rồi tiếptục đọc Luật, ngài biết rằng cho phép dùng da thú trongtrường hợp rất lạnh hay bị phong thấp. Ngài lại cẩn thậnđặt tấm da gấu lên chỗ ngồi. Đó là sự thực hành chânchính, sự áp dụng ngay điều học được.

Nếungười ta có những nghiên cứu có tính đại học trong lãnhvực tôn giáo và đặc biệt trong Phật giáo, sự tiếp cậnkhông phải như nhau, vì động cơ chỉ là thu thập kiến thứcvề một chủ đề giữa bao nhiêu cái khác. Nhưng với ngườinào trong chúng ta tự nhận là Phật tử theo con đường Phậtgiáo, sự áp dụng thực tiễn phải đi cùng với nghiên cứu.Chỉ có lúc ấy nghiên cứu mới có giá trị.

Tôithích nhấn mạnh một điểm thứ ba : chớ quá nôn nóng trongkhi chờ đợi những kết quả. Chúng ta đang sống trong thờiđại tin học, khi tất cả trở thành tự động hóa. Nhưngnếu bạn tin rằng sự thành tựu tâm linh cũng tự động,rằng chỉ cần nhấn một nút để tất cả sáng lên, thìbạn đã lầm. Đây không phải như vậy. Sự giác ngộ bêntrong không phải dễ dàng, đó là một tiến trình dài. Nhưngcả những chinh phục của thế giới hiện đại, sự thànhcông của những chuyến bay không gian mới đây… không phảithành tựu trong một ngày ! Để đến mức đó, phải hàngthế kỷ. Đó là kết quả của những thế hệ và của nhiềuthế hệ các nhà tìm kiếm phát minh, mỗi thế hệ dựa vàothế hệ trước để đi xa hơn một chút. Trong lãnh vực tiếnbộ bên trong, còn khó khăn hơn nữa, bởi vì cái gì thànhtựu ở bên trong không thể truyền từ thế hệ này sang thếhệ khác.

Điềucác bạn đã thâu đạt được trong đời trước của bạnảnh hưởng nhiều đến đời bạn hiện tại, và kinh nghiệmmà bạn thu thập hiện giờ thiết lập nền tảng cho sự pháttriển của đời sau. Nhưng không ai có thể lấy lại sự tiếnbộ đã được hoàn thành của một người khác. Vậy tấtcả chỉ tùy thuộc vào chính bạn, và điều ấy cũng cầncó thời gian.

Tôiđã biết những người Tây phương đầy nhiệt tình lúc banđầu tập sự, và họ quên hết sạch trong vòng vài năm. Đếnnỗi không còn dấu vết gì của điều họ đã có được.Đấy là vì họ trông đợi quá nhiều lúc mới khởi hành.

Trongcuốn Đi vào hành động Bồ Tát, Shantideva đã đặc biệtnhấn mạnh vào sự tu hành pháp nhẫn nhục, nó không chỉgồm sự khoan dung đối với một số người thù nghịch, màcòn là sự tận tụy, trau dồi ý chí đối với lười biếngvà ngã lòng. Cần thiết phải cương quyết thu thập nhữngphẩm tính này.

Đểtôi kể cho các bạn ví dụ cá nhân của tôi. Tôi sinh trongmột gia đình và xứ sở vốn là Phật giáo. Hãy nhớ rằngở Tây Tạng người ta cũng tìm thấy những người Thiên Chúagiáo, Hồi giáo và tín đồ đạo Bošn, tôn giáo có trướcPhật giáo. Tôi được dạy Phật pháp bằng tiếng mẹ đẻ,và ngay khi còn rất trẻ, tôi đã được thọ giới làm tăng,điều này khiến tôi có nhiều thuận lợi hơn các bạn trongviệc thực hành. Tuy nhiên, chỉ vào khoảng mười lăm mườisáu tuổi tôi mới cảm thấy một nhiệt tình thực sự. Vàtừ đó, tôi thực hành. Nếu tôi tự hỏi về nhịp điệutiến bộ trong suốt những năm ấy, tôi nhận xét rằng nhữngkết quả xuất hiện sau hai hay ba năm. Trong vài tuần, tôichỉ thấy rất ít. Vậy thì phải cương quyết không buônglỏng những cố gắng của mình.

Sựtiến triển tâm linh thực hiện từng bước. Có lẽ các bạnnghĩ : “Vào lúc này, tôi không mấy tiến bộ về định tâm.”Hãy nhìn về quá khứ và tự hỏi : “Tình trạng tinh thầncủa tôi cách đây năm năm, hay mười năm, mười lăm năm nhưthế nào ? Tôi đã bình an đến mức độ nào ? Và bây giờnhư thế nào ?” Khi so sánh, bạn nhận ra bạn có vài tiếnbộ. Một bản tổng kê chỉ có giá trị nếu người ta căncứ trên một khoảng thời gian, mà không phải so tính giữahôm qua và hôm nay. Ngay một năm cũng chưa đủ, phải kiểmxem năm năm đã qua. Người ta tiến lên bằng những cố gắngthường trực khi thực hành hàng ngày.

Đôikhi người ta hỏi tôi Phật giáo, là một truyền thống cổxưa đến từ Đông phương, có thể thích hợp với nhữngngười Tây phương chăng. Theo cái nhìn của tôi. Mọi tôn giáođều có một trục chung, là làm nhẹ bớt sự thống khổcủa mọi người. Dù đến từ Tây phương hay Đông phương,dù da đen, trắng hay đỏ, không ai thoát khỏi những khổ đaucủa sanh, bệnh, lão và tử. Về mặt này, tất cả chúng talà đồng hội đồng thuyền. Thế nên, trước bảng tổngkết này, vấn đề giáo lý như thế có thể hợp hay khôngkhông có chỗ đứng, khi mà nó cúi xuống trên thân phận bithương của thế giới.

Tráilại, chính mỗi người nên tự hỏi tùy theo khuynh hướngcủa mình. Về thức ăn, không có tiêu chuẩn cho khẩu vị,mỗi người hướng đến những món ăn mình thích một cáchtự nhiên. Cũng thế, một tôn giáo có thể đem lại nhiềulợi lạc cho những người này và tôn giáo kia lợi lạc hơncho những người khác. Thật là một điều tốt đẹp lớnlao cho nhân loại khi có thể sử dụng một số những giáolý và không nghi ngờ gì một số người Tây phương tìm thấytrong Phật giáo một đáp ứng cho những yêu cầu của họ.

Vềcốt lõi, không nên tự hỏi giáo lý thích hợp hay không cũngkhông nên sửa đổi lòng tin đã sẵn có. Ngược lại, ởmức độ bên ngoài, người ta có thể chờ đợi một sựthay đổi. Mới đây tôi đã gặp ở châu Âu một nhà sư MiếnĐiện theo truyền thống Theravada gây cho tôi nhiều kính trọng.Vị ấy nêu sự phân biệt giữa di sản văn hóa và chính tôngiáo. Trong ngôn ngữ của tôi, tôi nói rằng cần phân biệtgiữa nền tảng và hình thức, cái này liên quan với mứcđộ bên ngoài của lễ nghi tôn giáo. Dù ở Ấn Độ, TâyTạng, Trung Hoa, Nhật Bản hay chỗ nào khác, nền tảng tôngiáo là đồng thể, trong khi di sản văn hóa thì khác nhau theotừng xứ. Ở Ấn Độ, Phật giáo hòa nhập vào văn hóa Ấn,ở Tây Tạng vào văn hóa Tây Tạng… Cùng cách ấy, Phậtgiáo có thể hòa vào văn hóa Tây phương.

Trongsự truyền đạt thông điệp, cái phổ quát vẫn tồn tại.Hình thức thì chuyển hóa theo môi trường chung quanh. Khi nhữnglễ nghi không thích ứng với nơi chốn mới, chúng tự thayđổi. Chúng sẽ trở thành cái gì trong một xứ sở tiếpnhận chúng, không ai biết được. Chúng tiến hóa với thờigian. Khi Phật giáo được đưa vào Tây Tạng, không có tiếngnói nào tuyên bố : “Phật giáo là cái mới trong xứ này,bây giờ chúng ta sắp thực hành nó theo cách thế này thếkia.” Đó không là kết quả của một quyết định, mà làcủa một tiến hóa chậm chạp, đến một thời gian nào đóđã cho ra đời một truyền thống thống nhất. Điều ấycũng có thể biểu hiện như thế trong trường hợp Tây phương,và người ta sẽ thấy dần dần nảy sanh một Phật giáo củavăn hóa Tây phương. Dầu gì đi nữa, những người trong thếhệ mới đưa tư tưởng mới này vào trong xứ sở họ mangmột trách nhiệm nặng nề. Họ sẽ phải rút ra tinh túy củanó và áp dụng thích ứng vào nơi chốn của họ, điều đòihỏi rất cẩn trọng với hoàn cảnh và tỏ ra thông tuệ.Cần không rơi vào những cực đoan : quá bảo thủ thì khôngtốt, quá cấp tiến cũng không nên. Tất cả giống như trongtriết lý Trung đạo, nên đứng trong khoảng giữa. Vả lại,đó là một sự tiến triển đặc thù trong mọi lãnh vực.Sự điều hòa cần thiết ngay trong cách dinh dưỡng hàng ngàycủa chúng ta : bao tử cho chúng ta biết thích hợp với thứgì, nhiều thức ăn quá làm nó bệnh, ít quá cũng làm hạinó. Trong mọi thứ liên quan đến đời sống hàng ngày, chúngta nên giữ mức độ ấy. Những cái quá độ cần phải đượccân nhắc trong cả hai chiều hướng. Người ta cần có mộtcái nhìn tổng thể về tình thế, tính đến nơi chốn vàdi sản văn hóa, và biết đánh giá trọn vẹn cái gì là cốtlõi cho đời sống mỗi ngày. Một số yếu tố có thể gópphần vào di sản văn hóa tuy nhiên không cần thiết cho cáihàng ngày.

Vídụ trong trường hợp văn hóa Tây Tạng, những y phục xưacổ có thể tỏ ra vô ích trong tương lai. Khi bối cảnh thayđổi, hệ thống xã hội, dư luận quần chúng, tất cả đềunằm trong sự thay đổi, và một vài khía cạnh văn hóa khôngcòn lý do để tồn tại. Cũng thế, nếu một vài yếu tốcủa văn hóa Tây phương không được dùng nữa trong đờisống hiện đại, tốt hơn là thay đổi chúng và bảo tồnnhững cái giữ được một ý nghĩa và một chức năng. Cácbạn phải làm thế nào để cho văn hóa của các bạn và Phậtgiáo hòa hợp với nhau.

Nếucác bạn thực sự chú tâm đến minh triết này, các bạn hãycố công dịch nó ra trong nhân cách của các bạn. Chớ lạmdụng kiến thức của mình. Chớ biến kiến thức ấy thànhmột võ khí để hủy diệt những lý thuyết hay ý thức hệcủa người khác. Mục tiêu một sự thực hành tâm linh làtrở nên tự làm chủ được chính mình và không chỉ tríchnhững người khác. Tốt hơn hãy học cách ném một cái nhìnphê phán lên chính bạn. Ta đã làm gì để chữa trị sựgiận dữ của ta ? sự chấp đắm của ta ? sự thù hận củata ? sự kiêu căng của ta ? sự ghen ghét đố kỵ của ta ?Đó là những thứ đáng được đem qua cái sàng lọc hàngngày của trí huệ, dưới ánh sáng của những lời dạy củaPhật.

Vớitư cách là những người Phật tử, chúng ta nên áp dụng điềumà niềm tin của chúng ta đã chỉ dạy, bắt đầu bằng sựkính trọng lớn lao nhất đối với những tín ngưỡng khác,Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo… Chúng ta phải nhận ra và tánthán sự đóng góp của họ cho thế giới suốt bao thế kỷnay, và bây giờ, nối kết những cố gắng của chúng ta vớinhững công sức của họ để giúp đỡ nhân loại. Nhữngngười nào mới đến với Phật giáo phải đặc biệt chúý giữ một thái độ đúng đắn đối với những niềm tintôn giáo khác nhau. Ngay trong lòng Phật giáo, cũng có nhữngphái tư tưởng khác nhau dạy những hệ thống thực hành khácnhau, và chúng ta phải không nuôi dưỡng tình cảm cho rằngmột lời dạy này thì tốt hơn hoặc kém hơn một lời dạykhác. Tính bộ phái, khuynh hướng phê bình những giáo lý hayhọc phái khác đối với chúng ta thì đặc biệt tai hại.Đó là những thuốc độc nên tránh.

Hãyđặt tất cả nỗ lực của bạn vào sự thực hành hàng ngày: chính trong một thử thách liên tục trường kỳ giáo lýmà dần dần nó đưa lại ý nghĩa sâu xa của nó. Nó khôngchỉ đem đến một hiểu biết đơn giản, nó có tiềm năngmở toang tâm trí của chúng ta. Một sự bừng nở như thếđòi hỏi những chăm sóc chú ý hàng ngày. Nếu bạn bỏ lạisự sinh hoạt tâm linh của bạn ở phòng thay áo quần khi đira khỏi phòng thiền định, bạn sẽ không rút ra được từđó cái gì rất đáng giá.

Tôihy vọng các bạn bắt tay vào công trình với tất cả tấmlòng và động lực của các bạn sẽ cho phép các bạn gópphần vào sự khả quan hơn của xã hội Tây phương. Đó làsự cầu nguyện và mong ước của tôi.

Câuhỏi : Người ta có thể làm việc một cách hiệu quả đốivới những nỗi sợ sâu xa như thế nào ?

Trảlời : Có nhiều phương pháp. Phương pháp đầu tiên nhằmnghĩ đến những hành động và những hậu quả của chúng.Thường thường, khi một bất hạnh xảy tới, chúng ta nói: “Rủi thay !” và khi một biến cố sung sướng “May thay!” Nếu người ta dừng ở đó, người ta không mấy tiếnbộ ! Phải có một lý do, một lý do làm cho vào lúc nào đócó may mắn hay bất hạnh, nhưng thường thường chúng ta khôngtìm kiếm hơn nữa. Theo Phật giáo, nguyên nhân liên hệ vớicái mà người ta gọi là nghiệp, tức là những hành độngtrước kia của chúng ta.

Mộttrong những cách để làm việc với nỗi sợ hãi sâu xa lànghĩ rằng chúng là kết quả của những hành động quá khứcủa chúng ta. Tiếp theo, đối tượng nỗi sợ của bạn làđau khổ hay đau đớn, hãy xem xét kỹ lưỡng nó và tự hỏicó cách nào để chữa nó không. Nếu có một cách, thì íchgì phải lo âu ? Nếu không có cách nào cả, thì càng đángít phải nhọc sức để lo lắng.

Ngườita còn hành xử theo cách khác, bằng cách là tìm ai là ngườiđang sợ hãi. Hãy quan sát bản chất cái ta của bạn. Nó ởđâu ? Ai nói tôi ? Bản chất nào là cái tôi này ? Có chăngmột cái tôi biệt lập với các uẩn vật lý và ý thức củatôi ? Bạn sẽ tìm ra ở đó nhiều lợi lạc.

Conđường của những công đức của Bồ Tát còn cho thêm mộtsự thực hành khác. Khi sợ hãi bóp nghẹt bạn, hãy nghĩ :“Những người khác cũng giống như tôi, đầy sợ hãi ; mongsao tôi có thể đem vào mình tất cả nỗi sợ hãi của họ”.Khi trải rộng như thế cho một đau khổ lớn hơn, và mặcdầu sự mở rộng này, bạn sẽ thấy sự sợ hãi của mìnhgiảm đi.

Bạncũng có thể không để cho tâm thức trụ điểm vào sự sợhãi. Thay thế tiêu điểm chú ý vào một thứ khác cho đếnkhi nỗi sợ hãi tan biến. Nhưng đây chỉ là một phương pháptạm thời.

Khisự sợ hãi đến từ một tình cảm bất an, bạn cũng nằmdài và tưởng tượng rằng đầu bạn gối vào đầu gốicủa Phật. Đôi khi đó là một cứu trợ lớn về tâm lý.Và còn có sự trì tụng những thần chú.

Câuhỏi : Trong xứ sở chúng tôi, những người đàn ông và đànbà kết mối tương quan rất tự do. Những giá trị cũ khônggắn bó với người ta nữa, chúng tôi không biết loại hạnhkiểm nào thích hợp trong lãnh vực này. Làm sao đưa nhữngquan hệ nam nữ vào sự thực hành Phật giáo ?

Trảlời : Có nhiều mức độ. Những tăng và ni có lời nguyệnđộc thân, nhưng những ai không có những thiên chức này cóthể thực hành với tư cách là cư sĩ. Hạnh kiểm cần giữđối với những người có gia đình là từ bỏ việc ngoạitình.

Câuhỏi : Thưa ngài, ngài có thể nói cho chúng tôi về tình yêuvà hôn nhân ?

Trảlời : Tôi chỉ có ít điều để nói chuyện đó. Theo thiểný, yêu đương là rất tốt. Về hôn nhân, chớ có hấp tấp,các bạn hãy thận trọng. Hãy chắc chắn rằng bạn đã sẵnsàng dấn thân một lần cho tất cả, trong mọi trường hợpcho suốt cả cuộc đời. Đó là một điều nghiêm trọng,bởi vì nếu bạn đâm đầu vào hôn nhân mà không biết nhiềuvề điều bạn làm và sau một tháng hay một năm, chuyện đãbắt đầu khó êm đẹp, bạn sẽ thấy trước một sự chialy. Về mặt pháp luật, ly dị là có thể được. Khi chưacó con cái, còn có thể chấp nhận được. Nhưng trong trườnghợp ngược lại, không phải như thế nữa. Là cha mẹ, cácbạn không thể chỉ lo cho các chuyện tình và lạc thú chocác bạn. Phải nghĩ đến con cái, các bạn phải có một tráchnhiệm đạo đức với chúng. Nếu các bạn ly dị, con cáisẽ đau khổ, không chỉ trong chốc lát mà suốt cả cuộcđời. Một người hình thành theo cha mẹ. Nếu nó thấy chamẹ cãi cọ không ngừng và cuối cùng ly dị, tôi nghĩ rằngtrong sâu xa của nó, một cách vô thức, người ấy rất đaukhổ. Đó là một dấu ấn in sâu xa và một thảm kịch. Mộthôn nhân đích thực không quyết định vội vã. Thế nên tôikhuyên các bạn tiến hành thận trọng và chỉ sau khi thấyrằng có sự hòa hợp với nhau. Như vậy, sự kết hợp sẽhạnh phúc. Một gia đình hạnh phúc là một bước tiến đếnmột thế giới hạnh phúc.

Khihai người yêu nhau, lòng bi mẫn, sự dịu dàng của họ cóthể diễn thành hai cách : một cách kèm theo những tình cảmkhổ sở, cách kia thì không. khi những đam mê xung động vắngmặt, các bạn sẽ nhận thấy rằng tình yêu lớn mạnh vàsáng tỏ theo ngày tháng. Thời gian càng trôi qua, nó càng vữngchắc. Khi những đam mê xung động phủ trùm nó, nó chỉ bùngcháy vài ngày rồi tắt.

Câuhỏi : Tôi không có cảm giác là mình là một người có khảnăng. Tôi phải làm gì với nó trong tư cách là một ngườisơ cơ tập sự thiền định ?

Trảlời : Bạn chớ có ngã lòng. Tiềm năng thì đồng nhất chotất cả mọi người. Cái khiến bạn nói : “Tôi chẳng ragì” là một cảm giác sai lầm. Đó hoàn toàn là một sựtưởng tượng. Bạn đánh giá thấp chính bạn. Bạn có khảnăng suy nghĩ như mọi người, bạn có thiếu nó đâu ? Nếubạn có ý chí, bạn có thể làm điều khiến bạn vui lòng.Cái khiến bạn nản lòng, được cái gì hết. Một thái độnhư thế không đem lại cơ hội nào cho bạn thành công. TrongPhật giáo, có nói rằng mỗi người là chủ nhân của chínhmình. Bạn có khả năng với tất cả.

Câuhỏi : Vai trò của một vị thầy trong thực hành là như thếnào ? Có cần thiết phải có một vị thầy không ?

Trảlời : Vâng, nhưng tất cả tùy thuộc vào mức độ của giáolý… Tư tưởng Phật giáo tổng quát có thể nghiên cứu trongsách không cần có thầy. Nhưng một số chủ đề thì phứctạp. Khó có thể tiếp cận được với chúng bằng cách đọcsách mà không nhờ một người kinh nghiệm để bình giảivà chỉ dạy. Một cách tổng quát, một vị thầy là cầnthiết.

Câuhỏi : Ngài đã đề cập đến chuyện phụng sự. Loại phụngsự nào chúng ta có thể làm cho xã hội Tây phương ?

Trảlời : Nếu bạn giúp đỡ chỉ một người, đó đã là giúpđỡ. Có nhiều cơ hội để đem lại sự trợ giúp của mìnhtrong môi trường giáo dục, trong những trường học, nhữngđại học… Nhiều anh và chị Thiên Chúa giáo đang phụngsự ở những nơi đó, điều tôi thán phục và hoàn toàn gươngmẫu cho
nhữngPhậttử. Vậy bạn có thể trực tiếp làm lợi ích tronglãnh vực giáo dục và sức khỏe. Nhưng bạn cũng có thểlàm việc trong một công ty hay xưởng máy. Ở khắp nơi, bạncó khả năng giúp đỡ người khác. Có thể đó không phảilà cách trực tiếp, nhưng bạn đã phụng sự xã hội mộtcách gián tiếp. Và chuyện bạn làm thế để có một sốtiền lương không ngăn cản việc mọi người được hưởnglợi từ đó ; nhưng tốt hơn thực hiện nó với một độnglực tốt bằng cách thử nghĩ rằng : “Tôi làm việc nàytrong ý định giúp đỡ những người khác”. Rõ ràng, nếubạn chế tạo súng đại bác hay đạn, thì sẽ có vấn đề.Tạo ra những hỏa tiễn mà nghĩ không ngừng : “Tôi làm nóvì lợi lạc cho những người khác” thì hết nước ; điềunày rất là giả dối.

Câuhỏi : Người ta có thể đạt đến giác ngộ mà không rútlui khỏi thế giới ?

Trảlời : Chắc chắn. Từ chối thế gian có nghĩa là bỏ đi sựluyến ái với thế gian, và không phải là bắt buộc phảicách ly với nó. Chính mục đích của Phật pháp là phụngsự người khác, và để làm điều này, phải sống ở giữahọ. Bạn không cần tự cắt lìa với xã hội.

Câuhỏi : Từ khi ngài đến xứ sở này, trong suốt cuộc hànhtrình, ngài có thấy những điều ngạc nhiên hay hấp dẫnđặc biệt tác động đến ngài ? Tôi tò mò về những cảmtưởng của ngài với xứ sở của chúng tôi.

Trảlời : Không, không có gì làm tôi ngạc nhiên đặc biệt. Rõràng, đây là một xứ sở vĩ đại. Tôi nghĩ rằng nó khátự do về sự dị biệt của tư tưởng và những truyền thống,đó là điều tốt. Tôi nhận thấy ở đây con người nóichung là cởi mở và thẳng thắn. Tôi thích điều đó.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/10/2021(Xem: 4125)
Tại sao con người là không phải vượn người hay các loài khác đang quản lý thế giới? Nhà sử học, triết học người Israel, Thiền giả Yuval Noah Harari giải thích rằng, điều này là do con người duy nhất có khả năng để tạo ra, và thực tế tập thể tin vào chuyện hư cấu. Nói cách khác, Thiền giả Yuval Noah Harari cho rằng, con người là một loài biết kể chuyện, đó là cách con người hợp tác và kiểm soát lẫn nhau.
28/10/2021(Xem: 2919)
Vương quốc Phật giáo Thái Lan sẽ cần đáp ứng kỳ vọng cao hơn đối với du khách thập phương hành hương, khi phục hồi ngành du lịch sau thời gian dài ảnh hưởng vì dịch Covid-19.
28/10/2021(Xem: 2541)
Cư sĩ Hun Sen, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Phật giáo Campuchia tuyên bố tặng Việt Nam 200.000 liều Vaccine phòng Covid-19, góp phần quốc gia láng giềng thân hữu chống đại dịch hiểm ác coronavirus.
28/10/2021(Xem: 2812)
Tiến sĩ Devyani Khobragade, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Vương quốc Campuchia cho biết, mối quan hệ văn hóa lịch sử giữa Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Vương quốc Phật giáo Campuchia, được kết nối với nhau theo nhiều cách với chánh tín chánh kiến đạo Phật là cầu nối bền chặt nhất. Nữ Tiến sĩ Devyani Khobragade cũng nhấn mạnh rằng, văn học và kinh điển Phật học từ các quốc gia khác nhau, đã ảnh hưởng như thế nào đến Văn hóa truyền thông Sống trong đạo Phật ở Đông Nam Á.
27/10/2021(Xem: 2946)
Trang Our World in Data chuyên về phân tích dữ liệu đã thống kê và xếp Vương quốc Phật giáo Campuchia vào một trong những vị trí hàng đầu trong bảng xếp hạng các quốc gia có tỷ lệ tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 cao nhất.
27/10/2021(Xem: 2697)
Từ quan điểm Phật giáo, nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) dẫn đến một chuỗi điều tra mới thú vị. Có thể nói, Tin học đại diện cho đỉnh cao nhận thức của con người, nơi tụ hội các công nghệ tiên tiến trong triết học, logic, toán học, lập trình và kỹ thuật để đưa ra những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Công trình này không chỉ đại diện cho một ngành khoa học đúng nghĩa của nó, mà còn giúp tạo ra cơ sở và cơ sở hạ tầng quan trọng, cần thiết cho sự tiến bộ trong các lĩnh vực tri thức khác của con người, bao gồm cả khoa học vật lý và vật liệu.
25/10/2021(Xem: 2703)
"Đại hội Phật Quang Sơn Thế hệ Thanh niên Tăng thân" (佛光體系青年大會師) lần thứ nhất do Tùng lâm Học viện Phật Quang Sơn, Thanh niên Phật Quang Sơn và Hướng Đạo Sinh Phật Quang Sơn phối hợp tổ chức. Từ các ngày 26-27 tháng 6 vừa qua, gần một nghìn thanh niên tăng thân từ 24 quốc gia, và khu vực trên năm châu lục đã vân tập trên hành trình với chủ đề "Niềm tin và Truyền thừa" (信仰與傳承), thảo luận về các chủ đề bằng bốn ngôn ngữ.
24/10/2021(Xem: 3273)
Ngày 27 tháng 6 vừa qua, lần đầu tiên Phật Quang Sơn Bồ Đào Nha và Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn Lisbon đã tổ chức trực tuyến "Diễn đàn Triển vọng Kinh tế Thế giới sau Đại dịch" (後疫情時代, 世界經濟展望論壇), mời các nhà tư vấn Hoa kiều ở Bồ Đào Nha, tài chính xuyên quốc gia, công thương xí nghiệp, các doanh nghiệp kinh doanh, truyền thông và các lĩnh vực khác, và các Hoa kiều, các nhà lãnh đạo để thảo luận Các chủ đề cốt lõi cấp bách nhất mà thế giới đang phải đối mặt
23/10/2021(Xem: 3350)
Hôm thứ Tư, ngày 20 tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ Narendra Modi đã Khánh thành Sân bay Quốc tế Kushinagar (kỷ niệm nơi Đức Phật nhập Niết bàn) tọa lạc tại Uttar Pradesh, bang đông dân nhất của Cộng hòa Ấn Độ.
23/10/2021(Xem: 2475)
Trong mấy này qua, Chuyến tàu mạng mạch Phật giáo của Tổng công ty Du lịch và Dịch vụ Đường sắt Ấn Độ (IRCTC) mới ra mắt đã chiếm được tình cảm của du khách thập phương hành hương và những hành khách.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]