Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tưởng Niệm Ni trưởng Thích Nữ Viên Minh - Trí Uyên lần thứ 10 (2014-2024)

26/07/202409:22(Xem: 1705)
Tưởng Niệm Ni trưởng Thích Nữ Viên Minh - Trí Uyên lần thứ 10 (2014-2024)


Su Ba Vien Minh

TƯỞNG NIỆM

 Lễ huý kỵ Ni trưởng Thích Nữ Viên Minh - Trí Uyên

lần thứ 10 (2014-2024)

 

      Nam mô Lâm Tế tứ thập tam thế Tường Vân pháp phái, Hồng Ân Ni Tự trú trì, Diệu Quang Ni viện Viện chủ, húy thượng Tâm hạ Huệ, tự Viên Minh, hiệu Trí Uyên Đại lão Hòa thượng Ni giác linh thùy từ chứng giám. 

 

CỘI TÙNG TOẢ BÓNG

 

 

Từ trong quyền quý cao sang

Bước chân Trưởng nữ nhẹ nhàng thoát ly

Viên Âm lật giở diệu kỳ

Duyên sinh huyễn ảo đó đây vô thường

Lăng Nghiêm bừng sáng đêm trường

Xuất trần nuôi chí chọn đường tầm sư

Từ Đàm rộng cổng tịnh tu

Lặng thầm khăn gói giã từ gia môn

Từ nguồn pháp nhũ Diệu Không

Lắng nghe Cảnh Sách ôn tồn nhân duyên

Uy nghiêm Diệu Đức cửa thiền

Khấu đầu tha thiết xin liền xuất gia

Diệu Hương Ni Trưởng giác tha

Từ Bi tiếp nhận vào nhà Như Lai

Tin lan nhanh khắp trong ngoài

Phụ thân, di mẫu lệnh sai dẫn về

Chối từ kim các ngựa xe

Tâm không xoay chuyển, nguyện thề bất di…

 

Tháng ngày nương mái chùa Ni

Bồi công lập đức, hành trì tinh chuyên

Kính trên nhường dưới dịu hiền

Cầu học tinh tấn ngày đêm viên toàn

Tường Vân lan nhã giới đàn

Sa-di-ni thọ chữ vàng Viên Minh

Vào miền sông nước trong xanh

Huân tu Gia giáo Vạn An, Chùa Bà…

 

Trở về Diệu Đức chùa nhà

Vào ra Tri sự an hoà sơn môn

Thông làu Cảnh Sách Quy Sơn

Di Đà giảng giải vuông tròn Sớ Sao

Bồ Đề tự viện nghinh chào

Pháp truyền đại chúng dẫn vào kiến tri

Phước lành thọ Tỳ-kheo-Ni

Thuyền Tôn đại giới đàn ngày thiêng liêng

Đàn đầu Hoà thượng Giác Nhiên

Đại Tăng Tịnh Khiết danh rền Yết-ma

Khải Ân nhập chúng an hoà

Quay tơ dệt vải chăm lo đủ đầy

Tháng năm phước báo chóng chầy

Hồng Ân bửu tự thay Thầy truyền đăng

Dắt dìu Ni chúng thấy Trăng

Theo đường Chánh đạo chân tâm tỏ ngời…

 

Diệu Không Ni Trưởng ban lời

Thỉnh mang Phật sự độ đời Cô Nhi

Tuy Hoà ruộng phước Phú Yên

Đuốc soi nhân ái đêm đen dạt lùi

Từ Bi hoằng pháp sáng trời

Diệu Quang Ni Viện đón mời pháp thân

 Phó Giám Viện, bậc chân nhân

Hoằng truyền, đào tạo tài năng cửa Thiền

Kia Ký nhi viện Phước Điền

Điều hành, quán xuyến tỏ đèn quang minh…

 

Quay về với đất thần kinh

Thọ tang Thầy Tổ, lưu tình cố đô

Ni viện Diệu Đức nên thơ

Đặc uỷ Xã hội đạo đời đảm đương…

 

Quê hương một dãi chung đường

Uy nghi trở lại Ni trường Nha Trang

Giám viện Ni chúng Diệu Quang

Chiếu gương Giới hạnh, bảo ban Đạo từ

Pháp truyền kiến giải kinh thư

Là nơi quy ngưỡng bao người kính tôn…

 

Trở về Ni tự Hồng Ân

Hành Như lai sự bóng thân ngã chiều

Trùng tu bửu điện quê nghèo

Già-lam sáng ấm, mái chèo vẫn khua…

 

Trăm năm qua cõi nắng mưa

Hậu lai nương bóng sớm trưa hồi đầu

Toả thơm hương đạo nhiệm mầu

Viên Minh đức huệ ngàn sau lưu đời

Cội tùng toả bóng nơi nơi

Người về cõi Phật

Đất trời trỗi kinh./.

 

 

11h ngày 20 tháng 6 năm Giáp Thìn (25/7/2024)

Phật tử

Tâm Không Vĩnh Hữu

kính bái bút.

 

 

 

 
su-ba-vien-minh-2

 


Ni trưởng Thích nữ Viên Minh, đại thọ 101 tuổi

🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️


Ni trưởng họ Nguyễn, pháp danh Tâm Huệ, tự Viên Minh, hiệu Trí Uyên, sinh năm Giáp Dần (1914) tại thôn Động Giả, xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai, Hà Nội (tức tỉnh Hà Đông), trong gia đình quyền quý, ảnh hưởng Nho học và văn hóa Âu Tây.

Năm 1937, nhân một lần được gia đình đưa vào kinh đô Phú Xuân - Huế, người con gái họ Nguyễn của đất Hà thành ngỏ lời nhờ người bạn dẫn đến chùa lễ Phật và tìm hiểu về đời sống của người xuất gia. Theo nhân duyên đó, cô gái họ Nguyễn dự thính một buổi giảng của nữ cư sĩ Hồ Thị Hạnh (tức Ni trưởng Diệu Không sau này) tại chùa Từ Đàm, sau đó, cô trốn gia đình xin xuất gia với Ni trưởng Diệu Hương tại Ni viện Diệu Đức.

Khi hay tin con gái xuất gia, gia đình đã đến chùa bắt ép phải về. Sau bao lần khuyên giải, thuyết phục không thành, gia đình đành thuận lòng để cô xuất gia. Duyên lành, cô được chính Đức Trưởng lão Thích Tịnh Khiết ở chùa Tường Vân truyền thọ giới Sa-di-ni theo nghi thức phương trượng và ban pháp hiệu Viên Minh; năm 1947, được tấn đàn thọ giới Tỳ-kheo-ni.

Là người ham học, hai năm sau khi xuất gia, được sự đồng thuận của Sư cụ Diệu Hương, Ni trưởng đến Sa Đéc học Phật học tại chùa Bà Ba Sàng, chùa Vạn An. Với sở học và đức khiêm tốn, Ni trưởng đã phụ tá các vị Trưởng lão Ni đảm trách nhiều Phật sự như dạy đồ chúng, quản trị tự viện, sản xuất tự túc kinh tế cho thiền môn, mở cô nhi viện nuôi trẻ mồ côi tại Hà Nội, Huế, Phú Yên, Nha Trang…

Với đức hạnh của một bậc Trưởng lão Ni mô phạm, Ni trưởng được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu giới đàn phương trượng Diệu Đức; Hòa thượng Yết-ma A-xà-lê giới đàn Giác Nhiên - Thuyền Tôn; Hòa thượng Đàn đầu Giới đàn Minh Hoằng - Từ Đàm.

Điều đặc biệt ở vị Trưởng lão Ni ngoài trăm tuổi này là tinh thần hiếu học cho đến những ngày cuối đời. Hàng ngày, dù khi tuổi đã ngoài chín mươi, ngoài thời khóa hành trì, niệm Phật miên mật, Ni trưởng vẫn đọc sách Phật giáo mới xuất bản, báo chí Phật giáo, trong đó có báo Giác Ngộ. Có lần do bưu điện chuyển báo lạc địa chỉ, Ni trưởng đã nhờ người đến tòa soạn bổ sung những số thiếu trong tủ sách của Người.

Ấn tượng về vị Trưởng lão Ni - người Huế thường gọi thân thương là “Sư bà Viên Minh”, Giáo sư Thái Kim Lan, Tiến sĩ Triết học hiện sống tại Đức, hồi tưởng: “...Vẫn thế mỗi lần, khi còn là cô gái nhỏ ngồi níu áo Mạ khi lên chùa, lắng nghe cuộc chuyện trò với các Ni sư, nhìn vào nhà trong, thấp thoáng thấy các Sư cô hoặc tụng kinh hoặc sắp đặt công việc do Sư bà dặn dò, tôi nhận ra dáng người nhỏ nhắn của một Ni sư, mà khi thấy, Mạ tôi đã chào cung kính. Sau đó được Mạ cho biết đó là Sư “cô” Viên Minh. Khiêm tốn và thuần nhị, chỉ có ánh mắt và nụ cười hiện rõ.

Khi đã thành sinh viên trong phong trào Phật tử, lên chùa ồn ào với thảo luận nghiên cứu chi chi trọng đại, ngẩng nhìn lên, có lần bắt gặp gương mặt thuần hậu của một nàng Út bé nhỏ, nhìn chúng tôi với ánh mắt đầy chia sẻ, như muốn cười và muốn nói, mà không cần nhiều lời, cười và nói bằng sự lặng yên có thể chuyển động những gì ù lì nhất ra khỏi vùng u mê. Mỗi lần như thế tôi ngỡ ngàng, thoáng ngạc nhiên như bắt gặp một nhân vật trong truyện cổ tích, như những nàng tiên có phép thần, khi ở thế gian thì lại hiện ra trong dáng dấp khiêm tốn nhỏ bé mà khi cần thì có thể hóa phép cứu độ chúng sanh.

Như chuyện nàng Cóc ẩn mình trong lốt cóc, nàng Út ẩn náu trong hoa, tuy ẩn dật mà viên thành tất cả khó khăn. Ẩn nhẫn quả thật là một đức hạnh của tu chứng chân thành. Mỗi lần đến chùa, đi ngang qua cửa sổ nơi Sư bà nghỉ, thấy có ánh đèn, nhìn vào thấy cái lưng nhỏ nhắn của sư bà và quyển kinh trên bàn, tinh tấn rất mực mà không một chút bi quan, nhìn lên là ánh mắt và nụ cười ấy, vẫn là như thế những năm sau, chỉ duy lưng thì dần cong hơn với tháng ngày...”

Ni trưởng biết trước ngày giờ viên tịch, và sau vài biểu hiện bệnh duyên, Ni trưởng viên tịch ngày 30-6-Giáp Ngọ (2014), 70 hạ lạp, đại thọ 101 tuổi.

Nhắc đến Ni trưởng, nhiều bậc tôn túc Tăng và trí thức, cùng hàng Phật tử dành sự kính trọng với đạo tình thâm thiết. Ni trưởng là người giữ gìn giới luật nghiêm mật, luôn cầu học, một lòng kính cẩn trước các vị Tăng theo Bát kỉnh pháp; từ ái đối với Ni chúng và bao dung, khiêm tốn, độ lượng hàng Phật tử nhiều thế hệ.

*

su-ba-vien-minh


Còn nhiều vị nữa, sống trong cửa thiền, dấn thân hành đạo, đạo phong cao viễn sống ngoài 100 tuổi nữa mà người viết hoặc chưa biết được, cũng do giới hạn ở dung lượng của một bài báo trên giai phẩm này, nên chưa thể đề cập ở đây. Chẳng hạn ngài Mật Hoằng (1735-1835), bậc cao Tăng người Bình Định, đại thọ 101 tuổi; ngài Giác Hạnh (1880 - 1981) chùa Vạn Phước ở cố đô Huế, với mật hạnh mười năm chú nguyện một tượng Phật, đại thọ 102 tuổi; ở các nước láng giềng thì có Đức Tăng thống Phật giáo Vương quốc Thái Lan Somdet Pra Nyanasamvara viên tịch 2 năm trước, Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch Liên minh Phật giáo Lào - ngài Phong Samaleuk viên tịch tháng 10-2015 vừa qua, cả hai vị trụ thế tròn 100 tuổi… với nhiều câu chuyện thực liên quan tới cuộc đời của các ngài đẹp như giai thoại thiền môn.

Sống giản dị, chuyên tâm nhất hướng trên con đường tỉnh thức, miên mật trong hành trì, mỗi vị có một hạnh nguyện, tôn kính đồng đạo, khiêm tốn với tha nhân, tích cực dấn thân hành đạo nhưng không rời sự hành trì hàng ngày… là những phẩm chất chung biểu hiện qua cuộc đời của các vị này mà người viết cảm nhận trong sự giới hạn của một kẻ hậu sinh. Một vài phác thảo cuộc đời của các ngài cống hiến đến bạn đọc trong ngày xuân.

Hoàng Độ (Báo Giác Ngộ)


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2021(Xem: 4099)
Nói đến cụ Họa, hầu như người người dân thôn Vạn An, xã Nghĩa Thương, quận Tư Nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Nếu sống cùng thời thì ai ai cũng biết cụ. Thật ra tên cụ là Võ đình Thụy, pháp danh Tâm Huệ sinh năm 1899 mất ngày 31 tháng 1 năm 1951 tại quê nhà. Cụ dáng người tầm thước. Sóng mủi cao cân xứng với khuôn mặt chữ điền. vầng trán cao rộng. Miệng hàm én. Đặc biệt hai mắt sáng quắt, biểu lộ đức tính ngay thẳng, lòng đầy quả cảm.
03/01/2021(Xem: 9118)
Một Số Danh Tăng Việt Nam Tuổi Sửu Thiền sư TRÌ BÁT (Kỷ Sửu 1049) Thiền sư TỊNH THIỀN (Tân Sửu 1121) Hoà thượng THÍCH ĐẠT THANH (Quý Sửu 1853) Hoà thượng THÍCH GIÁC NHIÊN (Đinh Sửu 1877) Thiền sư THÍCH CHƠN PHỔ - THUBTEN OSALL LAMA (Kỷ Sửu 1889) Hoà thượng THÍCH BỬU LAI (Tân Sửu 1901) Hoà thượng THÍCH THIÊN ÂN (Ất Sửu 1925) Hoà thượng THÍCH MINH THÀNH (Đinh Sửu 1937)
20/12/2020(Xem: 3964)
Kính lạy giác linh Tổ sư: Chúng con đã từng nghe: Đồng An xưa, thác sanh thai thánh Dòng Lương Thị, quang huy ấu đồng. Tuyền Châu hun đúc ngọn từ phong. Phước Kiến ân triêm nguồn pháp vũ. Rồi từ đó: THẾ giới bao la, sáng ngời tinh tú ÂN sư cao cả, bừng trổi đàm hoa. Tướng hảo dung hòa Từ trí viên mãn. Nghiệp bút nghiên sáng lạng Nếp nho gia miên trường.
13/12/2020(Xem: 11903)
lễ Cúng Dường Đại Tăng trong ngày Sinh nhật Lần Thứ 94 của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan. Thời gian: 1giờ 30 chiều ngày 01 tháng 01 năm 2021 Địa điểm: Chùa Hồng Danh 1129 Bal Harbor Way. San Jose, CA 95122. USA
12/12/2020(Xem: 5613)
Tu Viện Quảng Đức/Trang nhà Quảng Đức vừa nhận tin viên tịch (từ HT Thích Minh Hiếu): Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Giác Phúc, Thành viên Hội đồng chứng minh GHPGVN Giáo phẩm chứng minh Hệ phái Khất sĩ Tăng trưởng Giáo đoàn IV Viện chủ Pháp viện Minh Đăng Quang, Thế danh: Lê Văn Xa Sinh năm: 15/04/1936 Xuất gia: 29/09/AL/1958 Thọ Sa di: Rằm/10/1959 Thọ Tỳ kheo: Răm/07/1963 Hạ lạp: 57 năm Trụ thế: 85 năm Viên tịch vào lúc: 07 giờ ngày 28/10/Canh Tý (tức 12/12/2020) tại Pháp viện Minh Đăng Quang Lễ nhập liệm: 19 giờ cùng ngày tại Pháp viện Minh Đăng Quang Lễ kính viếng sau đó tại lễ đường Pháp viện Minh Đăng Quang Lễ tưởng niệm di quan, trà tỳ vào lúc 06 giờ ngày thứ Ba, Mùng 02/11/Canh Tý (tức ngày 15/12/2020 tại Phúc An Viên, Q. 9 *** Cáo Phó và chương trình tang lễ sẽ được phổ biến chi tiết trong thời gian sớm nhất có thể. Chúng con thành kính đảnh lễ Đức Trưởng Lão Hòa thượng Thích Giác Lượng Tân viên Tịch nguyện cầu Giác Linh ngài Cao Đăng Phật Quốc. Na
04/12/2020(Xem: 7020)
Được biết, do niên cao lạp trưởng, Hoà thượng đã thu thần viên tịch vào lúc 9g10' sáng nay, 4-12-2020 (nhằm ngày 20-10-Canh Tý), tại trụ sở văn phòng Ban Trị sự GHPGVN thị xã Ninh Hoà (chùa Đức Hoà, số 128 Trần Quý Cáp, P.Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà), hưởng thọ 73 năm, 50 hạ lạp. Hoà thượng tân viên tịch thế danh Trịnh Văn Bảo, sinh năm 1948 tại thôn Mỹ Lợi, xã Ninh Tân, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hoà), xuất gia với HT.Thích Viên Nhơn, trụ trì chùa Báo Ân (An Cựu, Huế). Ngài được Hoà thượng Bổn sư ban pháp danh Quảng Thường, tự Ngộ Tánh.
23/11/2020(Xem: 6766)
Phước duyên cho tôi khi được Me Tâm Tấn truyền trao gìn giữ một số thư từ còn lưu thủ bút & chữ ký của Chư tôn Thiền đức Tăng Ni vào những năm xưa xửa của thế kỷ trước. Trước, tôi đã có đôi lần giới thiệu thư từ bút tích của quý Ngài danh tăng Phật Giáo nước nhà như Ôn Trí Quang, Ôn Trí Thủ, Ôn Đỗng Minh, Ôn Đức Chơn, Ni trưởng Diệu Không, Ni trưởng Thể Quán... Hôm nay, tôi xin cung kính giới thiệu đến chư vị thủ bút và chữ ký của một bậc tôn quý vốn là cột trụ quan trọng trong ngôi nhà Phật pháp, một vị hộ pháp đắc lực của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trong những ngày đầu của phong trào phục hưng, một thành viên cơ yếu của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất:
22/11/2020(Xem: 3679)
Trong đời sinh ra, ta may mắn được đầy đủ sáu giác quan, đó là đôi mắt để nhìn, đôi tai để nghe, đôi tay để cầm nắm, đôi chân để đi, cái miệng để nói và thọ dụng ăn uống, cái mũi để tập thở vào ra, tấm thân khỏe mạnh là không ốm đâu, từ những chức năng trên ta một dạ tri âm, Cha ta và Mẹ ta, vì chính họ cho ta có một cuộc sống bình an, chính là bậc thầy chính hiệu trong gốc rễ huyết thống. Ta sinh ra trên Trần thế, một dạ tri âm, các bậc Thầy giáo, Cô giáo, từ lớp lá, lớp mầm, lớp chồi, và cao quý hơn khi ta học từ cấp một đến Đại học trong trường, hay ở xung quanh, tất cả nhờ vào con chữ.
11/11/2020(Xem: 6596)
Mấy ngày mưa bão, rãnh rỗi ngồi soạn thư từ và hình ảnh, những kỷ vật mà Me Tâm Tấn luôn trân quý gìn giữ bao năm trời đã truyền trao lại cho tôi bảo quản làm tư liệu để tham khảo viết bài góp bút vào công tác hoằng pháp, tôi đã tìm thấy được những bức thư viết tay của một vị danh tăng Phật Giáo nước nhà: Cố Hòa thượng Thích Đức Tâm.
11/11/2020(Xem: 9653)
Trong quyển Yếu giải kinh A Di Đà lần đầu tiên xuất bản ở Việt Nam cũng như trên thế giới được in cả nguyên tác bằng chử Hán của Đại sư Linh Phong Ngẩu Ích cùng bản dịch Anh ngữ của Tiến sỉ J.C. Cleary và phần dịch sang Việt ngữ có chú giải của chính mình, học giả Lý Việt Dũng đã… “tự bạch” về “tiểu sử dài lòng thòng đáng chán của Song Hào Lý Việt Dũng”. Trong đó ông thẳng thắng nhận rằng: “Về quan điểm cuộc sống, tôi là người lạc quan tếu… Tôi cũng chay mặn tùy duyên, không bó thân trong những giới luật xa rời cuộc sống, chẳng có bổn sư vì chẳng quy y ai, chẳng có giới xơ cứng để giữ, sống đa cảm tự tại, có hơi “quậy” một chút!”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]