Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa thượng Thích Liễu Lạc (1878-1937)

04/04/202308:16(Xem: 1320)
Hòa thượng Thích Liễu Lạc (1878-1937)
ht lieu lac-2

HÒA THƯỢNG THÍCH LIỄU LẠC
(1878-1937)


Hòa thượng Thích Liễu Lạc, thế danh Trương Văn Trình, sinh năm 1878 (Kỷ Mẹo), vốn là bậc đại điền chủ, nổi tiếng nhân hậu, đạo đức khắp vùng. Phụ thân là cụ ông Trương Văn Thêm, mẫu thân là cụ bà Nguyễn Thị Em. Hòa thượng là người con út trong gia đình có bốn anh chị em.

Năm 1910, Hòa thựơng tu theo đạo Minh Sư và được gọi là Ông lão Năm. Đạo Minh Sư chủ trương “Thờ cúng Phật, tu theo Lão giáo, sống theo Nho gia’’, nên Hòa thượng có điều kiện so sánh, nhận thấy Phật đạo cao siêu hơn.

Vì vậy năm 1933, Hòa thượng hành hương sang đất Phật ở Ấn Độ và sau đó đến Thanh Sơn thiền viện ở Hồng Kông để xuất gia theo Phật giáo. Tại đây, Hòa thượng được Tổ Hiển Kỳ trao truyền Đại giới và ban cho pháp danh Tu Tịnh, pháp hiệu Liễu Lạc, thuộc đời thứ 49 tông Thiên Thai Giáo Quán.

Sau khi thọ giới xong, Hòa thượng về quê, biến ngôi nhà đang ở thành chùa và lấy hiệu là Pháp Minh, đồng thời làm trụ trì khai sơn đời thứ nhất. Bấy giờ, chùa làm bằng gỗ quý, cột tròn rất to, mái lợp ngói âm dương, xây dựng theo phong cách nóc bánh ít cổ xưa. Nhiều vị chân tu đã xuất gia tu học ở đây như Hòa thượng Thích Đạt Hảo, Ni trương Thích Nữ Đạt Tâm...

Ngày mùng 2 tháng Chạp năm Bính Tý (nhằm ngày 14 tháng 1 năm 1937), Hòa thượng Thích Liễu Lạc an lành viên tịch, thế thọ 59 tuổi, tháp của ngài được xây ngay trong khuôn viên chùa Pháp Minh. Ni trưởng Thích Nữ Liễu Cổ, thế danh Nguyễn Thị Bộ, kế thế trụ trì chùa Pháp Minh, phát triển đạo pháp ngày thêm hưng thịnh.

Khoảng năm 1948, chiến tranh chống Pháp nổi lên, chùa là địa điểm bí mật nuôi giấu dân quân kháng chiến. Bọn mật thám của giặc Pháp dò biết, quan huyện Đức Hòa ra lệnh cho Cai Nhung đem lính Mã Tà cướp phá chùa Pháp Minh và chở cột, kèo, mè… về huyện.

Năm 1950, chiến tranh tạm lắng xuống, chùa được bà con trong thân tộc dựng lên bằng cây lá còn sót lại của chùa cũ, để thờ cúng Phật.

Khoảng năm 1953, Ni trưởng Thích Nữ Liễu Cổ viên tịch, chùa được các thầy về trụ trì, nhưng cư trú không lâu phải bỏ đi vì chiến tranh. Cuối cùng, cô Trương Thị Ba, vị cư sĩ trong tộc họ Trương được chỉ định trông coi chùa.

Trong thập niên 60 của thế kỷ 20, thời kỳ chống Mỹ cứu nước, chùa là trạm cứu thương, tiếp tế, che giấu cán bộ và nuôi dưỡng thương bệnh binh. Hiện nay ở chùa còn lưu lại những căn hầm bí mật mà các vị lãnh đạo thường đến họp và trú ngụ khi có những trận bố càn của quân địch.74

Năm Mậu Thân (1968), chùa bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nhiều cán bộ chiến sĩ đã hy sinh ngay trên đất chùa nhưng không để lại tên tuổi cũng như quê quán. Nhà chùa và bà con thân tộc đã an táng các chiến sĩ vô danh này trong nghĩa trang dòng tộc họ Trương bên cạnh chùa, nay những ngôi mộ ấy vẫn còn, nằm cách chùa 80m về hướng Đông.

Năm 1975, đất nước thống nhất, chùa được con cháu trong họtộc trở về dựng lại bằng cây và lợp lá.

Năm 1997, được sự giúp đỡ của gia đình ông bà Trần Thiện Ngôn (cháu ngoại của Hòa thượng Liễu Lạc), chùa được xây lên ba gian, tường gạch quét vôi, mái tôn đơn sơ để dân làng đến cầu nguyện lễ Phật.

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc, chùa bị phá hoại nặng nề. Đặc biệt trong một thời gian dài, chùa không có trụ trì và tăng ni trông nom, đất khuôn viên chùa bị sang nhượng mua bán và dần dần xây thành nhà ở của người thế tục.

Năm 2010, pháp tôn của Hòa thượng Liễu Lạc là Phật tử Tắc Nghiêm (tức bà Trương Minh Tuyết, đệ tử tại gia của Hòa thượng Đạt Hảo) đã mua lại toàn bộ các thửa đất của chùa, và năm 2012 cho khởi công xây dựng mới toàn bộ chùa Pháp Minh bằng gỗ như diện mạo khi xưa. Công trình được thực hiện dưới sự chỉ đạo của cô Chính (Hậu Nghĩa); cố vấn kỹ thuật: Thượng tọa Thích Thanh Phong và Thượng tọa Thích Giác Dũng; tư vấn thiết kế: Phật tử Trương Thế Quốc; thi công chánh điện: Phật tử Thân Văn Rớt.



ht lieu lac-5


Gần nửa thế kỷ sau ngày hòa bình tái lập, chùa Pháp Minh đã được xây dựng lại bằng gỗ như xưa. Các căn hầm bí mật được giữ nguyên hiện trạng, các kỹ vật khi xưa của chùa như 8 pho tượng bằng gỗ, do Hòa thượng Liễu Lạc tự tay tạc, nay đã được thỉnh lên thờ tại chánh điện, 8 viên đá tảng hình vuông của nền chùa năm xưa, nay được đặt lại dưới hàng cột phía trước cửa chánh điện, để con cháu nhớ tới công đức của Tổ tiên và mong đền đáp công ơn Tiền hiền liệt tộc.

Công việc xây dựng được hoàn mãn, chùa tháp trở nên trang nghiêm, gia tộc họ Trương hiến chùa Pháp Minh lên Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Vào ngày 10 tháng 9 năm 2014 (17.8.Giáp Ngọ), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức lễ khánh thành và tiếp nhận chùa Pháp Minh.

Nhân dịp này đôi dòng tiểu sử của Hòa thượng Thích Liễu Lạc và ngôi chùa, được khắc vào bia đá để các thế hệ sau luôn nhớ đến công ơn khai sáng của Hòa thượng và những người có công xây dựng lại ngôi chùa Pháp Minh uy nghiêm ngày nay, cũng để cho mọi người biết được vận thịnh suy của ngôi chùa trong sự thăng trầm của đất nước và dân tộc.



****

- Tỳ kheo Đồng Bổn sưu tầm và biên tập.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/03/2023(Xem: 1897)
HOÀ thuận an yên hướng tĩnh tâm THƯỢNG cầu Phật đạo hoá mê nhân TRÍ tuệ thâm uyên kinh luật dịch TỊNH tu thiện nghiệp thoát mê trầm.
23/02/2023(Xem: 3866)
Xuất gia thọ giới tại Kỳ Viên Tăng thống ân sư pháp nhũ truyền Vạn Hạnh nghiên tầm kinh bối diệp Huyền Không gầy dựng pháp môn thiền Thư Thầy bút lực thơm hương đạo Thực Tại tâm nguyền rạng sắc liên Tuổi hạc ung dung trao diệu nghĩa Viên Minh Hoà Thượng đức ngời thiên.
16/02/2023(Xem: 1717)
Khi vua Trung Tông Lê Duy Thuyên băng hà không có con kế vị, Trịnh Kiểm muốn lên ngôi vua nhưng sợ hai người em vợ là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng là con của tướng quân An thành hầu Nguyễn Kim tranh giành quyền lực với mình nên tìm cách giết Nguyễn Uông đi. Nguyễn Hoàng lo sợ nên cho người tham vấn với Nguyễn Bỉnh Khiêm là người thông thái Kinh Dịch và am tường Phật Học.
16/02/2023(Xem: 1405)
Hòa thượng thế danh là Hồ Đắc Chương, pháp danh Nguyên Minh, Đạo hiệu Thích Phước Đường, sinh ngày 01 tháng 01 năm 1932 (Nhâm Thân) tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên – Huế
14/02/2023(Xem: 1639)
Tôi xin phép được chia sẻ với quí vị một số nhận xét và cảm nghĩ về công trình giảng dạy về Phật pháp của ThầyThiện Châu, trong khoảng thời gian 32 năm, từ 1966 tới 1998, tại Âu châu.
14/02/2023(Xem: 1394)
Con về đến Trúc Lâm thứ ba, trưa ngày 18.7. 2017 trời nắng gắt, hình bóng Thầy đâu không thấy chỉ thấy hai chiếc xe hoa đã kết sẵn để đưa Thầy đến nơi làm lễ Trà Tỳ, tim con như tan nát thành mảnh vỡ. Trời ơi! Có thể như vậy được sao? Suốt quãng đường dài từ Đức qua Pháp con chỉ mong sao đây không phải là sự thực, con không muốn tin dẫu biết rằng thế gian vô thường, tất cả rồi sẽ tan hòa vào vũ trụ.
09/01/2023(Xem: 2130)
Vào sáng thứ bảy ngày 07/01/2023, chùa Phổ Từ tọa lạc tại số 17327 Meekland Avenue, thành phố Hayward, tiểu bang California, Hoa Kỳ đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tiểu tường cố Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại chánh điện. Thiền sư Thích Nhất Hạnh - nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ, học giả, sử gia và nhà hoạt động hòa bình, đã viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu, thành phố Huế, Việt Nam ngày 22 tháng 01 năm 2022. Nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với ân đức, tình thương cao rộng của Sư Ông Làng Mai qua nhiều năm giảng dạy thiền quán; với công trình trước tác, phiên dịch kinh sách to lớn; chùa Phổ Từ đã tổ chức Lễ tưởng niệm cố Thiền sư vào ngày 29/01/2022; ngày 30/01/2022; Lễ Chung thất - tưởng niệm vào ngày 13/3/2022.
26/12/2022(Xem: 2125)
Thầy chào đời cuối Đông. Phủ Xuân Trường, Nam Định. Đất Bắc Hà - Thăng Long. Ngàn năm xưa hưng thịnh. Lập chí nguyện xuất trần, Thuở đồng chơn nhập đạo. Cội Đức Nhuận thắm nhuần. Đượm hồng ân Tam bảo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567