Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Đức Nghi ( 1947- 2024)

30/06/202406:05(Xem: 1161)
Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Đức Nghi ( 1947- 2024)
ht thich duc nghi
Tiểu Sử
Hoà Thượng Thích Đức Nghi

( 1947- 2024)

- Chứng Minh Phân Ban Phật Tử Dân Tộc TW
- Chứng Minh Ban Trị Sự Phật Giáo Huyện Bảo Lâm- Lâm Đồng
- Nguyên phó Ban Trị Sự GHPGVN Tỉnh Lâm Đồng
- Nguyên phó Hiệu Trưởng Trường Trung Cấp Phật học Tỉnh Lâm Đồng
- Nguyên Trưởng Ban Trị Sự GHPGVN Tp. Bảo Lộc
- Nguyên Trưởng Ban Tri Sự GHPGVN huyện Bảo Lâm
- Viện Chủ các Tự viện Khai Sơn hiện trực thuộc Tông Môn Tu Viện An Lạc.

I.Hoàn Cảnh Gia Đình :

Hòa thượng pháp danh Thị Cang, pháp tự Đức Nghi, pháp hiệu Không Nghi, thế danh Võ Văn Kỷ (Võ Can), thuộc thế hệ thứ 9 pháp phái Chúc Thánh, nối pháp đời thứ 42 dòng Lâm Tế chánh tông. Là đệ tử tại gia của Hoà thượng Như Thông- Huyền Ngộ- Trụ trì Tổ Đình Thắng Quang (Bình Định).
Hòa thượng sinh năm Đinh Hợi tại thôn Quy Thuận, xã Hoài Châu, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định trong gia đình có 09 anh em. Thân phụ là cụ ông Võ Thuật, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Có. Hoà thượng có 5 người anh chị em ruột đã mất trong thời chiến tranh, hiện còn 4 người. Thân phụ của Hoà thượng đã hy sinh trong một cuộc chiến tại quê nhà, lúc đó Hoà thượng chỉ mới vừa 8 tháng tuổi.

Hoà thượng sinh ra trong một gia đình trung lưu. Nghề ươm tơ dệt lụa, đã tạo nhiều công ăn việc làm cho nhân công, có khi lên đến 30 - 40 người thời bấy giờ. Thân mẫu của Hoà thượng là một người phụ nữ đặc biệt, có tâm hồn rộng lượng thương người. Mỗi khi dành dụm được ít tiền Bà thường làm từ thiện chia sẻ người nghèo khó, cúng dường hộ trì các chùa, lòng ít tham giữ của cải cho bản thân. Hễ thấy ai có hoàn cảnh khó khăn, cần gì Bà đều giúp đỡ, nên dân làng trong thôn xóm ai cũng yêu quý Bà hết lòng. Cũng chính nhờ có nhiều nhân thiện lành ấy của cha mẹ, mà đã có rất nhiều sự mầu nhiệm đến với Hoà thượng trong suốt chặng đường tu học sau này.

Truyện kể lại rằng, tại quê hương của Hoà thượng, có một làng theo Thiên Chúa giáo. Mỗi lần trong làng có người đi tập kết về thăm gia đình, thì bị bắt nhốt lại. Họ đưa ra điều kiện là nếu theo Chúa thì họ tha, còn không là họ giết, họ đánh. Thân mẫu của Hoà thượng cũng bị họ bắt theo Đạo, nhưng Bà dứt khoát không chịu, thà chết cũng không theo, thế nên Bà bị đánh đến hộc máu, về nhà mấy tháng sau rồi chết. Lúc đó Bà cũng gần 60 tuổi, Hoà thượng chỉ mới vừa tròn 10 tuổi (1957).

Sinh ra vào thời đất nước gặp hoàn cảnh chiến tranh, Cha Mẹ đều mất sớm, gia đình anh chị em ly tán. Chỉ vừa mới 10 tuổi, Hoà thượng đã một mình vào Sài Gòn, tha phương cầu thực, làm đủ mọi công việc. Như bán kem, ở đợ, làm thuê, khiêng vác…..kiếm được vài đồng qua ngày, sống thì ở hiên nhà của những người chủ thuê. Nhận thức được tương lai không thể có được, nếu cứ mãi nghèo đói, thiếu học. Sự ước ao được đi học như bao đứa trẻ khác, đành khép lại trong tâm hồn trẻ thơ khao khát bởi sự nghèo cùng.

Ước mơ thay đổi cuộc đời của mình, Hoà thượng đã tìm đến ngã tư Bảy Hiền để xin học nghề dệt, nơi đó có làng dệt miền Trung. Với ý chí luôn cầu tiến, trong một thời gian rất ngắn Hoà thượng đã vững tay nghề khi mới 15 tuổi. Từ đó có thể tự nuôi sống bản thân và trang trải việc học hành. Cuộc sống tự lập đầy khổ cực, đã khiến cho Hoà thượng nhận diện ra những góc khuất tối tăm, ẩn tàng trong thân phận con người. Thoát được cái nghèo, cái dốt thì mới có thể hướng đến cuộc sống tốt đẹp và sống có ý nghĩa hơn, từ đó lòng không hề vương vấn, bận tâm đến chuyện tình yêu đôi lứa, gia đình vợ con.

II. Thời kỳ xuất gia học đạo:

Được sinh ra trong gia đình có nền tảng đạo đức vững chắc và cội nguồn kính tin Tam bảo. Tuy hoàn cảnh thời cuộc đầy khó khăn, nhưng thân mẫu của Hoà thượng có túc duyên sâu dày, có lòng tin vững chắc vào Tam bảo. Chính những túc nhân đó trợ duyên cho Hoà thượng bước vào đường đạo một cách vững chãi.
Thân mẫu của Hoà thượng là người Phật tử thường xuyên hộ trì Tam bảo, biết hộ trì cho chư Tăng tại quê nhà học hành, nên có rất nhiều chư Tăng biết được gia đình và Hoà thượng khi còn nhỏ.
Năm 1963, Hòa thượng được nhập chúng xuất gia tại Chùa Giác Sanh, lúc bấy giờ do cố Hoà thượng Thích Thiện Thành làm trụ trì, được ban Trụ Trì cho pháp danh Minh Cang.
Năm 1968-1969: Hoà Thượng tham học tại Phật Học Viện Nguyên Thiều – Thập Tháp.
Năm 1970-1974 Hòa thượng là học Tăng tại Phật học viện Hải Đức, Tp.Nha Trang tỉnh Khánh Hoà. Nơi Đây Hòa Thượng đã có phước duyên đảnh lễ cầu pháp với ba vị Tôn Đức là Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Hòa Thượng Thích Trí Thành, Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, được ban pháp tự Thích Đức Nghi.
Đồng môn cùng thời như Hoà Thượng Thích Thiện Nhơn, Hoà thượng Thích Thiện Pháp, Hoà Thượng Thích Minh Thông……. Các vị này hiện là các bậc tôn túc lãnh đạo Giáo Hội Phật giáo Việt Nam.

Tại Phật Học Viện Trung Phần Hải Đức, Hoà thượng là một Tăng sinh siêng học, giỏi về bộ môn Duy thức học - Một môn học rất khó. Do Hoà thượng Giáo Thọ Thích Thiện Siêu hướng dẫn. Khi đang là học Tăng Hoà thượng đã phát nguyện thỉnh đại hồng chung mỗi sáng (lúc 4h) để cầu nguyện sự tỉnh thức mang đến cho Đại chúng, việc ấy diễn ra đều đặn suốt thời gian học tại học viện. Đồng thời, Hoà thượng nhận thấy quý Thầy giáo thọ, và học Tăng thường xuyên bị bệnh, thiếu thốn sự chăm sóc, nên Hoà thượng phát tâm học thêm nghành y tá để giúp đỡ cho quý Thầy, sau này Hoà thượng tham gia vào Hội chữ thập đỏ để làm thiện nguyện. Với kiến thức sâu về môn Duy thức- Tâm Lý học Phật giáo, trong đó có “Y Phương Minh”, tức là dùng y khoa để giúp người độ sanh cho nên Hoà thượng rất tâm đắc, ứng dụng và hành trì.

Năm 1973, Hòa thượng đăng đàn thọ Cụ túc giới tại Đại giới đàn Phước Huệ thuộc Phật học viện Hải Đức Nha Trang do Trưởng lão Hòa thượng Thích Phúc Hộ làm Đường đầu Hòa thượng.

Sau năm 1975, Phật Học Viện Hải Đức giải thể, Hoà thượng tìm về Bảo Lộc lập am, chọn sống đời Tăng nông ẩn tu, với tinh thần tự cung tự cấp, làm vườn tu học.

Năm 1985, Hoà thượng được Quý Phật tử Ban Đại diện Chùa Giác Hoàng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, qua sự giới thiệu của những bậc tôn túc như Cố Hoà Thượng Thích Thiện Siêu; Cố Hoà thượng Thích Đỗng Minh, nhận làm trụ trì chùa Giác Hoàng một thời gian ngắn.

Năm 1986 Hoà thượng trở về lại Bảo lộc, nơi am nhỏ ngày xưa, lợp tranh, vách đất và sau đó xây dựng thành CỐC gỗ. Sinh hoạt với đồ chúng Phật tử, Hòa thượng đã đặt nền mống khai sơn ngôi chùa đầu tiên, nay là Tu Viện An Lạc trang nghiêm rộng lớn.

III. Thời kỳ hành đạo:

1. Tham gia công tác Phật sự:

Năm 1987, tại Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ II (1987-1992), Hòa thượng được Đại hội suy cử giữ chức vụ Chánh Đại Diện huyện Bảo Lộc, qua sự khuyến tấn Phật sự của Cố Hoà thượng Thích Trí Thủ và Hoà Thượng Thích Thiện Siêu, sau khi Hoà thượng Thích Thiện Giải trụ trì chùa Phước Huệ viên tịch.

Năm 1997, tại Đại hội đại biểu Phật giáo huyện Bảo Lâm nhiệm kỳ I (1997-2002), ngài được Đại hội tín nhiệm suy cử chức vụ Trưởng ban Trị sự GHPGVN huyện Bảo Lâm.

Năm 2006 Hoà thượng được thỉnh mời vào tham gia giáo hội tỉnh, đảm nhiệm cương vị Phó Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng đương vi Phó Hiệu trưởng Trường Trung Cấp Phật Học Tỉnh Lâm Đồng - Trưởng Ban Bảo Trợ Trường Trung Cấp Phật Học Tỉnh Lâm Đồng qua nhiều khoá. (Nhiệm kỳ V)

Từ năm 2002 cho đến nay (suốt 3 nhiệm kỳ), Ngài chứng minh Ban Trị sự GHPG Huyện Bảo Lâm.

Nhân Đại hội PG kỳ 9 (2022-2027) Ngài đảm nhiệm chức vụ CM cho BPT dân tộc TW, Ngài phát nguyện ủng hộ và giúp đỡ cho đồng bào phật tử dân tộc vùng sâu vùng xa.

2. Đào tạo Tăng tài, hoằng pháp lợi sanh:

Hoà thượng là vị thầy có đời sống giản dị, khiêm tốn, luôn thiểu dục, suốt đời tận tuỵ và quan tâm đến sự nghiệp hoằng pháp và giáo dục Phật giáo. Ngài là vị Giáo thọ sư, đặc biệt thông hiểu bộ môn Duy thức học.

Ngoài việc giảng dạy cho Tăng Ni sinh, và thời gian chăm lo đào tạo đồ chúng, Hòa Thượng còn là vị Thầy cần cù, kiên nhẫn, chịu khó chịu khổ, gắn bó, hoà chung với đồng bào các vùng kinh tế, đồng bào dân tộc thiểu số, hướng dẫn họ quy y Tam bảo, trở thành công dân tốt cho xã hội. Tại địa phương, Hoà thượng đã tổ chức những lớp mầm non, nhận giữ trẻ để chia sẻ bớt gánh nặng cho các phụ huynh hộ gia đình khó khăn.
Năm 1996, nhận lời cung thỉnh của chư Tôn đức, Hoà thượng đã sang Hoa Kỳ thăm viếng nhiều nơi và thuyết pháp tại nhiều đạo tràng tu học, và sau đó đi nhiều nước trên thế giới thuyết giảng.

3. Công tác xây dựng Tự Viện- Nhiếp hóa đồ chúng:

Hòa thượng đã truyền tam quy ngũ giới cho hàng ngàn Phật tử khắp Tp Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm. Với tinh thần tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức, Hoà thượng đã thế độ trên 100 vị đệ tử xuất gia kế thừa, hầu hết các đệ tử của Hòa thượng hiện nay đều có trình độ Phật học lẫn thế học, trong đó nhiều vị đã trưởng thành, đang đảm nhiệm các chức vụ của Giáo hội và trú trì các tự viện trên địa bàn Tp. Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm và các tỉnh thành trong nước cũng như tại hải ngoại.

Hoà thượng là người có công lớn góp phần phát triển Phật giáo tại tp. Bảo lộc, huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm đồng và tỉnh Bình Thuận, khai sơn và tạo dựng hơn 10 ngôi chùa, hiện nay có những tự viện là những danh lam thắng cảnh, trang nghiêm túc lệ tại những địa phương này.

Sau biến cố Tăng Thân Làng Mai xãy ra tại Tu Viện Bát Nhã năm 2008, đây là những hiện tượng chướng duyên ngoài ý muốn, điều đó cũng nói lên sự thịnh suy của các duyên trần, qua đó biết được sự nhẫn nại và hùng lực của người xuất gia trước mọi nghịch cảnh.

Năm 2010 xét thấy trong hàng đệ tử, đã có nhiều vị có thể thay thế gánh vác Phật sự, cũng như để chuẩn bị cho tư lương giải thoát, Hoà thượng đã quyết định lui về ẩn tu, hạn chế các duyên tại an thất trong khuôn viên Tu Viện Bát Nhã, giao nhiều Phật sự cho hàng đệ tử.

Công trình tâm đắc cuối đời của Hoà thượng là Nghĩa trang Địa Tạng Vương tại Xã DamBri. Với tâm nguyện âm siêu dương thới, lòng từ bi bác ái, luôn nghĩ đến những người đã khuất, cần có chỗ nương tựa cuối đời, ấm cúng khói hương trong lời kinh tiếng kệ.

IV. Thời Gian Cuối :

Bảy mươi tám năm
Trôi lăn cùng sương gió
Những mùa trăng tròn khuyết
Đã đi qua cuộc đời.
Năm mươi mốt năm
Khiêm hạ trong cửa thiền
Thấm biết bao phen
Trầm mình trong đường đạo.
Là chứng tích thịnh suy
Với vô vàn giông tố
Cùng cực của một kiếp người.

Hoà thượng vẫn vững vàng vượt qua, để gầy dựng một điểm tựa Tâm linh cho dân chúng quanh vùng, vun dưỡng các thế hệ kế thừa tiếp tục hoằng truyền chánh Pháp. Hoà thượng từng chia sẻ rất mộc mạc, đầy chân tình với hàng đệ tử xuất gia: “Để có thể vượt qua được nhiều điều cám dỗ và thử thách trong cuộc đời, chúng con hãy quán sát về Đức Phật. Cuộc đời của Ngài luôn là bài học thực tiễn, sống động, hãy vững vàng tôn kính trong niềm tin bất hoại, chúng ta không thể làm gì khác, để đáp đền được công ơn của Chư Phật, bằng sự nỗ lực tu hành.

Hoà thượng đã luôn sách tấn đệ tử rằng: Ngày xưa người ta dùng 2 cành cây cọ vào nhau để cho nó bật thành lửa. Nếu mình đang cọ mà dừng nữa chừng thì không thể nào nó bật thành lửa được. Cũng như vậy, tư thế người tu là phải như hai cành cây cọ sát. Cọ đến bao giờ bật thành lửa mới thôi, dù có gian nguy khổ nhọc cũng quyết thành tựu cho bằng được. Cho nên khi mình thấy hình bóng của những vị tổ hy sinh cuộc đời, đem chánh pháp mà cứu độ nhân sinh thì mình cũng phải phát nguyện mình đi, động lực đó là động lực chính để mình giữ lại chiếc áo này. Và ngày đêm phải nguyện cầu Quán Thế Âm Bồ Tát gia hộ cho mình vững niềm tin, đừng có bị chướng ngại. Nhìn bước đi của những vị Thánh tử đạo, rồi tự nhiên mình thấy mình càng dõng mãnh bước tiến".

Những lời dạy thật bình dị nhưng đầy cao cả sâu sắc của Hoà thượng là tấm gương sống động để hàng hậu học chúng con soi rọi tâm mình, nỗ lực hơn nữa trên con đường chánh Pháp. Đó là những lời sách tấn cuối cùng dành cho tứ chúng đệ tử.

Rồi mỗi năm vào mùa hạ, sau khoá huân tu tập trung của Chư Tăng Tông Môn trong thời gian 10 ngày, để ngồi bên nhau, sưởi ấm tình thầy trò, huynh đệ, truyền trao kinh nghiệm, tiền lưu hậu thọ. Trong thời gian quý báu đó, những lời sách tấn hàng đệ tử xuất gia cũng như tại gia thúc liễm thân tâm- tấn tu đạo nghiệp trong ba tháng an cư. Hoà thượng tiếp tục nhập thất để hành trì, và hạn chế các duyên. Chỉ hơn 01 tháng chư Tăng vào hạ Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024.

Cánh nhạn đã bay xa
Không để lại vầng mây trắng
Đèn thiền luôn tỏ sáng
Tích cũ vẫn lưu truyền.

Hòa thượng đã xã bỏ báo thân, thâu thần thị tịch, nhẹ nhàng như đang đi vào giấc ngủ lúc 13 giờ 00 phút ngày 19 tháng 5 năm Giáp Thìn. Trụ thế 78 năm, 51 hạ lạp, để lại vô vàn sự thương kính trong lòng tứ chúng đệ tử và nhiều pháp lữ sơn môn.

Nam Mô Tân Viên Tịch, Lâm Tế tứ thập nhị thế, Chúc Thánh pháp phái đệ cửu đại, An lạc đường thượng, huý Thị Cang, tự Đức Nghi, hiệu Không Nghi Hoà thượng giác linh.

Nam Mô An Lạc Tổ Đình đường thượng, Khai sơn viện chủ thập nhị tự, huý thượng Thị hạ Cang, tự Đức Nghi, hiệu Không Nghi Hoà thượng giác linh.


Môn đồ pháp quyến cẩn soạn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2011(Xem: 13125)
Ngôi chùa nhỏ nằm khiêm tốn trong khoảng đất rộng đầy cây trái. Buổi tối, mùi nhang tỏa ra từ chánh điện hòa với mùi thơm trái chín đâu đó trong vườn.
01/06/2011(Xem: 6943)
Cuộc đời và sự nghiệp của Khương Tăng Hội, ta hiểu biết qua hai bản tiểu sử xưa nhất, một của Tăng Hựu (446 - 511) trong Xuất tam tạng ký tập 13 ĐTK 2145 tờ 96a29-97a 17 và một của Huệ Hạo trong Cao Tăng truyện 1 ĐTK 2059 tờ 325a13-326b13. Bản của Huệ Hạo thực ra là một sao bản của bản Tăng Hựu với hai thêm thắt. Đó là việc nhét tiểu sử của Chi Khiêm ở đoạn đầu và việc ghi ảnh hưởng của Khương Tăng Hội đối với Tô Tuấn và Tôn Xước ở đoạn sau, cùng lời bình về sai sót của một số tư liệu. Việc nhét thêm tiểu sử của Chi Khiêm xuất phát từ yêu cầu phải ghi lại cuộc đời đóng góp to lớn của Khiên đối với lịch sử truyền bá Phật giáo của Trung Quốc, nhưng vì Khiêm là một cư sĩ và Cao Tăng truyện vốn chỉ ghi chép về các Cao Tăng, nên không thể dành riêng ra một mục, như Tăng Hựu đã làm trong Xuất tam tạng ký tập 13 ĐTK 2145 tờ 97b13-c18, cho Khiêm.
31/05/2011(Xem: 17822)
Quy ẩn, thế thôi ! (Viết để thương một vị Thầy, mỗi lần gặp nhau thường nói “mình có bạn rồi” dù chỉtrong một thời gian rất ngắn. Khi Thầy và tôi cách biệt, thỉnh thoảng còn gọi điệnthoại thăm nhau) Hôm nay Thầy đã đi rồi Sắc không hai nẻo xa xôi muôn ngàn Ai đem lay ánh trăng vàng Để cho bóng nguyệt nhẹ nhàng lung linh Vô thường khép mở tử sinh Rong chơi phù thế bóng hình bụi bay Bảo rằng, bản thể xưa nay Chơn như hằng viễn tỏ bày mà chi
27/05/2011(Xem: 9478)
Vào năm 247, một vài năm sau khi Chi Khiêm rời khỏi kinh đô Kiến Nghiệp, Khương Tăng Hội, một vị cao tăng gốc miền Trung Á, đã đến đây. Ngài đến từ Giao Chỉ, thủ phủ của Giao Châu ở miền cực Nam của đế quốc Trung Hoa (gần Hà nội ngày nay). Gia đình của Ngài đã sinh sống ở Ấn độ trải qua nhiều thế hệ; thân phụ của Ngài, một thương gia, đến định cư ở thành phố thương mại quan trọng này.
25/05/2011(Xem: 5107)
Đại lão Hòa Thượng Thích Đồng Huy HT. Thích Đồng Huy - Thành viên HĐCM, Ủy viên HĐTSTW GHPGVN, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Trưởng ban Quản trị Đại Tòng Lâm, Viện chủ Tu viện Vạn Hạnh.
05/05/2011(Xem: 5717)
Từ hôm hay tin Thầy lâm bịnh và tiếng nói yếu ớt của Thầy qua điện thoại làm con rất lo. Nhiều năm qua con cố gắng về thăm Thầy một lần nhưng ước vọng đơn sơ ấy đã không toại nguyện. Hơn hai mươi năm con xa Thầy, xa Tu viện, xa đồi núi thương yêu thưở nào. Mai này nếu được về thăm thì thầy đã ra đi biền biệt.
23/04/2011(Xem: 5292)
Thầy đã đọc toàn bộ bài “Tham luận” Nhân trong ngày “Hội thảo” nhớ “Tổ Sư”, Sự nghiệp tu chứng đắc lý chơn như “Ngài Liễu Quán”, sáng gương ngàn thế hệ.
21/04/2011(Xem: 8159)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đời Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai.
16/04/2011(Xem: 7135)
Kính lạy thầy, Trước mắt con là di bút Thầy để lại, nét chữ thân quen với màu mực còn đậm nét tinh khôi. Nghiệp đã qua rồi lòng nhẹ nhõm Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong Thầy vừa an nhiên xã bỏ báo thân, dãi mây bạc giờ nương theo gió loãng tan mất dấu. Nẻo sinh tử Thầy thong dong qua lại, như đi trên những dặm đường quen để gieo trồng hạt giống từ bi, giáo hóa, độ sinh. Thân bệnh Thầy mang trong những năm tháng sau này, cho con biết rõ vô thường tất đến. Vậy mà nỗi đau đớn, bàng hoàng vẫn khơi động trong con khi đón nhận tin xa, bởi từ đây con vĩnh viễn mất Thầy trong kiếp sống này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]