Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bốn chân lý cao cả

19/01/201105:47(Xem: 9253)
Bốn chân lý cao cả

TRÍHUỆVÀ ĐẠI BI

TenzinGyatso Dalai Lama thứ 14
Nguyêntác:Kindness, Clarity and Insight, Snow Lion Publications Ithaca NewYork USA 1990
BảndịchViệt: Thiện Tri Thức 2000 PL. 2543

BỐNCHÂN LÝ CAO CẢ*

Trongtổngthể, mọi tôn giáo có một động cơ tương tự, chúngđược phấn kích bởi tình thương và bi mẫn, và nếu quanđiểm triết lý của chúng bao gồm những khác biệt rộnglớn, chúng có ít ra là một mục tiêu chung : làm cho con ngườitiến bộ. Tuy nhiên, mỗi tôn giáo có những phương pháp riêngđể đạt được điều đó. Thế kỷ chúng ta đã làm mộtbước nhảy khổng lồ trong sự truyền thông, và vì thế,hành tinh chúng ta trở nên càng ngày càng nhỏ hơn, nhưng chínhđó là một dịp quý giá để chúng ta đến gần nhau, khámphá lẫn nhau trong những khác biệt văn hóa của chúng ta, traođổi những quan điểm của chúng ta. Chúng ta có biết bao điềuđể học hỏi lẫn nhau, để rút tỉa ra từ đó.

Chẳnghạn những người Thiên Chúa giáo đã biết đem những phươngtiện hoàn toàn hiệu quả để phụng sự nhân loại mà nhữngngười Phật giáo có thể mô phỏng, đặc biệt là trong nhữnglãnh vực giáo dục và sức khỏe. Đồng thời, người ta tìmthấy trong Phật giáo những phương pháp tinh vi về thiền địnhsâu xa và một biện chứng pháp chặt chẽ có thể có lợicho những người Thiên Chúa giáo. Chính như thế mà ở Ấnđộ cổ thời, những người Ấn giáo và Phật giáo đã làmphong phú lẫn nhau nhiều.

Chúngta không có nguy cơ gì khi trao đổi những hiểu biết củachúng ta, điều ấy chỉ có thể giúp chúng ta phát triển mộtsự kính trọng lẫn nhau, bao giờ mà phía này và phía kia,chúng ta chỉ mong muốn điều tốt đẹp cho nhân loại. Chínhtrong tinh thần này mà bây giờ tôi sắp trình bày một vàinét của tư tưởng Phật giáo.

Giáolý của Phật hoàn toàn được xây dựng trên bốn Chân LýCao Cả : những chân lý về những sự khổ, về những nguồngốc, về những sự dừng dứt và về những con đường. BốnChân lý Cao cả tạo thành hai nhóm quả và nhân :

–¬Những khổ đau và những nguyên nhân của chúng.

–Những sự dừng dứt khổ và những con đường để thựchiện sự dừng dứt chúng.

Khổthìgiống như một cơn bệnh : những điều kiện bên ngoàivà bên trong chịu trách nhiệm về cơn bệnh đó là nhữngnguồn gốc, sự dừng dứt khổ cùng những nguyên nhân củakhổ là sự lành bệnh. Những con đường đích thực là nhữngphương thuốc.

Thứtự những hậu quả (khổ và diệt khổ) đứng trước nhữngnguyên nhân (nguồn gốc của khổ và những con đường) cólý do của nó. Trước hết cần biết rằng người ta đã mắcmột cơn đau bệnh, nghĩa là tin vào sự có mặt của khổ(Chân lý cao cả thứ nhất). Nhưng điều đó chưa đủ ; cònphải biết rõ những nguyên nhân gây bệnh để tìm ra thuốcchữa. Những nguyên nhân ấy sáng tỏ khi nghiên cứu cái thứhai của bốn Chân lý, Chân lý về những nguyên nhân. Nếuđiều quan trọng là tìm ra gốc gác của căn bệnh, thì cũngchính yếu không kém khi biết có thể chữa lành được không.Sự tin tưởng có phương thuốc liên hệ đến mức độ thứba trong đó sự có thật của sự diệt dứt và những nguyênnhân kèm theo được bày tỏ.

Mộtkhi chúng ta đã nhận ra bệnh, hiểu rõ những nguyên nhân củanó, có được sự xác tín rằng có thể chữa lành, chúngta chỉ còn phải dùng những phương thuốc và theo cách sửdụng để chấm dứt nó. Phải tin tưởng vào thứ tự nàyđể mượn những con đường trên đó người ta gặp đượctrạng thái thoát khỏi mọi khổ đau.

Bướcđầu tiên không thể sai chạy cốt ở nhận ra sự khổ. Nóbiểu lộ một cách tổng quát dưới ba hình thức chính : khổcủa khổ (khổ khổ), khổ của sự biến dịch (hoại khổ),khổ nội tại và cấu tạo nên thân phận con người (hànhkhổ).

Ởmức độ đầu tiên, có sự khổ mà chúng ta thường gọilà đau đớn thể xác hay tinh thần, ví dụ đau đầu. Ướcmong thoát khỏi nó không riêng với con người ; con vật cũngmuốn thế. Có những phương tiện để ngăn trừ nó, như dùngmột thứ thuốc, mặc ấm hơn hay tránh xa nguồn gốc củanó.

Mứcdộ thứ hai, khổ của sự biến hoại, gồm những hình thứcbề ngoài của lạc thú mà khi phân tích kỹ càng, chúng phátlộ bản chất khổ của chúng. Đây là một ví dụ : thườngthường, mua một chiếc xe hơi mới được xem như một biếncố dễ chịu, và ban đầu các bạn tìm thấy một lạc thúbao la khi lái nó. Nhưng càng dùng nó bao nhiêu, nó càng đặtra cho các bạn những vấn đề. Nếu vật là một nguồn thỏamãn tự thân, hiệu quả lạc thú phải tăng lên tỷ lệ vớisự dùng nó. Vậy mà điều ngược lại đã xảy ra. Càng dùngnó bao nhiêu, chiếc xe của bạn càng gây cho bạn nhiều mốiphiền não. Sự biến hoại ở đây phát lộ bản chất khổsở của nó, do đó mà có tên khổ của sự biến hoại.

Phươngdiện thứ ba của khổ là cái căn cứ từ đó phát xuất rahai cái kia, và những hợp thể (các uẩn) nhiễm ô của thânvà tâm là đại diện cho cái khổ này. Người ta gọi nó làsự khổ nội tại và cấu tạo nên tình trạng hiện hữu.Bởi vì mọi chúng sanh đang lưu chuyển đều thấm nhuần cáikhổ này, người ta gọi nó là “nội tại”. “Cấu tạo”chỉ ra rằng nó không chỉ nằm ở nền tảng của khổ đauhiện tại, mà còn khởi dẫn cái khổ sắp đến. Nó là khônglối thoát, trừ khi người ta chấm dứt dòng tái sanh.

Bắtđầu, nên nhận biết ba hình thức khổ não này, biết rằngdanh từ khổ này không độc nhất để chỉ cảm xúc khổ,mà còn chỉ những tiến trình bên ngoài và bên trong chúngxác định cái khổ và cả những trạng thái tâm thức vànhững yếu tố tâm thức đi theo. Đó là tất cả những gìcái khổ bao trùm.

Đâulà những nguyên nhân của nó ? Nó nảy sanh thế nào ? Nó phátxuất từ hai nguồn : nghiệp – hành động – và những phiềnnão. Đó là điều chúng ta học được từ Chân lý cao cảthứ hai về những nguyên nhân thực sự của nó. Nghiệp trảlại những hành động nhiễm ô của thân, ngữ, ý ; nó cóloại tốt, loại không tốt và loại trung tính. Loại tốtkéo theo những kết quả vui hay tích cực ; loại xấu, nhữngkết quả khổ hay tiêu cực.

Baphiền não chính là biết lầm, tham lam và sân hận, từ đóghen ghét, ác cảm và nhiều cái khác phát sanh thêm. Để chấmdứt những hành động làm phát khởi khổ đau, phải làm khôcạn những yếu tố rối loạn là những nguồn sanh sống vàlà những nguyên nhân chính của chúng. Ở giai đoạn này, ngườita tự hỏi : có thể chấm dứt nó không ? Với câu hỏi này,người ta lập tức đi vào trung tâm của Chân lý cao cả thứba, sự thực của sự diệt dứt.

Nếunhững phiền não là nội tại, sẵn có nơi bản tánh củatâm thức, thì chữa lành là vô phương, bởi vì, trong mộtgiả thiết như vậy, sân giận chẳng hạn, sẽ thường hằnghiện hữu nơi chúng ta. Nó chỉ tắt mất với tâm thức chúngta, và cũng thế đối với tham. Rõ ràng không phải như vậy.Điều đó chứng minh rằng bản tánh của tâm thức không bịô nhiễm bởi các khuyết điểm ; vậy thì không có gì ngăncản chúng ta nhổ tuyệt chúng bởi vì chúng thì tách biệtvới tâm thức bổn nguyên.

Hiểnnhiên, những vận động tích cực và những vận động tiêucực không tương hợp với nhau : tình thương và giận dữkhông thể hiện hữu cùng một lúc. Ngay lúc các bạn giậndữ với ai, bạn không cảm thấy tình thương dành cho nó vàngược lại. Đó là dấu hiệu hai trạng thái này của tâmthức ngược lại với nhau, khai trừ lẫn nhau. Khi người tachọn một loại tâm thái nào, những cái khác yếu đi mộtcách hoàn toàn tự nhiên. Thế nên khi người ta gắn bó vớitình thương và lòng tốt, người ta phát triển mặt tích cựccủa tư tưởng, và cái đối ngịch với nó dần biến mất.Đó là những chứng cớ chứng tỏ rằng những nguồn mạchcủa khổ có thể dần dần khô cạn. Sau khi tắt hết mọinguyên nhân của khổ, đó là sự diệt độ thực sự, sựgiải thoát tối hậu, sự thanh bình đích thực miên viễn,sự cứu độ : đó là cái thứ ba của Bốn Chân lý Cao cả.

Đâulà con đường người ta cần mượn, người ta thực hành thếnào để đạt đến đó ? Những bất toàn chủ yếu đếntừ tâm thức chúng ta, cũng chính từ tâm thức mà cái nghịchlại sẽ đến. Vậy thì, nếu quan trọng là khám phá cáchthế hiện hữu rốt ráo của tất cả hiện tượng, thì cáchthế nền tảng tối hậu của tâm thức sẽ là sự quan tâmhàng đầu của chúng ta.

Cầnphải tìm hiểu nó một cách mới mẻ, trực tiếp, hoàn toànvượt khỏi nhị nguyên, giải mã bản tánh rốt ráo của nó,thực sự nó là gì ; đó là điều người ta gọi là Con đườngcủa Cái Thấy (Kiến Đạo vị). Giai đoạn sau, người ta làmquen với cách thức tri giác này, và đó là Con đường củaThiền Định (Tu Tập vị).

Nhưngtrong một thời gian đầu, người ta phải đạt đến chỗlàm an định tâm thức trong một trạng thái định gồm hai,bằng cách kết hợp định tâm và cái thấy xuyên thấu. Trênnguyên tắc, để có được một năng lực mạnh mẽ để thấuhiểu cái thật, cần thiết phải phát triển trước sự anđịnh tâm thức này mà người ta gọi là “định”.

Đâylà những giai đoạn của con đường (Chân Lý Cao Cả thứtư), cho phép thành tựu, hiện thực hóa sự diệt dứt (ChânLý Cao Cả thứ ba) và chấm dứt cho khổ đau và cho nhữngnguồn gốc của chúng (Chân Lý Cao Cả thứ nhất và thứ nhì).Bốn chân lý này cấu thành toàn bộ tư tưởng và thực hànhcủa đạo Phật.

Câuhỏi : Thoạt nhìn, hình như khó hòa giải nguyên lý Phật giáovề sự diệt dứt của ham muốn với tham vọng, được Tâyphương xem như một phẩm tính đi đôi với ham muốn.

Trảlời : Có hai loại ham muốn, một thứ thì phi lý và đầynhững kích thích bi thảm, trong khi nhờ vào cái kia mà cácbạn nhận ra cái gì tốt như là tốt và các bạn cố gắngđạt đến nó. Cái sau thì đáng giá, vả lại chính nhờ nómà người ta đi tìm chân lý dấn thân vào thực hành. Cũngthế, sự tìm kiếm tiến bộ vật chất cho điều tốt đẹpcủa nhân loại là đúng đắn.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2020(Xem: 5134)
Cuộc Triển lãm Kinh sách Phật giáo hai nghìn năm tuổi tại Thư viện Anh Quốc, khai trương vào ngày (25 tháng 10 – 23 tháng 02 năm 2020), sẽ khám phá nguồn gốc, triết lý và sự phù hợp đương đại của Phật giáo từ khi bắt đầu phía bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch để có hơn 500 triệu Phật tử trên khắp thế giới ngày nay.
22/01/2020(Xem: 14425)
Đạo Phật và Dòng Sử Việt (sách pdf, tác giả HT Thích Đức Nhuận)
19/01/2020(Xem: 3521)
Vấn đề trên vẫn còn trong vòng tranh cãi về tính lịch sử và tính xác thực của sự kiện. Liệu đây là sự thật lịch sử hay chỉ là dã sử, huyền thoại được các nhà sử học thêm vào 2 bộ sử liệu trong các lần biên tập theo thời gian. Lần đầu tiên, Đức Phật đến Mahinyangana của đảo quốc - nơi tụ lạc Yaksa vào tháng Duruthu (tháng Giêng) ngày rằm (1 B.E hay 528 B.C) sau 9 tháng Ngài thành đạo. Tại đây, Đức Phật đã chiến thắng và quy y cho những yaksa cũng như vua Rồng Maniakkhika từ Kelaniya đến Mahinyangana để diện kiến và quy y theo Phật.
13/01/2020(Xem: 7042)
Danh hiệu "TAM TẠNG" là một danh vị vô cùng cao quí được trao tặng cho các vị tỳ khưu chuyên sâu về Pháp Học được tuyển chọn từ 500.000 chư đại đức tăng thành viên của giáo hội Tăng già trên khắp nước Miến.
13/01/2020(Xem: 3295)
Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ báo cáo Tự do tôn giáo Quốc tế thường niên 2004, có khoảng 0,2% dân số của nước Cộng hòa Uzbekistan là Phật tử. Đa số là người Hàn Quốc. Chính thức chỉ có một Phật giáo được đăng ký tại Uzbekistan, có một cơ sở tự viện Phật giáo tại Tashkent.
07/01/2020(Xem: 3965)
Chúng ta cùng suy nghĩ về tác động lịch sử của Phật giáo trong mối liên hệ mật thiết với lịch sử Hàn Quốc. Cũng như các quốc gia châu Âu, có thể được xem như là sản phẩm của các truyền thống Do Thái giáo, Kitô giáo; Đông Á có thể được xem như là Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. Nó đã được nói lên rằng, bất kể sắc tộc tôn giáo chính thức của họ, tất cả người Hàn Quốc (và có lẽ tất cả người Đông Á) đều ảnh hưởng truyền thống Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. Nhưng nó sẽ chính xác hơn với quốc gia mà tất cả người Hàn Quốc, cho dù họ thừa nhận hay không thừa nhận mình là phật tử.
07/01/2020(Xem: 3454)
Sinh nhật vào ngày 16 tháng 05 năm 1971, Hiệp hội Sinh viên Phật tử Indonesia (Himpunan Mahasiswa Buddhis Indonesia) được liệt kê là Tổ chức Sinh viên Phật tử lâu đời nhất tại Indonesia nếu tính từ giữa thế kỷ 20. Hiệp hội Sinh viên Phật tử Indonesia (Himpunan Mahasiswa Buddhis Indonesia) là một tổ chức Sinh viên Phật hoạt động tử ngoài trường trong lĩnh vực Xã hội & Quốc tịch dựa trên tinh thần đạo đức và tinh thần bất bạo động của Phật giáo. Là một tổ chức độc lập, Hiệp hội Sinh viên Phật tử Indonesia (Himpunan Mahasiswa Buddhis Indonesia) chưa từng bao giờ liên kết với bất kỳ tổ chức chính trị hoặc đảng phái nào. Vì vậy, trong các hoạt động và hành động của mình, tổ chức Sinh viên Phật tử này không thể bị can thiệp bởi bất kỳ bên nào.
07/01/2020(Xem: 3373)
Hằng năm, các nhà lãnh đạo Phật giáo ở Los Angeles, Hoa Kỳ, nhiều người trong số họ sẽ không bao giờ gặp nhau ở châu Á, vì đã cùng nhau tham dự Đại lễ Vesak, kỷ niệm ngày Phật Đản. Trong khi nghi thức Tắm Phật bằng các loại nước hoa thơm, được quan sát chủ yếu bởi những người Phật tử ở Đông Á, thì chư tôn tịnh đức tăng già và các Phật tử Phật giáo Nguyên Thủy từ Nam Á về Los Angeles, Hoa Kỳ tham dự với niềm tôn kính, mỗi người đều dùng nước hoa thơm Tắm Phật. Chư tôn tinh đức tăng già đều là thành viên của Hội đồng Tăng thân Phật giáo Nam California, Hoa Kỳ. Một hội đồng Tăng già Phật giáo như vậy là một cái gì đó tương đối mới trong lịch sử lâu dài của Phật giáo.
07/01/2020(Xem: 4504)
Xã hội tự do của chúng ta có các trường Đại học là nơi phản ánh xã hội và sản xuất những đổi mới. Họ là nơi chuyển giao kiến thức và tạo ra kiến thức. Nhưng họ cũng là nơi quan tâm đến sự phát triển của mỗi cá nhân. Đặc biệt là điểm cuối cùng phải được cân nhắc mạnh hơn khi đối mặt với số hóa ngày hôm nay.
06/01/2020(Xem: 6507)
Hình 1: Từ trái sang, Ngài Phó Thủ tướng Chính phủ Singapore, Vương Thụy Kiệt đã tham dự buổi lễ Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Hội Phật giáo Cư sĩ Lâm Singapore. Ảnh TNP: Jason Quah Nhân Kỷ niệm Ngày Phật Thành đạo 8/12/Kỷ Hợi (02/01/2020), tại địa chỉ Kim Yam Road, Singapore, một trong những tổ chức từ thiện Phật giáo Cư sĩ Lâm Singapore (The Singapore Buddhist Lodge - SBL; 新加坡佛教居士林) đã kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Hội, Khánh thành Chính điện mới, khai quang kim thân Phật tượng, với sự hiện diện của hàng nghìn người gồm các vị chức sắc đa tôn giáo, lãnh đạo chính phủ và khách quốc tế Hoa Kỳ, Trung Quốc và Indonesia.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567