Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu Sử và Hành Trạng của Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan (1928-2024)

28/01/202404:11(Xem: 2312)
Tiểu Sử và Hành Trạng của Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan (1928-2024)


HT Thang Hoan-1928-2024


Tiểu Sử và Hành Trạng của
ĐẠI LÃO HÒA
-THƯỢNG THÍCH-THẮNG-HOAN

(1928-2024)


THÂN THẾ:

Hòa Thượng Thích-Thắng-Hoan, thế danh là Nguyễn-văn-Đồng, sanh năm Kỷ Tị (1928) tại thành phố Cần-Thơ, miền Nam Việt-Nam.

Thân phụ là ông Nguyễn-văn-Ngô, một nhà Nho và cũng là một nhạc sĩ Cổ nhạc. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn-thị-Ngô, Tỳ-kheo-ni Như Quả, thọ giới Cụ-túc năm 1968 tại Đại-giới-đàn chùa Từ Nghiêm.

 

THỜI KỲ XUẤT GIA TU HỌC:

Khi Ngài vừa lên tám tuổi được cha mẹ gởi vào chùa Hội Thắng, làng Châu Điền, quận Cầu Kè, tỉnh Vĩnh Bình cho Hòa Thượng Đắc Ngộ, huý là Tường Ninh, thế danh là Hồ-Trinh-Tường để thế phát và thọ Tam quy với Pháp danh Thắng-Hoan.

Tại chùa Hội Thắng, Ngài vừa học nội điển do Sư Phụ hết lòng truyền dạy, vừa học ngoại điển tại trường Phong Phú ở địa phương, nếp sống rau dưa đạm bạc đã nuôi chí lớn xuất trần.

Năm 18 tuổi (1946), Ngài thọ Sa-Di phương trượng với Hòa Thượng Thích-Hoàn-Thông tại chùa Hội Thắng và được Hòa Thượng ban Pháp hiệu là Long Hoan, truyền thừa đời 48 Lâm Tế Chánh Tông, thế hệ 24 dòng kệ Trí Bản Đột Không, hệ phái Tổ Sư Bích Phong (xem tài liệu). Ngài tiếp tục cuộc đời tu học tại chùa Hội Thắng cho đến năm 1950.

Cũng trong năm ấy, nhân chuyến đi thăm Sư Bác là Hòa Thượng Thích-Thiện-Hoa tại chùa Phước Hậu Trà Ôn và trong chuyến đi nầy, Ngài được Hòa Thượng Thích-Hoàn-Thông giới thiệu đến Y-chỉ với Hòa Thượng Thích-Thiện-Hoa hiện là Đốc giáo Phật-Học-Đường Nam Việt Ấn Quang tại Chợ Lớn, Sàigòn. Nhờ hội đủ duyên lành, Ngài được chấp nhận và sau đó được nhập chúng tu học tại Phật-Học-Đường nầy.

Để thành tựu tam Đàn-giới Pháp, chánh thức vào ngôi Tam Bảo làm Trưởng-tử của Như-Lai, năm 1953, Ngài được Hòa Thượng Y-chỉ Sư cho đăng đàn thọ Đại-giới tại Phật-Học-Đường Nam Việt Ấn Quang, Sàigòn.

Đến năm 1957, Ngài tốt nghiệp chương trình Trung Đẳng tại Phật-Học-Đường nầy. Cuối năm 1957, Ngài được Ban Giám-đốc Phật-Học-Đường Nam Việt Ấn Quang gởi ra Phật-Học-Viện Trung-phần Nha-Trang tham học chương trình Cao Trung.

Đến năm 1960, để hoàn tất chương trình Cao Đẳng Phật Học, Ngài trở về Phật-Học-Đường Nam Việt Ấn Quang, Sàigòn.

Đến năm 1962, Ngài tốt nghiệp Cao Đẳng Phật-học tại đây. Song song với Phật học, Ngài chú tâm đến thế học và đã tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa năm 1970 tại Đại-học Vạn Hạnh.

 

THỜI KỲ HÀNH ĐẠO:

Đầu năm 1963: Ngài làm Đốc Học tại Phật-Học-Viện Biên-Hòa kiêm giảng Sư trường Trí-Đức Biên-Hòa.

Đầu năm 1964 đến 1975:

  • Giảng sư Viện-Hóa-Đạo, Sàigòn
  • Chánh đại diện Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống- Nhất tại Quận 5 và Quận 10.
  • Tổng-vụ-Trưởng Tổng-vụ Tài Chánh GHPGVNTN
  • Giảng sư các trường Trung Học Bồ-Đề: Nguyễn-văn-Khuê, Giác Ngộ và các trường Trung Đẳng chuyên khoa Phật Học tại các chùa như: Dược Sư, Từ Nghiêm, Hoa Quang, Huê Lâm, Từ Thiền, Giác Sanh (Sàigòn), Phổ Đức, Phật Ân (Mỹ Tho).

Năm 1980: Để phục vụ và yểm trợ GH.PG.VN.TN dưới sự chỉ đạo của các Hòa Thượng Huyền Quang và Quảng Độ, Ngài đã mở các lớp Trung Đẳng Phật Học tại các chùa Giác Sanh, chùa Giác Ngộ, chùa Bồ-Đề Lan-Nhã. Ngoài ra, Ngài còn mở các khóa đặc biệt huấn luyện về môn Duy Thức Học cho các sinh viên trường Bách Khoa Phú Thọ và Sư Phạm Vạn Hạnh.

Năm 1982: Với ý chí tìm tự do để góp sức xây dựng phong trào Phật Giáo Hải Ngoại, Ngài đã từ giã quê hương ra nước ngoài bằng con đường vượt biên mong được cùng các pháp hữu cứu nguy pháp nạn tại quê nhà.

Năm 1983: Ngài đến định cư tại Hoa-Kỳ và trú ngụ tại Chùa Việt Nam của Hòa Thượng Thích-Mãn-Giác ở Los Angeles, Ngài được cung cử chức vụ Phó Hội Chủ, kiêm Tổng-vụ-Trưởng Tổng-vụ Hoằng Pháp Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa-Kỳ.

Năm 1984: Lãnh đạo tinh thần Chùa Việt Nam Arizona.

Năm 1985: Tổ chức Đại Hội Hoằng Pháp tại Denver, Colorado.

Năm 1988: Nhận chức vụ Giáo Thọ tại Tu viện Kim Sơn và hoằng pháp tại nhiều Tiểu bang ở Hoa-Kỳ chẳng hạn như xây dựng học phái Duy Thức tại các nơi như: Santa Ana, San Jose, San Diego và Tu viện Kim Sơn v.v...

Năm 1992: Đại Hội Thống Nhất đầu tiên của GHPGVNTN tại Hoa-Kỳ được tổ chức tại San Jose và Ngài được đề cử chức vụ Phó Chủ Tịch đặc trách liên lạc các Châu.

 Vận động thành lập GHPGVNTN tại Canada và được Đại Hội tấn phong lên ngôi vị Hòa Thượng tại đây, đồng thời Giáo Hội PGVNTN tại Hoa-Kỳ cũng tấn phong Ngài lên ngôi vị Hòa Thượng tại Hoa-Kỳ.

Năm 1993: Ngài về ẩn cư tại Hải Ngạn tịnh thất bên bờ biển Thái-Bình-Dương để chuyên viết sách và dịch kinh.

Năm 1996: Ngài nhận lãnh chức vụ Chủ Tịch GHPGVNTN tại Canada và giữ chức vụ này đến năm 2000. Sau khi từ nhiệm chức Chủ Tịch, Ngài giữ chức vụ Hội Đồng Chứng Minh GHPGVNTN Canada.

Từ năm 1999 đến ngày viên tịch: Ngài nhận lãnh vai trò thành viên Hội Đồng Chứng Minh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan.

Từ năm 2000 đến 2005, Ngài thường xuyên đến giảng dạy về môn Duy-Thức-Học cho các Tăng sinh tại Phật-Học-Viện Quốc-Tế, và những năm gần đây Ngài thường đến Âu Châu để giảng dạy về môn Duy-Thức-Học cho các lớp học hằng năm do GHPGVNTN Âu Châu tổ chức.

Năm 2004: Ngài nhận lãnh chức vụ Thành Viên Hội Đồng Trưởng Lão Viện-Tăng-Thống Quốc Nội và Chánh-Văn-Phòng Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTNHN tại Hoa-Kỳ Văn Phòng II Viện-Hóa-Đạo. (VP-II-VHĐ).

Năm 2005: Ngài về ẩn dật nơi tịnh thất Viên Hạnh, toạ lạc tại thành phố Baker, thuộc Thủ Phủ Baton Rouge, Tiểu bang Louisiana, trong một khuôn viên vắng vẻ thanh lịch có tên là Tiểu Hồ (Little Lake).

Năm 2008: Ngày 12 tháng 1-DL, GHPGVNTN Hoa-Kỳ được thành lập, Ngài được Đại-Hội suy cử làm Chánh-Văn-Phòng Hội Đồng Giáo Phẩm.

Ngày 28 tháng 12 DL, Ngài được cung thỉnh vào Hội Đồng Chứng Minh của Văn Phòng Điều Hợp Liên Châu.

Vào cuối năm 2008: Vì nhu cầu Phật sự của Giáo Hội, Ngài di chuyển về Tiểu bang California, trụ tại Thủ Phủ Sacramento.

Năm 2013: Nhân Ngày-Về-Nguồn lần thứ 7 tại Chùa Cổ Lâm (Seattle) Ngài được suy cử vào chức vụ Trưởng Ban Điều Hợp Tăng Ni Hải Ngoại.

Từ năm 2008 đến năm 2013: Ngài đã chu toàn tốt đẹp trong ba chức vụ được giao phó. Mặc dù tuổi hạc đã cao, Ngài vẫn tỏ ra sáng suốt, minh mẫn trong mọi Phật sự quan trọng mà Giáo Hội giao phó.

Từ năm 2014 đến năm 2018: dù sức khỏe bắt đầu suy yếu, Ngài vẫn tận tụy đáp ứng sự thỉnh cầu của các Giáo hội, thân hành quang lâm chứng minh, giảng dạy cho các giới đàn, các khóa tu học tại Âu châu, Úc châu, Hoa Kỳ và Canada.

Từ cơn đại dịch Covid-19, năm 2019 đến năm 2022, Ngài mới bắt đầu dừng chân, tịnh dưỡng, chỉ lặng lẽ đọc kinh, dịch sách tại thư phòng cho đến khi không còn làm việc được nữa.

Tháng 02 năm 2023, Ngài được chư Trưởng lão Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cung thỉnh lên ngôi vị Tăng Trưởng, là ngôi vị lãnh đạo cao nhất, biểu tượng tinh thần thanh tịnh hòa hiệp Tăng-già của Phật Giáo Việt Nam hiện nay.

Trong những năm tháng cuối đời, Đại lão Hòa Thượng Thích-Thắng-Hoan tự Long Hoan truyền thừa đời 48 Lâm Tế Chánh Tông, thế hệ 24 dòng kệ Trí Bản Đột Không, hệ phái Tổ Sư Bích Phong, hiệu Duy Thức Đại Sư, biệt xuất một bài kệ để nối dòng tông môn, với chữ đầu từ pháp hiệu của Ngài:

Long Chủng Tâm Nguyên Tại

Huệ Nhựt Đạt Dung Thông

Thường Trụ Như-Lai Tánh

Tùy Thuận ng Hóa Thân

Hàm Linh Năng Đắc Độ

Lý Pháp Diễn Diệu Ngôn

Giải Minh Phi Nhị Đạo

Tức Liễu Ngộ Chơn Không.

 

Bài kệ truyền cho đệ tử:

Chủng tánh Bồ-đề sẵn ở tâm

Niết-bàn giác ngạn khắc ghi lòng

Sáng soi trí tuệ khơi nguồn thể

Biển giác Chân-như hiển lộ trong.

 

Vào ngày Rằm tháng Chạp năm Quý Mão, 25 tháng 01 năm 2024, vào lúc 6 giờ 50 sáng, Ngài an nhiên thị tịch trong giấc ngủ cát tường, trụ thế 97 năm, 72 hạ lạp.

Bao nhiêu năm hoạt động cho Giáo Hội tại quê nhà và bốn mươi năm bôn ba nơi hải ngoại, Hòa Thượng luôn hướng đời mình theo con đường duy nhất là Hoằng Pháp Độ Sanh, đem giáo lý Phật Đà chia xẻ với đồng bào Phật tử, cả đến những thành phố xa xôi của các tiểu bang nhỏ bé.

Cuộc đời của Ngài hiến thân cho Đạo pháp với hạnh Bồ-Tát: “Đạo cần ta đến, chúng sanh cần ta đi không nệ gian lao, không từ khó nhọc”. Ngài ra đi nhưng pháp âm và gương sáng của Ngài vẫn luôn soi rọi trên lộ trình tu tập của hàng hậu học nhiều thế hệ tương lai.

 

Nam mô Từ Lâm Tế Chánh Tông, Trí Bản Đột Không Pháp Phái Đệ Nhị Thập Tứ Thế, Việt Nam Phật Giáo Thống Nhất Giáo Hội, Tăng Thống Viện  Trung Ương Giáo Phẩm Hội Đồng Tăng Trưởng, húy thượng THẮNG hạ HOAN, hiệu LONG HOAN, Trưởng lão Hòa thượng Giác linh thùy từ chứng giám.

 

Môn đồ Pháp quyến phụng soạn.

 

 

PHỤ ĐÍNH:

 

Những Tác Phẩm Trước Tác Và Dịch Thuật của Đại lão Hòa thượng Thích Thắng Hoan:

 

A.- Trước Tác:

* Bát Nhã Tâm Kinh Qua Cái Nhìn Của Duy Thức

Thờ Cúng Và Lễ Bái

Bát Thức Quy Củ Tụng

* Khảo Nghiệm Duy Thức Học (quyển I & II)

* Yếu Chỉ Kinh Pháp Hoa

* Yếu Điểm Duy Thức

* Những Đặc Điểm Của Văn Học Phật Giáo Trong Văn Học Việt Nam

* Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Văn Khuông Việt, Pháp Thuận  

* Con Người Sanh Ra Từ Đâu

* Nghĩa Lý Tụng Niệm 

* Những Điều Kiện Căn Bản Xây Dựng Hạnh Phúc Gia Đình Theo Tinh Thần Phật Giáo   

* Bổn Phận Của Phật Tử Tại Gia   

* Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Thiện Hoa   

* Vạn Pháp Qua Cái Nhìn Của Duy Thức   

* Nguyên Tắc Để Được Thành Phật   

* Đức Phật Nhà Đại Cách Mạng   

* Nhận Thức Về Thiền Học   

* Sự Hiểu Lầm Vô Ngã Của Phật Giáo  

* Nhân Chứng Pháp Nạn 1963

* Quan Niệm Thế Giới Địa Ngục

* Nhận Thức Sai Lầm

* Cảm Nhận Đản Sanh   

 

B.- Dịch Thuật:

Khái Luận Về Pháp Tướng Duy Thức Học

* Quan Niệm Sử Học Của Duy Thức   

* Ban Phu   

* Quan Niệm Triết Học Của Duy Thức   

* Máy Điện Tử Và Duy Thức   

* Nhân Duyên Không Tánh   

* Quán Như Mộng 

* Sắc Tức Là Không   

* Quán Tương Đối Sắc Không   

* Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo   

* Nghiên Cứu Thức Thứ Tám   

* Duy Thức Đơn Giản   

* Lược Thuật Không Sanh Không Diệt   

* Không Thường Cũng Không Đoạn   

* Thế Gian Của Giả Tướng   

* Bất Khả Thuyết Dùng Tâm Sai Lầm   

* Biện Trung Biện Luận Tụng Thích   

* Phật Pháp Và Tương Đối Luận   

* Tân Đích Duy Thức Luận   

* Happiness - Family - Build Up   

* Xây Dựng Hạnh Phúc Gia Đình   

* Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận Nghĩa Pháp   

* Duy Thức Tam Thập Tụng   

* Khéo Dùng Cái Tâm   

* Phật Pháp Cùng Khoa Học   

* Phật Giáo Và Nhân Sanh   

* Học Phật Văn Tập 

* Nhiếp Đại Thừa Luận 

* Đại Cương Duy Thức Quán   

* Phật Pháp Đàm Luận Chọn Lựa   

* Ba Lớp Quán Pháp Giới   

* Luận Về Pháp Tướng Nhất Định   

 

C. Những Áng Thơ Thiền

* Thắng Hoan Thi Tập

* Những Vần Thơ Đạo  


 


ht thang hoan-5
PHỤ
ĐÍNH
(không đọc trong Tang lễ):

 

Những Tác Phẩm Trước Tác Và Dịch Thuật:


A
.- Tác Phẩm Trước Tác:

* Bát Nhã Tâm Kinh Qua Cái Nhìn Của Duy Thức – Ban Scan DOC PDF

Thờ Cúng Và Lễ Bái – DOC PDF

Bát Thức Quy Củ Tụng – DOC PDF

* Khảo Nghiệm Duy Thức Học (quyển I DOC PDF quyển II – DOC PDF Ban Scan DOC PDF)

* Yếu Chỉ Kinh Pháp Hoa – DOC PDF

* Yếu Điểm Duy Thức – DOC PDF

* Những Đặc Điểm Của Văn Học Phật Giáo Trong Văn Học Việt Nam – DOC PDF

* Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Văn Khuông Việt, Pháp Thuận – DOC PDF LINK

* Con Người Sanh Ra Từ Đâu – DOC PDF

* Nghĩa Lý Tụng Niệm – DOC PDF

* Những Điều Kiện Căn Bản Xây Dựng Hạnh Phúc Gia Đình Theo Tinh Thần Phật Giáo – DOC PDF LINK

* Bổn Phận Của Phật Tử Tại Gia – DOC PDF LINK

* Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Thiện Hoa – DOC PDF LINK

* Vạn Pháp Qua Cái Nhìn Của Duy Thức – DOC PDF LINK

* Nguyên Tắc Để Được Thành Phật – DOC PDF LINK

* Đức Phật Nhà Đại Cách Mạng – DOC PDF LINK

* Nhận Thức Về Thiền Học – DOC PDF LINK

* Sự Hiểu Lầm Vô Ngã Của Phật Giáo – DOC PDF

* Nhân Chứng Pháp Nạn 1963 (16.8.2019) – DOC PDF LINK

* Quan Niệm Thế Giới Địa Ngục (24.09.2019) – DOC PDF LINK

* Nhận Thức Sai Lầm – DOC PDF LINK

* Cảm Nhận Đản Sanh – DOC PDF LINK


B
.- Tác Phẩm Dịch Thuật:

Khái Luận Về Pháp Tướng Duy Thức Học – DOC PDF

* Quan Niệm Sử Học Của Duy Thức – DOC PDF

* Ban Phu – DOC PDF LINK

* Quan Niệm Triết Học Của Duy Thức – DOC PDF LINK

* Máy Điện Tử Và Duy Thức – DOC PDF LINK

* Nhân Duyên Không Tánh – DOC PDF LINK

* Quán Như Mộng – DOC PDF LINK

* Sắc Tức Là Không – DOC PDF LINK

* Quán Tương Đối Sắc Không – DOC PDF LINK

* Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo – DOC PDF LINK

* Nghiên Cứu Thức Thứ Tám – DOC PDF LINK

* Duy Thức Đơn Giản – DOC PDF LINK

* Lược Thuật Không Sanh Không Diệt – DOC PDF LINK

* Không Thường Cũng Không Đoạn – DOC PDF LINK

* Thế Gian Của Giả Tướng – DOC PDF LINK

* Bất Khả Thuyết Dùng Tâm Sai Lầm – DOC PDF LINK

* Biện Trung Biện Luận Tụng Thích – DOC PDF LINK

* Phật Pháp Và Tương Đối Luận – DOC PDF LINK

* Tân Đích Duy Thức Luận – DOC PDF LINK

* Happyness - Family - Build - Up – DOC PDF LINK

* Xây Dựng Hạnh Phúc Gia Đình – DOC PDF LINK

* Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận Nghĩa Pháp – DOC PDF LINK

* Duy Thức Tam Thập Tụng – DOC PDF LINK

* Khéo Dùng Cái Tâm – DOC PDF LINK

* Phật Pháp Cùng Khoa Học – DOC PDF LINK

* Phật Giáo Và Nhân Sanh – DOC PDF LINK

* Học Phật Văn Tập – DOC PDF LINK

* Nhiếp Đại Thừa Luận – DOC PDF LINK

* Đại Cương Duy Thức Quán – DOC PDF LINK

* Phật Pháp Đàm Luận Chọn Lựa – DOC PDF LINK

* Ba Lớp Quán Pháp Giới – DOC PDF LINK

* Luận Về Pháp Tướng Nhất Định – DOC PDF LINK

 

Những Áng Thơ Thiền

* Thắng Hoan Thi Tập – DOC PDF AUDIO LINK

* Những Vần Thơ Đạo – DOC PDF LINK

Trang Đoc và Ngâm

Trang Video

 

http://thichthanghoan.com/

Các bài được đăng trong các trang Web:

https://thuvienhoasen.org/author/post/833/1/thich-thang-hoan

https://hoavouu.com/author/post/88/1/ht-thich-thang-hoan

https://quangduc.com/author/about/7029/ht-thich-thang-hoan

https://tangthuphathoc.net/tu-khoa/thich-thang-hoan/







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/06/2018(Xem: 11280)
CÁO PHÓ TANG LỄ Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Gia đình chúng con, chúng tôi vô cùng thương tiếc, kính báo tin cùng Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, Thân Bằng Quyến Thuộc và Bạn Hữu gần xa; Chồng, Cha của chúng con, chúng tôi là: Chơn Linh Phật tử Quảng Hạo – Phạm Viết Vân Bút hiệu Quảng Từ Vân Sinh năm Quí Mùi tại Tam Kỳ, Quảng Nam - Việt Nam Vãng sanh lúc 4.15pm ngày mùng 9 tháng 5 Mậu Tuất (22-6-2018) Tại Sydney, Úc Châu Thọ thế: 76 tuổi
22/06/2018(Xem: 10762)
Thầy Bổn sư của tôi là thủ khoa A-tỳ-đàm. Thầy tịch năm 1984 lúc đó tôi chỉ mới 15 tuổi. Thầy có một cái độc chiêu: thầy dạy học hay dịch kinh cả đời chỉ trên cái ghế bố. Thức ăn của thầy gồm có 4 món như sau: bánh tráng, dưa hấu, đu đủ, miến. Suốt đời chỉ ăn mấy cái đó thôi, thức ăn khác ăn không được. Điều đặc biệt là ngài tịch năm 71 tuổi, răng trắng như ngọc, đều như bắp, răng đẹp cực kỳ, lạ há. Bàn chải đánh răng thì ngài phải xài loại cứng nhất. Cái mà tôi muốn nói là cái này, thầy đang đọc bài mà ngủ quên giựt mình thức dậy ngài vẫn tiếp tục đọc tiếp. Ngài ngủ thiệt, ngủ buông bút, rớt sách. Đệ tử để yên chứ đâu dám kêu, lát sau cây bút rớt cái độp, giựt mình lượm lên để lên bàn, đọc tiếp. Nghĩa là nãy giờ không phải stop mà là pause.
08/06/2018(Xem: 7325)
Giải mã hiện tượng xá lợi toàn thân ở chùa Đậu Việc xá lợi toàn thân (hay còn gọi là nhục thân) của 2 vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường có niên đại gần 400 năm được phát hiện cách đây hơn 30 năm vẫn là sự kiện kỳ bí và để lại nhiều băn khoăn cho những người đã được chiêm ngưỡng.
04/06/2018(Xem: 10767)
HT.Thích Trung Hậu vừa viên tịch tại Sài Gòn Trang Nhà Quảng Đức vừa nhận được tin buồn, Hòa thượng Thích Trung Hậu, Ủy viên Thường trực HĐTS, Trưởng ban Văn hóa T.Ư GHPGVN, Tổng Biên tập Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo đã thu thần thị tịch vào trưa hôm nay, 4-6-2018 (nhằm ngày 21-4-Mậu Tuất), tại chùa Linh Thái, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh.
04/06/2018(Xem: 8772)
Thư Mời Lễ Tưởng Niệm Kỵ Giỗ 10 năm Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang Đệ Tứ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất 10 giờ 30 sáng Thứ Bảy ngày 30 tháng 06 năm 2018
23/05/2018(Xem: 19259)
Nam Mô A Di Đà Phật, Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni cùng quý Phật tử gần xa, Đây là hình ảnh Tượng Phật Nhập Niết Bàn đặt nằm chung lẫn lộn với các bức tượng lỏa thể đang được triển lãm tại Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật Quốc Gia Úc tại tiểu bang Victoria ( National Gallery of Victoria, NGV), đây là hành động xúc phạm đối với tượng Phật và cộng đồng Phật Giáo tại Úc Châu. Mục đích của cuộc triển lãm này là họ muốn « mang các truyền thống văn hóa lại gần với nhau hơn », ý tưởng rất hay nhưng khi tạo dựng tác phẩm lại thiếu tính hiểu biết, phản cảm, phi nghệ thuật, nhất là không tôn trọng và xúc phạm đến Phật Giáo. Chúng con được biết, tại tiểu bang Victoria, một Giáo Hội Phật Giáo Úc (Buddhist Council of Victoria) đã gởi thư phản đối nhưng họ chỉ ghi nhận và không có bất cứ hành động nào, quả thật là rất buồn. Qua sư việc này, chúng ta thấy rằng tiếng nói của PG quá yếu, không đánh động được lương tâm của họ, nếu không muốn nói là họ quá xem thường cộng độ
19/05/2018(Xem: 10341)
Xưng Tán Công Hạnh của Trưởng Lão HT Thích Thắng Hoan
12/05/2018(Xem: 4810)
Thành kính đảnh lễ Giác Linh Ân Sư Húy Thượng Quảng hạ Bửu, Đệ Nhị Trụ Trì Tu Viện Nguyên Thiều ! Con trở về đây với Tháp xưa Dù bao sương gió, mấy nắng mưa Tháp vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Bao nỗi nhớ thương mấy cho vừa.
11/05/2018(Xem: 7750)
Đó là chiếc cầu bắc ngang hai bờ: Bờ dĩ vãng là thế hệ đàn anh và bờ tương lai là thế hệ đàn em. Sự "xung đột thế hệ" (generational gap) đã xảy ra từ cổ chí kim, khi hai thế hệ già và trẻ không cùng chung quan điểm với nhau về cuộc sống, về giá trị đạo đức, về lãnh đạo và chính trị. Sự xung đột thế hệ thiếu chiếc cầu hóa giải sẽ tạo thành một sự "ly dị" về tình cảm và nếp sống của hai thế hệ già, trẻ trong bất cứ cộng đồng dân tộc nào. Đặc biệt là cộng đồng di dân ra nước ngoài như Việt Nam.
01/04/2018(Xem: 6447)
Mới đầu năm, nghe tin buồn đưa đến ! Năm mới về, ray rứt tận tâm can QuaZalo Sư Giác Trí chuyển sang. Báo cho biết, Ngài Giác Tần viên tịch.!.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]