Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niềm Tin Mãi Bên Phật (Kính tưởng niệm Hòa Thượng Ân Sư Thích Đức Nghi)

24/07/202406:07(Xem: 904)
Niềm Tin Mãi Bên Phật (Kính tưởng niệm Hòa Thượng Ân Sư Thích Đức Nghi)

ht duc nghi-2ht duc nghi



Niềm Tin Mãi Bên Phật…! 


         Kính bạch giác linh Sư Phụ, giữa đêm trăng thanh tịnh, ngồi yên bên thiền thất, nghe dư âm tiếng vọng về hai chữ: Sư Phụ kính thương của chúng con, tâm con như nghẹn lại vì hình dáng ngày xưa của Sư Phụ, đã đi về chốn huyền tịnh lạc bang, chúng con giờ đây không tìm được hình hài dung nghi đức hạnh, nụ cười và những pháp âm vang vọng khuất dần, xa mãi giữa chốn hồng Trần vắng lặng tịch không, trong khoảnh khắc giờ này mãi là những Hoài niệm ký ức xưa. Sau 14 ngày Sư Phụ về Bên Phật Tổ,  thời gian ơi ... xin  hãy ngừng trôi cho chúng con được phước duyên phụng sự Sư Phụ ân Sư. Tiếng gọi ấy dường như vô vọng, trong cuộc đời này và mãi về sau, nhưng niềm tin mãi bên Phật, và niềm tin mãi bên Sư Phụ là có thật trong con.

         Giờ này là 1 giờ sáng, chúng con chỉ hướng lên di ảnh của Sư Phụ, cho chúng con một niềm tin mãi bên Phật, một niềm tin mãi bên Chánh pháp, một niềm tin mãi bên chúng Tăng, một niềm tin mãi giới thể, một niềm tin mãi bên Sư phụ, để thanh lọc gieo trồng hạt Ngọc Bồ đề Bát Nhã, mà chính Sư Phụ đã gieo trồng cho chúng con, trong những năm ban đầu xuất gia học đạo.

         Kính bạch giác linh Sư Phụ, giữa khói trầm quyện hương nghi ngút, giữa núi rừng Bảo Lâm vắng lặng từng nhịp thở không gian, giữa di ảnh hình dáng Sư Phụ, chúng con mạn phép chấp bút ghi lại vài dòng cảm xúc giữa Sư Phụ và chúng con, ân tình ấy mãi khắc sâu ghi lại một cõi thiền an tịnh, nguyện hoá thành khối Ngọc như ý, chí tâm xuất gia học đạo, chính Sư Phụ trao dạy cho chúng con, người học trò bé nhỏ đặt cho con cái tên thân thương với  pháp danh: Đồng Tịnh, ấy là cái tên đi mãi xuyên suốt dọc hành trình tu thân trong niềm tin mãi bên Phật, trong niềm tin mãi bên Sư Phụ, một tiếng gọi ngàn xưa.

        Chúng con nhớ rằng, trong những năm cuối thập niên 90, chúng con là một chú bé mới tìm về niềm tin bên Phật, từ cái nhìn, cái học chưa thấm vào đâu, cách hiểu Phật thế nào cho đúng, cách tu thế nào, cách vận dụng hoài bão tu tập ra sao, đường về phía trước ai dẫn lối về bên Phật, bên vị Ân Sư nào ta đi tìm đạo, ta biết chọn ai, hình ảnh cứ chập chờn trong tâm hồn chúng con.

        Nhân duyên trùng Phùng,  chúng con gặp được một Bậc Thầy Uyên thâm Đức hanh, với dáng đi thanh thoát và nụ cười hoan hỷ bao dung, thương chúng sinh như là người học trò từ muôn kiếp xa xưa, in đậm trong tâm thức, hôm ấy là một buổi chiều thu tháng 8, Sư Phụ đã có duyên về dưới Đại Tùng Lâm Bà Rịa Vũng Tàu, để vấn an chư vị Tôn túc, và có một chút Phật sự, hữu duyên Sư Phụ đã gặp chúng con và hỏi rằng: 

         - Con muốn đi Xuất gia không….? 

         Lúc bấy giờ, tâm chúng con khởi ý, và trước đây được sự đồng thuận của song thân, nên con đã chấp tay bạch rằng: 

         - Dạ chúng con muốn…! 

         Thế là duyên lành hội đủ, con đã về chốn Tổ Đình An Lạc- thuộc thành Phố Bảo Lộc- Tỉnh Lâm Đồng, xin phép được xuất gia, được đại chúng đồng ý, làm một vị cư sĩ tập sự, trải qua nhiều tháng như thế, một duyên thắng phước Sư Phụ hứa khả thế độ xuống tóc, vào năm 2002 chúng con đã chính thức làm một chú tiểu, được ban Pháp danh: Đồng Tịnh, như một ngọn đèn soi chiếu vào tâm.

         Tháng ngày cứ thấm thoát trôi qua, chúng con hành điệu được chỉ dạy về cách học hai thờ công phu, bốn quyển luật tiểu nằm lòng, làm những công việc như: Nấu cơm, làm vườn, trồng rau, hầu Thầy, làm mọi việc trong chốn Tổ Đình An Lạc và Tu Viện Bát Nhã mà được các vị sư huynh giao phó, niềm vui nối lại niềm vui, năm 2003 chúng con được chính thức thọ Giới Sa Di, ôn cố tri tân, tiếp tục chí nguyện hoài bảo siêng năng cần mẫn, giữa mọi việc Sư Phụ chỉ giáo.

        Một hôm, Sư Phụ gọi con vào phòng rồi dạy rằng:

        - Người Tu cần nhớ lấy chí nguyện độ sinh, nhớ vững tâm tu học, chớ thối thất Bồ đề tâm, nên nhớ giờ là chú sa di Đồng Tịnh rồi, thì nổ lực lớn hơn nữa, để trở thành pháp khí thiền gia nối dòng thiền mà chư vị Tổ Sư dày công vun bồi, nhớ nghe con, đó là niềm tin mãi bên Phật, niềm tin mãi bên pháp, niềm tin mãi bên Chúng Tăng, niềm tin mãi bên Sư Phụ đó nghe con…!

         Con chỉ biết chấp tay và niệm Phật, y giáo phụng hành, Sư Phụ cho con một cốc nước, một viên kẹo lấy từ trong chiếc áo ra, rồi bảo rằng: 

         - Nhớ Tinh Tấn Công Phu…!

          Bốn mùa Tám tiết cứ trôi, thời gian cứ thế mà chúng con lớn lên, năm 2004 chúng con được gởi lên Đà Lạt tới chốn Tổ Đình Linh Quang,  tu học dưới mái trường Trung Cấp Phật Học Linh Sơn Tỉnh Lâm Đồng, với tâm niệm nối gót Thầy Tổ, nên chúng con miệt mài đèn sách, lo việc học tập một cách tốt nhất, cùng các huynh đệ tấn tu, nhắc nhở khuyên bảo, từ đây hể chốn Tổ Đình An Lạc có việc là huynh đệ chúng con chạy xe máy về, để chung lo việc Phật sự, mà Sư Phụ chỉ dạy, xong việc chúng con chào sư phụ rồi tiếp tục lên học, sư phụ nhìn chúng con với nụ cười hiền hoà ấy và móc trong túi áo ra 300 nghìn cho 6 huynh đệ chúng con và nói rằng đây là lộ phí các con đi, và nhớ gắng ngoan và tu học nha con.

        Tháng 3  Năm 2007, chúng con được sự đồng thuận chỉ giáo của Sư Phụ, cho phép chúng con thọ Đại giới trở thành Vị Tỳ Kheo chính thức. 

       Sau khi hoàn mãn, chúng con trở về đảnh lễ Phật và Chư Tổ, nhìn thấy nụ cười hiền từ như thuở ban đầu chúng con được gặp, một dáng đi thảnh thơi, trong chiếc áo nâu sòng phai nhạt thời gian. Ấy cũng chính là chúng con kết thúc một cuộc hành trình cơ bản về Phật học. 

      Một hôm, Sư Phụ gọi con vào phòng thiền thất chỉ dạy rằng: 

     - Các Thầy nên đi học tiếp các chương trình Phật học, để có được một nội tâm vận hành tu trì, một niềm tin mãi bên Phật luôn luôn ứng dụng, một tâm hồn tu sĩ cao thâm, như chư Tổ từng đi tham vấn các vị đại trí tuệ Giới Đức, các Thầy nhớ nghe. Học là trên hết, mọi việc còn lại Sư Phụ lo…!

         Tiếp duyên học đạo, chúng con vào Sài Gòn, lưu trú tại Tăng Già Lam trú xứ Vĩnh Nghiêm, học chương trình Đại học Phật giáo,  dưới mái trường Thiền Viện Vạn Hạnh, từ năm 2009 tới 2012, sau bốn năm đèn sách, tha phương học hỏi, trang bị một vốn tư duy, chúng con dần dần trưởng thành.

         Hoài bảo đã xong, chúng con về lại phụng sự bên chốn Tổ Đình An Lạc, vào Tu Viện Bát Nhã, để làm những công việc mà Sư Phụ cùng các sư huynh giao cho con trọng trách chăm sóc.

         Chúng con nhớ, một buổi chiều mùa thu, Sư Phụ gọi con vào dùng trà và bảo rằng:

         - Năm 2005, Sư Phụ có Khai Sơn một vùng đất trên huyện Bảo Lâm, một vùng đất thuộc xã Tân Lạc, nơi đây hơn 70 % là thuộc về Thiên chúa, 20 % là Phật giáo, 10% là các đạo khác, nhưng các bà con thuộc niềm Bắc, niềm Trung vào Tây Nguyên lập nghiệp, nên Sư Phụ đã chọn vùng đất này để Khai Sơn ra ngôi Già Lam Tân Lạc, (lúc bấy giờ có tên gọi là chùa Dược Sư), nay Sư Phụ thấy con hợp duyên vùng đất này, một vùng đất mới cần có một vị Tăng sỹ trẻ để dấn thân hoằng truyền chánh pháp, Thầy biết đây là một thử thách nơi xứ đạo, và địa lý khó khăn cũng như niềm tin vào Tam bảo của người Phật tử nơi này vào buổi ban sơ, nhưng cố gắng về lập đạo tràng, tụng kinh bái sám, và mở khoá tu học bát quan trai giới hướng dẫn cho bà con Phật tử nơi này nghe con.

        Chúng con lặng thinh một hồi, và chỉ biết y giáo phụng hành, vâng lời dạy của Sư Phụ mà vào Tân Lạc tiếp nối nguồn sữa pháp, chính Sư Phụ đã cho chúng con một niềm tin mãi bên Phật, một niềm tin mãi bên Pháp, một niềm tin mãi bên Chúng Tăng, một niềm tin mãi bên Sư Phụ.

        Chúng con bọc bạch và chia sẻ những hoài bảo tâm tư, sau một thời gian, năm 2014 chính thức vào Thiền thất của Sư Phụ, với pháp phục y Tăng, đảnh lễ và được Sư Phụ chỉ dạy mấy điều trước khi ra làm Phật sự tại Tăng Già Lam trú Xứ Tân Lạc, Sư Phụ bảo rằng:

         - Thế gian sinh ra có bố mẹ và gia tộc, những vị ấy chỉ cho Thân tướng hình hài, vào chùa Xuất gia học Phật, trước phải có Niềm tin mãi bên Phật, Chánh pháp, nương tựa chúng Tăng, ( tình huynh đệ ) lấy giới thân làm gốc rễ căn bản, Sư Phụ chỉ cho các con những con đường học đạo, những thời gian thọ giới, nay đã hoàn tất, khiến Sư Phụ đã mãn nguyện lắm rồi. Đây là thời khắc Đồng Tịnh chính thức làm việc Phật sự, nhớ luôn luôn lắng nghe và giữ gìn tình thương với các vị hộ trì trong ngôi nhà Chánh pháp nghe con…? 

          Chấp đôi tay trang nghiêm và hướng về Sư Phụ chúng con cúi đầu đảnh lễ sát đất, rồi Sư Phụ vỗ vào đầu con và giọng trầm ấm rồi bảo:

         - “Đồng Tịnh con..., ra làm Phật sự con nhớ khi ra Chùa riêng, hay làm công tác xã hội, hãy nhớ căn bản của người Xuất gia là mình một vị Thầy tu, nên giữ gìn hai thời công phu sáng tối, để cho ngôi Tăng Già Lam Trú Xứ Tân Lạc được chư vị hộ pháp long thần gia hộ, nguồn năng lượng yểm trợ từ Tứ chúng đồng tu, thì mới làm rạng danh lời Phật dạy, đó là niềm tin mãi bên Phật, niềm tin mãi bên Chánh pháp, niềm tin mãi bên Chúng Tăng, niềm tin mãi bên Giới luật, niềm tin mãi bên Sư Phụ khi con giữ gìn pháp hành trì đại bi chú, như pháp học của Sư Phụ hằng ngày, mà sư phụ đã khai sơn hơn 10 ngôi chùa, đều được thành tựu,  nay Sư Phụ chỉ cho con, để con mãi mãi sống và truyền thừa tiếp nối  trong chốn Tổ Đình An Lạc, hay hướng về Bình Định nơi chốn Tổ Đình Sắc Tứ Thắng Quang, như Tân Lạc cho hôm nay và mai sau con nhé. Giờ Sư Phụ chính thức giao lại mọi công việc, Sư Phụ lên ngôi vị Viện Chủ làm nơi chốn nương tựa cho các con,  hướng nguyện đi về Tân Lạc bình yên.”

        Thế rồi, Sư Phụ đọc mấy câu rằng:

        “ Đồng Tịnh Hằng Bổn Nguyện 

           Hạnh Hoá Pháp Độ Sinh

           Đại Bi Tâm Chú Pháp

           Tân Lạc Ứng Huyền Kinh.”

       Sư Phụ gõ vào đầu ba cái, tâm chúng con như có nguồn năng lượng rộng mở thu nhận tất cả những gì Sư Phụ chỉ giáo, nay chúng con chỉ biết y giáo hành trì.

         Kể từ đây, chúng con vào trú xứ Tăng Già Lam Tân Lạc, nổ lực tinh tấn, cần mẫn phát triển công hạnh, thấm thoát ba năm sau, năm 2017 chúng con được sự chỉ dạy của sư phụ chọn địa điểm tiếp tục mở rộng khuôn viên chùa, tạo những cảnh quang xung quanh, khiến cho ngôi trú xứ Tăng Già Lam Tân Lạc phát triển và đi vào các thời khoá tu học.

         Những khi cần công việc, Sư Phụ vẫn thường xuyên gọi điện và thăm hỏi, có khi đích thân đến để thăm mặc dù địa lý cách trở và con dóc trơn trượt ở đập thuỷ điện đại nga mỗi khi mưa gió,đường sình lầy pha với đất đỏ ba gian, hầu như vào mùa mưa xe đi phải quấn bằng xích ở lốp, nhưng với chí nguyện độ sinh và tình thương của người Thầy dành cho học trò và chúng đệ tử, Sư phụ đã không từ nan mà đến, sự hiện diện của Sư phụ khiến chúng con thêm nỗ lực tinh tấn, dù khó khăn vất vả gian nan, chúng con nghĩ đó là sức mạnh tinh thần là năng lượng nơi Thầy dành cho chúng con, mặc dù ra làm đạo, nhưng chúng con vẫn hay trở về Tổ Đình An Lạc Huân tu theo đại chúng, nơi có pháp huynh trưởng thích Đồng Tâm làm trụ trì, và Sư Phụ khuyến giáo cho tất cả những lời căn bản:

        
“Chánh niệm là nghệ thuật sống trọn vẹn trong khoảnh khắc hiện tại mà không bị phân tâm về những việc sắp sảy ra trong tương lai hay vướng mắc vào quá khứ. Nó giúp cho ta có khả năng tự nhận biết chính mình trong khi vẫn đang giải quyết những vấn đề thường nhật trong cuộc sống. Trong số các phương tiện tu tập thì thiền Chánh niệm được nhiều người tiếp nhận và thực hành vì tính phổ quát của phương pháp tu tập này…!”

        
Chúng con đã vận hành Chánh niệm với đại bi tâm chú, như dược liệu tu học cho ngôi trú xứ Tăng già Lam Tân Lạc, giúp cho các bà con Phật tử luôn luôn có những pháp hành tu thân chuyển hoá nghiệp thức trong mọi giác quan giữa đời.

        
Hình ảnh khắc sâu vào tâm trí với các Phật tử, một vị Sư Phụ khả kính, gian khổ vượt qua, dù đường xá khó khăn,nhưng tâm vị độ tha của một vị Bồ tát hiện thân không từ nan khó nhọc, vẫn hiện hữu hình bóng ấy với nụ cười hiền hoà ấy, Sư Phụ vẫn miệt mài làm tất cả các Phật sự của các vị Phật tử bà con vùng sâu xa, khiến ánh sáng Phật pháp đã và đang lan tỏa khắp vùng Tân Lạc, đúng niềm vui mới trong sự an lạc chúng sanh, khiến bảo sở khô héo biến thành cõi tịnh chân thật giữa thế gian, nhiệm màu một khung trời tự do.

        
Duyên ngộ trùng Phùng, hạnh nguyện niềm tin mãi bên Phật đã được in đậm trong tâm trí chúng con, tháng 9 năm 2022, với ý niệm khởi tâm về xứ Ấn, Quê Hương Sinh ra bậc Cha lành Thế Tôn, Sư Phụ đã chính thức về thăm các thánh tích Phật giáo, như trong kinh Trường bộ tập 1, kinh Đại Bát Niết Bàn có ghi:

        “Này A Nan, có bốn Thánh tích kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Bốn Thánh tích đó là: Nơi Như Lai đản sanh, Nơi Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nơi Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng, và nơi Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết Bàn." 

       
Phật nói tiếp:

     
" Này A Nan, đó là bốn Thánh tích, kẻ thiện tín cư sĩ cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Này A Nan, các thiện tín Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ sẽ đến với niềm suy tư: "Đây là chỗ Như Lai đản sanh", "Đây là chỗ Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác", "Đây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng", "Đây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết Bàn."

     
" Này A Nan, và những ai, trong khi đi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên."

       
Chúng con được nhân duyên đi cùng với Sư Phụ, trong đó có Sư Huynh Đồng Hạnh tháp tùng, các pháp đệ Đồng Tịnh, Đồng Tú, Đồng tráng, Đồng nhân, Đồng xuân, Đồng hào... vị thị giả cho Sư Phụ, gần 30 học trò xuất gia, 80 vị thiện tín nam nữ, khắp ba niềm trên lộ trình 15 ngày tìm về quê hương Xứ Ấn, đi qua các thánh tích sót lại, như những nơi quan trọng: Bồ Đề Đạo Tràng, Vườn Lọc Uyển, 

Lâm Tỳ Ni, Thành Ca Tỳ La Vệ,  Câu Thi Na, Núi Linh Thứu, Trúc Lâm Tịnh Xá, Hang Thất Diệp….! Dưới sự hướng dẫn phái đoàn là Đại Đức Thích Huệ Thuận, thuyết minh, cho những dấu ấn bước chân về lại các thánh tích xưa, và những nơi đến Sư Phụ đều gieo tâm bố thí, cúng dường giếng nước cho vùng đất xưa xứ Ấn, những hạnh phúc, những tâm niệm mà Sư Phụ ôm ấp  pháp hành tu học xuyên suốt gần 50 năm trôi qua, với cái tuổi 76 ấy đã là một niềm tin vững chắc mãi bên Đức Phật. 

        
Chúng con nhớ lời dạy tại xứ Ấn, Sư Phụ đã chỉ bảo rằng:

        
“ Hạnh phúc khi có gốc rễ làm người đệ tử của Đấng Từ Phụ Thích Ca, bước chân về xứ Ấn, thấy mình thật nhỏ bé, nên cần mẫn siêng tu, tịnh tấn hành trì, nguyện kiếp sau tái sinh vào nơi Đức Phật để tiếp hạnh nguyện độ sinh. Các Thầy hãy cố gắng đi tới Hoài niệm bảo sở Như Lai. Bước qua những chông gai và danh lợi hư ảo, khiến tâm Bồ đề rạng ngời nơi nguồn Chánh pháp, lấy giới nương thân…!”

        
Thế rồi, một mùa hạ Huân Tu năm 2024- Phật lịch 2568, Sư Phụ cùng chư huynh đệ về bên nhau dưới chốn Tổ Đình An Lạc tu tập, ấy là thời khắc cuối cùng, những pháp âm vang vọng mãi mãi là kỷ niệm xa dần, kết thúc khoá Huân tu, Sư Phụ còn hứa khả sẻ đi qua Nhật Bản để thăm và nghiên cứu Phật giáo xứ Nhật Bản, thủ tục đang làm với lời hẹn rằng: “Sau hạ kết khoá an cư, Sư Phụ sẽ đi...''

         Chúng con nhớ ngày cuối cùng của khoá huân tu 10 ngày, Sư phụ dạy tất cả đại chúng vào nghĩa trang hoa viên Địa Tạng Vương, tới thiền thất để sư phụ nhập thất, tịnh dưỡng thiền toạ, chúng con 40 huynh đệ lớn nhỏ y hậu trang nghiêm trước thiền thất, chắp tay trì 7 biến đại bi, nhịp mõ cùng hoà âm của đại chúng trầm hùng, Sư phụ quỳ thành tâm trước dung nhan của Thế Tôn, như là con đã về bên Thế Tôn, và bình yên bên Thế Tôn, trong khung cảnh thanh tịnh lạc an đến lạ thường, lòng chúng con hạnh phúc biết bao, nào ngờ đâu đó là hành trình cuối cùng Sư Phụ vẩy chào chúng con, ra đi mãi mãi, chẳng vấn thị di huấn lời nào sau cuối.

 Hôm nay,  ngày 19-05- năm Giáp Thìn, như thường lệ sau giờ quá đường, tâm chúng con bất an, không hiểu chuyện gì xảy ra, lòng cứ bồn chồn, nóng ruột, giữa cung trời nắng gắt, lúc 13 giờ 30 phút, bổng nghe điện thoại từ các vị sư huynh lớn, như tiếng sét đánh ngang tai, Đồng Tịnh ơi, Sư Phụ tịch rồi... cấp tốc tập trung về Tu Viện An Lạc. 

         
Lòng chúng con như trùm lại, nước mắt trào dâng, bao nhiêu cảm xúc cứ lẫn lộn không ngừng, nhìn Sư Phụ nằm yên bất động, với nét mặt thản nhiên, nụ cười điểm chỉ trên môi, hai tay bắt ấn cát tường, sắc tướng hồng hào như đi vào thiền định cõi Niết Bàn vô dư chào đón Sư Phụ. 

        
Hạnh nguyện đã xong, phạm hạnh đã tròn, tiếp độ chúng Tăng 100 vị có đủ hai bậc Tăng Ni, và thiện tín nam nữ ngoài chữ vạn muôn phương, khai Sơn hơn mười ngôi Tăng Già Lam trú xứ, Viện chủ chứng minh đạo sư, Thắng Quang Sắc Tứ Tổ Đình. Với tâm hạnh bố thí, với đại bi pháp ứng dụng thiên thủ, với ý nguyện giáo hoá vùng xa, mà giờ đây Bảo Lâm vùng huyện, Bảo Lộc thành phố, Bình Thuận ứng hiện hình bóng Sư Phụ mãi mãi không bao giờ phai nhạt.

         
Tăng Già Lam trú xứ Tân Lạc chúng con, cũng tận hưởng nguồn vi diệu suối mát, như hạnh nguyện của Sư Phụ truyền trao.

        
Kính bạch giác linh Sư Phụ, trong thời gian này chúng con hướng về Niềm tin mãi bên Phật, như lời nhắc nhở trong tâm của chúng con, sâu sắc một Niềm tin mãi bên Sư Phụ trong đời này và vô lượng thỉ kiếp về sau.

          Chúng con một dạ bái biệt Bậc Thầy, Sư Phụ ân sư, thuỳ từ chứng giám.

Nam Mô Tân Viên Tịch, Lâm Tế tứ thập nhị thế, Chúc Thánh pháp phái đệ cửu đại, An lạc đường thượng, huý Thị Cang, tự Đức Nghi, hiệu Không Nghi Trưởng lão Hoà thượng giác linh nghê toà chứng giám.

Đệ Tử Tỳ Kheo Thích Đồng Tịnh

Kính khể thủ.


ht duc nghi-000

Cung trời cũ, Thầy ung dung dạo bước,
Chốn Hồng Trần, xin tạm gác niềm thương.
Như Huyền nhiệm, đến đi trong tự tại.
Diệt tang bồng, soi ảnh độ Tây phương.
🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
https://quangduc.com/p4597a76998/thay-ung-dung-dao-buoc-




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6919)
Hòa Thượng pháp danh Thích Tâm Thi, đạo hiệu Tuệ Tạng, thế danh Trần Thanh Thuyên, sinh năm Canh Dần (1889) tại làng Quần Phương Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Thân phụ Ngài là ông Trần Tín tự Phúc Châu, thân mẫu là bà Vũ Thị Tú hiệu Diệu Hòa.
09/04/2013(Xem: 7818)
Hòa thượng Hộ Tông (1893-1981), Maha Thera Vansarakkhita, có thế danh là Lê Văn Giảng, sinhngày 15 tháng 10 năm 1893, tại làng Tân An, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. Ngài xuất thân trongmột gia đình trung lưu trí thức, thân phụ là ông Lê Văn Như, thân mẫu là bà Đinh Thị Giêng.
09/04/2013(Xem: 6776)
Hòa Thượng họ Nguyễn, Húy Văn Kính, pháp danh Tâm Như, tự Đạo Giám, pháp hiệu Thích Trí Thủ. Ngày sinh ngày 19 tháng 9 năm Kỷ Dậu, tức ngày 01-11-1909 trong một gia đình nho phong thanh bạch, tại làng Trung Kiên, tổng Bích Xa, phủ Triệu Phong (nay là xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong) tỉnh Quảng Trị. Thân phụ là cụ Nguyễn Hưng Nghĩa, thân mẫu là cụ Lê Thị Chiếu. Hai cụ là người rất kính tín Tam Bảo. Vì vậy, dù là con trai độc nhất trong gia đình, lúc 14 tuổi Ngài đã được song thân cho vào học kinh kệ ở chùa Hải Đức Huế.
09/04/2013(Xem: 11514)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái.
09/04/2013(Xem: 9292)
Hòa thượng húy Trần Thiện Hoa, pháp danh Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên, sanh ngày 7-8 năm Mậu Ngọ (1918), tại làng Tân Quy (sau đổi tên là An Phú Tân), quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Trà Vinh). Hòa thượng là con út (thứ chín) trong gia đình. Thân phụ Hòa thượng huý Trần Văn Thê, pháp danh Thiện Huệ, thân mẫu húy Nguyễn Thị Sáu, pháp danh Diệu Tịnh. Toàn thể gia đình Hòa thượng đều quy y với tổ Chí Thiền chùa Phi Lai núi Voi, Châu Đốc. Pháp danh Thiện Hoa do Tổ đặt cho Hòa thượng.
09/04/2013(Xem: 14815)
Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang thế danh là Lê Đình Nhàn, sinh năm Canh Thân, ngày 19-9-1920 (tức ngày mồng 8 tháng 8 năm Canh Thân), quê thôn Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Lê Vỵ pháp danh Như Hương, thân mẫu là cụ bà Ngô Thị Tư pháp danh Như Tâm cùng ở làng Háo Đức.
09/04/2013(Xem: 6590)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đơøi Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai. Nguyên Hòa Thượng sanh năm 1914 (Giáp dần), tại thôn Tịnh Bình, xã Nhơn Hạnh, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, trong gia đình Lê gia thế phiệt, vốn dòng môn phong Nho giáo, đời đời thâm tín Tam Bảo, tôn sùng Ðạo Phật. Thân phụ là cụ ông LÊ PHÚNG, pháp danh NHƯ KINH, thân mẫu cụ bà TỪ THỊ HỮU, pháp danh NHƯ BẰNG, đức mẫu là cụ bà NGUYỄN THỊ CƠ, pháp danh NHƯ DUYÊN.
09/04/2013(Xem: 14848)
HT Thích Giác Trí, húy Nguyên Quán, phương trượng chùa Long Hoa, quận Phù Cát - Bình Định, tuổi Mậu Thìn 1928, năm nay 80 tuổi. Năm 13 tuổi Ngài xuất gia với Đại sư Huyền Giác, là Trụ trì tổ đình Tịnh Lâm Phù Cát. HT Mật Hiển 1907-1992 chùa Trúc Lâm, Huế, thọ giới Tỳ kheo tại đây năm 1935, giới đàn do HT Huyền Giác thành lập, thỉnh Tổ quốc sư Phước Huệ làm Đàn Đầu Hòa Thượng.
09/04/2013(Xem: 7642)
Bác Phạm Đăng Siêu sinh ngày 4 tháng 7 năm Nhâm tý (1912) tại Phú Hòa, kinh đô Phú Xuân, thành phố Huế. Nguyên quán thôn Tân Niên Đông, huyện Tân Hòa, phủ Tân Định, tỉnh Gò Công. Song thân Bác là cụ ông Phạm Đăng Nghiệp và cụ bà Tôn Nữ Thị Uyên, thuộc gia đình quý tộc giàu có.
09/04/2013(Xem: 6602)
Truyện của tôi không đáng gì mà phải ghi. Chỉ vì truyện ấy, hơn vài thập kỷ trước thập kỷ 2530 (1975-1985), có liên quan đến Phật giáo VN, lại bị hư cấu truyện và phim sai quá nên phải ghi. Nhưng ghi như dưới đây thì chỉ là có còn hơn không mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]