Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghiên cứu hoạt động truyền Pháp của Tăng Lữ Triều Đường và Nhà Sư An Nam

10/06/201101:54(Xem: 6085)
Nghiên cứu hoạt động truyền Pháp của Tăng Lữ Triều Đường và Nhà Sư An Nam


Thien_Su_2

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG TRUYỀN PHÁP

CỦA TĂNG LỮ TRIỀU ĐƯỜNG VÀ NHÀ SƯ AN NAM

GS. Tiêu Lệ Hoa (Đại học Quốc gia Đài Loan)

I.Tiền ngôn:

Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.

Căn cứ trên những sử liệu, kinh Phật, ký sự... bài viết phát họa ra con đường truyền pháp của Tăng nhân Trung Quốc vào Việt Nam và con đường Tăng nhân Việt Nam vào Đường. Qua đó có thể thấy được các hoạt động giao lưu văn hóa Phật giáo Trung Việt; từ đó có thể đối chiếu tư tưởng Phật giáo của Trung Việt, hy vọng qua đó có thể lý giải được “lịch trình tâm lộ” và tư tưởng Phật giáo của Tăng nhân Việt Nam vào Đường, đồng thời hình dung ra được trạng thái phát triển của Thiền tông Việt Nam.

II. Khái lược lịch sử phát triển của Phật giáo An Nam.

Căn cứ vào sử thư Việt Trung, Việt Nam vốn là tộc Bách Việt ở phương Nam Trung Hoa, trước khi Việt Nam tự lập quan hệ Việt Nam và Trung Quốc về các lĩnh vực văn hóa, ngôn ngữ tư tưởng hết sức mật thiết. Thời nhà Đường ở Việt Nam thiết lập An Nam đô hộ phủ, là một bộ phận của Trung Quốc, văn hóa Hán học và khoa cử đều được truyền đến An Nam.

Về phương diện tư tưởng Phật học, Việt Nam tiếp nhận tư tưởng Phật giáo ở Ấn Độ, so với Trung Quốc có thuận lợi hơn về địa lý. Nhưng đến sau thế kỷ thứ 6, Viêt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo đại thừa, đặc biệt là thiền tông. Căn cứ vào nghiên cứu của Hồ Huỳnh Minh: “Thiền tông Việt Nam là do thiền tông Trung Quốc truyền vào. Sau đó lập tức trở thành tông phái đời đời tiếp nối, thâm nhập sâu vào dân gian”. Thời kỳ hạ bán thế kỷ thứ VI, người Ấn Độ tên Tỳ Ni Đa Lưu Chi đến Trung Quốc cầu thiền, đắc tâm pháp ở Tam tổ Tăng Xán, sau đó năm 580 đến Việt Nam truyền pháp, trở thành sơ tổ thiền tông Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Năm 820, Hoa Tăng Vô Ngôn Thông đến Việt Nam truyền pháp, trở thành Vô Ngôn Thông thiền phái sơ tổ. Từ thế kỷ VII – X, Tăng nhân Trung Quốc tổ chức thành đoàn Phật giáo vân du hoằng pháp, đương thời có cao Tăng Phụng Đình pháp sư được triều Đường mời vào cung thuyết pháp vấn đạo”. Có thể thấy, ở thời kỳ nhà Đường Trung Quốc, Thiền tông của Việt Nam là Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Thiền phái Vô Ngôn Thông, cùng lúc này, Tăng nhân Việt Nam và Tăng nhân Trung Quốc cùng nhau vân du hoằng pháp. Nhưng trong số Tăng nhân Việt Nam vào Trung Quốc thời nhà Đường, không giống như Phụng Đình pháp sư vào Đường cung thuyết pháp.

Trong cách nhìn của người Việt Nam, Phật giáo thời Đường có hai đại tông phái: “1. Thiên Thai phái, là A Hàm kinh tiểu thừa lý luận, một phái khác là Tào Khê, là Thiền tông giáo lý. Hai tông phái này truyền vào Việt Nam, một do Mâu Bác và Khương Tăng Hội, một do Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông”, mà Mâu Bác và Khương Tăng Hội ở trước thời Đường, rõ ràng, Việt Nam ở thời nhà Đường lấy Thiền tông làm chủ.

Tỳ Ni Đa Lưu Chi là người đầu tiên sáng lập Thiền tông, ông là người Bà La Môn Nam Thiên Trúc, thanh niên thường đến Tây Thiên Trúc học pháp. Học chưa thành thục nhưng năm 574 đã lập tức đến Trường An. Thời kỳ Bắc Chu (580), sang Việt Nam trụ trì chùa Pháp Vân, sau truyền tông pháp cho Pháp Hiền, Pháp Hiền đệ tử hơn 300 người là thời kỳ hưng thịnh nhất của thiền tông Việt Nam. Năm thứ 9, Đường Vũ Đức (626) sư viên tịch, cũng là thời kỳ Tống Kim của Trung Quốc... Như vậy thời kỳ nhà Đường Trung Quốc (618-907) là thời kỳ Phật giáo Việt Nam, trong đó thiền tông là hưng thịnh nhất.

Ngoài ra, khi thiền sư Bá Trượng truyền pháp ở Vĩ Sơn Trung Quốc, cũng truyền cho Vô Ngôn Thông, mở ra Thiền Nam Tông Việt Nam. Năm thứ 15, Hòa Nguyên Đường (820), Vô Ngôn Thông đến Giao Chỉ, ở chùa Kiến Sơ Bắc Ninh, sau truyền cho Cảm Thành. Phái này kéo dài 14 đời, đến năm 1220, Pháp sư Hiện Quang viên tịch, cũng là hơn 400 năm.

Thiền phái Việt Nam còn có một Thiền phái nữa là Thiền Thảo Đường, sáng lập năm 1069, đã là đời nhà Tống Trung Quốc. Những kết quả rút ra trên đây về Phật giáo Việt Nam chủ yếu căn cứ vào sách “Việt Nam Phật giáo sử lược” của Trần Văn Giáp. Đối chiếu với “Thiển đàm ảnh hưởng của văn hóa và truyền bá Thiền tông trong lịch sử Việt Nam”của Trương Tiểu Hân và Phật giáo Việt Nam của Bản Bang Vệ.

III. Hoạt động truyền pháp của Tăng nhân Trung Quốc ở con đường tơ lụa trên biển.

Thời Đường, thế cục đổi mới toàn diện, vùng đất sở hữu được của chính trị bao la bát ngát. Giao thông được mở rộng, mậu dịch đối ngoại phát triển với tốc độ cao. Các nước bên ngoài Trung Quốc tranh nhau vào triều cống, người nước ngoài theo nhau vào cầu học. Đặc biệt là văn học tư tưởng đạt đến đỉnh cao của sự sáng tạo. Các hoàng đế triều đình sùng văn mộ đạo, sùng tín đạo Phật, đối với văn sĩ lễ kính có sự gia tăng. Triều Đường văn phong đỉnh thịnh, văn sĩ và tăng nhân không thể không năng thơ thiện văn. Thời kỳ Việt Nam là nội thuộc của Trung Quốc, những quan viên hoặc được phái đến hoặc bị biếm chức, trong thời gian lưu lại Việt Nam, đề xướng văn chương bồi dưỡng nhân tài, vì điều náy Tăng nhân Việt Nam biết chữ Hán, cùng với Tăng tục Trung Quốc giao lưu thuận lợi.

Sự hưng thịnh của văn học Thiền tông Phật giáo là những nét đặc sắc của văn hóa thời Đường, Tăng nhân cư sĩ Việt Nam bị cuốn hút bởi nét văn hóa đặc sắc này, nên đã nhanh chóng vào Đường cầu pháp giảng kinh, giao du cùng các danh sĩ thi nhân Trung Quốc. Xướng họa thơ văn và luận đàm thiền lý. Trong đó có những nhà sư Việt Nam tinh Hán học, tác giả thơ văn nổi tiếng Phụng Đình pháp sư, Duy Giám pháp sư, Vô Ngại Thượng nhân, Hoàng Tri tân cư sĩ giao du với danh sĩ giỏi thơ văn Trung Hoa: Vương Duy, Giả Đảo, Tương Tích. Quách Đình Dĩ trong “Trung Việt văn hóa luận tập”viết: “Thời Đường Việt Tăng Vô Ngại Thượng nhân, Phụng Đình pháp sư, Duy Giám pháp sư đều tinh thông Hán học, thường cùng với danh sĩ Trung Hoa: Vương Duy, Giả Đảo, Tương Tích giao du, xướng họa thơ văn rất nhiều”.Pháp sư Phụng Đình được vua triệu vào cung giảng kinh, sắp biệt ly có thơ: “Cung Phụng Đình pháp sư quy An Nam”

Cố hương Nam Việt ngoại
Vạn lý bạch vân phong
Kinh luân từ thiên khứ
Hương hoa nhập hải phùng
Lộ đào thanh phạn triệt
Thần các hóa thành trọng
Tâm đào Trường An mạch
Giao Châu hậu dạ chung
(Toàn Đường thi quyển 333.)

Thiền sư Duy giám được mời vào triều Đướng thuyết pháp, khi về nước Giả Đảo làm bài thơ: “Tống An Nam Duy Giám pháp sư”

Giảng kinh xuân điện lý
Hoa nhiễu ngự sàng phi
Nam hải kỷ hồi độ
Cực sơn lâm lão quy
Hồ giao man thảo lạc
Nguyệt thấp đảo tùng vi
Không thủy như ký bỉ
Vãng lai tiêu tức hi
(Toàn Đường thi, quyển 572)

Còn có một Thiền Tăng Việt Nam sau khi cầu pháp học đạo, ẩn tu ở Trung sơn, nổi danh đạo đức học vấn, Tương Tích làm bài thơ tống biệt “Sơn Trung Tằng Nhật Nam Tăng”

Độc hướng song phong lão
Tùng môn bế lưỡng nhai
Phiên kinh thượng tiêu diệp
Treo nạp lạc đằng hoa
Trụ thạch tân khai tỉnh
Xuyên lam tự chúng trà
Thời Phùng Nam Hải khách
Man ngữ vấn thùy gia
(Toàn Đường thi quyển 384)

Trên đây là những Tăng nhân nổi tiếng thời Đường biểu thị tình cảm đối với Tăng nhân An Nam khi tống biệt, những tác phẩm này đều có trong “Toàn Đường Thi”. Tuy nhiên, những tác phẩm trên đây không thể nói rõ sự việc cụ thể của Thiền Tăng Việt Nam, mà chỉ có thể biết họ là người Việt Nam, đến và đi bằng đường biển, trở về Việt Nam cũng bằng đường biển, thi nhân tưởng nhớ họ cũng như biển nước vậy!

Căn cứ vào đoạn ghi chép này và căn cứ vào “Nhập tứ đi lộ trình”của Cổ Đam (618-906), có thể thấy cụ thể con đường biển đi từ Quảng Châu Trung Quốc đến các nước vùng Nam Hải. Ngày nay có thể hình dung là của triều Đường và các nước Nam Hải bằng đường biển xuất phát từ Quảng Châu là từ Nam Hải đi Mã Lục Giáp Hải Hiệp, qua Ấn Độ Dương đến Tây Á và Đông Phi. Trung Quốc từ Tây Hán đã đến Ấn Độ bằng đường biển, sau đó lại đến Vịnh Ba Tư. Tuy nhiên đến thời nhà Đường, Cổ Đam tập đại thành lại ghi chép những điểm xa nhất của điểm cuối cùng dài dằng dặc trên tuyến đường biển và ghi lại thuyền đi qua Hương Cảng, điểm chuyển hướng và trình tận cùng của đường biển, trở thành một công việc vô tiền khoáng hậu.

Đồn Môn Sơn trong bài viết chỉ ra, là căn cứ vào sự khảo đính của Nam Minh Tử người Kim và tỉnh Quảng Đông thì phương hướng và hình dung một dải như sau: Điểm đầu của An Nam lấy phía Nam, Đại Dữ Sơn Hương Cảng lấy phía Bắc, ngày nay là Tây Bắc bán đảo Cửu Long; Cửu Châu Thạnh chỉ ngày nay là mặt Đông Bắc của Thất Châu Lê Đảo đảo Hải Nam. “Hựu Nam nhị nhật chí Tượng Thạch(Nam hai ngày đến Tượng Thạch) (ngày nay là mặt Đông Nam của đảo đai châu Đảo Hải Nam, lại “Tây Nam tam nhật hành”(Tây Nam ba ngày đi), đến Cù Lao Chàm, nay là đảo Chămpa Việt Nam; “Nam nhị nhật hành chí Lăng Sơn” (Bờ Đông Nam của Quy Nhơn Việt Nam); đi một ngày đến Môn Độc Quốc (nay chỉ Cap Varella), lại đi một ngày đến (Kau tha ra_nay là Nha Trang Việt Nam), lại đi nữa ngày đến Panduranga, nay là Phan Rang Việt Nam, lại đi hai ngày đến Pou lo Condore, ngày nay là núi Côn Lôn Việt Nam.

Như vậy có thể thấy với tuyến đường này mà xuất phát từ Quảng Châu, hành trình cần đúng 12 ngày mới rời khỏi Việt Nam. Ví dụ mục đích là Việt Nam, hành trình trên biển 7 ngày có thể đến Cù Lao Chàm, tức Cham Pa của Việt Nam ngày nay, 9 ngày có thể đến được Lăng Sơn, nay là Quy Nhơn Việt Nam, 10 ngày có thể đến Môn Độc Quốc, ngày nay là Cap Varella, 11 ngày có thể đến được Kauthara, ngày nay là Nha Trang, 11 ngày rưỡi có thể đến được Panduranga, nay là Phan Rang, 12 ngày rưỡi có thể đến được Pou lo Condore, ngày nay là đảo Côn Lôn Việt Nam. Những hành trình này có thể tham khảo mục địa đô của mục phụ lục cuốn “Đại Đường cao Tăng cầu pháp Tây Vực truyện”của Nghĩa Tịnh.

Thư tịch cổ đại ghi chép không nhiều về giao thông trên biển trong dân gian, người ngày nay ở mức độ khác nhau, để hiểu được tình hình giao thông trên biển thời đại nhà Đường, đều phải dựa vào ghi chép của những Tăng đoàn Phật giáo hành Tây cầu pháp. Ngày nay, chúng tôi muốn tìm hiểu giao thông hải bộ thời tiền nhà Đường chủ yếu căn cứ vào trong “Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao Tăng truyện”của Tăng nhân Nghĩa Tịnh mới có được thông tin. Nghĩa Tịnh ở thời kỳ Thất Lợi Phật thất, viết hai cuốn sách đặc biệt quan trọng “Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao Tăng truyện”“Nam Hải Ký Quy nội pháp truyện”,trong đó trực tiếp phản ánh sự giao lưu của nhà Đường với bên ngoài, đặc biệt là “cầu pháp truyện”chủ yếu là Nghĩa Tịnh ghi lại, những điều tai nghe mắt thấy của Tăng đồ trên đường đến Tây Vực lấy Kinh cầu Pháp, để hiểu về tình hình giao thông đối ngoại đương thời thì những tư liệu vừa nêu là những tư liệu vô cùng quý báu. “Cầu pháp truyện”thâu thập ghi chép trong 50 từ năm thứ 15 Trình Quán Thái Tông (641) đến năm thứ (691) Vũ Hậu Thiên Thụ, ghi chép được 33 tập, 56 người lần lược đến Nam Hải và Ấn Độ kinh lịch cầu pháp và du lịch, trong đó có tuyến đường 4 người 4 tập không rõ tác giả; tuyến đường bộ đến Ấn Độ 18 người 12 tập, hải lộ đến Ấn Độ là 34 người, 21 tập. Do tỉ suất số lần Tây hành của hai lộ so với lục lộ là: 2,3,1 mà so với số người cũng là: 1,9,1 như vậy, có thể biết ở thời kỳ hạ bán thế kỷ VII, sự giao lưu đối ngoại trên tuyến đường bộ vô cùng phát triển, giao thông trên biển cũng đặc biệt phồn thịnh, đồng thời cũng hé lộ ra xu thế địa vị thời đại đường bộ.

Căn cứ vào sự khảo sát của Nghiêm Canh Vọng trong “Đường đại giao thông đồ khảo”từ Tây Bắc An Nam (Hà Nội) đi đường bộ đến Phong Châu, sau đó đi tiếp bằng đường thủy, tổng cộng 1550 dặm (1dăm = ½ km), đi An Nam mất 2 ngày đường. Tuyến đường đều thuộc An Nam phủ từ Đông Nam Chá đông đến An Nam phủ, đi đường thủy tương đương 35 ngày đường, khoảng hơn 2400 dặm. Năm 679, triều Đường thiết lập ở Việt Nam An Nam đô hộ phủ, căn cứ vào sự khảo sát của (Pháp) Bá hi “An Nam đô hộ phủ là ở nơi Cao Biền xây thành. Thành Cao Biền ngày nay nằm ở sảnh đua ngựa phía Tây Bắc thành Hà Nội? Còn nhìn thấy di tích”. Đây là điểm xuất phát của tuyến đường bộ, có nhiều Tăng nhân từ Việt Nam xuyên Việt, Quảng Châu đến Ấn Độ thường thường lấy Hà Nội làm điểm xuất phát. Do vậy có thể nói, ở thời kỳ nhà Đường, Việt Nam là trạm trung chuyển của con đường tơ lụa trên biển và là nơi khởi điểm của tuyến đường bộ Nam hành.

Bài viết căn cứ vào những văn hiến trọng yếu sau đây: “Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao Tăng truyện”, “Cao Tăng Truyện”, “Tục Cao Tăng Truyện”, “Khai Nguyên Thích Giáo Lục”, “Trinh Nguyên Tân Định Thích Giáo Lục” “Đại Chính Tạng”,đồng thời tham khảo “Tấn Đường thời kỳ Nam Hải cầu Pháp cao Tăng quần thể nghiên cứu”[1].Chỉnh lý những tư liệu thời kỳ Tăng nhân thời Đường đến Nam Hải và Tăng nhân Nam Hải vào nhà Đường thành một bản dưới đây: Đường đại Tăng nhân đến Nam Hải cầu pháp.

Bảng 1: Tăng Nhân Đường Đến Nam Hải Cầu Pháp

Danh tính

Thuộc quốc

Truyền pháp hành tích

Tình hình dịch kinh

Thời gian

Xuất xứ

Đàm Nhuận

Người Lạc Dương

Khởi hành từ Giao Chỉ đi bằng thuyền, đi đường biển xuống phía Nam, tấy Ấn Độ, đến Kha Lăng (nay là Đảo Man Đan) Bắt Bột bồn quốc, mắc bệnh qua đời, năm 30 tuổi.

Năm 664-665?

Vận Kỳ “Dữ Đàm Nhuận đồng du” (cùng với Đàm Nhuận cùng đi), Vận Kỳ và Hội Ninh đồng thời cùng với Lân Đức Trung (664-665) đi về phía Tây, tức là cùng đi với Đàm Nhuận

“Đại Đường Tây Vực cầu Pháp cao Tăng truyền”quyển thượng, trang 97.

Hội Ninh

Người Ích Châu Thành Đồ

Theo Lân Đức đi Nam Hải, trôi nổi trên thuyền sau đó đến Kha Lăng. Dừng lại 3 năm, dịch câu chuyện Như Lai hóa thân nhập Niết Bàn cho nước Jna-nadhadra, ước khoảng hơn 60 quyển. Hội Ninh hoàn thành được A Hòm Ma bản, theo mệnh tiểu Tăng Vận Kỳ phụng biểu ôm kinh, còn đến Giao phủ, đến trạm dịch kinh thành, dâng lên cung vua. Liên vận từ kinh thành còn đến Giao Chỉ, báo cáo trừ đạo tục, được tăng mấy trăm xúc xấp lụa, lại thăm Kha Lăng, báo đức Trí Hiền, cùng Hội Ninh tương kiến, …. Sau cùng không rõ thế nào?

5 năm 671-695

“Tống cao Tăng truyện”quyển 1, trang 1-4; “Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao Tăng truyện”; “Khai nguyên phiên giáo”,quyển 9, “trinh nguyên tân định phiên giáo mục lục”,quyển mười ba; “Đại chính tạng”quyển 54, trang: 568-569, 869-872.

Nghĩa Tịnh Phạn danh

Param-

arrthadeva

Người Tề Châu

Nghĩa Tịnh (635-713) tục danh Trương Văn Minh, xuất gia từ nhỏ, 15 tuổi đã có ý chí Tây du, năm 37 thực hiện ý chí này. Ban đâu đi đến Quảng Châu, được hơn 10 người đồng chí, đi bằng thuyền biển, sau tất cả đều rút lui , duy chỉ Tịnh và tiểu Tăng tiếp tục cuộc hành trình, đi qua các nước Nam Hải, ở Nam Hải 4 năm 2 tháng (673) đến phía Đông Ấn Độ. Sau đó đi chu du ngũ Ấn, đi khắp nơi lễ thánh tích, và học tập ở chùa: Na Lan Đà 10 năm. Vũ Hậu thùy Củng Nguyên năm 685, rời chùa Na Lan Đà, đi đường biển quay về Đông, lại về Thất Lợi Phật Thệ, và dừng lại ở đây gần 10 năm, trong thời gian này năm 689 trở về Quảng Châu tìm kiếm sự trợ giúp về giấy mực, tháng 11

“Sinh nghĩa quỹ”5 bộ căn cứ vào sự học giả của đương đại, Tinh dịch những kinh điển sau: “Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ luật”,7 bộ 50 quyển, tác giả khác Nam Hải

Danh tính

Thuộc quốc

Truyền pháp hành tích

Tình hình dịch kinh

Thời gian

Xuất xứ

Cùng 4 người quay trở về Phật Thệ. Sau đó năm thứ II, Trường Thọ (693) đi thuyền buôn trở về Quảng Châu, trụ ở Quảng Châu hơn 1 năm, và năm 695, Nguyên Thánh Đăng đến kinh thành Lạc Dương, từ đó trở về sau ở Kinh thành Lạc Dương, Trường An dịch kinh cho đến khi qua đời.

Lục “Tây Phương Ký”,“Tây phương thập đức truyện”và “trung phương lục”,tổng cộng là 4 bộ. Ngày nay đều không còn.

Nghĩa Lãng

Người Nghĩa Châu thành đô

Cùng với Châu Tăng Chí Ngạn và nghĩa đệ Huyền Cộng đến Lôi Minh (huyện Khâm Châu Quảng Tây), cùng đi thương thuyền vượt qua Phù Nam bằng thuyền lớn (Nam bộ Việt Nam), đi qua Kedha, Ma Laisia. Quốc vương tiếp đón nghi lễ cấp cao. Trí Ngạn vì bệnh qua đời, Lãng Công và đệ tử đến Sư Tử Châu tìm sách lạ, cuối cùng không rõ thế nào?

Khởi hành khoảng năm 671

“Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao Tăng truyện” quyển thượng trang 72-73.

Trí Ngạn

Người Thành đô

Đồng hành cùng với Nghĩa Lãng, đến Ma Lai sia mắc bệnh qua đời.

Khởi hành khoảng năm 671

Như trên

Nghĩa Huyền

Người Thành đô

Tiểu đệ của Nghĩa Lãng đồng hành cùng Nghĩa Lãng

Khởi hành khoảng năm 671

Như trên

Thiện Hành

Người Tấn Châu

Đệ tử của Nghĩa Tịnh, cùng Nghĩa Tịnh vượt biên đến Thất Lợi Phật Thệ. Do nhớ quê nên dầu bệnh nặng vẫn trở về năm ấy hơn 30 tuổi.

Khởi hành khoảng năm 671

“Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao Tăng truyện”quyển thượng trang 167.

Tăng Triết

Người Lệ Châu

Sùng mộ thánh tích, vượt biên đến Ấn, tuy đã đến Tây Thổ, nhưng vẫn đi hành hương nhiều nơi. Sau đó quay về Đông Ấn Độ Tam Ma Đất Đà Quốc, ở lại Quốc Vương Tự. Nghĩa Tịnh trong thời gian ở Ấn Độ tìm hiểu một số thông tin khác.

Sau năm 671 không lâu “Huyền quỳ truyện”viết: “Tăng Triết đến Ấn Độ, nhưng Người đã chết”. Cuối năm 672 cùng với Tịnh đến Quảng Châu. Triết cũng ở nơi này không lâu lắm.

“Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao Tăng truyện”quyển thượng trang 169.

Huyền Du

Người nước Cao Lệ

Đệ tử của Tăng Triết, cùng với Tăng Triết vượt biển Tây và xuất gia ở Sư Tử Quốc

Không lâu sau năm 671

“Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao Tăng truyện”quyển thượng trang 174.

Linh Vận

Tên Ấn Độ:

Prajnadeva

Người Tương Dương

Cùng với Tăng Triết đi đường biển đến Ấn Độ thuần thục Phạn Ngữ như người sở tại, quân vương kính trọng, họa chân dung Từ Thị (Phật di Lặc, tượng gỗ Bồ Đề ở chùa Na Lan tha, đem về nước, quảng hưng Phật sự.

Khoảng năm 671

“Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao Tăng truyện”quyển thượng trang 168.


Danh tính

Thuộc quốc

Truyền pháp hành tích

Tình hình dịch kinh

Thời gian

Xuất xứ

Trí Hoằng

Người Lạc Dương

Cháu của Vương Huyền Sách, xuất gia từ trong phủ, khác vọng đến lễ Tây Thiên, cùng hẹn ước với Vô Hành thiền sư, cùng nhau quyết chí lên thuyền đến Tây Thiên. Lênh đênh trên biển thời gian dài. Do không thuận buồm xuôi gió nên trôi dạt trên biển, sau quay về hướng Giao Châu, ở lại một mùa hè, đến cuối đông lập tức lên đường, hướng đến Hải Tân Thần Vịnh, lên thuyền Nam du, đến Thất Lợi Phật Thệ Quốc. Sau đó vượt sóng gió đến Ấn Độ, đến chùa Đại Giác, ở lại 2 năm nhuần nhuyễn Thanh luận, có thể viết bằng tiếng Phạn. Ở chùa Na Lan Tha, chính thức mở ra cái nhìn Đại thừa, ở tín giả đạo tràng, truyền công tiểu giáo. Học Đức Quang (Duoaprabha) luật sư “Luật kinh”, ông vừa nghe vừa dịch, quý giá công phu về sau không rõ nữa.

Khởi hành năm 671-695

“Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao Tăng truyện”trang 174-175

Vô Hành

Phạn tên:

Prajnadeve

Người Kinh Châu

Cùng với Trí Hoằng pháp sư vượt biển Tây hành, 1 tháng đến Thất Lợi Phật Thệ Quốc, Quốc Vương hậu lễ, mọi sự đều cung dưỡng. Sau đi thuyền, sau 15 ngày đến Mạt Lô Du châu (đảo của Indonesia), sau đó vượt qua một số nước Nam Ấn Độ ngày nay, đến Sư Tử Quốc. Về sau từ Sư Tử Quốc vượt biên đến Kha Lợi Kê Lô Quốc, dừng lại một năm cùng Trí Hoằng đồng hành trở về Đông Ấn Độ. Vào Đại Giác Tự, được làm chủ nhân (tức tự nội đường chủ), không lâu sau đến Na Lan Đà tự học “Du Già” “Trung Quán”, “Câu Xá”trở lại Đê Lô Trà tự học Nhân Minh. Nghĩa Tịnh lúc này ở Ấn Độ thường trở về. Sau chia tay Nghĩa Tịnh trở về Na Lan Đà, đi theo đường bộ về nước, đột nhiên về Bắc Ấn Độ.

Trong thời gian ở Ấn Độ“A cập ma kinh” phiên dịch bộ phận kinh Như Lai nhập Niết Bàn, lược làm 3 quyển, nội dung tương đồng với Hội Ninh và Kha Lăng Quốc Da Văn Tăng Nhược Na bạt Đà Lô ở Thất Lợi Phật Thệ cùng phiên “Đại Niết Bàn kinh hậu phân”.Về sau đột nhiên mang theo toàn bộ số kinh đã dịch và Phạn bản mang về nước và được sắc phong thụ hưởng của chùa Tây Kinh Hoa Nghiêm. Thiện Vô Úy và Sa Môn Nhất Hành ở bên Phạn, tìm ra nhiều bản Mật giáo tổng trì kinh điển, và ra sức phiên dịch. Điều này cho thấy Phạn bản tìm được phần nhiều Mật giáo điển tịch. Bản phiên dịch và bản du ký “Trung Thiên Trúc phụ thư” nay thấy truyền.

Khởi trình 671-695

“Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao Tăng truyện”quyển thượng trang 182-283. “Tống cao Tăng truyện”quyển 2, “Thiền hành úy truyện”,trang 20, “Khai nguyên thích giáo lục”quyển 10; Đại chính tạng quyển 54, trang 572.

Huyền Quỳ

Người Nhuận Châu Giang Ninh

Có chí sang Tây cầu pháp, gặp Nghĩa Tịnh ở Đan Dương (nay là Nam Kinh) cùng hẹn đi Nam. Ở Hàm Thưởng 2 năm (672) đi Quảng Châu, định lên đường Tây hành, nhưng do nhiễm gió, không thực hiện được viễn hoài, buồn bã mà quay về… không lâu sau bệnh năng qua đời.

Cuối năm 672 ở Quảng Châu chuẩn bị vượt biên Tây hành

“Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao Tăng truyện”quyển thượng trang 145-146.

Đại Tân

Lệ Châu

Ở đởi Đường Vĩnh Thuận nhị niên (683) kết hợp nhiều người, sau hơn 1 tháng lênh đênh trên biển, đến Thất Lợi Phật Thệ Châu, dừng lại vài ngày, giải Côn Luân ngữ, tích cực học tập chữ Phạn. Sau đó Nghĩa Tịnh từ Ấn Độ trở về. Lúc này ở Thiên Trúc đâu đâu cũng có chùa. Trong khi đó Thần Châu (Trung Quốc) độc vô (không có một cái nào), bèn mời Đại Tân quay về Đường xin hoàng đế xây chùa Tây Phương. Ngày 15 tháng 5 năm 691, lên thuyền hướng Trường An trở về, đồng thời cùng với Nghĩa Tịnh dịch kinh mới: “Tạp kinh luận” 10 quyển, “Nam Hải ký quy nội pháp truyện”, 4 quyển, “Tây Vực cầu pháp cao Tăng truyện”,hai quyển đến bắc sư phụng thượng.

Năm 683-69

“Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao Tăng truyện”quyển thượng trang 207-208.


Danh tính

Thuộc quốc

Truyền pháp hành tích

Tình hình dịch kinh

Thời gian

Xuất xứ

Pháp Thần

Kinh Châu

Cùng với thừa Ngộ Thừa Như vượt biện đến Ấn Độ nhưng đến Nam Hải Đê Trà Quốc trúng bệnh mà qua đời

Khởi trình trước 685

“Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao Tăng truyện”quyển thượng trang 206.

Thừa Ngộ

Người Kinh Châu

Cùng với Pháp Thần Thừa Như vượt biển Tây hành, đến Đê Trà Quốc, Pháp Thần đột nhiên mắc bệnh, cùng với Thừa Như lên thuyền trở về đông, đến Lâm Ấp đột nhiên mắc bệnh qua đời.

Khởi trình trước năm 685

“Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao Tăng truyện” quyển thượng trang 206.

Thừa Như

Người Nhiễm Châu

Cùng với Pháp Thần, Thừa Như vượt biển Tây hành, đến Đê Trà Quốc, Pháp Thần đột nhiên mắc bệnh, nên phải quay trở về, đến Lâm Ấp Thừa Ngộ lại qua đời một mình trở về

Khởi hành trước 685

“Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao Tăng truyện”quyển thượng trang 206.

Đạo Lâm

Phạn danh

Cintadeva

Người Ích Châu

Khởi hành bằng thuyền từ Giao Chỉ vượt biên Tây hành, kinh qua Kha Lăng đến Sư Tử Quốc, có khác vọng lấy răng Phật về nước cúng dường, làm cho nhân dân trong nước giác ngộ, đã nhiều lần bị lăng nhục. Sau từ Bắc đến Nam Ấn Độ, tin đồn truyền đến Đại Giác Tự, về sau thế nào không rõ.

Trước năm 666-667

“Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao Tăng truyện”quyển thượng trang 211-216.Trinh

Trinh Cố

Phạn danh

Salagupta

Người Trịnh Châu

14 tuổi xuất gia, có chí hướng đến Sư Tử Châu đảnh lễ răng Phật, du ngoạn thắng tích. Trong thời gian (685-688) trụ tích chùa Thanh Viễn Hiệp Sơn. Tháng 7 năm 689, Vĩnh Xương Nguyên niên, Nghĩa Tịnh đi thuyền từ Thất Lợi Phật Thệ, đến Quảng Châu mua giấy mực đồng thời mời thêm đồng đạo đến Phật Thệ dịch kinh. Trịnh Cố cùng với đệ tử Hoài Nghiệp và 4 sư Tăng nữa thuận theo lời mời của Tịnh tháng 11 năm đó đi thuyền trở về Phật Thệ, cùng nhau tham gia dịch kinh. Năm thứ 2 Trường Thọ (693), Nghĩa Tịnh trở về Quảng Châu phủ, chưa đầy 3 ngày bị bệnh chết.

Trước năm 689-693

“Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao Tăng truyện”quyển thượng trang 211-216

Tân La Lăng Nhị Nhân

Người Tân La

Xuất phát từ Trường An, vượt biên đến Thất Lợi Phật Thệ (đảo của Indonesia), mắc bệnh qua đời.

Trước năm 691

“Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao Tăng truyện”quyển thượng trang 45.

Thường Mẫn và một đệ tử

Người Tịnh Châu

Có khác vọng vượt biên đến Tây Trúc lấy kinh, đến Hải Tân, lên thuyền Nam chinh, đến Kha Lăng Quốc. Từ đó đi thuyền đến Mạt La Du (Malayu, một đảo ở phía Tây Indonesia). Từ nước này đi bằng thuyền đến Thiên Trúc, nhưng vì thuyền vỡ, chúng sinh tranh đoạt lên thuyền nhỏ thoát thân. Trên thuyền chủ yếu là Tín sĩ (tức nam Phật tử), nỗ lực đưa Thường Mẫn sang thuyền nhỏ thoát thân. Mẫn giục những thoát thân được cứu, thề cùng tồn vong cùng thuyền lớn , hướng về Tây Phương niệm Phật, thuyền chìm cùng đệ tử bỏ mạng dưới biển.

Trước năm 691

“Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao Tăng truyện”quyển thượng trang 51-52.

Bỉ An

Trí An

Người Cao Xương

Thiếu niên trưởng thành ở Kinh sư, truyền đăng thị niệm trên đường Đông quy mắc bệnh qua đời.

Trước năm 691

“Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao Tăng truyện”quyển thượng trang 95-96.

Nghĩa Huy

Người Lạc Dương

Nghe “Nhiếp Đại thừa luận”“Câu xá luận”,cái nhìn có dị đồng, tính tình sai lệch, hơn nữa có dị giục xem Phạn bản, thân thính vi ngôn, đến Tây Trúc. Trên đường từ Hải Lăng về nước đến Malaisia ngày nay mắc bệnh qua đời.

Trước năm 691

“Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao Tăng truyện” quyển thượng trang 141.

Đàm Quang

Người Kim Châu

Đi đường biển đến Ấn Độ, đến Đông Ấn Độ Kha Lợi Kê La Quốc, sau đó không rõ

Trước năm 691

“Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao Tăng truyện”quyển thượng trang 141.

Huệ Mệnh

Người Kim Châu

Đi thuyền đến Ấn Độ, qua Chăm Pa (Trung bộ Việt Nam ngày nay), gặp bão sau đó về nước.

Trước năm 691

“Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao Tăng truyện”quyển thượng trang 143.

Huệ Nhật

Người Đông Lai

Năm 684, Triều Đường Trung Tông, làm Sa Di, gặp Nghĩa Tịnh Tam Tạng, quyết chí đến Tây Trúc, tâm hằng ái mộ. Sau đó du lãm Tây Trúc, đi dường biển xuống Nam Hải, kinh qua Côn Luân, Phật Thệ, Sư Tử Quốc, 3 năm sau đến Ấn Độ, đi lễ thánh tích khắp nơi, truy tìm Phạn bản, qua 113 năm tích lũy chuẩn bị hồi hương, một mình tìm kiếm, lại qua 4 năm nữa, đi qua hơn 70 nước, tổng cộng là hơn 118 năm, đến năm Khai Nguyên thứ 7 (719) về đến Trường An, trở về hoằng pháp trên quê hương.

“Tống cao Tăng truyện”quyển 29, trang 722-723; “Phật tổ tông ký”quyển 40, trang 1669.

Huệ Triệu

Người Tân La

Thời gian vào Trung Quốc không thể khảo được, Khai Nguyên năm thứ 7 (791), Mật Tông đại sư Kim Cương Trí đi đường biển đến Quảng Châu, Huệ Triệu trở thành đệ tử thọ nghiệp. Khoảng Khai Nguyên năm thứ 11 (723) khởi trình bằng đường biển đến Ấn Độ cầu pháp , đi qua các nước Nam Hải đến Đông Ấn Độ, sau đó đi tuần du vòng quanh Thiên Trúc, cuối cùng đi đến các vùng đất Trung Á, năm Khai Nguyên thứ 15 (727) thượng tuần tháng 11 về đến Trường An. Sau khi về nước ở chùa Đại Tiến Phúc ở Trường An, tiếp tục thụ nghiệp đệ tử môn hạ Kim Cương Trí. Sau khi Kim Cương Trí qua đời, lại cùng với sư bất không nghiên cứu kinh luận tam Tạng, mất khoảng thời gian năm Kiến Trung (780-783).

“Đại thừa Du già Kim Cương tính, Hải Nam thù thất lợi thiên tý thiên bát đại giáo vương kinh”dưới sự chỉ đạo của Kim Cương Trí và Bất Không đồng thời Đức Tông Kiến Trung Nguyên năm thứ 780 ở Ngũ Đài Sơn đem kinh này chép ra.

Năm 723-727

Tác giả Triệu Huệ, Trương nghị dịch và chú giải “Vãng ngũ thiên Trúc quốc truyện”Trung Hoa thư cục, năm 2000.

Bất Không

Phạn danh

Amoghavajra

Người Bắc Ấn Độ

Từ nhỏ không dựa dẫm, cùng với thúc phụ thăm Quang Đông Quốc, năm 15 tuổi Sư có thể thiện giải tất cả Kim Cương Trí Tam Tạng biết nhiều dị ngữ, thường dịch kinh Phật. Năm 723, Trí tịch ở Lạc Dương, Không phụng chỉ về ngũ Thiên Trúc và Sư Tử Quốc, mùa đông năm 741 đến Nam Hải quận bằng thuyền, dẫn đệ tử Hàm Quang và 27 người khác phụng quốc tín đi qua các nước Nam Hải, về đến Sư Tử Quốc, quốc vương Sư Tử quốc lễ ngộ kỳ hậu, Không trước đây đã thụ nhận từ Phổ Hiền A các Lê năm bộ Quán đỉnh, tự đến học sư Vô Thường đi khắp nơi tìm kiếm Mật tạng và các kinh luận khác, khoảng hơn 500 bộ, nhiều lần chu du cảnh Ấn Độ. Năm 746 trở về kinh, Huyền Tông triệu nhập nội, lập Đạo Trường Quán Đỉnh. Túc Tông năm (756-762) ra lệnh thu thập toàn bộ Phạn văn ngoại quốc thời đại trước, tu bổ tác giả thất lạc. Đến thời nhà Tống tiếp tục dịch kinh, mất năm 774, hưởng 70 tuổi.

Bất Không hành Tây cầu pháp từ năm 742, được Phạn bản “Du già chân ngôn kinh luận”hơn 500 bộ, sau khi về nước năm 746-774, dịch được 77 bộ, hơn 120 quyển, là một trong tứ đại gia phiên dịch kinh Phật Trung Quốc thời kỳ cổ đại, cũng là một trong Mật giáo Khai Nguyên Tam đại thổ, những kinh điển chủ yếu là Mật Tông

Năm 742-746

“Tống cao Tăng truyện”quyển 1, trang 612, Triệu Thiền tuyển “Quảng Trí Bất Không Tam Tạng hành trạng” “Trinh Nguyên tân giáo lục”quyển 15, “Đại chính tạng” quyển 54, trang 881-884; 748-757.

Hàm Quang

hội biên

Bất tường

Năm 741 theo Bất Không Kim Cương lên thuyền vượt biển, đến Ngũ Thiên Trúc và Sư Tử quốc, Tôn Hiền A Các Lê của nước này xây dựng Đại bi thái tạng đàn, cho Quang và Huệ Biện đồng thâu nhận năm bộ Quán Đỉnh pháp, Thiên Bảo lục niên năm 747, trở về Trường An, Bất Không dịch kinh, thường thường tham nghĩa Hoa Phạn, sau không biết thế nào?

Năm 742-746

“Tống cao Tăng truyện”quyển 27, bản truyện, trang 679.

Ngộ Không

Phạn danh

Dharmadhatu

Người Bắc Triệu

Đường Thái Tông Thiên Bảo năm thứ 9 (750) Kapisa quốc phái thủ lĩnh Sa Bà Đạt Can và Tam Tạng Xá Lợi Việt Ma Lai triều, xin phái tuần an. Năm sau, cứu Trung phái Trương Thao Quang đem quốc tín hành quan kiêm nại, hơn 40 người đến Kapisa. Đô thành Kiện Đà La quốc, khi phái đoàn về nước, Ngô Không mắc bệnh không thể trở về đành lưu lại Kapisa. Sau khi khỏi bệnh từ Túc Tông đến Đức Nhị năm 757 xuất gia làm Tăng ở chùa Y Xá Lợi Việt Ma, hiệu là Đạt Ma Đà Đô, Hoa ngôn pháp giới, sau khi xuất gia học Phạn điển, du lịch nhiều nơi Thiên Trúc tổng cộng hơn 40 năm. Nhưng sau vì nhớ quê hương Trung Quốc mà trở về quê hương. Sắp ly biệt, sư mang theo Tam kinh Phạn bản: Thập Địa, Hồi Hướng Luân, Thập Lực, và Phật Nha xá Lợi. Trên đường trở về quê hương phiên dịch “Thập lực kinh”khi đi qua Bắc Đình đô hộ phủ cùng với Giới pháp Tam Tạng dịch “Thập dực hồi hướng luân kinh”.Năm 789 về đến Trường An, dâng xá lợi Phật Nha và kinh bản. Khi Không Tây hành là hơn 20 tuổi, khi về ngoài 60, thời gian dài nhất lưu lại Ấn Độ cầu pháp, Ngộ Không về nước đánh dấu hoạt động cầu pháp Hán Đường chính thức kết thúc.

Kinh mà Ngô Không lấy được và dịch là: “Tam kinh: Thập địa; hồi hướng luân; Thập lực”do Nguyên Chiếu thu thập trong Khai Nguyên Lục”.

“Tống cao Tăng truyện”bản truyện quyển , trang 50-51, Viện Chiếu: “Đại Đường Tân dịch thập địa kinh” “Đại Chính Tạng”quyển 17, trang 715-717.

Bảng 2: Tăng Nhân Việt Nam Nhập Đường Truyền Pháp

Vận Kỳ

Người Giao Châu

Cùng Đàm Nhuận đồng du, thụ bối Trượng Trí Hiền, trở về Nam Hải đã hơn 10 năm, giỏi Côn Luân Ngữ. Sau này quy tục, ở lại Thất Lợi Phật Thệ Quốc, trở lại Hồng Ba, đến Lạc Dương Tăng Hội Ninh những kinh luận Phật đã dịch, sau trở về Phật Thệ định cư

Đến Lạc Dương Tăng Hội Ninh” Đại Niết Bàn kinh hậu phân”

Năm 664-665

“Đại Đường Tây Vực cầu Pháp cao Tăng truyện”quyển thượng trang 81.

Khuy Xung

Pháp sư

Phạn danh

Citradeva

Người Giao Châu

(Hà Nội)

Cùng Minh Viễn đi thuyền vượt biển Nam Hải, đến Sư Tử Châu, đến Tây Ấn Độ, gặp sư Huyền Chiếu, cùng nhau đến thăm viếng Trung Thổ, thông minh, thông thạo Phạn kinh, đến nơi sở tại, nỗ lực diễn xướng. Thủ lễ Bồ Đề thọ, đến Vương Xá thành tương ngộ Tật Trúc Viên, lưu lại lâu sau thì Qua đời, hơn 30 tuổi.

Năm 66-667 Khuy Xung ở Ấn cùng với Huyền Chiếu tương kiến, Huyền Chiếu lần thứ hai đến Ấn Độ trong thời gian 666-667

“Đại Đường Tây Vực cầu Pháp cao Tăng truyện”quyển thượng trang 84.

Đai Thừa Đăng

Phạn danh Mahayan-

apradipa

Người Ái Châu

Từ thuở nhỏ cùng cha mẹ đến Độ Hòa La Bát Đế quốc (Thái lan_Dvarapati) chính tại đây xuất gia, sau cùng với Đường Đàm Tự vào kinh, thọ nghiệp với Huyền Quang pháp sư, quyết chí đến Tây cầu pháp đi đường biển vượt qua Sư Tử quốc đến Nam Ấn Độ, trở về đến Đam Ma Lê Đế quốc Đông Ấn Độ tại đây tương ngộ với Nghĩa Tịnh, cùng nhau đến Trung Tây Trúc du học, một năm ở Na Lan Đà, sau chuyển đến chùa ở Trung Thiên Trúc, thời gian khoảng 16 năm.

Trước năm 671, Khoảng cuối năm 671, Nghĩa Tịnh đến Đam Ma Lập Đế quốc cùng Nghĩa Tịnh tương ngộ ở đây, cùng nhau Tây hành

“Đại Đường Tây Vực cầu Pháp cao Tăng truyện”quyển thượng trang 84

Giải Thoát Thiên

Phan danh

Moksade

Người Giao Châu

Đi thuyền đến biển Nam, chu du qua nhiều nước, đến chùa Đại Giác Ấn Độ, đi nhiều nơi lễ thánh tích, qua đời tại đây, trong thời gian khoảng 24-25 tuổi.

Trước năm 691

“Đại Đường Tây Vực cầu Pháp cao Tăng truyện” quyển thượng trang 83.

Trí Hành

Phạn danh

Prajnade

Người Ái Châu

Đi thuyền đến Nam Hải thăm viếng Ấn Độ, đi lễ nhiều nơi, qua đời tại chùa Tín Giả, Khoảng 50 tuổi.

Trước năm 691

“Đại Đường Tây Vực cầu Pháp cao Tăng truyện” quyển thượng trang 87

Huệ Diễn

Người Giao Châu

Đến Tăng Kha La quốc (Sư Tử quốc) dừng lại ở đây, sau đó không biết?

Trước năm 691

“Đại Đường Tây Vực cầu Pháp cao Tăng truyện”quyển thượng trang 86.

Qua bảng liệt kê trên đây có thể thấy, Tăng nhân đời Đường phần nhiều đều kết bạn Đông du, Nam hành, bất luận là đến Kha Lăng (một hòn đảo của Ấn), hoặc đến Thất Lợi Phật Thệ (nay là đảo của Ấn), hoặc là Lăng Gia Tuất (Malaisia) hoặc Sư Tử quốc, Đam Ma Lập Để quốc (nay là một vùng đất Ấn Độ), Giao Châu của Việt Nam (Hà Nội), Ái Châu (Thuận Hóa), Chủy (Tỷ) Cảnh (Quảng Bình) Chiêm Ba (Cham Pa), đều là những vùng đất nhất định đi qua. Trong đó, Hội Ninh giành được bản kinh thư A Cập Ma, Hội Mệnh tiểu Tăng Vận Kỳ phụng biểu đưa trở về Giao phủ. Vận Kỳ sau khi vào kinh lại trở về Giao Chỉ hồi báo, rõ ràng là họ dừng lại ở Việt Nam thời gian tương đối dài. Trí Hoằng vượt biển vật lộn với sóng biển nhưng do không thuận buồm xuôi gió, đành ở lại Quảng Bình Việt Nam ngày nay, sau đến Giao Châu ở lại một mùa hè; Pháp Thần, Thừa Ngộ, Thừa Như 3 người này vượt biển. Thừa Ngộ qua đời, Huệ Mệnh đi thuyền đến ChamPa, gặp gió to tiến thối đều khó, sau trở về nước. Số người vừa nêu trên chắc chắn lưu lại ở Việt Nam khá dài.

Trần Văn Giáp trong “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận”đã chỉ rõ những Tăng nhân này có thể phân làm 3 nhóm, thứ nhất bao gồm 3 người có quốc tịch Trung Hoa, trong đó có một người Trung Á. Nhóm thứ hai, cũng là 3 người quốc tịch Trung Hoa, cùng là cầu pháp nhưng ở lại Giao Chỉ một thời gian dài. Nhóm cuối cùng là nhóm trọng yếu bao gồm 6 Tăng Việt Nam, trong đó có 4 người Giao Châu, trừ 2 người là Ái Châu (Bắc bộ Việt Nam). Trần Văn Giáp chủ yếu căn cứ vào “Đại Đường cầu pháp cao Tăng truyện”của Nghĩa Tịnh bài viết này bổ sung thêm một số văn hiến khác và sách kinh điển có liên quan: “Khai nguyên thích giáo lục”,“Trinh nguyên tân định thích giáo mục lục”, “Phật Tổ thống ký”, “Tống cao Tăng truyện”, “Tục cao Tăng truyện” và “Đại chính tạng”.Vì vậy, số lượng bổ sung cho nhóm 1 sẽ tăng lên là 30 người quốc tịch Trung Hoa, trong đó một người quốc tịch Trung Á (Người Cao Xương), một người Bắc Ấn Độ, một người Cao Ly, 2 người Tân La; nhóm thứ 2 tăng lên 6 người quốc tịch Trung Hoa, lưu trú ở Việt Nam thời gian khá dài, nhóm thứ 3 cũng vậy.

Nghĩa Tịnh sau này đến truyền môn giới thiệu với Tăng nhân khác của Trung Hoa dự định đi Nam Hải cầu pháp như:

Các nước Nam Hải, hàm đa kính tín, nhân vương quốc chủ, tôn phúc vi loài. Ở Phật Thệ, Tăng chúng hơn 1000, học vấn vi hoài, tính đa hành bát. Tất cả tìm đọc so với Trung Hoa không khác; Sa môn nghĩa quỹ, tất cả vô biệt. Nếu có cao Tăng nào muốn đi Tây Phương hãy nghe lời đọc giả, dừng lại một hai năm, học các pháp thức này, sau đò đến Tây Thiên như vậy là hợp lý.

Việt Nam là một nước trong Nam Hải, từ đó có thể thấy, Việt Nam ở thời kỳ nhà Đường, một mặt như là Phật giáo Tiểu thừa của Phật Thệ quốc, một mặt giống như là Phật giáo Đại thừa và Nghĩa Quỹ Sa môn của Trung Hoa, khi đi Nam Hải cầu pháp đáng dừng lại ở Nam Hải 1, 2 năm để học pháp thức. Trong số 30 người Tăng đi cầu pháp tất cả đều dừng lại ở đây, trong nhóm 2 vừa nêu có 6 người dừng lại ở đây khá lâu.

Nhóm 3, các Tăng nhân có quốc tịch Việt Nam, Tu Bồ Đề vào Hoa dịch kinh, Vận Kỳ giúp đỡ đưa kinh Phật vào Lạc Dương, Khuy Xung cùng Huyền Chiếu pháp sư đến Trung Thổ, Đại Thừa Đăng là đệ tử Huyền Trang, Giải Thoát Thiên cùng nhiều người khác đến Nam Hải cầu pháp, có thể nói Tăng nhân Trung Hoa và Tăng nhân Việt Nam là giống nhau, đều thích đến Ấn Độ cầu pháp, Tăng nhân Việt Nam vì thông thạo Côn Lôn ngữ và Phạn ngữ, vì Vậy giúp đỡ rất nhiều Tăng nhân Trung Hoa dịch kinh Phật.

Căn cứ vào phân tích của Trần Văn Giáp “Việt Nam Phật giáo sử lược”:“Từ “Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao Tăng truyện” cho thấy trong quá trình truyền pháp của Tăng Việt Nam đóng vai trò rất to lớn trong việc truyền pháp, đặc biệt trong việc dịch kinh Phật. Người cầu pháp từ Ấn đế Trung hay từ Trung đến Ấn đa phần đều đi trên một con đường, lấy Giao Chỉ làm khổng đạo (được hiểu là muốn đi ra ngoài phải thông qua con đường này), sau đó chọn đường Nam Hải. Tăng Ấn Độ muốn hiểu được Hán văn vô cùng vất vả, ngày đó cũng chưa có văn pháp và tự điển. Đối với người Việt Nam thì rất dễ dàng, bời vì họ sớm tiếp xúc ảnh hưởng của Trung Hoa. Ở phương Nam họ cũng cùng với người chiếm hữu có quan hệ thường xuyên. Rất có thể người Việt Nam thời đó hiểu được tiếng Côn Luân, Phạn ngữ và Trảo Oan ngữ. Vì vậy, người đi cầu pháp thường xuyên dừng lại Giao Chỉ. Bởi vì Giao Chỉ có thể tìm được Tăng nhân Việt Nam dịch kinh Phật, và các hoạt động hợp tác khác. Có rất nhiều kinh Phật của nhánh thứ 1 được hoàn thành tại Giao Chỉ”. Tác giả bài viết này đồng tình với Trần Văn Giáp.

4. Dạng thái giao lưu, ảnh hưởng của Phật giáo triều Đường và Phật giáo An Nam

Văn hiến ngày nay mà chúng ta có thể khảo được chủ yếu dựa vào “Đại Nam thiều quyển truyền đăng tập lục”.Căn cứ vào khảo sát của Xuyên Bản Bang Vệ” Thiền pháp “Kim Cương Kinh”,truyền tu của Thanh Biện tứ Tổ của dòng phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Việt Nam tương đương với thời kỳ này, bên Trung Hoa là Thần Tú ở Trường An, Lạc Dương truyền Bắc Tông Thiền; Tổ Huệ Năng ở Quảng Châu đốn ngộ, lập ra Nam Thiền Tông. Thanh Biện và sư Huệ Ngôn khi nghiên cứu “kinh Kim Cương”,khi vấn đáp còn lưu lại đã có công án Thiền của Thiền Nam Tông, có thề là do sau khi Lâm Tế hành thiền ở Việt Nam mới đặt ra câu Xuyên Bản Bang Vệ, lại căn cứ vào sự khảo sát của “Đại Nam thiền Uyển truyền đăng lục”cho rằng: Định Không Tổ thứ 8 của dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Đường Trinh Nguyên năm (785-805) xây chùa Quyền Lâm ở Cổ Pháp.

Phật giáo đời Đường đặc biệt là Nam Tông Thiền, truyền từ Trung Hoa đến Việt Nam là thời kỳ hưng thịnh. Sự hưng thịnh này cũng tác động đến những Tăng nhân Việt Nam, khi Tăng nhân Trung Hoa đến Ấn Độ đi qua Việt Nam, xảy ra hiện tượng thâu nhận đệ tử là Tăng nhân Việt Nam.

Tăng nhân Trung Hoa đến Việt Nam, phải nói đúng ra là trên đường đến Ấn Độ, buộc phải dừng chân tại Việt Nam, mục đích chính của họ là đến Tây phương. Đời Đường An Nam có nhiều động loạn. Tuy nhiên bất luận là như thế nào, Việt Nam là trạm truyền bá, trạm trung chuyển văn hóa giữa Phật giáo Ấn và Trung.

Chính vì là trạm trung chuyển, Giao Chỉ là nơi sớm tiếp nhận nhiều thông tin mới trong quá trình giao lưu văn hóa giữa Trung và Ấn

5. Kết Luận

Qua phân tích trên có thể thấy, con đường tơ lụa trên biển hoạt động cầu pháp truyền pháp diễn ra sôi động. con đường trên biển này, một trong những chặn đường giao lưu văn hóa quan trọng giữa Trung Việt được viết ra, Tăng nhân Việt giúp đỡ Tăng nhân Trung rất nhiều trong việc học Phạn ngữ, Côn Luân ngữ và cùng nhau dịch kinh Phật và đến Ấn Độ cầu pháp, trên phương diện dịch kinh Phật. Tăng nhân Việt Nam có đóng góp to lớn đối với việc dịch văn hiến kinh Phật. Đăc biệt là đường hướng của Phật giáo Việt Nam là theo Nam Thiền Tông từ Trung Hoa truyền vào, hướng đi của Phật giáo Trung Hoa là dựa vào giới luật Tiểu thừa Việt Nam./.

_____________________________

Tài liệu tham khảo:

1. Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao Tăng truyện.
2. Tống cao Tăng truyện.
3. Khai Nguyên phiên giáo lục.
4. Đại chính tạng.
5. Khai Nguyên thích giáo lục.
6. Trình Nguyên tân định thích giáo mục lục.
7. Phật Tổ thống ký.
8. Tục cao Tăng truyện.
(Nguồn: http://giaohoiphatgiaovietnam.vn/tulieu-nghiencuu-traodoi/153-nghien-cu-hot-ng-truyn-giao.html)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/11/2021(Xem: 3797)
Gần đây Bảo tàng Quốc gia Bangkok vừa được tân trang, mời tất cả công chúng tìm hiểu về quá khứ, cùng chia sẻ từ thời tiền sử đến thời Đế quốc Tam Phật Tề (Srivijaya).
14/11/2021(Xem: 5112)
gười sáng lập studio SJK Architects, một công ty kiến ​​trúc ở thành phố Mumbai, nữ Kiến trúc sư người Ấn Độ Shimul Javeri Kadri đã minh chứng cho triết lý trong thiết kế khách sạn Marasa Sarovar Premiere ở Bodh Gaya, Ấn Độ trở thành một trải nghiệm tuyệt vời theo nhiều cách khác nhau.
14/11/2021(Xem: 3437)
Dưới bầu trời xanh, mây trắng bãng lãng bay cao, những đỉnh núi hiểm trở và Cung điện Potala ngoạn mục bởi được coi là biểu tượng kiến trúc, văn hóa, tôn giáo vĩ đại của Tây Tạng, một hình ảnh phổ biến tại thủ đô Lhasa của Cao nguyên Phật giáo Tây Tạng: chân dung đương kim lãnh tụ Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình và các lãnh đạo đồng cấp.
14/11/2021(Xem: 3351)
Vào hôm thứ Hai ngày 1 tháng 11 vừa qua, các thành viên của năm tổ chức bộ lạc từ gia tộc của Tripura, đã tổ chức một cuộc biểu tình trước Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) tại Bangladesh, để lên án các cuộc tấn công và phóng hỏa đốt tu viện Phật giáo tại làng Katakhali quận Cox's Bazar, Bangladesh.
12/11/2021(Xem: 2875)
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất, mà thế giới nhân loại phải đối mặt. Báo cáo của Liêp Hợp quốc đã cảnh báo rằng, lượng khí phát thải nhà kính do các hoạt động của con người đang ở mức kỷ lục, “không có dấu hiệu thuyên giảm”. Rất nhiều quốc gia đã ghi nhận thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình cao và tăng mực nước biển. Trong khi đó, làn sóng đầu tiên về gia tăng số lượng người tỵ nạn vì biến đổi khí hậu sẽ định hình lại cuộc sống của con người.
11/11/2021(Xem: 2928)
Hội thảo Quốc tế Tuần lễ Thiền Thư giãn này, do báo ibulgyo.com (불교신문) thuộc Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc và báo Bulgwang Media (불광미디어가) đồng đăng cai tổ chức, đã long trọng khai mạc vào ngày 5 tháng 11 vừa qua.
11/11/2021(Xem: 3671)
Ba pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Đản sinh, Thành đạo và nhập Niết bàn, tạc trên vách đá Phnom Sampov, huyện Banan, tỉnh Battambang, Vương quốc Phật giáo Campuchia. Đội thi công xây dựng dự kiến ​​hoàn thành vào cuối năm 2021. Ông Sin Sarin, một nhà thầu xây dựng xác nhận rằng, ba pho tượng Phật được khởi công kiến tạo vào năm 2018. Nhưng chậm trễ trong thi công là do vướng trong mẫu thiết kế.
11/11/2021(Xem: 3396)
Tân Hoa xã đưa tin, ngày 9 tháng 11 vừa qua, Cơ quan bảo vệ và quản lý khu vực Angkor Wat (Cơ quan quốc gia APSARA hoặc ANA) và các di tích Phật giáo cổ đại ở tỉnh Siem Reap, Vương quốc Phật giáo Campuchia, đã cho biết việc gia cố hoàn thiện ngôi già lam cổ tự Banteay Srey Domdek bên ngoài khu phức hợp Angkor Wat.
10/11/2021(Xem: 2456)
Trưởng lão Pháp sư Chi Phong (芝峰法師) cùng với các đồng môn huynh đệ, Pháp sư Pháp Phảng (法舫法師), Pháp sư Đại Tỉnh (大醒法師), Pháp sư Pháp Tôn (法尊法師) được tôn vinh là "Tứ Đại Kim Cương" (四大金剛) thuộc đệ tử cao thủ của Thái Hư Đại sư.
09/11/2021(Xem: 3282)
Vào chiều ngày 8 tháng 11 vừa qua, Thủ tướng chính phủ Vương quốc Phật giáo Campuchia, Cư sĩ Hun Sen cho biết, Australia đã cam kết cung cấp hơn ba triệu liều vaccine cho Vương quốc Phật giáo Campuchia. Điều này sẽ giúp quốc gia Phật giáo này có những phấn khởi, tăng cường cho nhân dân Campuchia.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]