Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Lâm Tế Nhật Bản

23/04/201318:11(Xem: 8502)
Thiền Lâm Tế Nhật Bản

113thienlamte

Thiền Lâm Tế Nhật Bản

Nguyên tác MATSUBARA TAIDOO

Thích Như Điển dịch

Lời nói đầu

Quyển Thiền Lâm Tế Nhật Bản quý vị đang cầm trên tay bằng tiếng Việt đây, chúng tôi dịch trực tiếp từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi, nhân kỳ nhập thất lần thứ ba tại đây. Công việc được bắt đầu từ ngày 24 tháng 10 năm 2005, đến ngày 18 tháng 11 năm 2005 bản dịch hoàn tất. Thời gian chỉ trong vòng 20 ngày thôi, chưa kể đến 6 ngày nghỉ của ba cuối tuần. Mỗi ngày tôi dịch ròng rã 5 tiếng đồng hồ. Như thế tổng cộng là khoảng 100 giờ tất cả. Tôi không biết Ngài Matsubara Taido phải gom góp tài liệu trong bao nhiêu năm mới viết xong cuốn sách nầy, vì Ngài không đề cập trong tác phẩm. Nhưng chúng tôi chắc rằng kinh nghiệm cả một đời người mới viết được một trong những tác phẩm có giá trị như thế.

Sách dày 233 trang khổ DIN A5 do nhà xuất bản Đại Pháp Luân in ấn. Hình thức rất trang nhã, gọn dễ nhìn và giá bán là 1.300 yen tại Nhật, khoảng chừng 10 Mỹ Kim. Phần sau, sách có cho biết ấn bản lần đầu tiên in vào ngày 1 tháng 8 năm Chiêu Hoà thứ 59 và ấn bản lần thứ 10 in vào ngày 10 tháng 5 năm Bình Thành thứ 12. Nghĩa là chỉ gần 25 năm, có đến 10 lần xuất bản vào cuối thế kỷ thứ 20 và đầu thế kỷ thứ 21 nầy. Quả là một tác phẩm đáng để đọc, để hiểu và để học hỏi.

Sách gồm có năm chương lớn và có những tiết mục nhỏ khác được chia ra trong từng chương một để độc giả dễ theo dõi. Theo lời khuyên của tác giả, nên đọc nửa phần sau của sách trước rồi mới đọc phần đầu và đọc lại toàn bộ một lần nữa, thì sẽ sáng tỏ nhiều vấn đề hơn.

Tôi đến Nhật vào ngày 22 tháng 2 năm 1972 và rời Nhật ngày 22 tháng 4 năm 1977 để sang Đức. Trong hơn 5 năm trường đó, tôi học Nhật Ngữ tại trường Yotsuya khoảng 9 tháng, sau đó thi đỗ vào phân khoa Giáo Dục của Đại Học Teikyo ở Hachiojì, Tokyo. Sau khi tốt nghiệp Đại Học Teikyo, tôi đã thi đỗ vào Cao Học Phật Giáo tại Đại Học Risso. Trong hơn 5 năm ở Nhật, tôi có hơn 4 năm ở chùa Honryuji, tại Hachioji, Tokyo thuộc Tông phái Nhật Liên Tông. Trong thời gian ấy tôi có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với tiếng Nhật nhiều, trong đời sống hằng ngày như giao tiếp, làm việc, tụng kinh, cúng đám, cầu an, cầu siêu, đám ma, cưới hỏi. Ngay cả những tập tục khác của người Nhật, tôi cũng học làm quen. Để rồi từ đó tôi có một cái vốn ngữ vựng rất lớn và rất tự tin về khả năng Nhật ngữ của mình. Được diễm phúc như thế là nhờ sự chăm sóc và đùm bọc của Thầy Oikawa. Thành tâm cảm niệm ân đức Thầy Oikawa Shinkai, vị Thầy mà tôi thường hay nhắc nhở đến cùng với những vị Thầy dạy học ở Đại Học của tôi theo học lúc bấy giờ.

Xa Nhật từ năm 1977, tôi đến Đức phải học tiếng Đức, vào Đại Học Đức tiếp tục ngành học của mình, tại trường Đại Học Hannover, không phải là điều giản đơn; nhưng tôi đã cố gắng hết mình cho việc tu niệm, việc học và việc trau dồi ngoại ngữ ấy. Dĩ nhiên ở Đức không có cơ hội để nói tiếng Nhật nhiều, nhưng mỗi lần tham dự hội nghị Phật Giáo Thế Giới tại các nước Á Châu như Đài Loan, Singapore, Mã Lai v.v.., tôi lại có cơ hội trình bày những vấn đề bằng tiếng Nhật, hoặc tiếng Anh. Do vậy mà tôi rất vui khi được sử dụng ngôn ngữ mình thích, khiến ngôn ngữ ấy mãi đến tận bây giờ đã hơn 28 năm tôi xa xứ Nhật, tôi vẫn còn tự tin để nói, để viết, để đọc, để nghe và để dịch. Thật ra, điều ấy không phải do tôi có khả năng mà nhờ sự gia hộ của chư vị Tổ Sư, chư vị Bồ Tát, chư Phật mà tôi có được như thế. Tôi có thể đoan chắc rằng tôi dịch tác phẩm nầy của Ngài Matsubara đúng trên 80 % ý chính của ông. Ngoại trừ một số chữ không nắm rõ ý chính, kính mong những vị giỏi tiếng Nhật có thể bổ khuyết cho chỗ dịch thiếu sót của chúng tôi. Xin vô vàn đa tạ.

Trong sách có hai câu chuyện, tôi đắc ý nhất, cũng là hai câu chuyện ngẫu nhiên tôi thường giảng cho Phật Tử Việt Nam nhiều lần, ở nhiều nơi khác nhau về đặc tính của người Nhật, mà do tôi nghe đâu đó và kể lại, không ngờ nó lại nằm trong tác phẩm nầy, Đó là câu chuyện về sự xin lỗi người khác. Người Nhật có một thói quen rất dễ thương và đáng kính là nếu đi đường quý vị rủi đạp lên chân người Nhật, người ấy sẽ xin lỗi quý vị trước, thay vì quý vị phải xin lỗi họ, dù quý vị sai. Họ nói là “Xin lỗi Ngài, vì tôi để cái chân không đúng chỗ, nên bị Ngài dậm lên“. Đó là quý vị chưa kịp nói lời xin lỗi mà họ đã hạ mình xuống rồi, thì quả thật trên thế giới nầy không hề có một dân tộc nào được như thế, mặc dầu tôi đã có cơ hội sống và đi thăm viếng 63 quốc gia trên quả địa cầu nầy.

Trong sách nầy, còn có câu chuyện xảy ra vào cuối thể kỷ thứ 19, bắt qua đầu thế kỷ thứ 20. Nghĩa là việc nầy xảy ra trong thời Minh Trị bước qua thời Đại Chánh tại Nhật. Chuyện hơi dài, quý vị có thể vào phần “ngôn ngữ của lòng tin“ trong sách nầy để xem. Chuyện kể rằng Ngài Tông Diễn và các bạn đồng liêu thuộc giới Tiểu Tăng, nghĩa là học tăng còn nhỏ, đi tham vấn học hỏi với Ngài Tông Tuấn ở chùa Kiến Nhơn tại Kyoto. Một hôm vào giờ trưa Ngài Tông Tuấn có việc phải ra khỏi chùa. Thế là cả lớp Tăng trẻ rủ nhau, mỗi người một nơi để ngủ trưa ở những nơi có gió mát thổi. Ngài Tông Diễn chọn hành lang trước cửa phòng Thầy Tông Tuấn để ngủ. Chẳng may Lão Sư Tông Tuấn quên đồ, nên đi chẳng bao lâu đã trở lại chùa. Các Tiểu tăng khác được các bậc đàn anh đánh thức dậy, nên không có bị Hoà Thượng bắt gặp lúc đang ngủ; chỉ còn Ngài Tông Diễn vừa mới mở mắt, thấy Ngài Tông Tuấn về không biết làm sao. Vì hành lang nhỏ quá cho nên Ngài Tông Tuấn bước qua và đạp lên chân Ngài Tông Diễn. Ngài Tông Tuấn chấp hai tay lại nói nhỏ “Xin lỗi nhé! Cho xin lỗi nhé!“ Điều nầy Ngài Tông Diễn không chờ đợi, chỉ chờ đợi sự la rầy quở mắng mà thôi. Nhưng sự việc ấy đã chẳng xảy ra. “Quả thật là cái Tâm từ bi của ân sư chẳng thể nào diễn tả được“. Đó là lời của Ngài Tông Diễn phát biểu.

Ngày nay người Nhật đối với vấn đề Tôn Giáo rất thông thoáng. Do đó, khi sinh ra họ đem trẻ con đến Thần Xã để cầu nguyện. Lúc lớn lên làm đám cưới tại nhà Thờ Thiên Chúa và chết đi lại trở về chùa. Tất cả nội dung của những điều nầy xin quý vị vào nơi “Lời cuối sách“để xem.

Ở tại Hannover, Đức Quốc, có một người Nhật tên Harada, là giáo sư dạy âm nhạc tại Đại Học Hildesheim, ông ta hầu như mỗi tuần đều có ghé chùa Viên Giác để tụng kinh và gặp tôi nói chuyện. Nghe tôi đề cập đến việc dịch thuật trong khi tôi nhập thất tại Úc, ông rất vui và vui hơn khi được biết năm nầy (2005) tôi dự định dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt những tác phầm về Tịnh Độ Tông của Nhật hoặc Thiền Lâm Tế . Ông về Nhật và bỏ thời gian chịu khó tìm sách hay và gửi cho tôi qua đường bưu điện. Sách nầy, tôi đọc lần đầu vào trung tuần tháng 8 năm 2005 đến ngày 9 tháng 9 năm 2005 thì xong. Đọc như thế để xác định lại khả năng Nhật Ngữ của mình, tôi thấy không có gì trở ngại nên mới bắt đầu việc phiên dịch nầy.

Tuy nhiên, câu văn tiếng Nhật cấu tạo bằng chủ từ, túc từ rồi mới tới động từ. Còn câu văn tiếng Việt thì cấu tạo khác đi. Nghĩa là chủ từ động từ rồi mới đến túc từ., Do vậy tôi phải dịch một mình để xác định lại vị trí của câu văn, nhưng chưa dám tin chắc 100 %. Do vậy tôi nhờ Thượng Toạ Thích Đồng Văn, Tiến Sĩ Phật Học, người đã cùng tôi phiên dịch hai năm trước đây tác phẩm Đại Đường Tây Vức Ký và Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận, từ tiếng Hán sang tiếng Việt, nhuận lại câu văn một lần nữa cho dễ hiểu theo ngôn ngữ Việt Nam và một lần cuối tôi nhờ Hoà Thượng Thích Bảo Lạc, bào huynh của tôi, đã tốt nghiệp Đại Học Komazawa, Tokyo Nhật Bản nhuận sắc lại một lần cuối cùng trước khi cho in.

Được cái may là năm nay có Thầy Hạnh Hảo người Đức, cùng đi theo chúng tôi để giúp việc phiên dịch và Thầy ấy dịch tác phẩm nầy sang tiếng Đức. Hy vọng nay mai tại Đức sẽ có quyển sách nầy khi đã giảo chánh lại. Thầy Hạnh Hảo ở chùa Viên Giác từ năm 1993 và năm 1996 thì xuất gia, thọ Tỳ Kheo giới năm 2000, rất rành tiếng Anh, tiếng Phổ Thông và Tiếng Việt Nam. Vì Thầy ấy đã tốt nghiệp khoa Đông Phương học tại Đại Học Hamburg, Đức với luận án ra trường Cao Học là “Thập Mục Ngưu Đồ Tụng thời Trịnh Nguyễn Phân Tranh“ của Quảng Trí Thiền Sư Việt Nam biên soạn bằng chữ Hán cổ và Thầy đã bình chú ra tiếng Đức là ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Nên hy vọng khả năng chuyển dịch của Thầy ấy không có gì đáng lo lắm.

Chú Hạnh Bổn sau khi tốt nghiệp Cao Học ở Đức ngành kỹ sư cơ khí, sau đó xuất gia và hai năm liền từ 2004 đến 2005, đến Úc để phụ cho tôi trong việc đánh máy bài vở, tài xế và đảm nhận trách nhiệm thị giả, để giúp tôi có nhiều thời gian trong việc dịch thuật nầy.

Nhân duyên chuyến nầy trước khi qua Úc, tôi có ghé Thái Lan vào tháng 9, để xem công trình xây dựng Cực Lạc Cảnh Giới Tự của Thầy Hạnh Nguyện tại Chiang Mai và Thầy ấy cũng như Hội Giáo Dục Từ Thiện Sariputta ở Hoa Kỳ muốn ấn tống sách nầy cũng như cuốn Phật nói Luận A Tỳ Đàm về việc hình thành thế giới. Tôi hoàn toàn đồng ý và rất hoan hỷ. Ngoài ra, tác phẩm tiểu thuyết “Giai nhân và Hoà Thượng“ cũng được Thầy ấy gợi ý muốn in để phát hành gây quỹ cho chùa Cực Lạc tại Thái Lan.

Thầy Phổ Huân Tri Sự chùa Pháp Bảo tại Sydney, mỗi tuần lên Đa Bảo một lần, mang cho chúng tôi những thức ăn từ tinh thần đến vật chất. Xin đa tạ Thầy và quý cô Giác Anh, Giác Duyên, Giác Trí cũng như Đạo Hữu Chúc Liêm, Thiện Minh và quý Đạo Hữu khác của chùa Pháp Bảo có cái gì trân quý đều gởi lên Đa Bảo mỗi tuần như là một hãng thầu cung cấp vật liệu mà chẳng bao giờ tính tiền công gồm cả vốn lẫn lời, mà còn nở trên môi những nụ cười hoan hỷ nữa. Chỉ ngần ấy thôi là những tác phẩm và dịch phẩm của chúng tôi được lần lượt ra đời, Cho đến hôm nay (2005) sau 30 năm viết lách, tác phẩm nầy là tác phẩm thứ 46 trong nhiều thứ tiếng khác nhau. Hy vọng tôi còn khoẻ và cơ sở Đa Bảo vẫn chưa sử dụng cho mục tiêu khác thì Thầy trò chúng tôi mỗi năm sẽ qua đây ba tháng để làm phiền quý vị và độc giả khắp bốn phương sẽ có những tác phẩm để đọc.

Xin niệm ân Hoà Thượng Viện Chủ Chùa Pháp Bảo. Xin cảm ơn tất cả những ân tình của quý Thầy, quý cô và quý Đạo Hữu, Phật Tử chùa Pháp Bảo tại Sydney đã dành cho chúng tôi những nghĩa cử thật quý giá như thế.

Kính nguyện mọi việc đều như ý.

Núi Đồi Đa Bảo, Úc Đại Lợi,

Ngày18 tháng11năm2005

Dịch giả Thích Như Điển

THIỀN LÂM TẾ NHẬT BẢN

TÔN GIÁO CỦA CHÚNG TA

Nguyên tác: MATSUBARA TAIDOO

Sa Môn Thích Như Điển

Phương Trượng Chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc chuyển dịch từ tiếng Nhật

sang tiếng Việt tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi từ ngày 24 tháng 10 năm 2005, nhân lần nhập thất lần thứ ba tại đây.

MatsubaraTaidoo sanh năm Minh Trị thứ 40 tại Tokyo, tốt nghiệp khoa Văn chương tại Đại Học WASEDA, hiện là Am chủ Am Nhật Nguyệt, Hội Trưởng Hội“NamMô”. Tác phẩm của ông biên soạn gồm có:

• Nhập Môn Kinh Quan Âm
• Nhập Môn Bát Nhã Tâm Kinh
• Nhập Môn Kinh Pháp Hoa
• Một trăm chuyện chọn lọc về Thiền

Những tác phẩm trên đều được ấn hành tại nhà xuất bản Tường Truyền. Riêng quyển “Thiền Lâm Tế” –Tôn giáo của chúng ta” in lần đầu vào ngày 1 tháng 8 năm Chiêu Hòa thứ 59 và in lần thứ 10 ngày 10 tháng 10 năm Bình Thành thứ 12.


---o0o---


Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/12/2015(Xem: 5185)
Thiên Đồng Thiền Tự (天童禅寺) nằm tại làng Thiên Đồng ở dưới chân núi Thái Bạch của Ngân huyện, thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang và được gọi là "Đông Nam Phật Quốc-東南佛國" hay “Ninh Ba Thiên Đồng Thiền Tự Pháp Vân Tuệ Nhật Thiên Phật Thiên Tăng- 寧波天童禪寺法雲慧日千佛千僧” vì là một trong năm Tòng lâm lớn nhất Trung Quốc. Ngôi Già lam Cổ Tự được kiến tạo vào đầu thế kỷ thứ IV, đời Tây Tấn năm Vĩnh Khang Nguyên (300), ban đầu chỉ là một Thảo am trên diện tích rất nhỏ nhưng theo thời gian đã lên đến 45 nghìn mét vuông, có đến khoảng 20 quần thể kiến trúc cổ như Thiên Vương điện, Đại Hùng Bảo điện, Thiên Phật các, Ngự Thư lâu, Hồi Quang lâu, Phản Minh lâu, Chung lâu, Pháp đường, Lục Thảo đường, Giới đường, La Hán đường . . . Điện đường, Lầu, Gác, Phòng liêu có đến 30 tòa, gồm 999 gian điện thất rất quy mô hùng vĩ. Hiện còn 730 gian, diện tích 7.640.000 mét vuông, diện tích xây dựng 28.800 mét vuông.
27/12/2015(Xem: 4837)
Hôm thứ Sáu, 25/12/2015, tại thành phố Nakhon Pathom, miền Trung Thái Lan đã diễn ra buổi lễ dựng Đài Tưởng niệm Sư tổ Phramongkolthepmuni, người sáng lập ra dòng thiền Dhammakaya (Pháp Thân) và cũng là Bổn sư của Ni trưởng Khun Yay, người sáng lập Trung tâm Dhammakaya (Pháp Thân Tự).
21/12/2015(Xem: 8356)
Mùa hạ năm Ất Mùi – 2015, khi đến dự hội nghị giảng sư của học viện, Thượng tọa tổng thư ký TW Giáo hội Phật Giáo Việt Nam giao cho chúng con nhiệm vụ liên lạc với ban tổ chức Diễn đàn Quốc Tế Sùng Thánh – 2015 để chuẩn bị cho phái đoàn của học viện tham dự diễn đàn. Từ hội nghị Hội đồng trị sự TW ở Sài Gòn, Thượng tọa tổng thư ký gọi điện về báo chốt danh sách thành viên phái đoàn để chính thức báo cho ban tổ chức diễn đàn làm thiệp thỉnh. Sau khi dự hội nghị Hội đồng trị sự trung ương trở về, Hòa thượng viện trưởng lại giao cho chúng con thêm một công việc lớn là xây dựng chương trình, liên lạc, bố trí sắp đặt để sau khi tham dự diễn đàn kết thúc, phái đoàn sẽ thực hiện chương trình tìm về tổ đình nơi Sơ tổ Thiền phái Tào Động Việt Nam đã cầu đạo và đắc pháp.
27/04/2015(Xem: 10255)
Tờ Thời Luận San Francisco (San Francisco Chronicle) một nhật báo lớn của Mỹ, ngày 17 tháng 9 năm 2008 có đăng một bài mang tựa: "Đạo Ki-tô đang phát triển nhanh chóng ở Mông Cổ, các nhà truyền giáo đã cải đạo cho hàng nghìn người trong khi những người Phật Giáo đang nơm nớp lo sợ là truyền thống văn hóa của mình sẽ bị mất đi" (Christianity growing fast in Mongolia, Missionaries convert thousands while Buddhists fear losing traditional culture), tác giả là Michael Khon một ký giả trong nhóm bình luận gia thời sự quốc tế trong ban biên tập của tờ báo này. Bài báo khá xưa, cách nay đã hơn sáu năm, thế nhưng cũng không hẳn là lỗi thời, bởi vì tình trạng trên đây chẳng những vẫn còn đang tiếp diễn ở Mông Cổ mà cả nhiều nơi khác trên thế giới. Bài báo cũng đã được một trang mạng Phật Giáo có tầm cỡ quốc tế với 9 thứ tiếng khác nhau là Buddachannel dịch sang tiếng Pháp và đăng tải ngày 6 tháng 2 năm 2009, với tựa ngắn hơn: "Phật Giáo Mông Cổ đang bị mất đà" (Le Bouddhisme Mongol en perte de
06/04/2015(Xem: 7293)
Khi Mâu Tử, một tri thức Tàu, tị nạn tại Giao Châu và viết trong Lý Hoặc Luận vào cuối thế kỷ thứ 2 sau tây lịch rằng, “Đất Hán chưa chắc là trung tâm của trời đất,”[1] cho thấy tại Giao Châu lúc bấy giờ, đã là một lãnh địa hùng cứ ở phương Nam không thua kém gì nước Tàu tại phương Bắc. Sử gia Lê Mạnh Thát nhận định về điều này như sau trong bộ Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam:
24/03/2015(Xem: 4848)
Tôi vẫn say mê với Phật Giáo Thái Lan từ những hình tượng lạ, bí ẩn trên các trang sách thiếu nhi – đúng ra, một phần là các hình khắc trên tường ở hai vách Chùa Xá Lợi (Sài Gòn). Đây là một ngôi chùa có ngọn tháp kiểu các chùa Bắc Tông Miền Trung, nơi tầng thứ nhì của tháp là thư viện, nơi đầy những kinh sách rất mực bí ẩn đối với bọn thiếu nhi chúng tôi lúc đó. Nhưng các vách tường chính điện là điêu khắc kiểu Phật Giáo Nam Tông, những hình tượng cổ cũng rất mực bí ẩn theo hướng chuyện cổ Jataka Tales.
22/03/2015(Xem: 7518)
Mirza Hussain mới 26 tuổi khi những kẻ chỉ huy khủng bố Taliban ấn vào tay ông khối thuốc nổ và bảo đem nó đặt vào các pho tượng Phật lớn nhất thế giới tại quê hương ông, tỉnh Bamiyan của Afghanistan. Các tượng cổ xưa được khắc sâu vào núi, từng là những pho tượng Phật cao nhất thế giới, đã bị phá hủy trong loạt hành động điên rồ của phiến quân Hồi giáo cực đoan năm 2001. Hành động đó đã tạo tiền lệ nguy hiểm cho những kẻ thuộc Nhà nước Hồi giáo tự xưng tiến hành những cuộc đập phá các di sản kiến trúc và tôn giáo thời gian gần đây.
03/03/2015(Xem: 8806)
Với mục tiêu giúp mọi người hướng đến đời sống tâm linh, tổ chức Dhammakaya đã thiết lập nhiều hoạt động nhằm tác động đến đời sống đạo đức tâm linh xã hội hiện đại, nâng cao phẩm giá của con người, hướng đến một nền hòa bình, hòa hợp cho thế giới mà mọi người chúng ta đang tìm cầu. Thời gian gần đây, hoạt động của Dhammakaya đã thu hút người mộ đạo từ Thái lan đến khắp nơi trên thế giới.Trung tâm luôn duy trì những hoạt động này, vì nó đã đem lại thiết thực cho con người tăng trưởng nhân tâm và phát triển xã hội.
10/02/2015(Xem: 6265)
Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới đã được thành lập 65 năm, Đại hội lần thứ 17 được tổ chức từ 16 đến 18 tháng 10 năm 2014 tại thành phố Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Nói đến lịch sử thành lập Hội, không thể không nhắc đến người đề xướng ý tưởng thành lập đầu tiên là Ngài Thái Hư Đại Sư và người đệ tử lớn của Ngài là Pháp Sư Pháp Phảng. Bài viết này trình bày công đức của Pháp Sư Pháp Phản trong việc thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới.
07/11/2014(Xem: 32125)
Nói "Chùa Khánh Anh sau 30 năm" có nghĩa là đã bắt đầu bước sang năm thứ 30+1... Thật vậy, chùa Khánh Anh bắt đầu sinh hoạt từ Lễ Phật Đản 1974, tức 1 năm trước biến cố lịch sử 30/4/1975. Tại sao lại không phải là sau ngày 30/4/75 như nhiều nơi khác, và nhiều chùa khác ở hải ngoại? Thưa quý vị và bà con cô bác, đó mới là có chuyện để kể lại. Và cái đoạn này có nhiều chuyện để kể lắm. Nghĩa là nguyên nhân do đâu, và từ bao giờ đưa đến việc thành lập chùa Khánh Anh trước năm 75 và sinh hoạt cho đến ngày hôm nay?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]