Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại lễ Phật Đản: Nhìn ra thế giới

14/05/201101:26(Xem: 6131)
Đại lễ Phật Đản: Nhìn ra thế giới

Dù theo truyền thống nào đi nữa thì tín đồ Phật giáo trên khắp thế giới đều tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đản sanh của Đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, tùy vào truyền thống Phật giáo, vào phong tục, tập quán và nền văn hóa của địa phương mà mỗi vùng, mỗi quốc gia, tín đồ Phật giáo có những nghi thức, những hoạt động lễ hội khác nhau.
Nếu chúng ta tìm hiểu các hoạt động, các nghi thức mà Phật giáo ở các nước tổ chức Đại lễ Phật đản ở xứ họ thì chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều giá trị và bổ sung vào những phần còn thiếu, còn yếu trong chương trình đại lễ Phật đản ở nước ta.
Hinh 
(0).jpg

 

Những hoạt động lễ hội nhằm kỷ niệm Đại lễ Phật đản của Phật giáo nước ngoài mà người viết muốn đề cập đến đầu tiên ấy là chương trình lễ hội tại các tự viện thuộc hệ thống Phật giáo Phật Quang Sơn ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Cứ mỗi năm đến mùa Phật Đản, tại các tự viện thuộc hệ thống Phật giáo Phật Quang Sơn đều tổ chức các hoạt động lễ hội đón mừng Phật đản rất bài bản, thu hút sự tham gia của rất nhiều người thuộc nhiều tầng lớp, nhiều lứa tuổi khác nhau. Điều đầu tiên và khác biệt rất rõ trong chương trình lễ hội của họ so với ta là ở đó hầu như không có các nghi thức thuộc về hành chính. Ngày nay, với sự phát triển và phổ biến rộng khắp của các phương tiện truyền thông đại chúng, chúng ta có thể nhờ vào các phương tiện truyền thông này để chuyển tải nội dung các bức thông điệp, văn thư Phật đản đến với mọi người một cách rất hiệu quả, như là đăng tải trên các báo, tạp chí Phật giáo, trên các trang web Phật giáo, tuyên đọc trên truyền thanh, truyền hình,… Với các phương tiện này, nội dung các bức thông điệp, văn thư Phật đản có thể đến với quần chúng sớm hơn và nhanh hơn nhiều. Làm như thế thì chúng ta tiết kiệm được khá nhiều thời gian khi cử hành Đại lễ Phật đản.
wwwHinh (2).jpg
Lễ tắm Phật tại chùa Nam Thiên, Australia

 

Một khía cạnh khác mà chúng ta có thể học hỏi được từ việc tổ chức lễ hội Phật đản của các tự viện thuộc hệ thống Phật giáo Phật Quang Sơn trên thế giới, đó là chương trình lễ hội của họ rất phong phú và đa dạng. Ở đấy họ có các hoạt động, các nghi thức nhắm vào các đối tượng khác nhau. Chẳng hạn như đối với trẻ nhỏ thì họ có nghi lễ “Chúc phúc cầu nguyện cho trẻ thơ”. Đây là một nghi lễ xuất phát từ nghi thức tắm Phật và nghi lễ này thật sự có ý nghĩa tâm linh quan trọng đối với những em bé cũng như các bậc phụ huynh khi đưa con của họ đến dự lễ chúc phúc cầu nguyện này. Đối với tuổi trẻ thì có các buổi tọa đàm, chia sẻ, các hội thi Phật pháp, hội thi cắm hoa, thi hội họa, hoặc là các hoạt động biểu diễn văn hóa, văn nghệ như là biểu diễn võ thuật, múa lân, viết lời ước nguyện lên lá bồ đề, tham gia các trò chơi dân gian, tập viết thư pháp và được tặng chữ thư pháp, triển lãm nghệ thuật... Đối với bậc trung niên thì còn có các giờ thiền trà.
wwwHinh (3).jpg
Viết ước nguyện lên lá bồ đề
Bên cạnh đó họ còn có các hoạt động, các nghi thức mà tất cả mọi đối tượng đều tham gia được, chẳng hạn như là rước Phật, diễu hành xe hoa. Điển hình nhất đó là nghi thức tắm Phật, đây là chương trình chính của đại lễ Phật đản, được diễn ra trong suốt thời gian tổ chức lễ hội. Để cử hành nghi thức tắm Phật, họ tôn trí rất nhiều tượng đản sinh của đức Phật theo chiều ngang để cho tất cả mọi người đều được tự mình múc nước thơm rưới lên tôn trượng đản sinh của Đức Phật, được tự mình thầm đọc lời cầu nguyện khi tắm Phật. Chuẩn bị cho nghi thức tắm Phật, Ban tổ chức hướng dẫn cho mọi người hiểu rõ ý nghĩa của nghi thức tắm Phật, hướng dẫn cụ thể cách thức tiến hành. Trước khi cầm gáo múc nước thơm rưới lên tượng Phật đản sinh thì mọi người phải cung kính chắp tay đảnh lễ tôn tượng, rồi nhẹ nhàng múc nước, rưới từng gáo nước thơm lên tôn tượng. Mỗi người sẽ rưới ba gáo nước: Khi rưới gáo nước thứ nhất, trong lòng thầm nguyện “Con nguyện từ bỏ tất cả những ý tưởng xấu ác”; khi rưới gáo nước thứ hai, trong lòng thầm nguyện “Con nguyện trau dồi tất cả các hạnh lành”; và khi rưới gáo nước thứ ba, lòng thầm nguyên “Con nguyện cứu độ hết thảy mọi loài chúng sanh”. Sau khi rưới xong gáo nước thứ ba thì thành kính chấp tay xá tôn tượng và thoái lui. Và cứ tuần tự như thế, lần lượt tất cả mọi người đều được thực hiện nghi thức tắm Phật với tất cả lòng thành kính trong bầu không khí thiêng liêng. Nét đặc biệt ở lễ hội Phật đản của họ là những hoạt động lễ hội mà ở đó người đến tham dự không còn là người tham gia một cách thụ động; ngược lại, họ trở thành những người trực tiếp tham gia một cách tích cực, chủ động trong các hoạt động của lễ hội. Chính điều này khiến cho mọi người cảm thấy hứng thú, không còn cảm giác uể oải, chịu đựng, khiến cho ngày lễ thêm phần sinh động và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tham dự.
wwwHinh (5).jpg
Du khách thực tập thiền trong lễ hội Phật đản tại Hàn Quốc
Với Phật giáo ở Hàn Quốc, việc tổ chức đại lễ Phật đản cũng có những nét rất riêng, rất đặc sắc. Không gian tổ chức lễ hội của họ rất là rộng mở, thường là các lễ hội trên đường phố, với nhiều phân khúc, nhiều loại hình hoạt động được bố trí tại những địa điểm, những không gian thích hợp, thu hút đông đảo du khách tham gia. Chương trình lễ hội đường phố Phật giáo của họ được dàn dựng khá công phu và nhiều tâm huyết. Ở đó họ có các tiết mục văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, như là biểu diễn âm nhạc và các điệu múa dân gian của Hàn Quốc, các trò chơi dân gian, các điệu múa truyền thống của Phật giáo Hàn Quốc và triển lãm nghệ thuật Phật giáo. Họ còn mời các đoàn biểu diễn văn hóa, nghệ thuật Phật giáo từ các nước láng giềng đến biểu diễn các điệu múa truyền thống và các hoạt động văn hóa của dân tộc họ. Trong số đó, nổi bật nhất là chương trình “Trải nghiệm tích cực”, đây là chương trình mà tất cả mọi người, từ lớn đến nhỏ, cả nam giới lẫn nữ giới, cả người dân địa phương lẫn người ngoại quốc, dù là Phật tử hay chỉ là khách tham quan đều tham gia được. Với chương trình này, mọi người đều được tham gia vào việc làm lồng đèn hình hoa sen hoặc là tô màu hình tượng các Đức Phật, các vị Bồ tát, các ngôi chùa, tháp, hoặc đánh bóng những lời Phật dạy Phật được khắc trên các miếng gỗ nhỏ, hay đánh bóng các tượng Phật nhỏ, thậm chí là làm người mẫu để người khác tô vẻ lên khuôn mặt của mình, hoặc tham gia làm chuỗi hạt và điều thú vị là sau khi làm xong mọi người có thể đem chúng về nhà, xem như là vật lưu niệm, món quà cho người thân nhân ngày Phật đản.

wwwHinh
 (6).jpg

Đoàn diễu hành trong Lễ hội Lồng đèn hoa sen nhân ngày Phật đản tại Hàn Quốc

 

Với tầng lớp thanh thiếu niên thì Ban tổ chức dành hẳn một khu vực để tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, gọi là “Khu phố của thanh thiếu niên”. Ở đó có các tiết mục khiêu vũ với nhạc nền sinh động, và có cả cuộc thi “Giọng ca vàng”. Đây là cơ hội tuyệt vời để cho các bạn thanh thiếu niên thể hiện tài năng của họ.

Bên cạnh các khu vui chơi giải trí còn có khu vực tĩnh tâm, thiền trà và học đạo. Các khu vực này cũng thu hút khá nhiều người tham gia, nhất là những người muốn tìm sự yên tĩnh cho tâm hồn và du khách quốc tế. Đến các khu này, du khách sẽ được các vị tu sĩ hoặc các Phật tử thâm niên hướng dẫn tọa thiền, uống thiền tra, hoặc là hướng dẫn các nghi thức cơ bản trong Phật giáo, chẳng hạn như cách lễ Phật, cách chấp tay xá chào, cách niệm Phật, phương pháp theo dõi hơi thở khi tọa thiền… và có cả pháp đàm, giải đáp những nghi vấn về Phật pháp.


Khu phố ẩm thực chay cũng là một nét độc đáo trong lễ hội Phật đản tại Hàn Quốc. Tại đấy mọi người có cơ hội thưởng thức các món ăn chay đạm bạc nhưng được chế biến tinh xảo thành những món ăn vô cùng đặc biệt với giá cả hợp lý hoặc là có trợ giá.
wwwHinh (7).jpg
Du khách nước ngoài làm lồng đèn tại Lễ hội Lồng đèn hoa sen, Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, rước lồng đèn là một trong những sự kiện quan trọng của lễ hội Phật đản. Hàng chục ngàn người tham gia vào đoàn rước lồng đèn dài mấy cây số trên đường phố. Mỗi người đều có chiếc lồng đèn trên tay, thắp sáng nó lên và tuần tự diễu hành trên phố. Hàng trăm ngàn ánh đèn lồng được thắp sáng, với nhiều hình thù và màu sắc khác nhau, di chuyển trên đường phố tạo nên biển ánh sáng rực rỡ, lung linh và huyền ảo.

 

Một điều khá đặc biệt trong chương trình lễ hội Phật đản ở Hàn Quốc và ở các tự viện thuộc hệ thống Phật giáo Phật Quang Sơn là ở đó có danh sách các nhà tài trợ chính cho lễ hội. Họ là những doanh nghiệp, những doanh nhân Phật tử và các hội đoàn Phật tử, chính thức xin phép tài trợ chính cho các hoạt động, các chương trình của lễ hội. Thiết nghĩ đây là điều mà tín đồ Phật tử Việt Nam cũng có thể làm được, như đã từng làm trong dịp Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc năm 2008 tổ chức ở nước ta. Với nguồn kinh phí được các nhà tài trợ chính hỗ trợ thì Ban tổ chức trút bớt được gánh nặng lo toan về kinh phí tổ chức lễ hội, dồn tâm huyết vào việc dàn dựng và thiết kế chương trình để cho lễ hội Phật đản được tốt đẹp hơn, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người tham dự.
wwwHinh (8).jpg
Chúc phúc cầu nguyện cho trẻ thơ
Lễ hội Phật đản ở nước ta những năm gần đây cũng đã có nhiều bước tiến mới, tại một số tỉnh thành đã có các chương trình lễ hội thu hút được sự tham gia đông đảo của người dân, như là lễ diễu hành xe hoa, lễ rước Phật, rước xá lợi Phật, lễ hoa đăng, khu phố ẩm thực chay. Tuy nhiên, các chương trình ấy vẫn mang tính đơn lẽ ở một số tỉnh thành chứ chưa được nhân rộng, chưa phát huy hết nguồn lực của Phật giáo Việt Nam. Điểm qua các chương trình, các hoạt động lễ hội Phật đản mà Phật giáo ở một số nước đã tổ chức như thế, hy vọng rằng chúng ta có thể rút ra một số bài học giá trị cho mình để từ đó có sự sửa đổi, bổ sung vào chương trình đại lễ Phật đản trong nước, nhằm thu hút được đông đảo người dân tham gia, để lại dấu ấn sâu sắc và đầy ý nghĩa trong lòng mỗi người.
Minh Nguyên
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2022(Xem: 3062)
Ngoại giao tôn giáo có thể là một chiến thuật chính sách đối ngoại phức tạp của Đại Cung điện Kremlin, nhưng nó sẽ không bao giờ vượt qua các nhu cầu chính sách đối ngoại cơ bản của Nga.
14/01/2022(Xem: 4259)
Mạng lưới quốc tế Phật giáo Nhập thế “Ái hữu cho Hòa bình” (Buddhist Peace Fellowship, 和平團契, BPF), trụ sở hiện nay tại thành phố Oakland, tiểu bang California, Hoa Kỳ, là tổ chức phi lợi nhuận dành riêng cho phật tử tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và thay đổi xã hội tiến bộ. Các tổ chức phi lợi nhuận BPF là chi nhánh quốc tế của “The Fellowship of Reconciliation” (FoR or FOR) với phương châm hoạt động hướng tới hòa bình toàn cầu, giúp đỡ người dân gặp khó khăn tại các quốc gia như Myanmar, Bangladesh, Tây Tạng và Việt Nam.
14/01/2022(Xem: 4803)
Thầy Claude Anshin Thomas sinh năm 1947, gốc người Mỹ, Thiền giả, diễn giả, học giả về Công lý & Hòa bình, Giáo thụ Thiền học, nhà văn quốc tế, chiến sĩ hòa bình ủng hộ bất bạo động. Đến tuổi thanh xuân, Thầy từng là một cựu chiến binh Hoa Kỳ tham gia chiến tranh chống Cộng sản tại chiến trường Việt Nam. Khi về quê nhà Hoa Kỳ, sau những lần bệ kiến Thiền sư Thích Nhất Hạnh và kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp với Thiền sư Cư sĩ Bernie Glassman (1939-2018), vị Thiền giả, một nhà tiên phong nổi tiếng thế giới trong phong trào Thiền Phật giáo Hoa Kỳ, nhà lãnh đạo tinh thần, tác giả, nhà xuất bản, một nhà tiên phong trong Doanh nghiệp Xã hội Phật giáo bền vững; Thầy Claude Anshin Thomas đã nhận thức được ý nghĩa là hòa bình bất bạo động, biến súng đạn thành chất liệu Từ bi để hóa giải hận thù và năm 1995 Thầy xuất gia theo thiền phái Tào Động Phật giáo Nhật Bản, trở thành vị thiền giả nổi tiếng. Thầy truyền đạt giáo lý Thiền đạo Phật theo cách thức phi tôn giáo, trực tiếp và đúc
13/01/2022(Xem: 4370)
Cư sĩ WS Merwin, cựu Viện trưởng Học viện Nhà thơ Hoa Kỳ, một bậc thầy thơ đa năng người Mỹ, với nhiều phong cách khác nhau, đã sáng tác hơn 50 tác phẩm thơ và văn, nhiều tác phẩm chuyển dịch.Trong phong trào chống chiến tranh vào những thập niên 1960, các tác phẩm độc đáo của ông được đặc trưng bởi lối kể chuyện gián tiếp, không ngắt quãng. Trong những thập niên 1980-1990, việc sáng tác của ông lấy cảm hứng từ triết lý đạo Phật và sinh thái sâu sắc.
13/01/2022(Xem: 3879)
Moscow chưa bao giờ thiếu vắng Giáo đường. Trước cuộc Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, thậm chí còn có một biểu đạt đặc biệt, "bốn mươi bốn", được sử dụng để miêu tả số lượng Giáo đường trong thành phố (nghĩa là 40 nhân 40, tức là 1.600, hoặc chỉ "rất nhiều"). Ngày nay, Moscow có Giáo đường Chính thống giáo Nga, Công giáo La Mã, Anh giáo và Cộng đồng các Giáo hội Luther, cũng như các nhà thờ Hồi giáo và Hội đường Do Thái giáo. Hầu hết tất cả người Muscovite và du khách thập phương đến thành phố có thể nhìn thấy nơi thờ phụng cho riêng mình, ngoại trừ các Phật tử. Các thành viên tôn giáo này, một trong ba tín ngưỡng chính trên thế giới, chưa có một nơi thờ phụng ở Moscow.
11/01/2022(Xem: 3447)
Sự sụp đổ của Đế quốc Nga và sự trỗi dậy của Chủ nghĩa Cộng sản là một tai họa khủng khiếp đối với đạo Phật. RIR - Russia Beyond đăng tin bằng tiếng Nga cho biết thời kỳ đen tối này bởi đạo Phật bắt nguồn từ Ấn Độ. Sau cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, Phật tử, cùng với các tín đồ tôn giáo khác là mục tiêu đàn áp của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô (tân chính phủ). Vào đầu những thập niên 1940, khi các tôn giáo hoàn toàn bị biến mất, thực tế bởi không còn tu sĩ tôn giáo hay chùa chiền và nhà thờ, thánh đường nào nữa tại Liên Xô.
11/01/2022(Xem: 3992)
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) và kỷ niệm 30 năm ngày Thành lập Văn phòng Đại diện UNESCO tại Vương quốc Phật giáo Campuchia, một buổi tiệc chiêu đãi đối tác đã được tổ chức tại Văn phòng Đại diện UNESCO tại thủ đô Phnom Penh vào cuối tháng 12 năm 2021.
11/01/2022(Xem: 3212)
Đại học Tăng già Phật giáo Vientiane (Sangha College in Vientiane, Laos) được thành lập vào năm 1929 (PL.2472), do Vương thân Phetsarath Rattanavongsa (1890-1959) và Trưởng lão Hòa thượng Somdet Phra oukeo Outhen Sakda, Tăng thống Vương quốc Phật giáo Lào và Thống đốc Vientiane kiến lập.
08/01/2022(Xem: 4735)
Đại học Phật giáo Nālandā Malaysia -Giáo dục toàn diện, Phát triển Con người toàn diện" (Nālandā Institute Malaysia -Holistic Education for Integral Human Development). Đại học Phật giáo Nālandā Malaysia (NIM) đã được hình thành vào tháng 01 năm 2006, nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng Phật giáo, để có một cơ sở giáo dục Phật giáo tại Malaysia. Cố vấn tinh thần cho Hội Phật giáo Nālandā, Hòa thượng Tiến sĩ Kirinde Sri Dhammananda Nayaka Thera đáng kinh, đã cho thấy sự ủng hộ rõ ràng với ý tưởng của Ngài.
08/01/2022(Xem: 7134)
Taxila: Trong một cuộc khai quật một Bảo tháp Phật giáo tại Ban Faqiran, nhà Khảo cổ học của Bộ Liên bang Khảo cổ học đã phát hiện đồ cổ quý hiếm, trong đó có một đồng xu bằng đồng từ thời Vương triều Mughal, một đế quốc Hồi giáo (chịu ảnh hưởng từ nền văn hoá Ba Tư) ở Tiểu lục địa Ấn Độ đã ra đời vào năm 1526, nắm quyền kiểm soát trên phần lớn tiểu lục địa trong các thế kỷ 17 và 18, và cáo chung vào giữa thế kỷ 19.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]