Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Ngày hai mươi bốn

07/05/201311:47(Xem: 8171)
24. Ngày hai mươi bốn

GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY

Một bài giảng khúc chiết về con đường đạt đến giác ngộ

(Liberation in the Palm of Your Hand-

Aconcise discourse on the path to enlightenment)

Pabongka Rinpoche

Edited by Trijang Rinpoche

Translated by Michael Richards

Thích Nữ Trí Hảidịch

--- o0o ---

PHẦN NĂM

PHẠM VI LỚN

NGÀY HAI MƯƠI BỐN

Phần đầu của ngày được dành để học kinh, cúng bánh lễ, v.v… Sau đây tường thuật về phần thứ hai. Khi Kyabje Pabongka Rinpoche thăng tòa, chúng tôi cử hành một nghi lễ chuẩn bị dài bao gồm những lễ cúng dường v.v… Trong khi chúng tôi dâng một Mandala để xin Bồ tát giới, mỗi khi dâng mandala, những đồ cúng dường tượng trưng này được truyền qua đoàn thể thính giả làm thành một chồng đặt trước mặt bậc thầy. Rinpoche trích dẫn đức Tsongkapa vị pháp vương của ba cõi:

Phát bồ đề tâm là đại lộ

Đưa đến tối thượng thừa…

Ngài còn nhắc lại những lợi lạc của tâm bồ đề và gợi cảm hứng cho chúng tôi bằng cách phác họa con đường tu tập, khởi tập là sự khó được tái sinh thân người. Rồi chúng tôi bắt đầu phép quán. Chúng tôi phải tưởng tượng được vây quanh bởi tất cả hữu tình dưới hình dạng loài người. Tất cả những chúng sinh nam tánh cùng đứng với cha chúng tôi ở bên tranh phải; tất cả chúng sinh nữ tánh gồm cả mẹ chúng tôi ở bên tay trái. Bậc thầy chúng tôi, được quán tưởng thành hình dạng đức Phật Thích Ca, được vây quanh bởi 1000 vị Phật trong thời tiền kiếp may mắn hiện tại, v.v… Với sự hiện diện của những bậc thầy, chư Phật và chư Bồ tát được mời đến, chúng tôi quỳ gối để xin quy y. Ngài nhắc lại bài kệ sau đây 3 lần:

Cho đến ngày giác ngộ con xin quay về nương tựa

Phật pháp và hội chúng vô lượng.

Với công đức con có được nhờ bố thí v.v…

Mong cho con thành Phật quả để lợi lạc hữu tình.

Nói ấy chúng tôi xin lập hình thức phát nguyện của bồ tát (lập bồ đề nguyện) bằng cách đọc như sau 3 lần.

Tôi nguyện đạt giác ngộ

Để giải thoát tất cả hữu tinh

Khỏi những kinh hoàng của sinh tử.

Bây giờ tôi đã lập nguyện này,

Thì tôi sẽ không bao giờ quên mất

Cho đến khi đạt thành Phật quả.

Kế tiếp đến phần chúng tôi thực sự lập cả 2 lời nguyện - phát bồ đề nguỵên và phát bồ đề hạnh, nghĩa là hình thức phát nguyện và hình thức dấn thân trong sự phát tâm bồ đề. Ngài lập lại lời sau đây 3 lần trong đó, trước hết chúng tôi khẩn cầu chư Phật Bồ tát, sau đó lập lời thề nguyện:

Kính lễ các bậc thầy, chư Phật và chư Bồ tát!

Can khẩn cầu các ngài hãy lắng nghe con:

Như chư Phật trong quá khứ

Đã phát lời nguyện sẽ thành Phật

Rồi tuần tự trải qua những sự tu tập của một bồ tát,

Cũng vậy con hôm nay phát tâm bồ đề.

Vì lợi ích cho tất cả chúng sinh, và sẽ tuần tự tu tập

Trong những hạnh bồ tát.

Sau đó chúng tôi đọc một lần bài sau đây để bày tỏ sự vui mừng vì đã thọ giới:

Bây giờ cuộc đời tôi đã có kết quả:

Tôi đã có được thân người thù thắng;

Hôm nay tôi đã được sinh vào

Dòng dõi của chư Phật,

Tôi đã trở thành một pháp tử của Chư Như Lai.

Kyabje Pabongka Rinpoche khi ấy đọc lên vài bài nói về giới bồ tát, và giải thích ý nghĩa. Rồi ngài bảo các đệ tử:

Nếu chúng ta phát tâm bồ đề, thì tất cả cõi Phật trong mười phương đều chấn động, những pháp tòa của chư Phật trong đó và những vật khác đều lung lay. Những tùy tùng của chư Phật sẽ hỏi lý do vì sao có chuyện này, và chư Phật sẽ trả lời cho họ rằng: “Tất cả những việc này xảy ra bởi vì tại xứ Tây Tạng, nơi ẩn cư tịch mịch Chuzang, trước mặt một vị lama tên Taezin Trinlae Gyatso, đệ tử của ông ta có tên là…. đã phát tâm bồ đề.” Các ngài sẽ cầu nguyện cho tâm bồ đề ấy không thối chuyển và nam nữ giới tử sẽ hoàn tất phận sự của bồ tát.

Khi ấy Pabongka Rinpoche nhận được vô lượng công đức nhờ giảng dạy và lắng nghe giáo lý Lam-rim. Hãy xét một cái công đức chúng ta đạt được do phát tâm bồ đề! Để cho công đức chúng ta tích lũy được sẽ không biến mất. Chúng ta sẽ phó thác những công đức ấy cho bậc thầy che chở chúng ta, đức Di Lặc khi ngài đến châu lục này, hiển bày thắng ứng thân và làm những công việc của một đức Phật, thì chúng ta sẽ ở trong số những môn đồ của Đấng Chiến thắng này nhờ năng lực của công đức hôm nay. Chúng ta sẽ thưởng thức vị cam lồ của thời ngài và được ngài thọ ký tương lai sẽ thành Phật. Vậy chúng ta sẽ hồi hướng công đức cho mục tiêu này. Sau khi lập lại lần thứ 3 bài tụng hồi hướng, tôi sẽ dâng đồ cúng của quý vị lên hư không. Tất cả quý vị phải quán tưởng rằng những đồ cúng này chính là công đức của quý vị dưới hình dạng tám hướng tốt lành, bảy dấu hiệu của chuyển luân vương, v.v… Hãy tưởng tượng những đồ cúng này sẽ đậu lại trên cõi trời Đâu Suất xung quanh đức Di Lặc, ngài sẽ nói: “Những công đức này khiến ta hoan hỷ” và ngài cầu nguyện cho quý vị.

Sau đó ngài hướng dẫn chúng tôi lập lại 3 lần lời kệ sau đây:

Khi vừng thái dương Di Lặc đại hùng

Lên trên đỉnh đồi ở Bồ đề tràng,

Mong sao đóa sen trí tuệ con bừng nở;

Mong sao vô số hữu tình được toại ý.

Mong sao đức Di Lặc, Đấng Chiến thắng

Sẽ hoan hỷ đặt tay lên đầu con,

Thọ ký cho con thành bồ đề vô thượng.

Mong sao con sớm đạt giác ngộ

Vì lợi lạc cho tất cả hữu tình.

Sau khi lập lại lần thứ ba, ngài dâng cao đồ cúng lên hư không.

b-2. Làm thế nào để bồ đề không thối chuyển

Có hai loạt lời khuyên

1. Lời khuyên liên hệ đến Bồ đề nguyện.

2. Lời khuyên liên hệ đến bồ đề hạnh.

b-2.1. Lời khuyên liên hệ đến bồ đề nguyện

1. Khuyên tạo nhân lành để giữ tâm bồ đề đã phát khỏi thối chuyển trong đời này.

2. Lời khuyên tạo nhân để không bao giờ rời tâm bồ đề đã phát khởi trong những tái sinh còn lại.

b-2.1.1. Lời khuyên tạo nhân lành để giữ cho tâm bồ đề đã phá khỏi thối chuyển, trong đời này

Có 4 mục như sau:

(1) Nhớ lại lợi lạc của sự phát tâm bồ đề.

(2) Lập lại lời nguyện ba lần mỗi ngày và 3 lần mỗi đêm để khỏi quên bồ đề tâm đã phát, và đông thời tăng trưởng nó.

(3) Ngăn ngừa sự phát sinh ý xấu, như là khi người nào làm trái ý bạn, bạn lạinghĩ “Tôi sẽ không làm việc vì lợi ích cho hắn.”

(4) Xây dựng hai thứ tích lũy của bạn để tăng trưởng bồ đề tâm đã phát.

b-2.1.2. Lời khuyên tạo nhân lành để không bao giờ rời tâm bồ đề trong những đời tái sinh còn lại.

Có hai đoạn:

(i) Bốn hành vi phát sinh hắc nghiệp báo cần từ bỏ. Đó là:

(1) Cố lừa thầy dạy, bổn sư, tu viện trưởng, thầy tuyền giới… với những lời dối trá.

(2) Cảm thấy buồn bã khi thấy người khác làm việc công đức.

(3) Vì sân giận mà nói những lời khiếm nhã đối với Bồ tát.

(4) Có hành vi lừa dối, không có tâm vị tha.

(ii) Bốn hành vi phát sinh bạch nghiệp báo cần làm:

(1) Tinh tấn từ bỏ mọi sự nói láo cố ý

(2) Giữ thiện chí đối với hữu tình, không lừa dối chúng sinh.

(3) Có thái độ xem bồ tát như bậc thầy, ca tụng họ.

(4) Khiến cho các hữu tình được bạn săn sóc phải tôn trọng tâm bồ đề.

b-2.2. Lời khuyên liên hệ đến bồ đề hạnh

Kyabje Pabongka Rinpoche nói chi tiết về sự cần thiết phải học tập để giữ giới bồ tát đã thọ một cách nghiêm túc, làm thế nào để không ô nhiễm bất cứ giới nào trong mười tám giới trọng hay 46 giới khinh. Rồi ngài tiếp tục:

Mặc dù tôi đã dạy quý vị con đường đưa đến giải thoát,

Hãy biết rằng sự giải thoát của bạn tùy thuộc vào chính bạn.

Hãy tu tập bất cứ pháp nào bạn có thể tu, để sự giảng dạy của tôi không phải là uổng công. Cũng như những thương gia chở hàng lên lên con lừa ngựa v.v… vừa sức chở của chúng, mỗi người trong các bạn ít nhất của phải thực hành tùy theo giới hạn và khả năng của mình, vì có người có tâm trí thù thắng, người khác kém hơn, trong khi những người khác có tâm trí hạ liệt. Nhưng trên tất cả phải lấy bồ đề tâm làm pháp tu chính yếu của bạn. Bạn phải theo bất cứ đề mục thiền quán nào mà bạn biết sẽ giúp cho bồ đề tâm của mình.

Trước hết bạn nên tận tụy với một bậc thầy và thực hành những chỉ giáo của vị ấy. Rồi phát tâm mong muốn rút tỉa được một vài ý nghĩa từ cuộc đời bạn. Nếu bạn không rút tỉa được tinh hoa ấy ngay từ bây giờ thì chắc chắn rằng sau khi bạn chết sẽ không thể chọn lựa chỗ tái sinh. Nếu bạn tái sinh vào đọa xứ thì bạn sẽ khổ không thể chịu nổi. Bởi thế bạn phải tìm cách nào cứu bạn khỏi điều này: tái sinh vào các đọa xứ. Hãy quan sát kỹ điều này, và chắc chắn bạn sẽ muốn được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Nhưng một mình bạn được giải thoát chưa đủ, vì tất cả hữu tình không ai khác hơn là cha mẹ bà con của bạn. Thật đáng khinh bỉ xiết bao nếu bạn ruồng bỏ họ. Vậy một mình bạn giải thoát khỏi sinh tử thì không đủ.

Như thế điều thích hợp là bạn đi vào đại thừa ngay bây giờ bởi vì trước sau gì bạn cũng phải đi con đường ấy. Cổng vào Đại thừa duy nhất là phát bồ đề tâm, bởi thế bạn phải nỗ lực tìm cách phát tâm bồ đề. Nếu bạn có thể cảm thấy không cần nỗ lực mà vẫn có bồ đề tâm thì khi ấy bạn có thể một mình chịu đựng lâu dài những khó nhọc trong khi làm việc cho tất cả hữu tình. Tuy nhiên bạn sẽ thấy thật là điều khó chịu khi tất cả hữu tình, những bà mẹ của bạn, đang bị đau khổ dày xéo. Đây là loại bồ đề tâm đặc biệt sẽ làm cho bạn muốn đi vào con đường mật tông, tối thượng thừa. Như vậy bạn sẽ nhận bốn pháp quán đảnh từ một bậc thầy Kim Cương đầy đủ tư cách, để đi đến chỗ thuần thục; và theo cách ấy bạn thực sự đạt đến mọt sự cận hành của hợp nhất, sự phối hợp giữa ánh sáng và thân huyễn. Để thuần thục hơn, nghĩa là để đạt đến sự hợp nhất thực sự, bạn phải thiền quán giai đoạn phát sinh cũng như giai đoạn thành tựu. Qua những giai đoạn này, bạn chắc chắn sẽ đạt đến trạng thái hợp nhất của bậc Vô Học chỉ trong một đời ngắn ngủi vào thời đại suy đồi này.

Muốn thành tựu điều này, trước giai đoạn hợp nhất thực sự, bạn phải đạt đến cận hành của giai đoạn hợp nhất, cùng với những giai đoạn tịnh và bất tịnh của thân huyễn. Nhưng muốn đủ thuần thục để làm việc này, thì chắc chắn bạn phải hoàn toàn phát triển trong những cấp độ thô của giai đoạn phát sinh, và trước đấy bạn phải được bốn sự quán đảnh để gieo trồng trong bạn những hạt giống của bốn thân. Nhưng để trở thành một pháp khí thích hợp để nhận những phép quán đảnh này thì trước hết bạn phải thanh lọc dòng tâm ý bằng bồ đề tâm - một phần của đạo lộ không chung với Thanh văn thừa. Vậy bạn phải có những nguyên nhân đẻ phát bồ đề tâm như sau: có quá nhiều tâm bi mẫn không chịu nỗi sự đau khổ của hữu tình. Nguyên nhân chính để phát tâm bi mẫn là bạn không thể chịu đựng những nỗi khổ tổng quát và đặc biệt của sinh tử mà chính bạn đã trải qua. Điều này sẽ thúc đẩy bạn từ bỏ sinh tử. Nhưng trước đấy bạn phải phát sinh nỗi sợ hãi và kinh hoáng đối với những thống khổ trong các đọa xứ. Và làm sao bạn có thể triển khai những điều này nếu trước đó bạn không quan sát luật nhân quả và nỗi bấp bênh mà bạn sẽ phải đương đầu sau khi chết? Bạn phải triển khai những điều này. Cái nguyên nhân duy nhất khiến bạn nghĩ đến việc khởi hành trên một con đường như vậy chính là quán sát thân người khó được và hoàn toàn có ý nghĩa. Và muốn triển khai tất cả những điều này, thì trước hết bạn phải tận tụy vói một bậc thầy có đức hạnh bằng tư tưởng và hành vi của bạn.

Như vậy bạn không đạt đến ngay những trình độ cao. Bạn phải luyện tâm bằng cách nghiên cứu toàn thể tiến trình của đạo lộ, bước đầu bằng sự thờ kính thầy. “Nghiên cứu sơ đồ của đạo lộ” có nghĩa là bạn học một đề mục thiền đặc biệt nào đó một thời gian, để làm cho bạn cảm thấy “tôi đã triển khai thực chứng trong dòng tâm thức.” Như thế bạn hãy đi suốt con đường qua những đề mục ấy khởi đầu bằng khởi điểm của Lam-rim là nhờ thầy đúng cách.. Hãy cố phát triển tuệ quán trong từng đề mục thiền. Sau khi làm như vậy, hãy luyện tập thêm nhờ thiền định phản quang. Nhưng hãy cố phát sinh tuệ giác bằng cách luyện tập bất cứ đề mục nào mà bạn chưa nắm vững được.

Trong đời này chúng ta dã gặp những giáo lý vô cấu này trong cả kinh điển lẫn mật điển không lỗi lầm. Với một cơ may như thế, mà nếu bạn không phát sinh ngay cả một ước muốn đối với mật điển thì thật là đáng tiếc. Làm sao bạn có thể thực hành những thiền định phản quan vào các giai đoạn phát sinh và thành tựu của mật điển về một vị thần bảo hộ như Guhyasanmàja, Heruka hay Yamàntaka? Hãy làm một người làm những pháp thiền định phản quan về tất cả giáo lý! Đây sẽ là một sự tu tập toàn diện.

Nếu bạn đã có thể triển khai được tuệ quán gượng ép vào các đề mục cho đến bồ đề tâm, thì bạn nên đi trở lui lại từ đầu; bây giờ bạn sẽ đạt được tuệ quán một cách không khó khăn vào mỗi một đề tài ấy. Cách làm việc xuyên qua suốt đạo lộ này cũng giống như du hành trên một con đường nhiều lần cùng một hướng. Trước hết hãy triển khai tuệ quán vào các đề mục đưa đến tâm bồ đề bằng cách ấy, và sau đó hãy làm nỗ lực thêm ở từng giai đoạn của đạo lộ bằng các mật điển. Nếu làm như vậy bạn sẽ phát triển những thực chứng phi thường trong dòng tâm thức. Đây là lời tuyên bố được tìm thấy trong các mật điển và những kiệt tác cũng những hành giả vĩ đại. Và cũng như bậc thánh Ensapa và môn đệ, chẳng bao lâu bạn cũng sẽ có thể thể hiện trạng thái Kim cương trì, sự hợp nhất, trong một đời ngắn ngủi vào thời đại suy đồi này.

Bây giờ chúng ta nên cầu nguyện ta sẽ hướng dẫn 6 loài chúng sinh cùng tận biên giới của hư không, đến quả vị Phật vô song, và chúng ta sẽ làm lắng dịu những thống khổ của chúng; và vì lý do đó mà ta sẽ phát triển tâm bồ đề, hành hạnh bồ tát. Chúng ta hãy tụng bài nguyện sau cùng trong tác phẩm Hành Bồ Tát Hạnh. Đây không phải là pháp hành của bậc tôn sư tôi,nhưng gần như đây là điều mà những vị giữ ngai tu viện Ganden và môn đệ họ đều đã làm. Đây cũng đủ lý do khiến chúng ta làm sống lại tập tục này. Yêu cầu quý vị hãy tụng bài ấy với tâm không phân tán.

[Khi ấy ngài hướng dẫn chúng tôi tụng bài hồi hướng rút ra từ tác phẩm Hành Bồ Tát Hạnh.Chúng tôi dâng một mandala để tạ ơn được thụ giáo, và làm những cầu nguyện tiếp theo, những bài kệ cầu được điềm lành v.v..., điều này phù hợp với truyền thống Lam-rim, tinh túy của toàn thể nền giáo lý.ngài dã từ bi biết bao khi xua tan bóng tối khổng lồ của chúng tôi liên hệ đến 3 cõi. Lòng từ bi này vẫn còn mãi cho đến tận cùng thời gian.]

--- o0o ---

Vi tính: Nguyên Trang. Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 1-12-200

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/05/2014(Xem: 5447)
Nổi tiếng là bộ Kinh Phật khắc trên gỗ lớn hàng đầu thế giới, Tripitaka Koreana từng được tổ chức UNESCO liệt vào hàng di sản văn hóa cao quý nhất của xứ bình minh yên tĩnh. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử để tồn tại cho đến tận bây giờ, bộ Kinh Phật này năm nay vừa tròn 1000 tuổi.
27/11/2013(Xem: 49500)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
26/10/2013(Xem: 62406)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
09/10/2013(Xem: 12282)
Tờ nhật báo uy tín Le Monde của Pháp ngày 18 tháng 9 năm 2013, trong mục Địa Lý và Chính Trị và qua một bài viết của ký giả Frédéric Robin đặc phái viên ở New Delhi, đã nêu lên các mưu đồ và tham vọng quốc tế nhằm khai thác thánh địa Phật Giáo Lâm-tì-ni (Lumbini). Dưới đây là phần chuyển ngữ.
18/09/2013(Xem: 4713)
Trong lá thư tháng 9 năm 2013 (http://www.bouddhismes.net/node/1659)của Viện Nghiên Cứu Phật Học Pháp gửi cho các thành viên có giới thiệu một bài báo nói về Phật Giáo Trung Quốc đã đăng trên trang web Fait-religieux.com(http://www.fait-religieux.com/monde/asie_pacifique/2013/06/16). Xin chuyển ngữ dưới đây. Một sự đổi mới thật ngoạn mục thế nhưng cần phải hiểu với sự thận trọng
05/06/2013(Xem: 25550)
Kỷ Yếu Kính Mừng Chu Niên Hai Mươi Năm (1990-2010) Thành Lập Tu Viện Quảng Đức
25/05/2013(Xem: 10293)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
23/04/2013(Xem: 8447)
Quyển Thiền Lâm Tế Nhật Bản quý vị đang cầm trên tay bằng tiếng Việt đây, chúng tôi dịch trực tiếp từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi, nhân kỳ nhập thất lần thứ ba tại đây. Công việc được bắt đầu từ ngày 24 tháng 10 năm 2005, đến ngày 18 tháng 11 năm 2005 bản dịch hoàn tất.
10/04/2013(Xem: 4289)
Hiện nay có hai bảng Niên biểu Phật giáo khá phổ biến và cả hai đều căn cứ vào một mốc thời gian duy nhất tương đối chính xác là năm đăng quang của hoàng đế A-dục, tức là năm - 268 hay - 267 trước Tây lịch. Các học giả Tây phương đặt tên cho hai bảng Niên biểu này là : "Bảng Niên biểu dài" và "Bảng Niên biểu ngắn". Theo bảng "Niên biểu dài" thì Đức Phật tịch diệt 218 năm trước khi hoàng đế A-dục chính thức lên ngôi, vì vậy nếu suy ngược lên bằng cách dựa vào mốc thời gian làm chuẩn là năm - 268, thì Đức Phật nhập vào Đại bát Niết bàn vào năm - 486
10/04/2013(Xem: 5099)
Số lượng Phật tử trên thế giới đã từng bị lượng định quá thấp. Những thống kê mà ta đọc được trong các Từ điển Bách khoa hoặc trong các Bảng Niên giám thường ghi con số nầy vào khoảng 500 triệu người. Con số nầy đã không kể đến hơn một tỉ người Trung Quốc hiện đang sống tại nước Cọng hòa Nhân dân Trung Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]