Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông báo về chuyến thuyết giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Úc

28/05/201313:53(Xem: 3063)
Thông báo về chuyến thuyết giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Úc

THÔNG BÁO

VỀ CHUYẾN HOẰNG PHÁP CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THÁNG 6 - 2007

Kính gởi: Quý Đồng hương Phật tử

Kính thưa quý vị,

Chuyến hoằng pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan vào tháng 6 năm 2007 là một duyên lành, không chừng là lần cuối của Ngài, do tuổi hạc đã cao và một lịch trình sinh hoạt hằng năm ở khắp nơi trên thế giới đầy kín.

Đã bao lần Ngài lâm bệnh nhưng với tấm lòng và bổn nguyện luôn luôn muốn gần gũi mọi người để chia xẻ những thực nghiệm về nội tâm an bình cũng như các giá trị nhân hạnh trải dài trên đời sống thường nhật.

Thời gian quả thật là quý giá với những ai đã và đang sống ở xã hội Tây phương. Áp lực trong đời sống luôn là một khía cạnh cản trở tâm hồn huớng về và sinh hoạt trong một môi trường thanh thản, thức tỉnh. Tin rằng trong chúng ta ai cũng có thiện căn và chức năng đi về với khung trời của chân thiện mỹ, thế nên tiếp xúc với Đức Đạt Lai Lạt Ma là một hạnh duyên, qua đó chúng ta biết vận dụng thời gian kiến tạo cho mình và mọi người một nếp sống an hòa, nâng cao tinh thần hỗ tương và kính trọng.

Chúng tôi xin được thông báo về lịch trình sinh hoạt của Ngài lần này tại vùng Nam Bán Cầu. Và chúng tôi cũng tha thiết mong mỏi quý vị dành thật nhiều thì giờ để theo dõi, diện kiến cũng như hội kiến và lắng nghe phần thuyết giảng của Ngài.

Trước một trái tim nhân hậu như Đức Đạt Lai Lạt Ma, sự tiếp xúc là một cơ hội quý báu cho chúng ta lắng lòng chiêu cảm nguồn năng lượng tốt lành từ một trái tim muôn đời rộng mở.

Trân trọng kính thông báo

Nhóm Phật tử thiện nguyện – ĐT liên lạc (02) 9558 3931

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: BIỂN XANH VỜI VỢI

Chúc Thanh

Chuyến hoằng pháp năm 2002 của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan đã lưu lại một dấu ấn sắc nét trong lòng mọi người về tình thương và sự hiểu biết, không phân biệt tôn giáo, chính kiến và tuổi tác. Ngày cuối cùng của chuyến pháp du lần ấy, tại Sydney Entertainment Centre với số đông cử tọa trong và ngoài trên dưới 20 ngàn người, lời cuối chia tay của Ban Tổ Chức làm một số người không cầm được nước mắt. Những tấm lòng biểu lộ sự kính trọng, trìu mến đối với bậc Thầy tâm linh vĩ đại như Ngài đã thật sự lắng sâu vào trong trí nhớ mọi người.

Khoảng cách 5 năm, giờ đây năm 2007 Ngài lại gieo duyên cùng mọi giới ở vùng Nam Bán Cầu này. Chuyến hoằng pháp kéo dài từ ngày 6 đến ngày 19/06/2007 xuyên qua các tiểu bang Úc và Tân Tây Lan của Ngài và phái đoàn hẳn sẽ làm nức lòng chờ đợi biết bao trái tim thành kính hướng về một con người trọn vẹn nhân cách, phẩm hạnh của một Bồ tát nhập thế tự tại.

Những ai đã từng biết ngắm nhìn núi đồi xanh ngát tận chân trời và biển xanh mời gọi để thức tỉnh tâm hồn và hướng về những diệu lý mầu nhiệm ngay nơi thực tại, thì dấu ấn bắt đầu từ ngày 06/06/2007 sẽ là một chuẩn hướng mang theo những năng lượng tốt lành cho mình và xã hội cũng như mọi người.

·Tại Tây Úc:

-Ngày 06/06 từ 9.30 – 11am: Buổi nói chuyện công cộng của Đức Đạt Lai Lạt Ma về đề tài “Phật giáo, Môi sinh và Tâm linh”tại Burswood Dome. Vào cửa tự do

-Ngày 06/06 từ 12 – 2.00pm: Buổi ăn trưa cùng những thành phần chuyên biệt về lãnh vực kinh tế với đề tài “Trọng tâm của sự lãnh đạo và sự hưng thịnh chung”.Đặt vé: 0403 236 922

-Ngày 06/06 từ 4 – 5.30pm: thuyết giảng công cộng, Ngài sẽ truyền đạt về “Đạo đức cho thiên niên kỷ mới”cũng tại Burswood Dome. Vào cửa tự do.

·Tại Melbourne:

-Ngày 07/06 từ 2.30 – 3.45pm: Ngài chủ trì, chứng minh “Lễ Gia trì Đại tháp Từ Bi và Lễ An vị tượng đức Liên Hoa Sanh (Guru Rinpoche)”.Đặt vé: (03) 5442 3200

-Ngày 08/06 từ 9.30 – 11.30am: Thuyết pháp thời 1 về tinh hoa “Tám thi kệ luyện tâm”tại Rod Laver Arena. Có thông dịch sang tiếng Việt, xin vui lòng mang theo FM radio có dụng cụ để nghe trong tai. Băng tầng sẽ được thông báo tại chỗ. Đặt vé: TICKETEK 132 849 hay www.ticketek .com.au

-Ngày 08/06 từ 1 – 2.30pm: cũng tại đây có diễn đàn dành cho học sinh trung học, đa tôn giáo, cùng với đối thoại chuyên đề “Mở rộng vòng tay cho hoà bình”.

-Ngày 08/06 từ 2.30 – 4.30pm: tại Blackwood Hall, Monash University, số vé tham dự đã hết. Ngài sẽ trình bày về “Con đường Trung đạo: phương cách hòa bình để giải quyết xung đột”

-Ngày 09/06 từ 9.30 – 11.30am: phần thuyết pháp thời 2, tiếp theo chủ đề tinh hoa của “Tám thi kệ luyện tâm”tại Rod Laver Arena, có thông dịch tiếng Việt.

-Ngày 09/06 từ 3 – 4.30pm: nói chuyện công cộng với nội dung “Trách nhiệm phổ quát”, tại Prince Park Stadium, Carlton North vào cửa tự do.

-Ngày 10/06 từ 9 – 11.30am: tại Rod Laver Arena có Lễ Gia trì, Lễ Quán đảnh Đức Văn Thù Sư Lợivà buổi chiều từ 2 – 4pm thuyết giảng tiếp theo về “Tám thi kệ luyện tâm”, có thông dịch tiếng Việt

-Ngày 11/06 từ 10 – 11.00am: tại Geelong Arena, đây là chương trình Lễ Quán đảnh Đức Phật Dược Sư. Đặt vé: (03) 5266 1834 hay www.dalailamageelong.com.au

-Ngày 11/06 từ 12.30 – 1.30pm: tại Geelong Arena, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ nói chuyện công cộng qua chủ đề “Phương thức con người kiến tạo hòa bình thế giới”. Vé miễn phí, cần đặt trước. Đặt vé: www.dalailamageelong.com.au

·Tại Canberra:

-Ngày 12/06 từ 11.30 – 1.30pm: Ngài hội thoại tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia.

-Ngày 12/06 từ 2 – 4.00pm: chương trình hội thảo “Một thế giới, Nhiều con đường đưa tới hòa bình”tại AIS Arena, Bruce ACT. Đặt vé: TICKETEK: 132 489

·Tai Sunshine Coast:

-Ngày 13/06 từ 9.30 – 10.30am: tại Australia Zoo , đây là chương trình Khai mạc Tuần lễ của Lòng Từ “ Lòng Từ đối với Thú vật và Môi sinh”. Đặt vé vào cửa Sở Thú: TICKETEK 132 489 hay www.ticketek.com.au

·Tại Brisbane:

-Ngày 13/06 từ 4 – 5.30pm: Ngài diễn thuyết công cộng về “Lòng Bi và Lòng Từ”tại Brisbane Entertainment Centre, Boondall, có thông dịch tiếng Việt, cần đem theo radio FM có dụng cụ nghe trong tai. Vé miễn phí, cần đặt trước. Đặt vé: TICKETEK 132 489 hay www.ticketek.com.au

·Tại Sydney:

-Ngày 14/06 từ 12 – 2.30pm: diễn đàn dành cho người chuyên biệt về lãnh vực kinh tế. Địa điểm nói chuyện tại Wentworth Sofitel với đề tài “Trí huệ không bị thời gian ảnh hưởng cho các Nhà lãnh đạo kinh tế ngày nay”. Đặt vé: xin liên lạc Natalie Lam 0405 391 590 hay email về: tpevents@dalailama.org.au

-Ngày 15/06 từ 9 – 11.30am: tại Darling Harbour Đại hội về “ Hạnh phúc và căn nguồn của hạnh phúc”, đây là đại hội quốc tế lần thứ hai. Đặt Vé: (02) 9005 0710

-Ngày 15/06 từ 2 – 6.30pm: tại The Domain. Ngài sẽ nói chuyện về chủ đề “Hòa bình xuyên qua nội tâm bình an”cùng với chương trình: “Một quả địa cầu – Bảo vệ môi trường trái đất”và một nhạc hội với mục đích cảm tạ Đức Đạt Lai Lạt Ma do các nghệ sỹ hàng đầu của Úc trình diễn. Vào cửa tự do.

-Ngày 16/06 lúc 10 – 11.30am: tại The Domain, buổi nói chuyện công cộng về “Sức mạnh của Lòng Bi”. Vào cửa tự do.

·Riêng tại Tân Tây Lan:

-Ngày 17/06 lúc 2pm tại Vector Arena, Auckland, Ngài nói chuyện trước công chúng qua đề tài “Lòng Bi và Lòng Từ”, Đặt vé: http://www.ticketmaster.co.nz

-Ngày 18/06 lúc 10am cũng tại Vector Arena, Auckland, Ngài thuyết giảng về “Tứ Diệu Đế”. Đặt vé: http://www.ticketmaster.co.nz

-Ngày 19/06 từ 1- 2.30pm: tại TSB Bank Arena Ngài nói chuyện trước công chúng về đề tài “Phương thức con người kiến tạo hòa bình thế giới”, hoan hỉ mua vé vào cửa. Đặt vé: http://www.ticketek.co.nz

Lịch trình pháp du của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở nơi đâu đều tạo nên một sức chấn động thật mạnh và sâu trong khối óc của con người, rộng ra là cộng đồng nhân loại. Thế giới hôm nay cực thịnh về văn minh vật chất nhưng không vì thế mà nghiệp lực chung có thể vơi đi phần nào.

Trước thảm họa chiến tranh, thiên tai, xảy ra hằng giờ hằng phút bất luận nơi đâu trên hành tinh nhỏ bé này mà con người đã phải gánh chịu. Thật ra chúng bắt nguồn từ đâu. Xin hãy lắng nghe phần đối thoại của Đức Đạt Lai Lạt Ma và nội dung các thời thuyết pháp của Ngài, mọi người không ít thì nhiều sẽ nhận ra đâu là lẽ thật. Qua đó chúng ta sẽ biết cách xây dựng phẩm hạnh của mình. Phẩm hạnh đó không dựa trên đối tượng để được ngợi khen, phẩm hạnh đó chính là chia xẻ niềm đau và hạnh phúc tận chiều sâu trái tim mình cùng với mọi người, hoàn toàn vắng bóng biên độ để thấm đậm trên từng hơi thở.

Dường như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cảm thấm nỗi đau của vạn loại chúng sanh và con người nói riêng trong bối cảnh chiến tranh thiên tai tàn phá. Sự khác biệt về suy nghĩ, chính kiến, tôn giáo … đi kèm với lòng tham phải chăng đó là nguyên nhân dẫn tới sự bất an, bạo động và khổ đau thường trực.

Phật giáo gọi chung những đối nghịch làm nhân đau khổ cho nhau chính là vô minh. Thuyết giảng về Tứ Diệu Đế Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ lật ra những bề trái oan khiên nghiệp chướng do bản thân tạo thành. Đức Phật đã giác ngộ và giải thoát nhờ thiền định quán sát tận nguồn về các yếu tính này. Do chúng không có nền tảng thực thể xác định, chẳng qua vì vô minh mà con người bám víu vào khiến niềm đau và bất như ý luôn luôn trổi dậy.

Vận dụng giáo lý Trung Đạo làm nền cho phương thức xây dựng hòa bình thế giới, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ngầm xóa đi biên giới Phật giáo để mang con người gần nhau. Nhiều tôn giáo là một lợi ích. Xung đột tôn giáo là một hệ quả bi thương. Thế nên Ngài vẫn mạnh mẽ tin tưởng rằng, một khi tình thương và hiểu biết được thăng hoa thì lo gì hòa bình không thể xây dựng.

Từ môi sinh hủy hoại đến thiên tai. Từ thiên tai đến chiến tranh. Từ chiến tranh đến hủy diệt lẫn nhau. Thời gian chẳng còn là giá trị, một khi chúng xảy ra thì chỉ trong chớp mắt mọi hiện hữu sẽ cuốn theo chiều gió. Thế nên khai mở trí tuệ chứng minh không bị ảnh hưởng bởi thời gian phải chăng Ngài muốn khơi dậy một tiềm năng ẩn tàng trong tâm thức mỗi người. Biển của trí tuệ là biển xanh rộng ngát. Bước đi của Ngài chính là những bước đi nở hoa trong lòng người. Bước đi đó mời gọi mọi người không phân biệt trên tất cả mọi phương diện hãy chung nhau cùng bước đi về biển xanh vời vợi. Biển của tình thương rộng mở. Nơi mà tất cả cái tôi nhỏ bé của mỗi nhân sinh rơi rụng và nhường chỗ cho bình nguyên của tâm thức như núi đồi xanh ngát trải rộng xa tít tận chân trời ôm trọn một vòng quay khổ nạn. Vòng lẫn thẩn mà con người đã mờ mịt không thấy mặt nhau.

Và như thế phải chăng Đức Đạt Lai Lạt Ma: Biển xanh vời vợi nơi dung chứa vạn cảnh theo cùng, rơi đúng vào một mùa đông se lạnh thanh bình, nhân hậu mà con tim chưa một lần khép lại nơi vùng Nam Bán Cầu, mời gọi mọi người thanh tịnh, bình an, hỷ xả bước đi trong hòa cảm, ngập đầy tin yêu và lẽ sống.

Sydney 04/2007

----o0o---

Trình bày: Ánh Tuyết

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2022(Xem: 3603)
Thầy Claude Anshin Thomas sinh năm 1947, gốc người Mỹ, Thiền giả, diễn giả, học giả về Công lý & Hòa bình, Giáo thụ Thiền học, nhà văn quốc tế, chiến sĩ hòa bình ủng hộ bất bạo động. Đến tuổi thanh xuân, Thầy từng là một cựu chiến binh Hoa Kỳ tham gia chiến tranh chống Cộng sản tại chiến trường Việt Nam. Khi về quê nhà Hoa Kỳ, sau những lần bệ kiến Thiền sư Thích Nhất Hạnh và kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp với Thiền sư Cư sĩ Bernie Glassman (1939-2018), vị Thiền giả, một nhà tiên phong nổi tiếng thế giới trong phong trào Thiền Phật giáo Hoa Kỳ, nhà lãnh đạo tinh thần, tác giả, nhà xuất bản, một nhà tiên phong trong Doanh nghiệp Xã hội Phật giáo bền vững; Thầy Claude Anshin Thomas đã nhận thức được ý nghĩa là hòa bình bất bạo động, biến súng đạn thành chất liệu Từ bi để hóa giải hận thù và năm 1995 Thầy xuất gia theo thiền phái Tào Động Phật giáo Nhật Bản, trở thành vị thiền giả nổi tiếng. Thầy truyền đạt giáo lý Thiền đạo Phật theo cách thức phi tôn giáo, trực tiếp và đúc
13/01/2022(Xem: 3372)
Cư sĩ WS Merwin, cựu Viện trưởng Học viện Nhà thơ Hoa Kỳ, một bậc thầy thơ đa năng người Mỹ, với nhiều phong cách khác nhau, đã sáng tác hơn 50 tác phẩm thơ và văn, nhiều tác phẩm chuyển dịch.Trong phong trào chống chiến tranh vào những thập niên 1960, các tác phẩm độc đáo của ông được đặc trưng bởi lối kể chuyện gián tiếp, không ngắt quãng. Trong những thập niên 1980-1990, việc sáng tác của ông lấy cảm hứng từ triết lý đạo Phật và sinh thái sâu sắc.
13/01/2022(Xem: 3107)
Moscow chưa bao giờ thiếu vắng Giáo đường. Trước cuộc Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, thậm chí còn có một biểu đạt đặc biệt, "bốn mươi bốn", được sử dụng để miêu tả số lượng Giáo đường trong thành phố (nghĩa là 40 nhân 40, tức là 1.600, hoặc chỉ "rất nhiều"). Ngày nay, Moscow có Giáo đường Chính thống giáo Nga, Công giáo La Mã, Anh giáo và Cộng đồng các Giáo hội Luther, cũng như các nhà thờ Hồi giáo và Hội đường Do Thái giáo. Hầu hết tất cả người Muscovite và du khách thập phương đến thành phố có thể nhìn thấy nơi thờ phụng cho riêng mình, ngoại trừ các Phật tử. Các thành viên tôn giáo này, một trong ba tín ngưỡng chính trên thế giới, chưa có một nơi thờ phụng ở Moscow.
11/01/2022(Xem: 2758)
Sự sụp đổ của Đế quốc Nga và sự trỗi dậy của Chủ nghĩa Cộng sản là một tai họa khủng khiếp đối với đạo Phật. RIR - Russia Beyond đăng tin bằng tiếng Nga cho biết thời kỳ đen tối này bởi đạo Phật bắt nguồn từ Ấn Độ. Sau cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, Phật tử, cùng với các tín đồ tôn giáo khác là mục tiêu đàn áp của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô (tân chính phủ). Vào đầu những thập niên 1940, khi các tôn giáo hoàn toàn bị biến mất, thực tế bởi không còn tu sĩ tôn giáo hay chùa chiền và nhà thờ, thánh đường nào nữa tại Liên Xô.
11/01/2022(Xem: 3240)
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) và kỷ niệm 30 năm ngày Thành lập Văn phòng Đại diện UNESCO tại Vương quốc Phật giáo Campuchia, một buổi tiệc chiêu đãi đối tác đã được tổ chức tại Văn phòng Đại diện UNESCO tại thủ đô Phnom Penh vào cuối tháng 12 năm 2021.
11/01/2022(Xem: 2497)
Đại học Tăng già Phật giáo Vientiane (Sangha College in Vientiane, Laos) được thành lập vào năm 1929 (PL.2472), do Vương thân Phetsarath Rattanavongsa (1890-1959) và Trưởng lão Hòa thượng Somdet Phra oukeo Outhen Sakda, Tăng thống Vương quốc Phật giáo Lào và Thống đốc Vientiane kiến lập.
08/01/2022(Xem: 3916)
Đại học Phật giáo Nālandā Malaysia -Giáo dục toàn diện, Phát triển Con người toàn diện" (Nālandā Institute Malaysia -Holistic Education for Integral Human Development). Đại học Phật giáo Nālandā Malaysia (NIM) đã được hình thành vào tháng 01 năm 2006, nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng Phật giáo, để có một cơ sở giáo dục Phật giáo tại Malaysia. Cố vấn tinh thần cho Hội Phật giáo Nālandā, Hòa thượng Tiến sĩ Kirinde Sri Dhammananda Nayaka Thera đáng kinh, đã cho thấy sự ủng hộ rõ ràng với ý tưởng của Ngài.
08/01/2022(Xem: 6266)
Taxila: Trong một cuộc khai quật một Bảo tháp Phật giáo tại Ban Faqiran, nhà Khảo cổ học của Bộ Liên bang Khảo cổ học đã phát hiện đồ cổ quý hiếm, trong đó có một đồng xu bằng đồng từ thời Vương triều Mughal, một đế quốc Hồi giáo (chịu ảnh hưởng từ nền văn hoá Ba Tư) ở Tiểu lục địa Ấn Độ đã ra đời vào năm 1526, nắm quyền kiểm soát trên phần lớn tiểu lục địa trong các thế kỷ 17 và 18, và cáo chung vào giữa thế kỷ 19.
08/01/2022(Xem: 3381)
Ung Chính lên ngôi lấy hiệu "Thuận Trị Hoàng đế, 順治皇帝" từ nhỏ đã thích đọc kinh sách Phật giáo, quảng giao tăng chúng, tinh thông Phật lý. Vua học thiền với Quốc sư Chương Gia, được hướng dẫn Thiền tọa liên tục trong hai ngày, đương thời Quốc sư Chương Gia (章嘉國師) khen ngợi vua có Chủng Tính Tối Thượng Thừa, khuyến khích bế quan nhập Thất Thiền tu, 14 ngày đêm miên mật tham cứu công án thoại đầu...
08/01/2022(Xem: 5264)
Bengal cổ đại là một trung tâm chính của Phật học, nghệ thuật và chủ nghĩa đế quốc; quả thực, đạo Phật là nền tảng của di sản văn hóa và ngôn ngữ của Bengal - bài thơ đầu tiên ở Bengali là Charyapada, được sáng tác bởi Chư tôn thiền đức Tăng già Phật giáo thời bấy giờ. Các Charyapada là tập hợp các bài thơ Thần kỳ, những bài tán thán sự chứng ngộ trong Kim Cương thừa truyền thống của Phật giáo mật tông ở các nơi Assam, Bengal, Bihar và Orissa. Theo các học giả đương đại, thuật ngữ Dharma trong tiếng Bengal có nghĩa là "Bauddha Dharma" (Buddhadharma) hoặc Phật pháp (佛法) và thuật ngữ Dharmapuja có nghĩa là "Buddhapuja". Khi Phật giáo bắt đầu suy tàn ở nhiều nơi khác nhau của Ấn Độ, nơi trú ẩn cuối cùng của Phật giáo là ở Bengal.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567