Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hình ảnh cực đẹp và ấn tượng của Phật đản PL. 2555

23/05/201105:09(Xem: 9118)
Hình ảnh cực đẹp và ấn tượng của Phật đản PL. 2555
Hôm 17/05 (tức 15/04 âm lịch), Phật tử tại nhiều nước châu Á đã hoan hỉ mừng ngày Phật Đản (còn gọi là lễ Vesak), ngày mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời, khai sáng ra đạo Phật. Theo kinh Phật, một vị hoàng tử Ấn Độ được sinh ra vào ngày rằm tháng tư năm 624 trước công nguyên. Khi ngoài 30 tuổi, hoàng tử bắt đầu suy nghĩ về việc cứu độ cho dân chúng. Hoàng tử giác ngộ, đắc đạo, tu hành, truyền đạo và trở thành Phật tổ.

Nhắc một chút về lịch sử Phật Giáo để chúng ta có chút ý niệm về Đạo Phật. Chủ đề chính của bài này là những hình ảnh đẹp được chụp ở một số nước châu Á trong dịp Lễ Phật Đản. Mời anh em cùng xem qua.

0chauapd1_jpg

Các phật tử cầm nến trên tay và đi vòng quanh một bức tượng Phật lớn ở ngôi chùa thuộc tỉnh Nakhon Pathom, ngoại ô Bangkok nhân ngày Lễ Phật Đản. Ngày Phật Đản hay ngày Giáng sanh của Đức Phật, tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của một tháng, thường trùng vào tháng năm dương lịch. Vesak cũng là tên của một ngày có ý nghĩa trọng đại nhất đối với hàng Phật tử khắp thế giới. Đức Phật sinh nhằm ngày rằm, tháng Vesak, vào buổi sáng, trong thành Kapilavatthu (Ca-ty-la-vệ) gần biên thùy giữa đông bắc Ấn Độ và Nepal.

0chauapd2_jpg

Các nhà sư đang tham gia một buổi lễ nhân ngày Phật Đản ở Phật Đài Wat Phra Dhammakaya thuộc tỉnh Pathum Thani, ngoại ô Bangkok, 17/05/2011.

0chauapd3_jpg

Người phụ nữ Indonesia theo đạo Hồi cùng với những người theo đạo Phật đang thả một chiếc đèn trời ở chùa Borobudur trong dịp Lễ Phật Đản. Phật tử Indonesia tổ chức Lễ Phật Đản rất lớn và đây là một trong những sự kiện thu hút khách du lịch nhiều nhất ở đất nước vạn đảo này.

0chauapd4_jpg

Các tín đồ Phật Giáo đang tịnh tâm ở Phật Đài Wat Phra Dhammakaya trong dịp Lễ Phật Đản.

0chauapd5_jpg

Các nhà sư cầu nguyện ở chùa Borobudur, tỉnh Magelang, Indonesia.

0chauapd6_jpg

Một bức phông trang trí hình ảnh về dịp Lễ Phật Đản ở Colombo, Sri Lanka.

0chauapd7_jpg

Phật tử tịnh tâm ở chùa Borobudur trong dịp Lễ Phật Đản.

0chauapd8_jpg

Một góc chùa Borobudur, phía dưới là hình ảnh mờ ảo của những nhà sư đang đi quanh ngôi chùa trong ngày Lễ Phật Đản, 17/05/2011.

0chauapd9_jpg

Phật tử thắp đến ở chùa Borobudur, Indonesia nhân Lễ Phật Đản.

0chauapd10_jpg

Các tín đồ Phật Giáo cùng nhau thả đèn trời ở chùa Borobudur trong dịp Lễ Phật Đản.

0chauapd11_jpg

Lễ Phật Đản là dịp để các phật tử đi viếng chùa, bố thí, phóng sinh, lễ phật, tịnh tâm, đọc kinh và mong cầu bình an, giải thoát.

0chauapd12_jpg

Phật tử cầm nến trên tay và đi quanh Phật Đài Wat Phra Dhammakaya, mừng ngày Đức Phật đản sanh.

0chauapd13_jpg

Các nhà sư đang vệ sinh và rải hoa lên tượng Phật nằm ở chùa Dhammadipa Arama, thị trấn Malang, Đông Java, Indonesia, chuẩn bị cho Lễ Phật Đản.

0chauapd14_jpg

Một nhà sư sử dụng bộ đàm để hướng dẫn những người khác đến cầu nguyện ở Phật Đài Wat Phra Dhammakaya, nhân Lễ Phật Đản, 17/05/2011.

0chauapd15_jpg

Một người dân đang bố thí cho các nhà sư đi khất thực trước ngày Lễ Phật Đản ở tỉnh Magelang, Indonesia, 16/05/2011.

0chauapd16_jpg

Cậu bé người Sri Lanka đang bán đèn lồng cho khách hàng trước dịp Lễ Vesak ở Colombo. Ở Sri Lanka vào ngày Lễ Phật Đản, đèn lồng làm bằng tre và giấy được treo trong nhà và trên đường phố.

0chauapd17_jpg

Các nhà sư đang tham gia Ngày lễ bố thí ở Bangkok, 08/05/2011.

0chauapd18_jpg

Hàng ngàn nhà sư đi giữa những Phật tử trong Ngày lễ bố thí ở Bangkok.

0chauapd19_jpg

Một nhà sư đang cầu nguyện ở chùa Borobudur trong ngày Lễ Phật Đản, 17/05/2011.

0chauapd20_jpg

Phật tử cầm nến trên tay và đi vòng quanh Phật Đài Wat Phra Dhammakaya, mừng Lễ Phật Đản. Với kỹ thuật phơi sáng, tác giả đã có được bức ảnh lạ mắt, đầy tính huyền ảo.

0chauapd21_jpg

Trăng tròn trên ngôi chùa Borobudur trong ngày rằm tháng Tư, Lễ Phật Đản.

0chauapd22_jpg

Hai Phật tử người Ấn Độ tung những cánh hoa lên bức tượng Đức Phật trong dịp Lễ Phật Đản ở thành phố Ahmedabad, 17/05/2011.

1_0chauapd23_jpg

Hãy cầu nguyện! Theo quan niệm Phật Giáo, cầu nguyện là tập trung tâm trí, nhất tâm chuyển đổi vọng niệm mê lầm, xấu ác trở nên thanh tịnh. Cầu nguyện vì thế chính là phương pháp quán chiếu, nhìn lại con người thật của mình, quan sát tâm tình, trừ khử tà kiến mê tín, khát vọng phàm tình, ích kỷ nhỏ nhen, ỷ lại yếu đuối. Cầu nguyện là một cách định tâm, định ý để chuyển hóa lòng mình, lòng người.

0chauapd24_jpg

Một đoàn nhà sư đến từ Bangladesh đang đi khất thực trên các con phố ở Colombo, Sri Lanka trong tuần lễ kỷ niệm Ngày Phật Đản.

0chauapd25_jpg

Các nhà sư rải hoa đã được thánh hóa lên những Phật tử bên dưới trong hành trình từ chùa Mendut đến chùa Borobudur, Indonesia, nhân Lễ Phật Đản.

0chauapd26_jpg

Phật tử thả đèn trời ở ngôi chùa cổ Borobudur trong dịp lễ Vesak. Bình an cho mọi người!

Theo Boston.com

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/10/2013(Xem: 53935)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
09/10/2013(Xem: 11316)
Tờ nhật báo uy tín Le Monde của Pháp ngày 18 tháng 9 năm 2013, trong mục Địa Lý và Chính Trị và qua một bài viết của ký giả Frédéric Robin đặc phái viên ở New Delhi, đã nêu lên các mưu đồ và tham vọng quốc tế nhằm khai thác thánh địa Phật Giáo Lâm-tì-ni (Lumbini). Dưới đây là phần chuyển ngữ.
18/09/2013(Xem: 4280)
Trong lá thư tháng 9 năm 2013 (http://www.bouddhismes.net/node/1659)của Viện Nghiên Cứu Phật Học Pháp gửi cho các thành viên có giới thiệu một bài báo nói về Phật Giáo Trung Quốc đã đăng trên trang web Fait-religieux.com(http://www.fait-religieux.com/monde/asie_pacifique/2013/06/16). Xin chuyển ngữ dưới đây. Một sự đổi mới thật ngoạn mục thế nhưng cần phải hiểu với sự thận trọng
05/06/2013(Xem: 23630)
Kỷ Yếu Kính Mừng Chu Niên Hai Mươi Năm (1990-2010) Thành Lập Tu Viện Quảng Đức
25/05/2013(Xem: 9480)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
23/04/2013(Xem: 7681)
Quyển Thiền Lâm Tế Nhật Bản quý vị đang cầm trên tay bằng tiếng Việt đây, chúng tôi dịch trực tiếp từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi, nhân kỳ nhập thất lần thứ ba tại đây. Công việc được bắt đầu từ ngày 24 tháng 10 năm 2005, đến ngày 18 tháng 11 năm 2005 bản dịch hoàn tất.
10/04/2013(Xem: 3867)
Hiện nay có hai bảng Niên biểu Phật giáo khá phổ biến và cả hai đều căn cứ vào một mốc thời gian duy nhất tương đối chính xác là năm đăng quang của hoàng đế A-dục, tức là năm - 268 hay - 267 trước Tây lịch. Các học giả Tây phương đặt tên cho hai bảng Niên biểu này là : "Bảng Niên biểu dài" và "Bảng Niên biểu ngắn". Theo bảng "Niên biểu dài" thì Đức Phật tịch diệt 218 năm trước khi hoàng đế A-dục chính thức lên ngôi, vì vậy nếu suy ngược lên bằng cách dựa vào mốc thời gian làm chuẩn là năm - 268, thì Đức Phật nhập vào Đại bát Niết bàn vào năm - 486
10/04/2013(Xem: 4540)
Số lượng Phật tử trên thế giới đã từng bị lượng định quá thấp. Những thống kê mà ta đọc được trong các Từ điển Bách khoa hoặc trong các Bảng Niên giám thường ghi con số nầy vào khoảng 500 triệu người. Con số nầy đã không kể đến hơn một tỉ người Trung Quốc hiện đang sống tại nước Cọng hòa Nhân dân Trung Quốc.
10/04/2013(Xem: 10837)
Hôm nay là ngày 20 tháng 6 năm 2001 nhằm ngày 29 tháng 4 nhuần năm Tân Tỵ, tôi chắp bút bắt đầu viết quyển sách thứ 32 nầy trong mùa An Cư Kiết Hạ của năm nay. Hôm nay cũng là ngày rất đẹp trời. Vì mấy tháng nay, mặc dầu đã vào hạ; nhưng bầu trời vẫn vần vũ bóng mây, như dọa nạt thế nhân là ánh sáng của thái dương sẽ không bao giờ chan hòa đến quả địa cầu nầy nữa.
10/04/2013(Xem: 7743)
Sau 30 năm sinh hoạt Phật sự tại Đức, tôi ngồi tính sổ lại thời gian, nhân duyên, cơ hội cũng như những phạm trù khác để gởi đến quý Phật Tử xa gần, với những người lâu nay hằng hộ trì cho Phật pháp tại Đức nói riêng và các nơi khác tại Âu Châu cũng như trên thế giới nói chung với tinh thần của người con Phật và với tư cách là một Trưởng Tử của Như Lai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567