Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những khó khăn trong đời sống tôn giáo của du học tăng tại Trung Quốc

08/04/201312:48(Xem: 4142)
Những khó khăn trong đời sống tôn giáo của du học tăng tại Trung Quốc

 

buddhism_in_china7aec259ed5dabaedb099NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO
CỦA DU HỌC TĂNG TẠI TRUNG QUỐC

-Thích Giải Hiền-
Nghiên Cứu Sinh
Thạc Sĩ Đông Nam Á Học

---o0o---

Sau đổi mới 1986, nền giáo dục đã mở rộng cửa cho Tăng ni sinh đặt chân đến học đường. Các trường học không phân biệt đối xử với Tăng ni sinh khi ghi danh vào học như trước đây. Điều này đã thúc đẫy phần nào số lượng Tăng ni theo học tại các trường Đại học trong cả nước ngày một tăng. Phương thức giáo dục của Tăng ni sinh hiện nay càng thêm phong phú: từ trường Phật học, các khoá đào tạo chuyên ngành ngắn dài hạn, đến các khoa ngành học tại các trường Đại học công và tư trong cả nước.

Cùng với xu thế mới đó, số lượng Tăng ni sinh đi du học tại các nước và khu vực ngày càng gia tăng. Trong đó, nhiều nhất là Ấn Độ , Đài Loan, Trung Quốc đại lục rồi đến Nhật Bản, Úc, Pháp và Mỹ cùng các nước Phương tây khác. Đây là dấu hiệu phát triển của Phật giáo Việt Nam hay không còn tuỳ cách nhìn và đánh giá của mỗi người, nhưng về phương diện tiếp nhận giáo dục tri thức là một chuyển biến lớn của Phật Giáo Việt Nam. Trong bài viết này, người viết muốn nhìn lại những khó khăn của Tăng ni sinh du học tại Trung Quốc trong đời sống Tôn giáo với cái nhìn và cảm nhận của cá nhân (cũng có thể những du học Tăng ni sinh tại Trung Quốc không cho đó là khó khăn mà là cơ hội tốt).

I.HỆ THỐNG GIÁO DỤC PHẬT GIÁO KHÔNG PHÁT TRIỂN

Phật giáo Trung Quốc trong thời gian dài không phát triển, lại bị Cách mạng Văn Hoá triệt tiêu nên gần như không tồn tại (đúng thực nghĩa Phật giáo)ở Trung Quốc trước thời kỳ cải cách mở cửa. Từ những năm 80 đến nay Phật giáo Trung Quốc mới bắt đầu giai đoạn khôi phục nên hệ thống giáo dục của Phật giáo Trung Quốc còn rất yếu. Cả nước chỉ có một vài Học Viện nhưng chủ yếu là đào tạo cho lớp Tăng ni trẻ mới xuất gia ở Trung Quốc. Sự khôi phục các Học Viện ở Trung Quốc phần lớn là tâm nguyện sự đóng góp tài chánh từ các bậc Trưởng Lão và Phật tử Đài Loan. Phật học viện ở Trung Quốc không tiếp nhận du học Tăng ni sinh ở nước ngoài vào học (cũng giống như các trường Phật học ở Việt Nam ngày nay vì không được Ban Tôn Giáo Chính Phủ cho phép)mà chủ yếu đào tạo Tăng ni trong nước. Hiện nay mới chỉ có Phật Học Viện Nam Phổ Đà, Hạ Môn, Phúc Kiến lớp Ni có nhận bốn Ni sinh Việt Nam đang theo học chương trình tương đương như trong cấp Phật học ở Việt Nam. Nhìn chung trình độ Phật học viện Trung Quốc chưa được hoàn thiện như các trường Cao Đẳng và Học Viện Phật giáo ở Việt Nam (ngoài trừ môn tiếng Hán phổ thông).Vì vậy các Học Viện tại Trung Quốc hiện nay vẫn chưa là môi trường du học theo như mong ước của Tăng ni sinh Việt Nam. Đây là một khó khăn của Tăng ni sinh du học tại Trung Quốc vì không thể học tiếp lên cao hơn được về Phật học, trong hệ thống giáo dục Phật giáo của Trung Quốc ngày nay.

II.NIỀM TIN TÔN GIÁO RẤT THẤP TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI TRUNG QUỐC.

Trong cuộc sống của những du học Tăng ni một trở ngại to lớn đó chính là trong đời sống xã hội của người dân Trung Quốc hiện nay niềm tin Tôn giáo gần như không hiện hữu (người viết hiện chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng qua tiếp xúc có thể thấy con số này là khoảng 60%). Họ không hiểu Phật giáo là gì ? Ăn chay là sao? Và Tăng sĩ là người như thế nào? Nên họ thường nhìn tu sĩ với ánh mắt ngạc nhiên, dò hỏi và xa lạ. Ngoài xã hội cũng vậy và trong học đường cũng thế, Thầy cô giáo và Sinh viên Trung Quốc thường không hiểu người tu sĩ là “hạng người” gì trong xã hội, họ không biết cánh xưng hô với người tu sĩ và thường là né tránh “ Kính nhi viễn chi”.

Các Tăng ni Việt Nam sang Trung Quốc du học hiện nay tập trung nhiều nhất là ở Quảng Tây như : trường Đại học sư phạm Quảng Tây - Quế Lâm, trường Cao Đẳng Dân Tộc Quảng Tây- Nam Ninh, trường Cao đẳng Sư Phạm Quảng Tây -Nam Ninh, trường Đại học Phước Châu Phúc Kiến. Ngoài ra một số ít đang học tại trường Đại học Trịnh Châu-Hà Nam, trường Đại học Vân Nam-Côn Minh, trường Đại học Hạ Môn-Phúc Kiến, trường Đại học Trung Sơn-Quảng Châu. Vì không thể theo học chương trình Phật học ở các Phật học viện (trừ bốn ni sinh đang học tại Phật học viện Nam Phổ Đà-Hạ Môn)các vị đều phải theo học chương trình tiếng Hán hiện đại (tiếng phổ thông),tiếng Hán cổ đại (cổ văn),Triết Học Mác-Lê, Tôn giáo học (dưới quan điểm của Trung Quốc)tại các trường Đại học bên ngoài. Cuộc sống trong học đường và ở bên ngoài thường là các Thầy Cô và bạn học ngại ngùng và xa lánh tu sĩ. Do vậy khi sang Trung Quốc học các vị đã gặp trở ngại về giao tiếp trong cuộc sống, nên các Tăng ni sinh hệ phái khất sĩ (Vì hệ phái không cho phép)nên quí vị vẫn giữ hình thức tu sĩ trong suốt thời gian du học, các chư Ni cũng giữ nguyên hình thức tu sĩ trong thời gian du học tại Trung Quốc (vì Ni bộ không cho phép), còn lại các Thầy Tăng sĩ Bắc tông (với tinh thần Bồ tát đại thừa nhập thế cứu đời)phần lớn khi sang học tại Trung Quốc (nhất là tại trường Đại học Sư Phạm Quảng Tây - Quế Lâm) đều để tóc và mặc đồ đời để nhập thế du học. Đã để tóc, bận đồ thế tục với môi trường chay tịnh ít ỏi như vậy thì việc giữ gìn đời sống Tôn giáo đòi hỏi một nội lực thâm hậu mới có thể chịu đựng nổi. Thời gian du học thường là năm bảy năm trời không biết có làm đạo tâm bị thương tổn không, Thầy tổ và Phật tử bên quê nhà có lo lắng và kỳ vọng không ? Đây có phải là một khó khăn nữa trong đời sống Tôn giáo của quí vị khi sang du học tại Trung Quốc không ? Hay là cơ hội ngàn năm có một để nhập thế hiểu đời của tu sĩ chúng ta khi được đi du học ? Câu hỏi này chắc sẽ có nhiều đáp án và cũng lắm ưu tư.

III.MỘT VÀI ĐỐI XỬ KHI RA VÀO CỬA KHẨU VÌ TƯ TƯỞNG XEM TU SĨ LÀ CÔNG NHÂN HẠNG HAI.

Trong quá trình du học, người tu sĩ đã gặp phải những khó khăn như vậy trong đời sống thường nhật, là Tu sĩ nhưng sống trong môi trường không Tôn giáo chắc ai là tu sĩ mới hiểu được cái mùi vị này của cuộc sống và càng cảm thông với khó khăn của Tăng ni sinh đang du học tai Trung Quốc “ Như nhơn ẩm thủy lãnh noãn tự tri”. Trong quá trình du học nhiều năm như vậy sẽ có không ít lần phải về quê nhà vì nhiều lý do chính đáng khác nhau. Vốn liếng của người học trò dù là thân phận nào (Tu sĩ hay người đời)đó chính là sách vở, phải nhịn ăn, nhịn tiêu để tiền mua, hay photo những sách hay, sách quí làm tư liệu học tập nghiên cứu cho bản thân, cho anh em huynh đệ ở quê nhà và làm phong phú hơn cho nguồn tri thức của dân tộc chúng ta. Nhưng khi gom góp của báu tri thức ấy đặt chân đến cửa ngõ quốc gia (Hải quan)thì cùng là lưu học sinh nhưng các sinh viên bình thường thì được đem sách vở đã mua vào tổ quốc, còn tu sĩ thì phải bị chặn lại và lục soát hết tất cả những sách vở đã đem về. Cũng là cuốn sách học giống nhau, một nhà xuất bản, một tác giả, một nội dung nhưng vì người cầm nó thân phận khác nhau ; Là tu sĩ (công dân hạng hai)nên cuốn sách cũng bị đối xử khác khau. Người tu sĩ khi nào mới được xem là công dân thật sự ? Được hưởng quyền bình đẳng trước pháp luật ? Đây là trăn trở của biết bao người chỉ vì niềm tin tín ngưỡng của mình mà bị xã hội đối nhìn với ánh mắt khác thường. Mặc dầu họ là người có niềm tin Tôn giáo nhưng họ vẫn là công dân tốt của xã hội chứ ? Điều này đang là niềm trăn trở và mong đợi của biết bao người có niền tin tín ngưỡng trong xã hội hiện nay.

Bao nhiêu khó khăn như vậy nhưng người tu sĩ vẫn không nản lòng cần cầu tri thức cho bản thân và cho sự nghiệp hoằng pháp tương lai.

Thầy tổ, Phật tử và xã hội có cảm thông cùng giúp đỡ họ hay không ? Đây chính là niềm an ủi mà du học Tăng rất cần trong hành trình du học hiện nay và mãi mãi về sau.

Cảm xúc và suy nghĩ được viết ra đây chỉ là suy tư của cá nhân người viết cũng chưa hẳn là nỗi lòng của tất cả du học Tăng Việt Nam ngày nay.

--o0o--

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/05/2022(Xem: 3759)
Nhằm để hàn gắn những vết đau thương và tạo phúc đức nhân duyên cho nhân loại trên thế giới, vào ngày 15 tháng 5 năm 2022 (15/5/Nhâm Dần), tại khu tổ chức sự kiện Marina Bay Convention, Singapore, Hiệp hội Văn hóa Tịnh Lưu Ly (Lapis Lazuli Cultural Association, 淨琉璃文化協會) đã long trọng tổ chức Quốc tế lễ Vesak PL. 2566 và thành lập Hiệp hội VHTLL và Khánh điển, công bố toàn cầu “Kinh Thất Phật Dược Sư”.
19/05/2022(Xem: 2146)
Phật giáo Indinesia đã công bố kế hoạch tổ chức Quốc lễ Phật đản PL. 2566 (2022) vào các ngày 14-15 tháng 5 vừa qua, sự kiện được diễn ra tại Thánh địa Phật giáo Borobudur, Di sản Thế giới, Trung Java.
27/04/2022(Xem: 2741)
Hai ngày: 23/4 và 24/4/2022 tại Trường Trung học James Lick, số 57 N. White Road, thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Tổ chức: Chánh Hạnh Foundation cùng một số Phật tử thiện nguyện. Khóa tu được quý Thầy hướng dẫn: Thượng tọa Thích Tánh Tuệ, Viện chủ Chùa Vạn Phước, San Diego, California. Thượng tọa Thích Viên Ngộ, Viện chủ Tu viện Đạo Tâm, Maryland. Đại đức Thích Tâm Nguyên, Trú trì Tu viện Hạnh Phúc, Florida. Đại đức Thích Quảng Hiếu, trú xứ Chùa Bát Nhã, Santa Ana, California. Đại đức Thích Tâm Tiến, trú xứ Chùa Việt Nam, Massachusetts. Đại đức Thích Đức Khánh, trú xứ Chùa Lâm Tì Ni, Massachusetts.
22/04/2022(Xem: 2253)
Tôi đã học khóa đào tạo Sư phạm giáo viên từ trường Rudolf Steiner College gần thành phố Sacramento, tiểu bang California, Hoa Kỳ và khi ở đây, tôi đã sống trong trang trại sinh học của trường. Tôi đã học rất nhiều về các dạng dòng chảy, những đàn vịt được thả vào vườn nó tung tăng chạy nhảy và cách chuẩn bị cải tạo đất từ phân động vật và các chất kỳ diệu khác
21/04/2022(Xem: 2290)
Gần đây một báo cáo Trung tâm nghiên cứu Pew, bể tư duy lớn thứ ba ở Washington, DC, dự đoán rằng một số tôn giáo lớn trên thế giới sẽ mở rộng, ngoại trừ đáng quan tâm là đạo Phật, những tôn giáo được dự báo sẽ giảm trong vài thập kỷ tới. Do đó các bạn có thể tìm thấy, thật khó hiểu khi tôi sẽ đặt tên cho Phật giáo là tôn giáo trong tương lai khi Trung tâm nghiên cứu Pew đang dự đoán về sự suy tàn của tôn giáo.
20/04/2022(Xem: 1994)
Khi tôi bày tỏ sự nghi ngờ, cậu ta nhấn vào lập luận của mình, kết nối nó với đề tài Phật học mà chúng tôi đã đọc: "Như bạn đã nói, mọi người đều tập trung vào sở thích của riêng họ, phải không? Mong muốn của một nhà sư là đạt đến sự giác ngộ và của tôi là kiếm tiền. Có gì là khác biệt?"
20/04/2022(Xem: 2191)
Khoa ngữ văn Pali và Nghiên cứu Phật học tại Đại học Savitribai Phule Pune (SPPU) ở Pune, Ấn Độ đã xuất bản Từ điển Thuật ngữ Phật học, một từ điển đa ngôn ngữ với tiêu đề ngôn ngữ Pali làm cơ sở. Từ điển cung cấp dịch sang các thứ tiếng, Anh văn, Phạn ngữ và tiếng Tây Tạng, tất cả đều bằng chữ viết bằng co chữ Roman, cùng với các chứng thực văn bản tương ứng của họ cho các học giả Nghiên cứu Phật học So sánh.
19/04/2022(Xem: 2204)
Thật may mắn là Tổng thống đắc cử Yoon Suk-yeol cũng đang cân nhắc điều này. Tân tổng Thống phát biểu nói: "Nếu tôi chuẩn bị cho một Chính phủ mới từ vị trí được bầu và chính thức đảm nhận chức vụ Tổng thống, tôi sẽ tôn trọng tinh thần của Hiến pháp, tôn trọng Quốc hội và phục vụ tốt người dân trong khi hợp tác với đảng đối lập".
19/04/2022(Xem: 2124)
Nền móng đầu tiên sẽ được đặt tại Cơ sở Nghiên cứu Di sản Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc, nơi sẽ đóng vai trò là trung tâm quản lý và bảo tồn có hệ thống các Di sản văn hóa Phật giáo và truyền thống truyền tải trọn vẹn hình thức nguyên thủy cho các thế hệ mai sau.
12/04/2022(Xem: 2217)
Thông Báo của BCV về buổi thuyết trình Bạo lực gia đình và trẻ em tại Chùa Quang Minh, thứ bảy 7/5/2022
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567