Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa thượng Thích Đắc Pháp (1938-2013)

04/04/202308:30(Xem: 2249)
Hòa thượng Thích Đắc Pháp (1938-2013)



ht dac phap 01
Hòa thượng Thích Đắc Pháp
(1938-2013)






Hòa thượng Thích Đắc Pháp, thế danh Thái Hồng Điệp, sinh năm 1938, tại xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Thân phụ là ông Thái Văn Hai và thân mẫu là bà Bùi Kim Loan. Năm 1947, thân phụ Hòa thượng hy sinh trong khi bị giam cầm tại nhà lao Côn Đảo. Những tưởng được nương bóng mẹ hiền đến lúc lớn khôn, nhưng thật không may, hai năm sau, lúc Hòa thượng 12 tuổi, mẫu thân lại quy tiên. Mặc dù không còn cha mẹ cận kề dạy bảo, nhưng với nghị lực cùng tinh thần hiếu học và nền nếp đạo đức gia đình từ xưa, Hòa thượng đã tự rèn luyện bản thân về cả tri thức và đạo đức cho đến lúc trưởng thành.

Năm 1957, sau một cơn trọng bệnh, Hòa thượng về chùa Sơn Thắng của Sư bà Diệu Tánh để điều dưỡng và công quả. Tại đây, cơ duyên đến với Phật pháp của ngài được phát khởi. Trong thời gian này, ngài đã đọc rất nhiều kinh sách Phật giáo sẵn có trong chùa. Nghiên cứu Phật pháp kết hợp với thân bệnh, ngài càng nhận chân rõ hơn giáo lý vô thường trong nhà Phật.


Sau khi thấy rõ cuộc đời vốn là vô thường tạm bợ, thấy rõ Phật pháp là con đường duy nhất đưa con người đi đến an lành giải thoát, năm 1958, ngài đến Phật học đường Nam Việt (chùa Ấn Quang) quy y làm đệ tử cư sĩ với Hòa thượng Thích Thiện Hòa. Cũng trong năm này, ngài được Hòa thượng Thích Thiện Hòa gửi xuống Trà Vinh và cho xuất gia tại chùa Phước Hòa - tỉnh Trà Vinh, làm đệ tử của Hòa thượng Thích Thanh Từ.


Sau khi xuất gia, ngài đã được thọ giới Sa di năm 1959 tại giới đàn chùa Long Sơn và học Sơ đẳng Phật học tại chùa Phước Hòa, tỉnh Trà Vinh. Năm 1962, ngài được thọ giới Tỳ kheo tại Sài Gòn.


Sau khi mãn khóa Sơ đẳng tại Trà Vinh, ngài cùng thầy Thích Ngộ Chơn và Thích Phước Thọ theo Hòa thượng Huệ Hưng về Mỏ Cày - Bến Tre học thiền với Thiền sư Đức. Học thiền hơn một năm, ngài cùng hai thầy Thích Ngộ Chơn và Thích Phước Thọ lên chùa Tập Thành ở Gia Định, ý định mở mang thiền học. Nhưng cơ duyên chưa đủ, cũng vào thời điểm đó, Hòa thượng Thích Thanh Từ từ Phương Bối Am trở về thành lập Phật học viện Huệ Nghiêm và gọi các thầy về nhập học, thế là kế hoạch tạm thời bị gián đoạn.

Sau khi bế giảng lớp Trung đẳng khóa I tại Phật học viện Huệ Nghiêm, các Hòa thượng trong ban lãnh đạo nhận thấy: muốn Phật pháp phát triển thật sự thì phải đi sâu vào vấn đề tu tập nội tâm, nên Hòa thượng Thích Thiền Tâm về Đại Ninh chuyên tu Tịnh Mật, Hòa thượng Thích Thanh Từ nhập thất chuyên tu Thiền và Hòa thượng Thích Bửu Huệ thì về tại Long An. Trong thời gian này, ngài cùng Hòa thượng Thích Phước Hảo được đề cử làm Giám học tại Phật học viện Huệ Nghiêm.

Sau khi Hòa thượng Thích Thanh Từ tìm ra con đường Thiền tông và tuyên bố tiếp tục sự nghiệp hoằng pháp. Năm 1970, ngài về Vũng Tàu tham gia khóa Thiền đầu tiên cùng 10 vị tăng nội trú và khoảng 40 vị ngoại trú tham học. Trong khóa tu 3 năm này, ngài đã nỗ lực hạ thủ công phu, lại phụ giúp Hòa thượng ân sư phiên dịch một số tác phẩm Thiền tông, trong đó tiêu biểu là tác phẩm Chơn Tâm Trực Thuyết và Tu Tâm Quyết. Mãn khóa đầu tiên, được sự ấn chứng Thiền tông của Hòa thượng ân sư nên ngài về lại chùa Sơn Thắng vào năm 1975 để tu tập và hoằng pháp.

Trong thời buổi đất nước vừa thống nhất, kinh tế còn khó khăn, ngài đã tổ chức làm meo nấm rơm và làm tương để tự túc kinh tế, không trông chờ sự cúng dường của đàn việt. Đến năm 1977, Hòa Thượng bắt đầu tiếp Tăng độ chúng, và những vị đệ tử xuất gia đầu tiên nay là Thượng tọa Thích Trí Hải, Thượng tọa Thích Minh Đạo, Thượng tọa Thích Trí Thông, đây là những vị có công rất lớn và hỗ trợ đắc lực cho Hòa thượng trong mọi công tác Phật sự nơi bổn tự cũng như ngoài xã hội. Tính đến nay, số đệ tử xuất gia của Hòa thượng là 61 vị và trên 5.000 đệ tử tại gia.

Năm 1981, tại Đại hội Thống nhất Phật giáo toàn quốc, Hòa thượng là người đại diện Phật giáo tỉnh Vĩnh Long đi tham dự và được suy cử làm thành viên trong Hội đồng Trị sự Trung ương. Đồng thời, Hòa thượng cũng là thành viên Ban Vận động Thành lập Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Vĩnh Long. Năm 1983, Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Vĩnh Long chính thức được thành lập, Hòa thượng giữ cương vị là Phó Ban Thường trực Ban Trị sự nhiệm kỳ I và sau đó đảm nhiệm cương vị Trưởng Ban Trị sự các nhiệm kỳ II, III, IV, V và VI.

Bên cạnh trọng trách nặng nề trong Giáo hội Phật giáo tỉnh nhà, Hòa thượng còn là Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long liên tiếp 4 nhiệm kỳ (từ nhiệm kỳ II đến nhiệm kỳ VI).

Nhằm nâng cao trình độ Phật học cho Tăng ni, cũng như đào tạo thế hệ Tăng tài cho Giáo hội, Hòa thượng cùng chư Tôn đức trong Ban Trị sự thống nhất ý kiến xin thành lập Trường Cơ bản Phật học (nay là Trường Trung cấp Phật học tỉnh Vĩnh Long). Năm 1990, khi trường được thành lập thì Hòa thượng được đề cử làm Hiệu trưởng.



ht dac phap 7ht dac phap 4ht dac phap 3ht dac phap 1ht dac phap 0



Hòa thượng suốt đời tận tụy vì sự nghiệp phục vụ cho Giáo hội một cách trọn vẹn. Mặc dù nhiều lúc không được khỏe, nhưng ngài không khi nào quên nhiệm vụ hoằng pháp lợi sanh. Hòa thượng từng làm Hòa thượng Đàn đầu của nhiều Giới đàn trong và ngoài tỉnh. Ngài thường nhắc nhở Tăng ni cần phát huy tinh thần đoàn kết, hòa hợp, phụng sự, để tiến tu trên con đường đạo pháp. Ngài rất chú trọng đến truyền thống An cư kiết hạ hàng năm, và luôn khuyến khích Tăng ni trau dồi Giới Định Tuệ để xứng đáng là bậc mô phạm của cuộc đời.

Mùa Đông năm Nhâm Thìn (2012), Hòa thượng lâm trọng bệnh. Mặc dù đã dốc lòng chữa trị cùng sự hỗ trợ của các đệ tử, Phật tử và các y, bác sĩ… nhưng sức khỏe vốn yếu, thân xác lại vô thường, nên Hòa thượng đã quyết định về Phật. Ngài đã thuận thế vô thường, thâu thần viên tịch vào lúc 15 giờ, ngày 18. 01. 2013, nhằm ngày 7 tháng Chạp, năm Nhâm Thìn. Trụ thế 75 tuổi, Hạ lạp 50 năm.

Hòa thượng đã xả báo thân huyễn mộng để vào cõi Niết bàn tịch diệt, làm tròn bổn phận một vị Tăng già bằng tinh thần “Thượng hoằng Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”. Hòa thượng xứng đáng là bậc Thạch trụ Tòng lâm, một bậc cao Tăng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

PHỤNG VỊ TRÚC LÂM THIỀN PHÁI, SƠN THẮNG ĐƯỜNG THƯỢNG THƯỢNG ĐẮC HẠ PHÁP THÁI CÔNG HÒA THƯỢNG GIÁC LINH.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 4856)
Cuộc đời xuất gia của Tổ Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động sôi nổi, tích cực. Ngoài các mùa kết hạ tại các am núi hay các chùa, thời gian còn lại Ngài thường đi vân du hoằng hoá đây đó. Năm 1304, “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ [đền miếu thờ các thần sằng bậy] và thực hành giáo lý Thập thiện”. Ngài muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật, góp phần củng cố triều đại thời hoàng kim của mình. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (tức 7 – XII - 1258). Năm 21 tuổi (1279), Ngài lên ngôi vua, trải qua hai niên hiệu là Thái Bảo và Trùng Hưng.
10/08/2011(Xem: 6198)
Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
10/08/2011(Xem: 5729)
Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).
10/08/2011(Xem: 5039)
Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.
10/08/2011(Xem: 5974)
Về cuộc đời và sự nghiệp lịch sử, giải thoát của vua Trần Nhân Tông, đã có nhiều công trình biên khảo: Trần Nhân Tông, thiền sư Việt Nam; Trần Nhân Tông, nhà văn hóa; Trần Nhân Tông, nhà thơ; Trần Nhân Tông, nhà quân sự; Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo lỗi lạc; Trần Nhân Tông, nhà tư tưởng... Trong bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu về Tiểu sử, sở đắc giải thoát và Tư tưởng Phật học của Người.
10/08/2011(Xem: 5492)
Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.
09/08/2011(Xem: 5314)
Gần đến kỷ niệm 700 năm ngày mất của vua Trần Nhân Tông, chúng ta vẫn phải đặt những câu hỏi về tuổi tác, về trách nhiệm, về kế lâu dài, về sự tự do và tự trọng của các cá nhân trong xã hội…
09/08/2011(Xem: 4858)
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
09/08/2011(Xem: 5109)
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sau khi khoác tăng bào ở tuổi 40 đã chu du khắp nơi để thuyết pháp, giảng kinh, khuyên dân chúng giữ gìn mười điều lành, và từng trở về kinh đô Thăng Long tổ chức lễ thụ Bồ tát giới cho vua Trần Anh Tông và quan lại triều đình.
09/08/2011(Xem: 5418)
'Vậy là đã 700 năm, 7 thế kỷ trôi qua từ khi Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông viên tịch, thể nhập vào niết bàn an nhiên tự tại. Cả dân tộc Việt Nam đều được biết đến Ngài là một bậc quân vương anh minh của đất nước Đại Việt, mà cũng là một vị Sơ Tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Nói đúng hơn, Ngài là một vị “Vua Phật” của Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]