Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại học Harvard thành lập Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh

03/05/202318:46(Xem: 4336)
Đại học Harvard thành lập Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh

Sư cô Chân Không (ngồi) tham dự các sự kiện chào mừng việc ra mắt Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh tại Đại học Harvard


Trường Sức khỏe Cộng đồng T.H. Chan thuộc Đại học Harvard hôm 26/4 vừa thành lập Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh với một hội nghị chuyên đề có sự tham gia của các thiền sư và học giả trên khắp thế giới, trong đó có các đại đệ tử của cố Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Sứ mạng của trung tâm này là ‘giúp cho con người trên khắp thế giới sống có mục đích, sống thanh thản, sống yêu đời thông qua thực hành chánh niệm’; thực hiện các phương cách thực chứng để cải thiện sức khỏe và sự an lạc thông qua chánh niệm và giáo dục công chúng về chánh niệm, thông cáo báo chí của Đại học Harvard cho biết.

Số tiền tài trợ để mở Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh này là 25 triệu đô la Mỹ do một mạnh thường quân ẩn danh hiến tặng – một trong những khoản hiến tặng đơn lẻ lớn nhất từ trước đến nay cho trường đại học danh giá này.

Cải thiện sức khỏe và sự an lạc

“Chánh niệm là cách thực hành an trú hoàn toàn trong từng khoảnh khắc. Đó là phương châm sống Phật giáo có từ xa xưa dạy chúng ta an trú ở đây và vào lúc này – ý thức những gì đang diễn ra trong thân tâm và xung quanh chúng ta trong mỗi khoảnh khắc mà không phán xét. Phương pháp này có thể được áp dụng để giảm căng thẳng, tăng cường nhận thức bản thân và nuôi dưỡng cảm giác tiếp nhận cũng như sự an lạc,” thông cáo báo chí giải thích.

Tuy nhiên, ‘lĩnh vực chánh niệm còn tương đối mới và các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Thích Nhất Hạnh nhận thấy cần có thêm các công cụ khoa học để đánh giá tác động của can thiệp chánh niệm đối với sức khỏe và sự an lạc’, thông cáo báo chí viết.

Trong thư ngỏ gửi cho các giáo sư và sinh viên Trường Sức khỏe Cộng đồng T.H. Chan, Giáo sư Michelle A. Williams, viện trưởng nhà trường, cho biết các khoa kết nối với Trung tâm Thích Nhất Hạnh ‘sẽ theo đuổi các nghiên cứu nghiêm cẩn để tìm ra các cách tiếp cận hứa hẹn nhất nhằm cải thiện sức khỏe và sự an lạc bằng con đường chánh niệm’.

“Tôi muốn mọi người chú ý đến ý nghĩa của việc đặt trung tâm chánh niệm này trong trường Sức khỏe Cộng đồng. Sứ mạng của chúng tôi ở đây là thúc đẩy và bảo vệ sức khỏe của mọi người trên khắp thế giới. Chúng tôi hoạt động ở quy mô đại chúng, chúng tôi hướng đến tiếp cận và nâng đẩy toàn bộ cộng đồng. Trung tâm Chánh niệm này sẽ hoạt động theo tinh thần đó. Và như vậy, nó sẽ tôn vinh di sản của vị thiền sư phi thường mà trung tâm này được mang tên,” Giáo sư Williams viết.

Thông cáo báo chí cho biết trung tâm chánh niệm này được đặt tên Thích Nhất Hạnh nhằm tôn vinh vị thiền sư, nhà lãnh đạo tinh thần toàn cầu, học giả và nhà hoạt động hòa bình ‘được tôn kính trên khắp thế giới’ cho những bài giảng của ông về chánh niệm, đạo đức và hòa bình’.

“Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Thích Nhất Hạnh đã đi khắp nơi một cách không mệt mỏi để truyền bá các nguyên tắc bất bạo động, lòng trắc ẩn và tình đoàn kết,” thông cáo báo chí viết.

“Trên quê hương của ông, ông đã hiện thực hóa các nguyên tắc này bằng cách thành lập một tổ chức cứu trợ hoàn toàn tình nguyện có tên gọi là Trung tâm Thanh niên Phụng sự Xã hội. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã dành cả đời phấn đấu cho hòa bình và công bằng xã hội, đào tạo thế hệ tương lai những tu sỹ Phật giáo dấn thân và xây dựng các cộng đồng lành mạnh về sống trong chánh niệm.”

Hội nghị chuyên đề

Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh được đặt trong Khoa Dinh dưỡng của Trường Sức khỏe Cộng đồng, Đại học Harvard, và sẽ được Walter Willett, Giáo sư dinh dưỡng và dịch tễ học, lãnh đạo.

Giáo sư Lilian Cheung, giám đốc nghiên cứu và thực hành chánh niệm tại Khoa Dinh dưỡng, đã gặp Thiền sư Thích Nhất Hạnh vào năm 1997 tại một khóa tu chánh niệm và sau đó bà đã cùng viết chung với thiền sư một cuốn sách có tựa đề: ‘Hương vị: Ăn uống chánh niệm, Sống chánh niệm’.

“Trong những năm qua, tôi trở nên rất quan tâm đến việc tìm hiểu làm sao áp dụng thực hành chánh niệm vào khoa y, vốn tìm cách ngăn ngừa bệnh tật và thúc đẩy an lạc ở quy mô đại chúng. Đó chính là điều mà Trung tâm sẽ làm,” Giáo sư Cheung được Thông cáo báo chí dẫn lời cho biết.

Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh ra mắt với một hội nghị chuyên đề kéo dài một ngày vào ngày 26/4 với sự tham gia của các học giả, các nhà thực hành chánh niệm hàng đầu và các thiền sư thực tập dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đến từ các trung tâm Làng Mai ở châu Âu và Mỹ, thư ngỏ của Giáo sư Williams cho biết, nhằm chia sẻ những nghiên cứu mũi nhọn, hoạch định các nghiên cứu trong tương lai và lan tỏa năng lượng cho nhau.

Trước đó, vào tối ngày 25/4, Câu lạc bộ các Giáo sư Harvard đã tổ chức một bữa tối riêng tư để chào mừng sự ra mắt của Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh với sự tham gia của Chủ tịch Đại học Harvard Lawrence Bacow, các đại đệ tử của Thiền sư Thích Nhất Hạnh như Sư cô Chân Không và Thiền sư Thích Chân Pháp Ấn, Giám đốc Viện Phật học Ứng dụng châu Âu, cùng các giáo sư và ban giảng huấn trường Sức khỏe Cộng đồng T.H. Chan.

Cho đến đầu năm 2023 đã có gần 25.000 công trình nghiên cứu về chánh niệm trong các ấn bản được xem xét đồng đẳng bao trùm nhiều lĩnh vực đa dạng, theo Trường Sức khỏe Cộng đồngT.H. Chan, và các công trình nghiên cứu về chánh niệm do Viện sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ tài trợ đã tăng từ 2 trong năm 2018 lên đến 327 công trình trong năm 2022.

Các nghiên cứu khoa học này đã đưa ra bằng chứng cho thấy thực hành chánh niệm có thể giúp nâng cao sức khỏe con người. Quan trọng hơn, chúng cho thấy thực hành chánh niệm còn có thể tác động tích cực đến các mục tiêu giáo dục, hệ thống tư pháp, cấu trúc kinh tế-xã hội và môi trường. Tuy nhiên, cho đến nay, các nghiên cứu về chánh niệm chỉ mới tập trung vào tâm lý học, khoa học thần kinh, giáo dục… mà ít tập trung vào lĩnh vực y tế.


Source: VOA Tiếng Việt
https://www.voatiengviet.com/a/dai-hoc-harvard-thanh-lap-trung-tam-chanh-niem-thich-nhat-hanh/7070376.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2017(Xem: 10497)
Đây không phải là cuộc so sánh tương quan luận điểm hay ý nghĩa đúng - sai của hai nhân vật lịch sử nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu và Tổ Khánh Hòa vì hành trạng và lý tưởng dấn thân của hai người khác nhau, cả về phương diện đấu tranh trước nghịch cảnh , giữa Đời và Đạo và một khoảng cách thời gian nhất định. Bài viết chỉ mong đóng góp nhỏ suy luận phần mình với một nối kết lịch sử nhất định để mở rộng thêm nỗi niềm của Tổ Khánh Hòa và chư tôn thạc đức trong bối cảnh chung đau thương của dân tộc trước và sau phong trào chấn hưng Phật giáo rực rỡ
16/10/2017(Xem: 9903)
Trang Nhà Quảng Đức Melbourne, Úc Châu vừa nhận được tin: Hòa Thượng THÍCH TRÍ TÂM Phó Pháp Chủ Hội Đồng Chứng Minh, Trưởng Ban Nghi Lễ Hội Đồng Trị sự GHPGVN, Chứng Minh Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh Khánh Hòa, Nguyên Phó Trưởng Ban Thường Trực Ban Trị sự, kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc Tế GHPGVN Tỉnh Khánh Hòa, Nguyên Hiệu Trưởng Trường Trung Cấp Phật học Khánh Hòa các khóa I – V, Nguyên Tổng Thư ký Viện Hoằng Đạo, kiêm Chánh Đại diện Trung Phần Giáo Hội Phật Giáo Cổ Truyền Việt Nam, Trú trì Chùa Tổ Đình Nghĩa Phương, kiêm chùa Nghĩa Sơn - Nha Trang; Do niên cao lạp trưởng, Trưởng lão Hòa thượng đã thu thần viên tịch vào lúc 23giờ 00 phút, ngày 10 tháng 10 năm 2017 (nhằm ngày 21 tháng 08 năm Đinh dậu), tại chùa Tổ Đình Nghĩa Phương, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Trụ thế: 84 năm Hạ lạp: 60 năm - Lễ nhập kim quan chính thức cử hành vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 11 tháng 10 năm 2017 (22/8 Đinh Dậu). Kim quan được tôn trí tại chùa Tổ Đình Nghĩa Phương – Nha Trang. - L
16/10/2017(Xem: 11900)
Hòa Thượng Thích Trí Viên vừa viên tịch tại Thành Phố Nha Trang
08/10/2017(Xem: 6420)
Con là học trò Hà Nội của thầy từ năm 2005 khi lần đầu tiên Thầy về Việt Nam. Ấy vậy mà đã 12 năm kể từ lần đầu tiên được gặp Thầy. Và con đã được gặp Thầy không chỉ ở Hà Nội mà ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam yêu quý, trong đó có Cố đô Huế trong lần Thầy về Việt Nam mới đây. Con cũng đã may mắn được gặp thầy nhiều lần tại Pháp và Thái Lan.
23/09/2017(Xem: 25506)
The Vietnam War - Chiến Tranh Việt Nam (Trọn bộ 10 tập), đạo diễn: Ken Burns và Lynn Novick - Buổi ra mắt và thảo luận về phim “The Vietnam War” đêm thứ Ba 12/9 của hai đạo diễn Mỹ nổi tiếng về các phim tài liệu có giá trị lịch sử: Ken Burns và Lynn Novick diễn ra tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Kennedy ở thủ đô Washington. Dẫn đầu cuộc thảo luận, ngoài hai nhà đạo diễn và MC là ký giả Martha Raddatz của chương trình tin tức đài ABC, còn có 3 khách mời đặc biệt, Thượng nghị sĩ John McCain, cựu Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, cả 3 đều là cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam.
17/09/2017(Xem: 6397)
Huế xưa quê chốn xuất trần Dương Xuân rừng dạ, phiêu bần gieo duyên. Xuất gia chốn Tổ uy nguyên, Bái thiền Thanh Quý, hạnh thiền nhân Tâm.
12/09/2017(Xem: 7245)
Hòa thượng Khánh Hòa là một trong những thạch trụ Phật pháp vào cuối thế kỷ XIX, đầu thề kỷ XX, có công đóng góp phục hưng ngôi nhà Phật giáo trong nước khi mà bao thế lực bủa vậy dân tộc, đe dọa nền văn hóa cổ truyền, tín ngưỡng người dân bị đe dọa có nguy cơ xóa sạch bởi thế lực và văn hóa ngoại lai. Để tưởng nhớ công lao tiền nhân, đôi giòng nhắc lại để thế hệ kế tục hiểu được giềng mối qua bao đời thịnh suy đối với dân tộc và đạo pháp, ngày nay, Phật giáo Việt Nam có mặt và phát triển không thể không biết đến nền móng xây dựng, bảo vệ của tiền nhân.
09/09/2017(Xem: 11881)
Do niên cao lạp trưởng, Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thu thần viên tịch vào lúc 16 giờ 15 phút, ngày 6-9-2017 (nhằm ngày 16-7-Đinh Dậu) tại chùa Phước Viên, phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Trụ thế: 77 năm; Hạ lạp: 52 năm. Lễ nhập kim quan vào lúc 14 giờ 00 ngày 7-9-2017 (17-7-Đinh Dậu). Kim quan Hòa thượng được an trí tại chùa Phước Viên. Lễ viếng bắt đầu từ lúc 16 giờ 00 ngày 7-9-2017 (17-7-Đinh Dậu). Lễ truy niệmvào lúc 7giờ 00 ngày 12-9-2017 (22-7-Đinh Dậu); 8giờ 00 phụng tống kim quan Hòa thượng nhập Bảo tháp tại chùa Phước Viên, phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
02/09/2017(Xem: 7127)
Giờ phút đáng nhớ của tất cả những người con Phật Việt Nam là thời điểm 12 giờ 35 phút ngày 29 tháng 8 năm 2017, khi Thầy Nhất Hạnh, người Thầy lớn không chỉ của Phật tử Việt Nam mà của cả thế giới đã hạ cánh an toàn xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng. Tất cả đã vỡ òa trong hạnh phúc và bất ngờ. Thầy đang và sẽ nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng tại Đà Nẵng và Huế. Trong những ngày qua, tôi đã nhận được rất nhiều nhắn tin, điện thoại, email của quý vị trong và ngoài nước, từ cả các vị Phật tử tại gia lẫn quý thầy, quý sư cô xuất gia đề nghị giúp đỡ thu xếp để họ có thể đến thăm viếng và đảnh lễ Thầy. Nhiều quý vị đề nghị giúp đăng ký trước để có thể tham gia các khóa thiền do Thầy Nhất Hạnh trực tiếp hướng dẫn. Đó cũng là nỗi niềm tha thiết và chính đáng của tất cả quý vị và tôi thấy xúc động và trân quý vô cùng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]