Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập “Đạo Phật và Thanh Niên”

30/11/202310:21(Xem: 1863)
Tuyển tập “Đạo Phật và Thanh Niên”



dao phat va thanh nien


Lời Thưa: Sư-Huynh Phổ Hòa-Hồng Liên Phan Cảnh Tuân đã mất, mà di sản tinh thần vẫn còn. Đó là tâm nguyện giáo dưỡng các thế hệ đàn em áo lam trở thành những công dân-phật tử có ích cho xã hội. Một trong những ước mơ mà Sư-Huynh nhắn nhủ là thực hiện một Tủ sách GĐPT. Loại sách gọn nhỏ, gối đầu giường và bỏ túi, có thể mang theo balô mỗi khi đi trại. Tủ sách nhiều thể loại xây dựng kiến thức và thăng hoa tâm hồn áo lam. Thời gian không làm phôi phai những giá trị tinh thần đã trở thành di sản mà bao thế hệ Đàn Anh đã trao truyền cho các em bằng lời nói và hành động, bằng cả những phương tiện thiện xảo không lời… TỦ SÁCH PHỔ HÒA ra đời bằng chính những tâm nguyện của Người Xưa đó, thuận pháp mà kết trái đơm hoa… Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát.

Dịp này, tuyển tập “Đạo Phật và Thanh Niên” được ấn hành và chỉ phát tặng, đặc biệt gởi đến anh-chị-em lam viên trong nước lẫn ngoài, trong tâm tình thù ân công ơn sâu dày của một bậc Thầy, trọn một đời giáo dưỡng bao thế hệ tuổi trẻ Phật giáo Việt Nam, trong đó GĐPTVN luôn là một niềm kỳ vọng sâu lắng nhất của Thầy!

*

Vị Sư đó, dáng mảnh khảnh, mắt tinh anh, từ thời trẻ, đã từng đứng trên bục giảng Viện Đại Học Vạn Hạnh (Sài gòn trước 1975), thao thao giảng những luận đề triết học Đông Tây Kim Cổ, những khảo luận uyên thâm về Phật Giáo Nguyên Thỉ, Phát Triển, Thiền Tông…

Vị Sư đó, cũng có thời, quay lưng với thủ đô (miền Nam) náo hoạt, lui về đồi Trại Thủy (Nha Trang) lộng gió biển khơi, quây quần cùng lớp tăng sinh Phật Học Viện Hải Đức, say sưa trao truyền, chia sẻ sở học và kiến văn sâu rộng của mình.

Vị Sư đó, vào tuổi trung niên, đã lừng lửng dấn bước chân Bồ Tát bất thối vào chốn nguy nan để dậy lên lớp lớp hải triều gọi kêu tự do, dân chủ công bình cho nhân sinh giữa vô minh dằng dặt.

Vị Sư đó, mọi thời mọi lúc, cứ như nhất hành trạng vô úy, thong dong với chiếc lam y, tự tại trong áo nâu sồng, dù đang giữa thị tứ đô hội, giữa núi đồi cỏ cây tịnh mặc, hay giữa chốn ngục tù với án tử hình vô nghĩa (1988).

Ngày nay, vị Sư đó – Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ – đến với các bạn trẻ trong và ngoài nước, gởi trao lời pháp thân tình: “Đạo Phật và thanh niên.” Mỗi một chúng ta chắc hẳn sẽ đón nhận bài pháp theo từng tâm đắc khác nhau.

Mỗi chúng ta, với tâm thức và tấm lòng có thể riêng khác, nếu ví được như những chiếc chuông treo, và lời pháp của Thầy như khúc dùi khua, đủ sức khua chuông ngân tiếng. Tiếng chuông, dù ngắn hay dài, dù trầm hay thanh, dù thong thả hay xôn xao, có lẽ nếu Thầy nghe được, chắc Thầy cũng xem như lời pháp vọng âm từ chúng ta. (Như có lần Thầy nghe một người bạn – có lẽ cũng là bạn trẻ – tâm sự về tình yêu và sự vĩnh hằng và Thầy xem đó là một “bài pháp rất hay”).

Hôm nay, bài pháp thoại “Đạo Phật và thanh niên” của Thầy Tuệ Sỹ, như một tách trà còn bốc khói, chúng ta thử đón nhận và thưởng thức, và mỗi bạn riêng mình biết rõ hương vị. Dù tâm cảm của mỗi bạn có sao đi nữa, các bạn hẳn đồng ý rằng bài pháp đã được trao gởi trong ánh sáng của Đạo Giải Thoát – Giải thoát khỏi mọi hệ lụy tầm thường. Giải thoát khỏi những trói buộc của tâm/vật lý phi nghĩa. Giải thoát khỏi những giới hạn cứng nhắc của lý tưởng, ý hệ, tín điều mù lòa.

Trong đời thường, tìm kiếm giải thoát đó còn có nghĩa là phóng thoát đến tự do đích thực. Và trong ý nghĩa giải thoát/tự do này, bài pháp của Thầy Tuệ Sỹ đã không thúc dục, gò ép các bạn vào một định khung, một khuôn khổ nào. “Tự mình thắp đuốc mà đi.” Mỗi một bạn trẻ tự tìm thấy chánh pháp cho chính mình!

Hoa Đàm, 2009


dao phat va thanh nien

From a young age, the esteemed monk, with a slender physique and keen, lively eyes, delivered philosophy lectures at Vạn Hạnh University (in Saigon as known before 1975). He taught profound wisdom on various branches of Buddhism, including Theravada Buddhism, Mahayana Buddhism, and Zen Buddhism, spanning from ancient to modern times and Eastern to Western philosophies.

Once, this revered monk abandoned the vibrant capital of the South and sought refuge in Trại Thuỷ hill (Nha Trang), a winding coastal city, where he devoted himself fervently to instructing and imparting his vast wisdom and understanding to the Buddhist monks enrolled at Hải Đức Buddhist Institute.

At around middle age, the revered monk fearlessly traversed treacherous terrain in the footsteps of the Bodhisattva, imparting knowledge to countless generations and advocating for the principles of liberty, democracy, and equity in the realm of human existence.

That venerable monk looked to act fearlessly, leisurely in his gray robe, at ease in his brown robe, whether he was in the middle of the city, the tranquil highlands and hills, or a prison with an absurd death sentence (1988).

Today, the esteemed monk, The Most Venerable Thích Tuệ Sỹ, is still teaching the youth and individuals both in Vietnam and abroad, imparting benevolent teachings on the principles of Buddhism specifically tailored for the younger generation. Undoubtedly, the message will elicit varied responses from each of us, contingent upon our respective interests.

Each individual might be likened to a hanging bell, with their own cognitive and emotional faculties. The teachings of the Venerable, like a chisel, have the precise impact required to elicit a resonant sound from the bell. If the Venerable perceives the sound of the bell, regardless of its duration, pitch, volume, or intensity, he would interpret it as the manifestation of the Dharma reflecting from us. (For instance, I once overheard a companion, potentially a youthful companion, discussing love and eternity, and I found it to be an exceptionally insightful discourse on Buddhist teachings).

Nowadays, The Most Venerable Thích Tuệ Sỹ’s Dharma talk titled “Buddhism and the Youth” is like a freshly brewed cup of tea. We strive to receive and savor it, with each individual experiencing their unique taste. Regardless of your sentiments, it is universally acknowledged that the Dharma talk was presented within the framework of the Path of Liberation, which aims to free individuals from all trivial repercussions. Freedom from the constraints of mental and physical folly. Liberty from the rigid limitations of ideals, ideologies, and unquestioning beliefs.

Discovering emancipation in daily existence also entails seeking absolute independence. The Most Venerable Thích Tuệ Sỹ’s teachings did not impose any predetermined structure or framework on your understanding of liberation or freedom.

(Just) “Ignite your torch to pursue.” Each young person must discover his or her own Dharma.

Hoa Đàm Group.

Translated by: Tâm Thường Định

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/07/2010(Xem: 10996)
-Người đi tiên phong và nỗ lực không mệt mỏi cho sự nghiệp phát triển trí tuệ, từ bi và hòa bình- -Nhà lãnh đạo toàn cầu trong phong trào vì hòa bình, nhân quyền và sức khỏe cộng đồng-
14/06/2010(Xem: 5873)
Hòa Thượng Thích Bích Nguyên là một trong những bậc cao Tăng thạc đức của Phật giáo Lâm Đồng. Ngài họ Nguyễn, húy là Tùng, sinh năm 1898 tại làng Duy Hòa, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Thuở nhỏ, bẩm chất thông minh, đĩnh ngộ. Thời tráng niên, lập nghiệp ở Lào, Hòa Thượng nhân đọc báo Từ Bi Âm mà ngộ đạo, thấy rõ cuộc đời vô thường, nuôi chí xuất gia. Đến năm 29 tuổi (1927), Hòa Thượng mới có đủ nhân duyên đầu sư thọ giáo với Hòa Thượng PHƯỚC HUỆ, Trú trì chùa Hải Đức, Huế và đắc giới Sa di năm 1934. Năm 1936, ngài thọ Cụ túc giới với pháp hiệu BÍCH NGUYÊN, rồi theo học ở các lớp Phật học tại các Phật học viện Hải Đức, Bảo Quốc và Ấn Quang.
15/05/2010(Xem: 5379)
Thiền sư Khánh Hòa sinh năm 1877 tại làng Phú Lễ tỉnh bến Tre, xuất gia năm 19 tuổi tại chùa Khải Tường. Chí nguyện chấn hưng Phật giáo của ông phát sinh vào khoảng năm ông được bốn mươi tuổi. Ông du hành khắp các tổ đình và Nam Kỳ để gây ý thức chấn hưng và kêu gọi sự hợp tác của các bậc tôn túc.
19/03/2010(Xem: 7428)
Một cặp kính trắng với sợi dây vòng ra sau cổ, năm ba con khỉ nhảy tung tăng trên vai, trên đầu, tóc tai rối rắm, áo quần cái dài, cái ngắn, kiểu đàn ông, đàn bà, đầy màu sắc sặc sỡ …đây là dáng người anh Bùi Giáng chúng ta thường gặp trên những nẽo đường Sài Gòn năm 1975 … Sau năm 1975 , anh Bùi Giáng về ở chung với chúng tôi trong nội xá viện Đại học Vạn Hạnh cũ (222 Trương Minh Giảng, nay là Lê Văn Sĩ). Vào thời điểm này, Đại học Vạn Hạnh không còn hoạt động, nên nội xá chỉ còn một số ít người ở lại với Hòa thượng Viện trưởng Thích Minh Châu. Chúng tôi quản lý chung, chú Chơn Thuần đi chợ và thị giả cho Hòa thượng Viện trưởng, anh Trần Châu phụ trách an ninh, anh Bùi Giáng thì nhận nhiệm vụ đi mua lương thực.
10/03/2010(Xem: 6180)
Bản thân tôi (Tín Nghĩa), rất ít có dịp thân cận với Ôn Già Lam. Điều dễ hiểu, vì tôi không xuất thân từ Phật Học Viện. Vả lại, mỗi lần Ôn về Huế (Bảo Quốc), thường vào dịp đầu xuân, thì đa phần Ôn hay đàm luận Phật sự với quý Ôn lớn như Ôn Linh Mụ, Ôn Trúc Lâm, Ôn Linh Quang, Ôn Từ Đàm và Ôn Bảo Quốc, . . . Đầu năm, Ôn thường hay nghe Đại luật (tức là dạy luật Tứ phần) cho hai chúng Tỳ kheo và Tỳ kheo ni, thì tôi đạp xe ra học rồi về lại chùa. Vả lại, bổn phận của tôi ở chúng Trúc Lâm cũng tương đối bề bộn. Tuy thế, chính tôi lại có với Ôn ba kỷ niệm khó quên.
10/03/2010(Xem: 8934)
Bây giờ là những ngày cuối năm âm lịch. Thiên hạ cùng viết về Xuân, Tết. Tôi muốn viết về Ôn Già Lam và Tu viện Quảng Hương Già Lam. Ôn Già Lam là cách gọi tôn kính của những môn đệ và phật-tử hướng về Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, vị viện chủ sáng lập tu viện. Trong tu viện, tăng chúng khi nói về ngài thì chỉ dùng chữ “Ôn” một cách gần gũi. Còn tu viện Quảng Hương Già Lam thì vẫn thường được gọi với cái tên thật ngắn: chùa Già Lam.
10/03/2010(Xem: 7259)
Ôn Già Lam, chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm ấm lòng bao lớp Tăng sinh của các Phật Học Viện: Báo Quốc - Huế, Phổ Đà - Đà Nẵng, Hải Đức - Nha Trang, Già Lam - Sài Gòn. Ba tiếng nói ấy như trái tim của Mẹ ấp ủ đàn con qua suốt quãng đời dãi dầu mưa nắng. Ôn Già Lam, người đã hy sinh suốt đời mình để phụng sự cho Phật pháp, đào tạo Tăng tài qua nhiều thế hệ. Ôn đã khai phóng tinh thần thế học cho Tăng sinh các Phật Học Viện.
10/03/2010(Xem: 13891)
Sau năm 75 các Phật Học Viện đều đóng cửa. Các tăng sinh tại các Phật Học Viện đều trở về chùa cũ của Thầy Tổ để sinh sống và tu học. Thật tế, tu thì có mà học thì hầu như không. Có chăng là Thầy dạy đệ tử trong chùa. Những chùa có ruộng đất thì thầy trò tự túc canh tác để sinh sống. Sinh hoạt giáo dục và đào tạo tăng ni trẻ đã không còn.
05/12/2008(Xem: 9456)
Hình ảnh Mừng Sinh Nhật Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng Ngày 5-12-2008 tại Cao Hùng , Đài Loan tại Nhà Hàng 200 Món Đồ Chay Do Đạo Hữu Tony và quý Phật tử trong phái đoàn Hành Hương Chiêm Bái Phật Tích Ấn Độ tổ chức
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]