Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm Niệm Ân Sư của Môn Đồ Pháp Quyến

16/01/202515:34(Xem: 11)
Cảm Niệm Ân Sư của Môn Đồ Pháp Quyến

CẢM NIỆM
CỦA MÔN ĐỒ PHÁP QUYẾN


Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Ngưỡng bạch chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni,

Kính thưa quý vị quan khách cùng chư thiện nam, tín nữ Phật tử,

Chỉ còn vài phút nữa thôi là đến giờ Di Quan, đưa Kim Quan Hòa Thượng Ân Sư của chúng con vào miền đất lạnh. Trong những thời khắc thiêng liêng còn lại này, kính mong Chư Tôn Đức và đại chúng cho phép chúng con, hàng hậu học của Tu Viện Nguyên Thiều, đối trước Kim Quan và báo thân HT Ân Sư của chúng con, được phép đê đầu đảnh lễ, mạo muội bộc bạch đôi điều về cảm niệm của Môn Đồ Pháp Quyến chúng con đối với bậc Thầy thân kính.

Ngưỡng bạch Giác Linh Thầy,

Cho phép chúng con được gọi Cố HT ÂN Sư bằng tiếng “Thầy” với đầy tình thân thương, lòng kính ngưỡng, tri ân vô hạn đối với một bậc Tôn Sư. Chúng con thuộc lớp đầu xuất gia tại Tu Viện Nguyên Thiều, thế hệ sau năm 1975, khi Nguyên Thiều bắt đầu phục hồi sinh hoạt, sau khoảng 15 năm tình hình kinh tế cuộc sống khó khăn chung của đất nước (1975-1990). Vào thời điểm này, Tu Viện đang lo trùng tu, sửa sang để có đủ tiện nghi về mọi mặt cho Trường Cơ Bản Phật Học Bình Định khai giảng vào năm 1992. Thầy là người trực tiếp chỉ đạo, xem xét các công trình xây dựng, từ giếng nước, hồ nước cho đến phòng ở, lớp học, đường đi, tượng Quan Âm lộ thiên, tượng La Hán, hệ thống đường sá, trang bị ánh sáng từ trong ra ngoài…. Chúng con còn nhớ Thầy gần gũi bàn thảo, đưa ra nhiều ý chỉ và sáng kiến cho các thợ “4 Hùng”, anh “5 Công”, anh Giản, hướng dẫn cho Anh Thư, Dũng,… làm việc. Chúng con thật nể phục Thầy, vì chúng con cứ nghĩ tu sỹ là chuyên môn việc tụng Kinh niệm Phật, chứ đâu có rành về công trình xây dựng và mọi công việc chấp tác, tháo vát, sáng kiến, chỉ đạo như Thầy.

Cái thuở ban đầu ấy, chúng con chỉ là những người sơ cơ xuất gia, tập khí trần gian quá nhiều, có nhiều vụng dại, cử chỉ sinh hoạt theo thói quen ngoài đời. Thầy liên tục chỉ thẳng vào những lỗi lầm của chúng con. Nhiều lúc chúng con cũng buồn, tự ái, e ngại và muốn né tránh Thầy, nhưng sau này dần dần chúng con hiểu :”Dạy dỗ mà không nghiêm là lỗi của Thầy”. Đối với tập nhiễm thế gian nặng nề như vậy cần có những liều thuốc đủ mạnh mới hóa giải được. Tu tập là quá trinh thay đổi, chuyến hóa cho tốt hơn, cho ngày càng tương ưng khế hợp với nếp sống Đạo, đầy đủ uy nghi, cử chỉ, phẩm hạnh Thiền môn.

Không phải Thầy chỉ năng động và tháo vát lúc trùng tu Tự Viện đó thôi, dần dần chúng con được biết, suốt 14 năm trước đó, 1976-1990, Thầy đã đồng cam cộng khổ cùng với 2 Vị : Đệ Nhất và Đệ Nhị Trụ Trì Tu Viện Nguyên Thiều, trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn chung của đất nước, nhất là ở vùng nông thôn. Kinh tế chùa hầu như là tự túc, Quý Thầy phải đi làm ruộng nương ở bên kia Sông, lo canh giữ máy nước thâu đêm trong các vụ mùa hè, hạn hán, rồi lo gìn giữ thu hoạch xoài mít nơi vườn chùa. Những vị tu sỹ nào mà còn duy trì được hạnh xuất gia các giai đoạn trước và sau năm 1975 thì thật là đáng kính vì đã trài qua biết bao gian lao thử thách, thế mà vẫn trì chí, bám trụ, gìn giữ từng tấc đất cho chùa để tạo điểm tựa, niềm tin, quy ngưỡng, tu học cho quần chúng và lưu truyền đời đời cho các thế hệ sau.

Công việc Phật sự của Thầy thật bận rộn : chỉ đạo công trình xây dựng, chấp tác, tiếp đón các phái đoàn, các thành phần khác nhau, phật tử và khách hành hương đến chùa, đại diện cho Tu Viện đi tham dự Lễ cúng các chùa trong và ngoài Tỉnh BÌnh Định, cho đến các công việc thủ quỹ, ngoại giao và thường xuyên đi thăm Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Đức Đệ Tứ Tăng Thống, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Trưởng Ban Sáng Lập và là Giám Viện của Tu Viện Nguyên Thiều và trợ giúp làm những việc cho Ngài nữa.

Tuy vậy, Thầy vẫn tận dụng thời gian rảnh để tự học, nhờ vậy mà Thầy quảng bác, đa văn, có năng khiếu văn chương, thơ phú, giỏi Hán Ngữ và Anh Ngữ. Thầy đã dành thời gian sắp xếp chỉ dạy, trang bị cho chúng con vốn liếng khả dĩ về : nghi lễ, anh văn và nội điển Phật Pháp để chuẩn bị thi vào và học Trường Cơ Bản Phật Học Bình Định khai giảng năm 1992.

Thầy ưu tư lo cho kinh tế chùa, cho chúng an tâm tu học, nên Thầy đầu tư tâm sức cho việc trồng tiêu, trồng cây cảnh và làm các sản phẩm đồ gỗ gia dụng. Chúng con hiểu ý nghĩa những việc làm đó của Thầy : vừa thêm kinh tế thu nhập cho chùa, vừa đẹp cảnh quan của chùa, tăng thêm niềm hoan hỷ cho Tăng Ni Phật tử đến thăm, hành hương hoặc trú ngụ tu học tại Tu Viện với cành quan đầy sinh khí, đẹp đẽ, vừa tạo công ăn việc làm cho những người có duyên, vừa là cách tu của Thầy, bớt phụ thuộc, thêm gánh nặng cho đàn na, tín thí. Thầy theo hạnh của Bách Trượng Thiền Sư, động thiền, thiền trong cuộc sống, trong sinh hoạt hàng ngày, công phu không chỉ gói gọn ở nơi chánh điện mà mọi lúc, mọi nơi, chánh niệm tỉnh giác, trong mọi sinh hoạt,việc làm lợi lạc cho đại chúng. Làm việc như vậy, Thầy tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, với những người có duyên. Hoằng Pháp không phải chỉ thực hiện ở giảng đường, ở trên bàn giảng sư hay bục giảng, mà trong mọi giao tiếp, sinh hoạt, ngoài sân, ngoài vườn, bàn uống nước, trong mọi cử chỉ làm sao tăng trưởng niềm tin cho những ai có duyên gặp gỡ, cùng sinh hoạt, khiến họ hiểu Đạo Pháp nhiều hơn và dần dần ảnh hưởng trong đời sống của họ theo chiều hướng tích cực, hợp với Bát Chánh Đạo, hướng họ trên con đường đưa đến an vui, giải thoát.

Với vai trò là Trụ Trì của Tu Viện Nguyên Thiều, tuổi cao, bệnh duyên, sức yếu, lẽ ra Thầy phải được nghỉ ngơi, an dưỡng nơi phòng Phương Trượng đầy đủ tiện nghi, thuận tiện nhất, thế nhưng Thầy vẫn tiếp tục với cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, chủ yếu là ở nơi Thất trống trải ngoài vườn để chỉ bảo công việc, để mọi người dễ tiếp xúc với Thầy.

Vai trò thị hiện của Thầy thật trọn vẹn, xuất gia từ lúc 11 tuổi, chịu nhiều gian truân thử thách trong sinh hoạt cuộc sống trước và sau năm 1975, tha thiết tham học Phật Pháp với môi trường Phật Học Viện Nguyên Thiều, Phổ Tịnh, tham vấn Chư Tôn Thạc Đức rồi tự học cả đời. Thật là :”lửa thử vàng, gian nan thử sức”, lấy ma quân làm bạn Đạo. Thầy đã làm gương cho chúng con về việc phát và nuôi dưỡng Bồ Đề Tâm, chí nguyện tu học, không bao giờ lui sụt trước khó khăn, về sự tận tụy làm thị giả, trợ lý cho những bậc Trưởng Thượng như là đối với Cố TLHT Thích Huyền Quang, Thích Đồng Thiện, về sự năng động, khéo léo trong mọi công việc, chứ không phải bo bo gò ép mình thụ động mà là dấn thân phụng sự tích cực, về  hạnh thiểu dục tri túc, sống đơn sơ nơi ngoài vườn, ngoài Trại, không ham du lịch dạo chơi đây đó, gắn bó với những người khó khổ, với thiên nhiên, giản dị nhưng thanh cao, bình thường nhưng kỳ vĩ. Những câu chuyện bên bàn trà của Thầy là những bài học Đạo lý ý nghĩa sâu sắc vô cùng,  những lời khai thị của Thầy giúp hướng sáng và gỡ rối cho chúng con khi cần nhất, hình ảnh gần gũi và nu cười của Thầy tiếp cho chúng con năng lực vô biên, sự nhẹ nhàng coi như không có gì đối với cơn bệnh của Thầy khiến chúng con thực tập sống tự tại hơn trước nghiệp chướng, trầm luân sanh tử,…

Thầy trụ tại thế vừa đủ để lo trợ giúp hiếu kính và hậu sự của Tam Vị Tôn Sư của Tu Viện Nguyên Thiều, lưu lại thêm chín năm để tiếp tục truyền trao kinh nghiệm, chỉ bày cho chúng con đủ hiểu đâu là cốt lõi, căn bản, đâu là cái chất quý giá nhất cần gìn giữ của người tu, dìu dắt tập sự và chờ đợi chúng con ngày càng trưởng thành hơn, từng bước tự đứng trên đôi chân của mình, đủ sức lo liệu mọi công việc Phật sự của Tu Viện. Khi cảm thấy nhân duyên vừa đủ, Thầy thuận duyên buông xả.

Ngày 12 tháng Chạp năm Giáp Thìn đánh dấu sự mất mát lớn lao đối với chúng con, khi hình ảnh Thân Giáo của Thầy, người hội tụ tinh hoa, kế thừa và truyền đạt tinh thần, ý chỉ của Chư Tôn Đức từ thuở sáng lập Tu Viện Nguyên Thiều đến nay không còn nữa. Với chúng con, kể từ nay, Tứ Trụ Nguyên Thiều đã mất. Vẫn biết vạn pháp trên cõi đời này là tạm bợ, theo quy luật vô thường sanh diệt. nhưng chúng con làm sao tránh khỏi ngậm ngùi, bi cảm khi phải bái biệt một người Thầy thương kính cả đời tận tụy dâng hiến cho Đạo Pháp cho Tu Viện, cho sự an lành của đại chúng. Kể từ nay chúng con tìm đâu được nữa ánh mắt thân thương, nụ cười từ hòa, lời chỉ bảo ân cần, lòng quan tâm sâu sắc của người Thầy, của người đi trước đối với đàn hậu học Tu Viện Nguyên Thiều. Rồi đây, từng kẽ lá chòm cây vắng bàn tay chăm sóc, từng sỏi đá Nguyên Thiều còn khẽ goi bước chân ai, bàn trà chơ vơ nơi mái lạnh, nước Sông Côn rì rào muôn thuở kể lại sự tích xưa, Tháp Bánh Ít sừng sững ngàn năm vẫn lồng lộng hình bóng Thầy.

Người đi dấu vết chưa nhòa. Người đã ra đi nhưng người còn ở lại, hoa Đàm tuy mất vẫn còn Hương. Những ý chỉ, những tâm nguyện, những lời dạy bảo của Thầy, tất cả Thân Giáo, Khẩu Giáo, Ý Giáo của Thầy vẫn mãi sống trong tâm khảm của chúng con, những kỷ niệm quý giá đã trở thành nguồn thương lẽ sống, là niềm tin và động lực cho chúng con để tiếp tục bước Chân quý Thầy đã đi qua, tiếp tục thừa đương gánh vách sứ mệnh truyền đăng tục diệm, kế vãng khai lai, cùng góp sức cho Thiền môn hưng thịnh, tứ chúng an hòa, hoằng dương Chánh Pháp, lợi lạc quần sanh, đem hết sức mình dấn thân phụng sự làm tốt Đạo đẹp Đời.

Giờ này đây, dù chúng con có vay mượn bao nhiêu ngôn ngữ văn chương cũng không đủ mô tả được công Hạnh của Thầy và ân tình Thầy đã dành cho chúng con. Với tất cả tâm tình niệm Ân sâu sắc, cảm ứng Đạo giao, cho phép chúng con một lần này nữa đây đảnh lễ tiễn biệt Thầy trước lúc Di Quan. Ngưỡng nguyện hồng ân Chư Phật Bồ Tát mười phương thùy từ gia hộ, Thầy xả bỏ báo thân mà chứng pháp thân, rời quán trọ trần gian mà trở về Tịnh Cảnh. Ngưỡng nguyện Giác Linh Thầy cảm thông thâu chấp độ trì cho chúng con chu toàn Phật sự và sớm hội nhập Ta Bà, tiếp tục chèo thuyền Bát Nhã, ứng tiếp độ sanh, đưa khách mê trở về bến Giác.

Nam mô Từ Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Nhị Thế, Nguyên Thiều Tu Viện Đệ Tam Trụ Trì. Húy thượng Thị hạ Anh, tự Minh Tuấn, hiệu Viên Minh Hòa Thượng Ân Sư Giác Linh thùy từ chứng giám

 

Môn Đồ Pháp Quyến

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/01/2021(Xem: 7275)
Hòa thượng họ Hồ, húy Đắc Kế, Pháp danh Nguyên Công, tự Đức Niệm, bút hiệu Thiền Đức, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ bốn mươi bốn, sinh năm Đinh Sửu (1937) tại làng Thanh Lương, phủ Hòa Đa, tỉnh Bình Thuận, nay là xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Nhờ túc duyên tiền kiếp, nên mặc dù không ai khích lệ thúc đẩy, Ngài vẫn một mình cố công tìm đường hướng về với đạo lý giác ngộ. Khởi đầu, Ngài xin xuất gia với Hòa Thượng Thích Minh Đạo tại chùa Long Quang, Phan Rí năm 13 tuổi. Sau đó, trên đường tầm sư học đạo, Ngài cầu học với Hòa thượng Trí Thắng chùa Thiên Hưng và Hòa Thượng Viện chủ chùa Trùng Khánh ở Phan Rang, Hòa Thượng Thiện Hòa ở chùa Ấn Quang, Sàigòn, và Hòa Thượng Trí Thủ ở Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang. Vào năm 1962, Ngài tốt nghiệp Cao Đẳng Phật giáo tại Phật Học Đường Nam Việt chùa Ấn Quang Sàigòn. Song song với Phật học, Ngài cũng c
25/01/2021(Xem: 4090)
Nói đến cụ Họa, hầu như người người dân thôn Vạn An, xã Nghĩa Thương, quận Tư Nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Nếu sống cùng thời thì ai ai cũng biết cụ. Thật ra tên cụ là Võ đình Thụy, pháp danh Tâm Huệ sinh năm 1899 mất ngày 31 tháng 1 năm 1951 tại quê nhà. Cụ dáng người tầm thước. Sóng mủi cao cân xứng với khuôn mặt chữ điền. vầng trán cao rộng. Miệng hàm én. Đặc biệt hai mắt sáng quắt, biểu lộ đức tính ngay thẳng, lòng đầy quả cảm.
03/01/2021(Xem: 9076)
Một Số Danh Tăng Việt Nam Tuổi Sửu Thiền sư TRÌ BÁT (Kỷ Sửu 1049) Thiền sư TỊNH THIỀN (Tân Sửu 1121) Hoà thượng THÍCH ĐẠT THANH (Quý Sửu 1853) Hoà thượng THÍCH GIÁC NHIÊN (Đinh Sửu 1877) Thiền sư THÍCH CHƠN PHỔ - THUBTEN OSALL LAMA (Kỷ Sửu 1889) Hoà thượng THÍCH BỬU LAI (Tân Sửu 1901) Hoà thượng THÍCH THIÊN ÂN (Ất Sửu 1925) Hoà thượng THÍCH MINH THÀNH (Đinh Sửu 1937)
20/12/2020(Xem: 3959)
Kính lạy giác linh Tổ sư: Chúng con đã từng nghe: Đồng An xưa, thác sanh thai thánh Dòng Lương Thị, quang huy ấu đồng. Tuyền Châu hun đúc ngọn từ phong. Phước Kiến ân triêm nguồn pháp vũ. Rồi từ đó: THẾ giới bao la, sáng ngời tinh tú ÂN sư cao cả, bừng trổi đàm hoa. Tướng hảo dung hòa Từ trí viên mãn. Nghiệp bút nghiên sáng lạng Nếp nho gia miên trường.
13/12/2020(Xem: 11897)
lễ Cúng Dường Đại Tăng trong ngày Sinh nhật Lần Thứ 94 của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan. Thời gian: 1giờ 30 chiều ngày 01 tháng 01 năm 2021 Địa điểm: Chùa Hồng Danh 1129 Bal Harbor Way. San Jose, CA 95122. USA
12/12/2020(Xem: 5605)
Tu Viện Quảng Đức/Trang nhà Quảng Đức vừa nhận tin viên tịch (từ HT Thích Minh Hiếu): Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Giác Phúc, Thành viên Hội đồng chứng minh GHPGVN Giáo phẩm chứng minh Hệ phái Khất sĩ Tăng trưởng Giáo đoàn IV Viện chủ Pháp viện Minh Đăng Quang, Thế danh: Lê Văn Xa Sinh năm: 15/04/1936 Xuất gia: 29/09/AL/1958 Thọ Sa di: Rằm/10/1959 Thọ Tỳ kheo: Răm/07/1963 Hạ lạp: 57 năm Trụ thế: 85 năm Viên tịch vào lúc: 07 giờ ngày 28/10/Canh Tý (tức 12/12/2020) tại Pháp viện Minh Đăng Quang Lễ nhập liệm: 19 giờ cùng ngày tại Pháp viện Minh Đăng Quang Lễ kính viếng sau đó tại lễ đường Pháp viện Minh Đăng Quang Lễ tưởng niệm di quan, trà tỳ vào lúc 06 giờ ngày thứ Ba, Mùng 02/11/Canh Tý (tức ngày 15/12/2020 tại Phúc An Viên, Q. 9 *** Cáo Phó và chương trình tang lễ sẽ được phổ biến chi tiết trong thời gian sớm nhất có thể. Chúng con thành kính đảnh lễ Đức Trưởng Lão Hòa thượng Thích Giác Lượng Tân viên Tịch nguyện cầu Giác Linh ngài Cao Đăng Phật Quốc. Na
04/12/2020(Xem: 7018)
Được biết, do niên cao lạp trưởng, Hoà thượng đã thu thần viên tịch vào lúc 9g10' sáng nay, 4-12-2020 (nhằm ngày 20-10-Canh Tý), tại trụ sở văn phòng Ban Trị sự GHPGVN thị xã Ninh Hoà (chùa Đức Hoà, số 128 Trần Quý Cáp, P.Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà), hưởng thọ 73 năm, 50 hạ lạp. Hoà thượng tân viên tịch thế danh Trịnh Văn Bảo, sinh năm 1948 tại thôn Mỹ Lợi, xã Ninh Tân, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hoà), xuất gia với HT.Thích Viên Nhơn, trụ trì chùa Báo Ân (An Cựu, Huế). Ngài được Hoà thượng Bổn sư ban pháp danh Quảng Thường, tự Ngộ Tánh.
23/11/2020(Xem: 6756)
Phước duyên cho tôi khi được Me Tâm Tấn truyền trao gìn giữ một số thư từ còn lưu thủ bút & chữ ký của Chư tôn Thiền đức Tăng Ni vào những năm xưa xửa của thế kỷ trước. Trước, tôi đã có đôi lần giới thiệu thư từ bút tích của quý Ngài danh tăng Phật Giáo nước nhà như Ôn Trí Quang, Ôn Trí Thủ, Ôn Đỗng Minh, Ôn Đức Chơn, Ni trưởng Diệu Không, Ni trưởng Thể Quán... Hôm nay, tôi xin cung kính giới thiệu đến chư vị thủ bút và chữ ký của một bậc tôn quý vốn là cột trụ quan trọng trong ngôi nhà Phật pháp, một vị hộ pháp đắc lực của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trong những ngày đầu của phong trào phục hưng, một thành viên cơ yếu của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất:
22/11/2020(Xem: 3677)
Trong đời sinh ra, ta may mắn được đầy đủ sáu giác quan, đó là đôi mắt để nhìn, đôi tai để nghe, đôi tay để cầm nắm, đôi chân để đi, cái miệng để nói và thọ dụng ăn uống, cái mũi để tập thở vào ra, tấm thân khỏe mạnh là không ốm đâu, từ những chức năng trên ta một dạ tri âm, Cha ta và Mẹ ta, vì chính họ cho ta có một cuộc sống bình an, chính là bậc thầy chính hiệu trong gốc rễ huyết thống. Ta sinh ra trên Trần thế, một dạ tri âm, các bậc Thầy giáo, Cô giáo, từ lớp lá, lớp mầm, lớp chồi, và cao quý hơn khi ta học từ cấp một đến Đại học trong trường, hay ở xung quanh, tất cả nhờ vào con chữ.
11/11/2020(Xem: 6579)
Mấy ngày mưa bão, rãnh rỗi ngồi soạn thư từ và hình ảnh, những kỷ vật mà Me Tâm Tấn luôn trân quý gìn giữ bao năm trời đã truyền trao lại cho tôi bảo quản làm tư liệu để tham khảo viết bài góp bút vào công tác hoằng pháp, tôi đã tìm thấy được những bức thư viết tay của một vị danh tăng Phật Giáo nước nhà: Cố Hòa thượng Thích Đức Tâm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]