Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Thương Gởi…!

24/07/202406:14(Xem: 1646)
Lời Thương Gởi…!


ht hue tri-1ht hue tri-3

Lời Thương Gởi…!


Lời thương gởi, một vầng mây thầm lặng.
Nhắn chút tình, Thầy giả biệt đi xa,
Trời Sài Thành, mưa buồn tuông vô định,
Khóc tiễn Thầy, vọng tiếng niệm Di Đà.

Lời thương gởi, vùng quê xưa Quảng Trị.
Tuổi thanh Xuân, bập bẹ mới lên Năm.
Theo chân bước, vào Cố Đô nuôi dưỡng.
Chốn Không môn, nung khí tiết Ân thâm.

Lời thương gởi, mùi thơm hương vì Đạo.
Học kinh văn, từ thửa nhỏ ấu thơ
Học kinh luật, làm Sa Di đuổi quạ,
Rộng đôi đường, giữa xứ Huế Mộng mơ.

Thời hành điệu, chốn Tổ Đình Báo Quốc,
Phép hầu Thầy, luôn khiêm hạ oai nghi.
Thường đảnh lễ, bậc tùng Thiền Tăng trưởng.
Vận tâm hành, trong lời nói tướng đi.

Chốn Từ Đàm, nuôi đèn thiền nung chí,
Từng thời vận, khan khổ suốt thời gian.
Vững chí nguyện xuất gia hành cầu đạo.
Ý xuất Trần, thấm đại nguyện thênh thang.

Nơi Kim Tiên, một thời Thầy học luật,
Từ khoa nghi, tán tụng cúng mười phương.
Hành văn sớ, ngữ ngôn luôn cẩn mật,
Thọ ân Ngài, Hưng Dụng pháp tình thương.

Vui cầu đạo, Hải Đức thầy An trú.
Lễ tấn đàn, làm Thích Tử Sa Môn,
Nương Đàn Đầu, trao giới thân Huệ mạng.
Trọn đời Thầy, trong ý niệm tâm hồn.

Quê Sài Thành, dừng chân lưu giáo hoá
Chọn Quang Minh, lấy điểm tựa Già Lam.
Bao chức vụ, Thầy được Tăng cung thỉnh.
Sống Trọn đời, mùi hương nguyện giới Tâm.

Bảy ba tuổi, giữa hai Niềm thi ảnh.
Thấm nhân duyên, trong bản hạnh Tỳ Kheo.
Năm Mươi Hạ, tròn giới Đức phạm hạnh.
Để nương nhờ, y chỉ pháp noi theo.

Phó Chủ Tịch, dù chức cao vẫn vậy.
Củ khoai lang, buổi sáng sớm hôm nào.
Tri sự trưởng, qua các vùng nguy khó.
Lấy giới thân, uy tướng nhiếp vầng sao.

Chốn Bạc Liêu, một vùng xa thành phố.
Chẳng ngại thân, nhiếp hoá chúng tinh tu.
Chốn Đồng Tháp, một vùng quê sen thắm,
Thầy lại về, lưu nhiệm hướng tâm từ.

Chốn Bà Rịa, muôn ngàn sóng gió vỗ,
Vì Đại Tăng, nên ứng pháp hoá thân.
Bao cương vị, Thầy âm thầm mật niệm.
Hoá Dung từ, lấy hạnh nguyện Tứ Ân.

Phó Trụ Trì, ngôi Thiền Viện Quảng Đức
Học Pháp Hoa, trong mật niệm Hoá thành.
Học Thiền tập, dưỡng thân an định tuệ.
Sống tặng đời, một nụ cười thanh thanh.

Ngôi Viện Chủ, chốn Sắc Tứ Linh Quang.
Làng Trung Kiên, dưỡng Đức Tăng thánh giả.
Dựng xây tình, trong mầm tuệ Như Lai.
Ôm cõi tịnh, hình ảnh bóng Tăng già.

Xin từ biệt, Hồng Trần xin giả biệt.
Cõi Niết Bàn, An dưỡng thất từ dung.
Trong chéo áo, Kim Cương luôn ẩn hiện,
Sống nghĩa tình, trăng hoá kiếp đại hùng.

Xin từ biệt, về lại chốn Huế xưa,
Gởi hình tháp, dung hình hài tứ đại.
Nơi bảo sở, im hằng soi ánh Nguyệt.
Nguyện hầu Thầy, trong muôn kiếp tái lai.

Chân nhẹ gót, nương Di Đà tiếp độ.
Giới Bồ đề, đạt ý nguyện Tương Phùng.
Hàng thất chúng, môn phong luôn kính trọng .
Nguyện bên Thầy, mãi chí hạnh ung dung.

Nhân duyên trùng Phùng:
       Kính bạch giác linh Ôn, chúng con Tỳ Kheo Thích Minh Thế, với nhân duyên hạnh ngộ trùng phùng, khi được duyên lành diện kiến Ôn tại các chốn Tổ Đình, từ niềm Trung vào tận Niềm Nam, trong những năm chúng con vân du hành hoá đảnh lễ chư Tôn túc, học pháp  với Ôn thì chúng con học nhiều điều trong pháp hành, từ những ngày mới vào Sài Gòn, duyên lành từ những mốc thời gian đi qua, 2006-2008-2010-2012-2016-2019-2023, đây là duyên từ chốn Quảng Hương Già Lam, Hải Quang, Thiền Viện Vạn Hạnh, Thiền Viện Quảng Đức, Chơn Giác, hoặc hữu duyên con được gặp Ôn.
         Lời Ôn dạy còn vang trong ý niệm, pháp ứng dụng vẫn hằng in trong trí nhớ, với tâm niệm chí thành, chúng con xin Ôn cho phép con ghi lại một số lời dạy của Ôn.
         Bạch Ôn, thời gian cứ trôi, áng mây bay giăng sầu, đất Sài thành giờ này vắng dáng Ôn, âm thanh trầm hùng lời pháp ấy giờ vào nội tâm chân thật khi ai được diện kiến Ôn, thanh dáng gầy mảnh mai, với chiếc áo vàng thường nhật hằng ngày, đâu đó thời gian vẫn luôn luôn nhớ về cung cách mà Ôn để lại cho các thế hệ Tăng- Ni trẻ chúng con.
        Cách đây 18 năm về trước, con mới là một vị Tỳ Kheo nhỏ tuổi, được duyên về chốn Quảng Hương Già Lam, nhân lễ huý kỵ của Cố Trưởng lão Hoà Thượng thượng Trí hạ Thủ.
         Hôm đó chúng con được duyên đảnh lễ Ôn Tuệ Sỹ, Ôn Thanh Huyền, Ôn Đức Thắng, Ôn Đức Chơn, Ôn Đạt Đạo, Ôn Phước Sơn, Ôn Minh Tuệ, trong đó có nhân duyên hầu chuyện đến Ôn, khi Ôn nhìn con với ánh mắt nghiêm nghị, nụ cười thanh thanh, khiến cho chúng con ấn tượng mãi về một Bậc Thầy dung dị và chân chất.
         Hạnh phúc thay, con chấp tay lại và đến bên Ôn đảnh lễ và trình bạch:
        “ Kính bạch Ôn, con là Minh Thế, xuất gia tại chùa Phước Thành, đệ tử của Hoà Thượng Bổn sư Thượng Chí Hạ Thắng, thuộc chốn Tổ Đình Từ Hiếu- Huế, học pháp với Ôn Thái Hoà, Ôn Lưu Thanh, Ôn Thiện Hạnh, hôm nay duyên lành con vào niềm Nam, để được đảnh lễ tham vấn từ pháp học quý Ôn…! Xin Ôn chỉ dạy cho chúng con…? “
          Ôn nhìn một hồi rồi dạy rằng:
         “ Nói tới chốn Tổ Đình Từ Hiếu- Huế, Ôn có duyên thọ giới Sa Di, trong giới đàn Vạn Hạnh- năm 1965, thời ấy khổ lắm con ạ, nhưng ý chí luôn luôn trung kiên tu học, với sau này Ân Sư của Con là thọ giới trong Đại giới đàn Phước Huệ- 1973 tại Nha Trang, giới đàn ấy quy tựu Quý học Tăng khá đông, trung kiên học tập và nghiêm khắc từng câu luật ngữ, nên Quý Ôn còn khá nhiều và làm những công tác cho Giáo hội xưa và nay.
            Hôm nay con vào đây thăm và đảnh lễ Quý Ôn, đó là mật hạnh Ôn tán dương tâm học Đạo của con Minh Thế, vì Tăng trẻ ngày nay ít lắm, chưa có được duyên gặp nhiều Quý Ôn, nay được duyên Ôn trao cho con một lời dạy nho nhỏ mà nhớ thực hành…!”
          Ôn nghỉ một chút, nhấp một hớp trà và rồi Ôn dạy:
          “ Con Minh Thế thường hay trì kinh gì…? Có dùng mật chú âm thanh ngữ ngôn nào không…?”
         Chúng con chấp tay và cung kính bạch với Ôn rằng:
          “ Bạch Ôn hoan hỷ bố thí cho con, con thường hay trì Pháp Hoa Kinh, trì Chú Đại Bi, trì  câu chú Thủ Lăng nghiêm, ngoài ra còn hay niệm Phật và an yên với thiền tập….!”
          Ôn nghe xong, cười vui lắm và Ôn dạy rằng:
          “ Tâm tu học của con tốt, nên duy trì, và nhớ vận hành ba yếu chỉ sau:
         1: Học Pháp hoa kinh: Trong Pháp hoa cốt lõi của ý kinh chính là Khai Thị chúng sanh, ngộ nhập Phật tri kiến, nhớ lấy phẩm hạnh Phổ Hiền làm cốt tuỷ tu học, rồi vận hành Pháp Hoa Kinh như chéo áo kim cương, thô nhưng mà thật, hoá như dụ, tướng như tâm, tánh như trì, giữ gìn tâm giới ấy là pháp hành của Ôn, kiên trì như bảo sở trở về tánh Pháp tu trì.


ht hue tri-2ht hue tri-4ht hue tri-5ht hue tri-6ht hue tri-7ht hue tri-8



        2: Học Đại Bi Tâm: Trong pháp hành Đại Bi, Con Minh Thế luôn luôn nhớ lấy pháp kim cương chuỳ kim cang, vận tâm ứng hành niệm tới Vô niệm, như thế mới là Thiên Thủ Thiên nhãn, mắt thấy Chánh kiến, tai thấy Chánh ngữ, miệng thấy Chánh định, ý thấy Chánh tinh tấn, thân thấy Chánh niệm, lực thấy Chánh mạng, giới thấy Chánh Tư duy, hạnh dộng dừng Chánh nghiệp, để duy trì nhiếp phục đại bi tâm.
          Đồng thời, nhớ mang tâm bi, tâm từ, tâm hỷ, tâm xả, để nuôi dưỡng tình thương cho muôn người và muôn vật.
          3: Học Cách Tuỳ Duyên: Trong pháp mà Như Lai dạy, tuỳ duyên bất biến, bất biến tuỳ duyên, như chính mình tu học và làm hết lòng vượt qua mọi khó khăn trong nghịch cảnh, đạt được tâm an tỉnh ấy là người tuỳ duyên trong vạn sự nhân duyên.
          Sau khi Ôn dạy ba đều trên rồi Ôn ngân nga nhỏ nhẹ đọc mấy câu thơ như ý nguyện trao gởi tâm pháp cho chính chúng con vận hành mà tu dưỡng.
          Ôn đã đọc mấy câu kệ rằng:
           “ Hồng Trần Tâm sắc tướng.
              Minh Thế Thể Tánh Không
              Sắc Sắc Hằng Bản Thị
              Tướng Tướng Hiện Chân Thông…! “
           Chúng con chấp tay lại và đón nhận được dòng sửa pháp, an tịnh từ đây cho chúng con vận hành tâm nuôi dưỡng tu học trên tinh thần Vân du, mãi mãi như chính câu kệ mà Ôn trao cho chúng con.
           Kính bạch giác linh Ôn, thời gian là vậy, nhưng dấu ấn lời dạy của Ôn mãi không phai, chúng con được duyên lành những năm về sau cứ mỗi lần gặp Ôn là được một lời pháp hay, dẫu biết rằng Ôn trên cương vị cao, nhưng tâm Ôn, hành trạng Ôn khá bình dị, gần gũi với thế hệ Tăng Ni trẻ, Ôn luôn luôn lắng nghe và khuyên bảo cho anh em huynh đệ Tăng Ni chúng con.
          Riêng bản thân chúng con, ghi chép những lời Ôn dạy, vào trong từng trang viết: “Tăng Du Bụi Hồng”, đây chính là một duyên lành lớn khi chúng con trở về tham vấn các Ôn lớn từ giới đức khắp Ba niềm Bắc- Trung- Nam, hoặc ra tận Hải Ngoại khi chúng con hội đủ duyên lành.
         Hôm nay, ngày 19-07-2024, tức ngày 14-06- Giáp Thìn, trời vừa sáng chúng con nghe điện thoại từ pháp hữu Nguyên Hiếu, báo Ôn đã an yên thong dong về chốn củ quê hương Tịnh Độ, sự đến đi như câu thơ Ôn để lại:
          “Hồng trần cõi tạm thôi về
           Tuỳ duyên gởi lại bên lề tử sanh.”
         Trong không gian, dưới lớp mưa dầm trên mảnh đất Sài Thành, như thay lời tiễn dấu chân Ôn, trong niềm tin mãi bên Phật ấy chúng con hướng về giác linh Ôn trong hạnh nguyện tự tại như chính Ôn đến đi như gió tuyết trăng mờ, in đậm một bậc khí tiết Thiền Tăng.
         Thế rồi, xe tang lăng bánh, rời Sài Thành về chốn Tổ Đình Kim Tiên - Huế, nơi ngày xưa Ôn từng tu và học trong khoảng thời gian thanh Xuân tuổi hành điệu tới khi làm vị Tỳ Kheo Tăng, và cũng chính Sài Thành  44 năm Ôn hành Đạo trải qua các vùng niềm Tây, Niềm Nam, Niềm Tây Nguyên, khi đi tham dự các đại lễ, khi đi chứng minh, khi đi Phật sự Tăng sai cung thỉnh đúng như pháp yết ma, hoặc về Bạc Liêu thọ lãnh Trưởng ban trị sự, hoặc khi Đồng Tháp Tăng thỉnh trấn nhiếp uy Tăng, hoặc khi Bà Rịa Vũng Tàu Tăng cầu Phước Đức oai nghi, thì Ôn xã thân hành hoá. Bao nhiêu dấu ấn, bấy nhiêu nghĩ tình, thì chúng con mãi mãi khắc sâu.
           Giờ này, trong Thiền Thất Hỷ Tịnh- Hà Nội, chúng con kính nguyện lên Ôn, thọ trì Pháp hoa kinh, và Đại Bi chú để nhiếp phục năng lượng trao gởi nguyện giác linh Ôn: “Tự Tại khứ lai, hồi quy bảo sở..!” Nơi in dấu hình hài tứ đại đồng kết giao.
         Chúng con Tỳ Kheo Thích Minh Thế đồng mật niệm…!
         Mùa Tịnh Niệm Hạ pháp An Cư-2568
         Viết tại Thiền Thất Hỷ Tịnh- Hà Nội, ngày 15-06-Giáp Thìn, nhằm ngày 20-07-2024
            Tk: Thích Minh Thế
            Bút danh: Hỷ Tâm Hải Triều.
            Bút hiệu: Tịnh Nhật Vân Quang.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 6544)
Xuyên suốt lịch sử dân tộc, đã có biết bao nhiêu nhân vật với tư cách là người đứng đầu đất nước đã có những kỳ tích lẫm liệt đối với đất nước. Có nhân vật nổi bật lên trong sự nghiệp giữ nước, có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp dựng nước, lại có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp mở nước, hoặc có một số nhân vật có cả hai hoặc ba lãnh vực đó.
10/08/2011(Xem: 4879)
Cuộc đời xuất gia của Tổ Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động sôi nổi, tích cực. Ngoài các mùa kết hạ tại các am núi hay các chùa, thời gian còn lại Ngài thường đi vân du hoằng hoá đây đó. Năm 1304, “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ [đền miếu thờ các thần sằng bậy] và thực hành giáo lý Thập thiện”. Ngài muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật, góp phần củng cố triều đại thời hoàng kim của mình. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (tức 7 – XII - 1258). Năm 21 tuổi (1279), Ngài lên ngôi vua, trải qua hai niên hiệu là Thái Bảo và Trùng Hưng.
10/08/2011(Xem: 6214)
Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
10/08/2011(Xem: 5758)
Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).
10/08/2011(Xem: 5053)
Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.
10/08/2011(Xem: 5994)
Về cuộc đời và sự nghiệp lịch sử, giải thoát của vua Trần Nhân Tông, đã có nhiều công trình biên khảo: Trần Nhân Tông, thiền sư Việt Nam; Trần Nhân Tông, nhà văn hóa; Trần Nhân Tông, nhà thơ; Trần Nhân Tông, nhà quân sự; Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo lỗi lạc; Trần Nhân Tông, nhà tư tưởng... Trong bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu về Tiểu sử, sở đắc giải thoát và Tư tưởng Phật học của Người.
10/08/2011(Xem: 5513)
Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.
09/08/2011(Xem: 5335)
Gần đến kỷ niệm 700 năm ngày mất của vua Trần Nhân Tông, chúng ta vẫn phải đặt những câu hỏi về tuổi tác, về trách nhiệm, về kế lâu dài, về sự tự do và tự trọng của các cá nhân trong xã hội…
09/08/2011(Xem: 4880)
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
09/08/2011(Xem: 5138)
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sau khi khoác tăng bào ở tuổi 40 đã chu du khắp nơi để thuyết pháp, giảng kinh, khuyên dân chúng giữ gìn mười điều lành, và từng trở về kinh đô Thăng Long tổ chức lễ thụ Bồ tát giới cho vua Trần Anh Tông và quan lại triều đình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]