Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tưởng Niệm Bậc Long Tượng-Tuệ Sỹ của Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tại Bắc California

13/01/202408:29(Xem: 1149)
Tưởng Niệm Bậc Long Tượng-Tuệ Sỹ của Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tại Bắc California

on tue sy-chua duyen giac (5)

TƯỞNG NIỆM BẬC LONG TƯỢNG – TUỆ SỸ
của Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tại Bắc California

TƯỞNG NIỆM BẬC LONG TƯỢNG – TUỆ SỸ
của Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tại Bắc California


Chương Trình Lễ Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Nguyên Chứng, Hiệu TUỆ SỸ do Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tại Bắc California đã diễn ra một cách trang nghiêm. Lúc 9:30 sáng, chúng tôi đã thấy các tranh ảnh triển lãm và quầy sách trang trí về Đại Tạng Kinh và hơn 50 tác phẩm của Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ đã trang bày một cách trịnh trọng và đẹp mắt do Htr. Nguyên Cần, Htr. Huệ Cảnh, Htr. Tâm Thường Định và Tủ Sách Phổ Hoà phụ trách. Vào lúc 9:45 sáng thứ Bảy, 16 tháng 12 năm 2023 tại Chùa Duyên Giác, San Jose, chúng tôi nhận thấy đông đủ quý Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, quý đồng hương và Gia đình Phật tử đã vân tập đầy đủ tại Chánh điện.

Đúng 10:00 sáng, đạo hữu MC hướng dẫn chương trình Như Ninh Nguyễn Hồng Dũng, đã giới thiệu và ghi nhận sự hiện diện của Chư Tôn đức và Đại chúng. Chúng tôi nhận thấy có sự chứng minh và tham dự của Trưởng lão HT. Thích Tịnh Từ, Viện Chủ Tu Viện Kim Sơn, Hoà Thượng Thích Nguyên Siêu, Tổng Thư Ký Hội Đồng Điều Hành, GHPGVNTN Hoa Kỳ, Phó Chánh Thư Ký HĐHP, Hoà thượng Thích Nhật Huệ, Trụ trì Chùa Duyên Giác, thành viên của Hội Đồng Hoằng Pháp, Hoà thượng Thích Thông Đạt, Viện chủ Chùa Đại Nhật Như Lai, Hoà Thượng Thích Trường Phước, Viện Chủ Chùa Quan Âm, Montreal, Québec, Canada, Hoà thượng Thích Từ Lực, Viện chủ Chùa Phổ Từ, Cố vấn Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ, đồng thời là thành viên HĐHP, cùng chư tôn Thượng Toạ, Đại Đức Tăng, v.v...

Bên Ni Chúng, chúng tôi nhận thấy Ni Trưởng Thích Nữ Đồng Kính, Ni Sư Thích Nữ Tiến Liên, v.v... cùng khoảng 30 Ni chúng khác. Phía Gia Đình Phật Tử, chúng tôi thấy có các Htr. Cấp Dũng Tâm Duy, Nguyên Thanh, Quảng Minh, Tâm Nhân, và Quang Ngộ, Htr. Trưởng Ban BHD GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ, ngoài ra còn có Htr. TB của Miền Thiện Minh, Htr. Tâm Nhuần, Htr. TB Miền Liễu Quán, Htr. Thanh Quang, Htr. Tâm Nghĩa và đông đảo quý anh chị của Liên Đoàn Cựu Htr. Huệ Năng, v.v.... Phần quan khách có các cựu học sinh của Trường Đại học Vạn Hạnh, trong đó có đạo hữu Trí Nguyện, Nhiếp ảnh gia Chúc Tiến Donald Phạm (Xin mời xem hình ảnh đính kèm), các cảnh sát ở Thành phố San Jose, và quý quan khách, đồng hương Phật tử.

Sau phần lễ Cầu nguyện với nghi thức Tiến Giác linh do TT. Thích Pháp Trí làm Duy Na, là lời chào mừng của HT Thích Nhật Huệ, người cũng là học trò của Cố Trưởng Lão HT. Thích Tuệ Sỹ khi còn dạy ở Quảng Hương Già Lam ở Sài gòn đầu thập niên 1980. Những nét Đẹp trong cuộc đời của HT Tuệ Sỹ (thay cho phần đọc tiểu sử) đã do HT Thích Nguyên Siêu phụ trách, với phần giới thiệu về công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam, Thầy đã trình bày công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh đã qua và sắp tới. Bộ Đại Tạng Kinh đã được ấn hành đợt 1 vào năm 2021, có 29 quyển tất cả, và đợt 2 có thể sẽ hoàn tất vào Mùa Phật Đản năm 2024. Sau đó, Thầy chia sẻ thật cảm động về vị Thầy của mình, Giác Linh Trưởng Lão Hòa Thượng húy thượng NGUYÊN hạ CHỨNG, hiệu Tuệ Sỹ “Tảo Đăng Giác Ngạn.” Qua đó, Thầy nhấn mạnh 9 cái đẹp vô ngần của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ:

Sở hữu một tư tưởng thời đại quá lớn (tư tưởng triết lý).

Một nhà Đạo học dung dị đơn sơ.

Một nhà thơ phủ lấp cả chân trời Đông Tây siêu thực.

Một nhà tranh đấu bất khuất trước bạo quyền.

Một bậc Thầy uyên thâm hiến dâng trọn đời cho sự giáo dục thế hệ trẻ.

Một nhà phiên dịch Đại Tạng Kinh Hàn Lâm mang tính nghiên cứu quốc tế.

Một Đạo Sỹ hùng tráng như Sư Tử chúa- Đại Trí và thong dong như tượng vương – Đại Hạnh.

Một người đệ tử Phật nêu cao ngọn cờ giác ngộ giải thoát – Hư Không Hữu Tận, Ngã Nguyện Vô Cùng.


Không khí lắng dịu lại khi nhạc sỹ Nguyên Quang từ Sacramento về trình bày nhạc phẩm, Tôi Vẫn Đợi, Thơ Tuệ Sỹ do chính anh sáng tác. Ôi lời thơ và nhạc thống thiết làm sao, đã nói lên một phần nhỏ cuộc đời của vị Thầy khả kính…


“...Tôi vẫn đợi suốt đời quên sóng vỗ

Quên những người xuôi ngược Thái Bình Dương

Người ở lại giữa lòng tay bạo chúa

Cọng lau gầy trĩu nặng ánh tà dương


Rồi trước mắt ngục tù thân bé bỏng

Ngón tay nào gõ nhịp xuống tường rêu

Rồi nhắm mắt ta đi vào cõi mộng

Như sương mai, như ánh chớp, mây chiều.”


Cảm tưởng của Ái hữu Vạn Hạnh, những kỷ niệm ở sân trường do Đạo hữu Trí Nguyện Cao Hồng phát biểu, người từng là học sinh trường Vạn Hạnh và đã cảm ơn Thầy đã dày công dạy giỗ. Tiếp theo là Cảm Tưởng của GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ do Htr. Trưởng Ban Quang Ngộ Đào Duy Hữu tuyên đọc trước Giác linh HT. Thích Tuệ Sỹ. (Xin đọc nguyên văn ở đây, link đính kèm).

Kế đến là Ni Sư Thích Nữ Tiến Liên đọc Thư Phân ưu của Ngài Đạt Lai Lạt Ma bằng song ngữ. Rồi lời cảm tưởng của 2 cảnh sát viên người Việt ở thành phố San Jose và kêu gọi sư các Chùa chiền tự viện hãy vận dụng sở cảnh sát mỗi khi có lễ lớn. Tiếp đó, là Đạo hữu Tâm Thường Định nghiêm chỉnh mời tất cả Chư Tôn Đức Tăng Ni và thỉnh chúng thở thật sâu và chậm 3 hơi, một hơi cho chính mình; một hơi cho gia đình hay cho đạo pháp và một hơi để tưởng nhớ Hoà thượng vừa viên tịch và trần trọng giới thiệu Kỷ yếu Tri Ân HT Thích Tuệ Sỹ, (hãy đọc nguyên bài ở đây).


on tue sy-chua duyen giac (40)on tue sy-chua duyen giac (41)on tue sy-chua duyen giac (42)on tue sy-chua duyen giac (74)on tue sy-chua duyen giac (4)on tue sy-chua duyen giac (109)


Rồi Trưởng lão Hoà thượng Thích Tịnh Từ chứng minh buổi lễ đã ban đạo từ, Thầy nhắc lại công hạnh và sự tài ta siêu việt của HT. Thích Tuệ Sỹ. Thầy nhớ là thập niên 60, Cố Trưởng lão Hoà thượng Thích Thiện Siêu mời “chú" Tuệ Sỹ ra Chùa Từ Đàm giảng pháp, có rất đông Phật tử Huế đến tham dự và Thầy còn nhờ một buổi sinh hoạt văn nghệ, trong đó có Ca sỹ Hà Thanh. Thầy Tuệ Sỹ có đánh đài Tỳ Bà và có hàng ngàn người Phật tử và đồng bào Huế tham dự. Hoà thượng Thích Tịnh Từ cũng có ngắn đến thời gian Thầy còn là học sinh ở Huệ Nghiêm và Thầy Tuệ Sỹ cũng đã đứng lớp dạy quý Thầy, trong đó có Thầy thời 1972-1973.


Cuối cùng là lời cảm tạ của Ban Tổ chức của HT Thích Từ Lực. Thầy chia sẻ trong xúc động: "Trước hết và trên hết, hàng hậu học chúng con xin thành kính đảnh lễ Đại Tăng, cảm niệm ân đức sâu dày của chư Tôn đức xa gần đã luôn luôn thương tưởng, yểm trợ chúng con trên đường phụng sự Đạo pháp và nhân sinh.

Tiếp đến, chúng tôi cũng xin thành tâm cảm ơn mọi sự giúp đỡ tận tình của Đạo tràng chùa Duyên Giác, mọi đóng góp tinh thần và vật chất của liệt Quý vị cho buổi lễ Tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ hôm nay.

Riêng đối với quý Anh chị Huynh trưởng GĐPT, lời cảm tạ không dừng ở đây. Xin chúng ta hãy có đôi phút lắng đọng tâm tư, nhớ lại những lời Huấn từ tha thiết của Ôn Tuệ Sỹ ngày nào với tập thể áo Lam: ‘Trong tình tự dân tộc, bằng tâm nguyện Bồ đề, trước những thảm cảnh thiên tại nhân họa, dù vẫn tồn tại những mâu thuẫn quan điểm trong Nội quy hay ngoài Nội quy, tình Lam vẫn trong sáng, cùng hòa hiệp trong Bồ đề nguyện và Bồ đề hành, đến những nơi cần đến, nối dài cánh tay Đại Bi của Bồ tát. Đồng hành với các thế hệ đàn em, học Chánh pháp, hành Chánh đạo, từ những thống khổ muôn vàn của thế giới quanh ta, để nhận thức thực tại bằng chính đôi mắt của chính mình từ chính trái tim của mình, để thấy những mâu thuẫn quan điểm, những bất đồng ý kiến chỉ là những phân biệt vọng tưởng.’ Đã Biết như vậy là chúng ta có thể Vượt thoát và Đi lên được rồi!

Xin quý Anh Chị hãy dành chút thì giờ đọc lại Thắng Man giảng luận để chúng ta có thể cảm nhận, nhìn ra, thấy được tấm lòng của Ôn Hương Tích suốt một đời vì Đạo, vì Đời, qua từng trang kinh Ôn dịch, chương sách Ôn viết, và từng lời lẽ chân thành cho tuổi trẻ Việt nam của vị Thầy khả kính, bậc Thạc đức trên bục giảng của đại học Vạn Hạnh ngày nào.

Cuối cùng, chúng con/chúng tôi xin thành kính cầu nguyện hồng ân Tam Bảo gia hộ chư Tôn đức và Liệt Quý vị vạn sự cát tường như ý.”

Rốt cùng, ai ai cũng hoan hỷ thọ trai – Cơm chay thân mật trong khuôn viên Chùa Phước Duyên quanh hai ảnh bích báo, “Hư không hữu tận, Ngã nguyện vô cùng” như là lời nhắc nhở đại nguyện chung của những bậc tiền bối, mà trong Di chúc của Trưởng lão HT. Thích Tuệ Sỹ đã nhấn mạnh như là hạnh nguyện của chính mình.


Bodhi Media | Tâm Quảng Nhuận

Ảnh: Chúc Tiến Donald Phạm







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/12/2010(Xem: 8509)
Xin cầu nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc, bình an và giải thoát. Tác giả mang ơn sâu đối với Thiền Sư Thích Thanh Từ và Giáo Sư Tiến Sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát vì các công trình nghiên cứu và dịch thuật của hai thầy mà tác phẩm này đã dựa vào để tham khảo; và đối với bổn sư tác giả là Thiền Sư Thích Tịch Chiếu. Tác phẩm này được đặc biệt dâng tặng tới các thế hệ trẻ, và phổ quát dâng tặng cho tất cả chúng sinh.
16/12/2010(Xem: 5636)
Lời Phát Biểu của HT Huyền Quang tại Tang Lễ Ôn Đôn Hậu ngày 3-5-1992
10/12/2010(Xem: 9378)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
04/12/2010(Xem: 6016)
Thái Tử Tất Đạt Đa từ bỏ cung vàng điện ngọc vợ đẹp con thơ, để ra đi tìm phương giải thoát cho chính mình và chúng sanh. Lối 1332 năm sau Thái Tử Trần Khâm (1258-1308) cũng giã từ cung vàng tìm đến núi Yên Tử để xin xuất gia, mong trở thành sơn tăng sống cuộc đời thanh thoát. Nhưng vì vua cha ép buộc nên phải trở về để kế nghiệp trị dân. Ngay từ lúc nhỏ ông dốc lòng mộ đạo Phật ước muốn được đi tu, năm lên 16 tuổi Trần Khâm đã nhường ngôi vị Đông Cung Thái Tử cho em, vua cha nài ép mãi ông mới nhận lời. Dù không được đi xuất gia lúc bấy giờ, nhưng nơi ông đã thể hiện được con người siêu việt khác thường.
25/11/2010(Xem: 26713)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội.
24/11/2010(Xem: 11047)
Tiểu sử nhà văn Quách Tấn
15/11/2010(Xem: 8054)
Vào ngày 1-11-1963 khi quân đội đứng lên làm cuộc đảo chánh lật đổ chế độ của gia đình Ô. Ngô Đình Diệm - mà Hội Đồng Quân Dân Cách Mạng do Đại Tướng Dương Văn Minh cầm đầu gọi đó là cuộc “Cách Mạng” thì tôi là cậu sinh viên Luật Khoa Năm Thứ Nhất, chuẩn bị thi lên Năm Thứ Hai của Đại Học Luật Khoa Sài Gòn. Bố tôi sính đọc sách báo, vả lại gia đình cư ngụ ở xóm lao động cho nên Radio hàng xóm mở ầm ầm cả ngày khiến dù không muốn nghe nhưng cũng phải nghe tin tức từng giờ của đài phát thanh. Hơn thế nữa khi Sài Gòn nổ ra cuộc đấu tranh của Phật Giáo thì hầu như các đại học, trung học đều đóng của hoặc tự động bãi khóa.
10/11/2010(Xem: 8002)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]