Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chưa Từng Bái Kiến

07/01/202405:48(Xem: 1641)
Chưa Từng Bái Kiến


on tue sy-17

 CHƯA TỪNG BÁI KIẾN

 

Trong tận thâm tâm tôi, thầy Tuệ Sỹ là một vì sao sáng, một hiền nhân vô cùng tôn kính giữa nhân gian này. Tôi chưa từng diện kiến hay bái sư nhưng toàn tâm ý của tôi thì thầy là thầy tôi từ quá khứ xa xưa chứ chẳng phải chỉ mỗi kiếp này.

Thế gian này, cụ thể nhất là với người Việt ta thì thầy là một biểu tượng của minh triết phương đông, một bậc Bồ tát “vô công dụng hạnh”. Thầy xuất thế, nhập thế với tất cả từ bi và đại dụng vì Phật pháp, vì dân tộc và vì nước non này. Thầy là một hiền sĩ phương đông với tất cả những đặc tính biểu trưng nhất và trọn vẹn nhất “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” và hơn thế nữa, trọn đời hy hiến cho sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh.

Ô nỗi buồn từ ngày ta lạc bước
Cố quên mình là thân phận thần tiên

Đọc hai câu thơ này tự dưng ta nghĩ đến vị trích tiên Lý Bạch của triều Đường xưa bên Tàu. Cốt cách thầy quả thật là như trích tiên. Đời sống kham khổ khắc kỷ của chốn già lam không làm cho thầy xơ cứng tâm hồn, áo cà sa không bó buộc được tư tưởng tư do, phóng khoáng của thầy. Thầy là một ông tăng nghiêm trì giới luật, tinh tấn tu hành nhưng vẫn ngời ngời toát lên phong cách của một nghệ sĩ thượng thặng:

Tự hôm nào suối tóc ngọt lời ca

Tay em rung trên những phím lụa ngà

...

Đạp cung đàn sương ứa đọng vành môi

Đường xanh xanh phơn phớt nụ ai cười

Hay những câu thơ tuyệt tác mà người yêu thơ hầu như ai cũng biết, ai cũng thuộc. Hình ảnh trong câu thơ ấy đã trở thành nguồn cảm hứng cho bao nhiêu người khác.

Đôi mắt ướt, tuổi vàng cung trời hội cũ

Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang

Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ

Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn.

Có khi thầy như một kẻ sĩ, xem thường thế sự công danh. Nếu khi xưa Nguyễn Công Trứ với tư tưởng Nho gia từng tự ví mình như cây thông. Nhà soạn tuồng Đào tấn cũng từng bảo:

Lao xao sóng vỗ ngọn tùng

Gian nan là nợ anh hùng phải vay

Thì thầy lại viết:

Một lần ngại trước thông già cung kính

Chẳng một lần nhầm lẫn không ư?

Bậc tòng lâm thạch trụ ngại gì trước thông già mà cung kính? một lần lầm lỡ chuyện chi? Phải chăng lầm lỡ nước non này, dân tộc này, đạo pháp trong cơn nguy biến, giáo hội dân tròng trành như con thuyền giữa xoáy nước hiểm hung?

Và còn nữa, thầy bảo:

Tay níu nữa gốc thông già trơ trọi

Đứng bên đường nghe mối hận lên cao

Một vị thiền sư buông bỏ việc đời mà còn hận gì để dâng cao chất ngất? Cây thông đứng bên đường nghe mối hận lên cao vì trơ trọi một mình? Vì mình là thông? Thầy chính là cây thông ấy.

Học Phật, tu Phật không phải để trở thành gỗ đá; cắt ái từ thân, ly gia đoạn dục để hướng về phương trời cao rộng nhưng con người ai cũng có mẹ cha. Thầy dù là trưởng tử Như Lai nhưng tình cảm dành cho cha, nghĩ về cha cảm xúc ngất trời. Tình phụ tử thiêng liêng, công hạnh chưa tròn, thương cha mà viết:

Mười lăm năm một bước đường

Đau lòng lữ thứ đoạn trường cha ơi

Đêm dài tưởng tượng cha ngồi
Gối cao tóc trắng rã rời thân con

Thầy vẽ nên chân dung người cha vừa thân thương vừa cao quý vô cùng. Cha ngồi tựa gối râu tóc bạc phơ cứ như những bậc trọng phụ của lịch sử xa xưa. Đoạn đường lữ thứ cả cha và con cùng đi qua, cả chúng sinh cùng bước đường, con đường dài thăm thẳm, kiếp nhân sinh này đau khổ chất chồng có bao giờ vơi. Càng hãi hùng biết bao vì “chiêm bao”, vì “thiên cơ”, vì kiếp phù sinh chưa tròn.

Thầy một đời vì Phật pháp, vì dân tộc và nước non. Người xuất gia không có nghĩa là làm lơ bỏ mặc dân oan nước loạn, với tinh thần nhập thế thầy đau vì dân vì nước. Thầy lên đường phục hoạt giáo hội, phục hưng Phật Việt và gióng lên tiếng nói lương tri.

Ngày mai sư xuống núi

Phố thị bước đường cùng

Sư ho trong bóng tối

Điện Phật trầm mông lung

Quê hương xứ sở trải qua bao hoạn nạn bể dâu, những cơn sóng dữ vùi dập quê hương cùng với thân phận con dân. Trái tim Bồ Tát thổn thức:

Từ những ngày Thái Bình Dương dậy sóng

Quê hương mình khô quặn máu thù chung

Hoặc

Quê hương ơi mấy nghìn năm máu lệ
Đôi vai gầy dâng trọn cả mùa xuân

Thầy thương cho cả một dân tộc:

Đàn trẻ nhỏ dắt nhau tìm xó chợ

Tìm tương lai tìm rác rưới mưu sinh.

Thân trong cửa thiền nhưng thầy như Bồ Tát Quán Thế Âm, nghe cả những âm thanh bất hạnh của đàn trẻ em nhặt rác hay là tiếng khóc khổ đau của dân tộc này.

Thật vô cùng uyên áo, một thiền sư viết những dòng thơ như thế này

Lặng lẽ nằm im dưới đáy mồ

Không trăng không sao mộng vẩn vơ

Tại sao người chết, tình không chết?

Quay mấy vòng đời, môi vẫn khô

Vừa mang triết lý nhà Phật về luân hồi quay mấy vòng đời, vừa nói lên cái chết của thể xác không phải là hết, cái thần thức vẫn không thể chết, thân xác chết mà môi vẫn khô!

Thật khó có thể tìm thấy một thiền sư nào viết được những câu như thế nào

Cõi xa vắng giữa trưa nào lạc lõng

Môi em hồng ta ước một vì sao

Những ngày tháng ngồi trong lao tù, thầy gõ ngón tay lên tường rêu mà ngẫm việc đời, nhìn xem thế sự  nhiễu nhương.

Cọng lau gầy trĩu nặng ánh tà dương

Rồi trước mặt ngục tù thân bé bỏng

Ngón tay nào gõ nhịp xuống tường rêu

Thầy đã tận dụng chốn ngục thất như là thiền thất, ngày đêm thiền định. Bài thơ này cũng có thể xem như là bài kệ, rất hay, không thể thêm hay bớt một chữ:

Phụng thử ngục tù phạn
Cúng dường tối thắng tôn
Thế gian tràn huyết hận
Bỉnh bát lệ vô ngôn

Bát cơm tù là lễ vật cúng dường, người tù ngoài hơi thở ra thì chỉ còn có bát cơm tù là vật quý giá nhất, mà cơm tù của những nhà tù dưới những chế độ độc tài toàn trị, sắt máu thì cũng rất thô và rất nghèo. Tù nhân – thiền sư chỉ còn có nhiêu đó để cúng dường. Thân thầy ở trong tù nhưng tâm thầy thì thương cảm thế gian tràn huyết lệ. Thế gian này từ ngàn xưa đến giờ có lúc nào vơi huyết lệ? Có khi nào dừng khổ đau? Thầy nâng bát cơm cúng dường trong sự tịch lặng tuyết đối, không cả lời kinh tiếng kệ hay chuông mõ nhưng “lời vô ngôn” bay cao bay xa phắp mười phương.

Nói về thầy thì dù có viết ngàn trang cũng không hết lời, ngôn ngữ có tán thán như thế nào cũng không sao tả hết được trí huệ, đức hạnh của thầy. Cho dù có tôn xưng thầy là thiền sư, tòng lâm thạch trụ, long tượng sư vương, học giả, triết gia, nhà ngôn ngữ học, dương cầm thủ, nhà thơ, nhà văn, nhà biên khảo, dịch giả, tăng thống, bậc xuất thân dấn thân … tất cả đều đúng và tất cả hòa trong một, không thể nào tách ra từng yếu tố hay từng vai trò riêng lẻ được! Điều này cũng giống như khi ta nói về đạo Phật, đạo Phật là một tôn giáo, một nhân sinh quan, một hệ thống triết học, là giáo dục, một phong cách sống, một hệ thống văn học nghệ thuật… Phật giáo bao gồm hết thảy như thế.

Thầy xuất hiện giữa dòng chảy nghiệt ngã của Phật giáo Việt cũng như của lịch sử Việt. Thầy đã trụ lại, đương thân dựng lập lại những gì đã hư hoại suy hao. Thầy gánh vác trách nhiệm hoằng hóa chánh pháp, lèo lái con thuyền giáo hội PGVNTN. Thân gầy gò như lau sậy nhưng tinh thần như kim cang bất hoại, trí huệ như biển cả bao la từ nội điển đến ngoại điển. Thầy đã thổi một luồng sinh khí tươi mới vào những gì cũ kỹ, hư mục, xơ cứng. Thầy đã truyền cảm hứng không chỉ cho “tăng sinh Thừa Thiên” mà cho cả tứ chúng đồng tu, đồng hành, đồng phụng sự dân tộc – quốc gia, đồng hướng về phương trời cao rộng.

Với những vị có đủ nhân duyên phước báo được gặp thầy, gần gũi thân cận thầy, được sự dạy dỗ trực tiếp của thầy… thì đó là một cơ duyên quý báu không gì có thể sánh bằng. Với những người vô duyên không được gặp thầy, không được thọ học, không được lễ bái thầy thì chấp nhận “gặp” thầy qua những kinh sách và thơ văn mà thầy đã viết, dịch, biên soạn. Hình ảnh thầy lồng lộng trong không gian, mênh mông trong đất trời, ngời ngời trong tâm tưởng chúng con. Hình bóng một ông tăng kiệt xuất với tinh thần vô úy chống gậy đạp trường sơn cứ như hóa thân của chư tổ sư từ trong kinh điển bước ra.

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 1223

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 7791)
Hòa thượng Hộ Tông (1893-1981), Maha Thera Vansarakkhita, có thế danh là Lê Văn Giảng, sinhngày 15 tháng 10 năm 1893, tại làng Tân An, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. Ngài xuất thân trongmột gia đình trung lưu trí thức, thân phụ là ông Lê Văn Như, thân mẫu là bà Đinh Thị Giêng.
09/04/2013(Xem: 6734)
Hòa Thượng họ Nguyễn, Húy Văn Kính, pháp danh Tâm Như, tự Đạo Giám, pháp hiệu Thích Trí Thủ. Ngày sinh ngày 19 tháng 9 năm Kỷ Dậu, tức ngày 01-11-1909 trong một gia đình nho phong thanh bạch, tại làng Trung Kiên, tổng Bích Xa, phủ Triệu Phong (nay là xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong) tỉnh Quảng Trị. Thân phụ là cụ Nguyễn Hưng Nghĩa, thân mẫu là cụ Lê Thị Chiếu. Hai cụ là người rất kính tín Tam Bảo. Vì vậy, dù là con trai độc nhất trong gia đình, lúc 14 tuổi Ngài đã được song thân cho vào học kinh kệ ở chùa Hải Đức Huế.
09/04/2013(Xem: 11471)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái.
09/04/2013(Xem: 9242)
Hòa thượng húy Trần Thiện Hoa, pháp danh Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên, sanh ngày 7-8 năm Mậu Ngọ (1918), tại làng Tân Quy (sau đổi tên là An Phú Tân), quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Trà Vinh). Hòa thượng là con út (thứ chín) trong gia đình. Thân phụ Hòa thượng huý Trần Văn Thê, pháp danh Thiện Huệ, thân mẫu húy Nguyễn Thị Sáu, pháp danh Diệu Tịnh. Toàn thể gia đình Hòa thượng đều quy y với tổ Chí Thiền chùa Phi Lai núi Voi, Châu Đốc. Pháp danh Thiện Hoa do Tổ đặt cho Hòa thượng.
09/04/2013(Xem: 14771)
Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang thế danh là Lê Đình Nhàn, sinh năm Canh Thân, ngày 19-9-1920 (tức ngày mồng 8 tháng 8 năm Canh Thân), quê thôn Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Lê Vỵ pháp danh Như Hương, thân mẫu là cụ bà Ngô Thị Tư pháp danh Như Tâm cùng ở làng Háo Đức.
09/04/2013(Xem: 6546)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đơøi Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai. Nguyên Hòa Thượng sanh năm 1914 (Giáp dần), tại thôn Tịnh Bình, xã Nhơn Hạnh, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, trong gia đình Lê gia thế phiệt, vốn dòng môn phong Nho giáo, đời đời thâm tín Tam Bảo, tôn sùng Ðạo Phật. Thân phụ là cụ ông LÊ PHÚNG, pháp danh NHƯ KINH, thân mẫu cụ bà TỪ THỊ HỮU, pháp danh NHƯ BẰNG, đức mẫu là cụ bà NGUYỄN THỊ CƠ, pháp danh NHƯ DUYÊN.
09/04/2013(Xem: 14809)
HT Thích Giác Trí, húy Nguyên Quán, phương trượng chùa Long Hoa, quận Phù Cát - Bình Định, tuổi Mậu Thìn 1928, năm nay 80 tuổi. Năm 13 tuổi Ngài xuất gia với Đại sư Huyền Giác, là Trụ trì tổ đình Tịnh Lâm Phù Cát. HT Mật Hiển 1907-1992 chùa Trúc Lâm, Huế, thọ giới Tỳ kheo tại đây năm 1935, giới đàn do HT Huyền Giác thành lập, thỉnh Tổ quốc sư Phước Huệ làm Đàn Đầu Hòa Thượng.
09/04/2013(Xem: 7601)
Bác Phạm Đăng Siêu sinh ngày 4 tháng 7 năm Nhâm tý (1912) tại Phú Hòa, kinh đô Phú Xuân, thành phố Huế. Nguyên quán thôn Tân Niên Đông, huyện Tân Hòa, phủ Tân Định, tỉnh Gò Công. Song thân Bác là cụ ông Phạm Đăng Nghiệp và cụ bà Tôn Nữ Thị Uyên, thuộc gia đình quý tộc giàu có.
09/04/2013(Xem: 6564)
Truyện của tôi không đáng gì mà phải ghi. Chỉ vì truyện ấy, hơn vài thập kỷ trước thập kỷ 2530 (1975-1985), có liên quan đến Phật giáo VN, lại bị hư cấu truyện và phim sai quá nên phải ghi. Nhưng ghi như dưới đây thì chỉ là có còn hơn không mà thôi.
09/04/2013(Xem: 7232)
Hòa Thượng thế danh Phan Công Thành, pháp danh Nguyên Trạch, tự Chí Công, Hiệu Giác Lâm, thuộc đời thứ 44 dòng thiền Lâm Tế, pháp phái Liễu Quán.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]