Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thành kính tưởng niệm Thượng Toạ Thích Nguyên Phước.” (1979-2023).

27/03/202306:50(Xem: 3452)
Thành kính tưởng niệm Thượng Toạ Thích Nguyên Phước.” (1979-2023).
tt nguyen phuoc
TIỂU SỬ
CỐ THƯỢNG TOẠ THÍCH NGUYÊN PHƯỚC
(1979 – 2023)



1: THỜI NIÊN THIẾU

Thượng tọa Nguyên Phước, thế danh Nguyễn Thanh Sang, sinh ngày 10/12/1979 tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Thầy được sinh trưởng trong một gia đình nông lưu, có truyền thống nhiều đời kính tin Tam Bảo. Thân sinh là cụ ông Nguyễn Minh Mẫn, pháp danh Nhật Chơn, thân mẫu là cụ bà Lê Thị Cháu, pháp danh Nhật Tiến. Nguyên quán của Thầy là làng Đại Áng, phường Đông Lương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, hiện trú tại Xuân Hưng, Xuân Lộc, Đồng Nai.
Thượng tọa sinh trưởng trong một gia đình có bảy anh chị em, bốn con trai, ba con gái, Thượng tọa là người con thứ năm.

2: THỜI KỲ XUẤT GIA VÀ HỌC ĐẠO
Năm 1995, năm Thầy vừa tròn 15 tuổi, chàng thiếu niên xin phép song thân xuất gia học đạo tại chùa Long Quy ở Long Điền, Bà Rịa Vũng Tàu, đảnh lễ cầu Hòa Thượng Thích Như Thị - trụ trì chùa Long Quy, hiện là thành viên Hội đồng chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chứng minh Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu làm Bổn sư tế độ, được Hòa Thượng đặt pháp danh là Nhật Trọng.
Năm lên 18 tuổi, cố Thượng tọa được Hòa thượng Bổn sư cho theo học lớp Sơ cấp Phật giáo ở quận Tân Bình niên khóa 1998 – 2000. Cũng trong thời gian này cố Thượng tọa đã gặp Thượng tọa Thích Tâm Bình, trú xứ chùa Hưng Phước - Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh và cầu Thượng tọa làm y chỉ sư và cố Thượng tọa được đặt pháp huý là Nguyên Phước. Sau đó cố Thượng tọa đảnh lễ cố Hòa thượng thượng Hiển hạ Pháp, nguyên phó Pháp chủ Hội đồng chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Hưng Phước làm Hòa thượng tôn sư, được Trưởng lão Hòa Thượng cho theo học Trung cấp Phật học thành phố Hồ Chí Minh khoá IV, niên khoá 2000 – 2004.
Cố Thượng tọa thọ Tỳ kheo giới năm 2001 tại Đại giới đàn Phổ Quang thành phố Hồ Chí Minh do cố Trưởng lão Hòa thượng thượng Trí hạ Tịnh làm Đàn Đầu.
Sau khi Hòa thượng thượng Hiền hạ Pháp viên tịch, cố Thượng tọa đến chùa Chơn Giác huyện Nhà Bè cầu Hòa thượng Thích Thiện Nghĩa làm thầy y chỉ sư, lưu trú tại đây và theo học khóa VI Học viện Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh niên khóa 2005 - 2009.
Sau khi tốt nghiệp Học viện Phật giáo, cố Thượng tọa vân du giáo hoá tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Đến năm 2010, Thầy đến lưu trú tại chùa Giác Quang ở Lộc Hưng, Lộc Ninh, Bình Phước và y chỉ cố Hòa thượng Thích Thiện Chơn để tu học và hành đạo.
Năm 2011, cố Thượng tọa về mảnh đất Đức Hòa, Long An kiến lập tịnh thất để tu học và hành đạo.

3: GIAI ĐOẠN HOẰNG PHÁP
Năm 2006, cố Thượng tọa tham gia thành lập câu lạc bộ Hoằng pháp trẻ.
Năm 2007, cố Thượng tọa thành lập Tăng ni trẻ Hội đồng hương Quảng Trị, cố Thượng tọa được Tăng ni tín nhiệm và suy cử làm hội trưởng.
Từ 2008 – 2018, cố Thượng tọa tham gia giảng dạy tại các đạo tràng, tổ chức các khóa tu mùa hè cho thanh thiếu niên Phật tử tại các tỉnh thành như: Đắk Nông, Hà Tĩnh, Bình Dương, Quảng Ngãi, Bắc Ninh, Quảng Trị, Bình Phước…
Cố Thượng tọa hầu như đã dấn thân đến các tỉnh thành trong cả nước để hướng dẫn Phật tử tu tập.
Cuối năm 2022, cố Thượng tọa được ban Kinh tế tài chính Trung ương mời vào Ban hậu cần tổ chức Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX tại thủ đô Hà Nội.

4: THỜI KỲ CUỐI ĐỜI VÀ VIÊN TỊCH
Trong suốt 45 năm sống ở cõi đời, trải qua quá trình tu tập được 21 năm hạ lạp, Thượng tọa đã nhận ra chân tướng của cuộc đời là vô thường, khổ não, vô ngã. Tuy thân bệnh nhưng Thầy vẫn vân du thuyết pháp, hóa độ chúng sanh, với hoài bão hoằng dương Phật pháp, lợi lạc quần sanh, báo Phật ân đức.
Thế nhưng tâm nguyện chưa thành, bao nhiêu Phật sự còn dang dở, bao nhiêu hoài bão vẫn còn đó mà Thượng tọa đã vội ra đi, từ giã cõi ta bà giả hợp này, sau một cơn đau đầu lúc Thầy đang làm Phật sự tại chùa Chơn Giác, quận Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi pháp thể cố Thượng tọa bất an, chư huynh đệ pháp lữ và gia đình đã đưa Thượng tọa về tại chùa do Thượng tọa Thích Nguyên Minh - sư đệ của cố Thượng tọa làm trụ trì. Đó là chùa Thanh Phú, xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước để tịnh nghỉ. Thượng tọa đã thuận thế vô thường, thu thần thị tịch vào lúc 23 giờ 00 phút, ngày 21/3/2023, nhằm ngày 30/2 năm Quý Mão trong tiếng tụng Kinh, niệm Phật cầu nguyện của Chư tôn đức Tăng ni và môn đồ đệ tử với 45 năm trụ thế, trải qua 21 mùa an cư kiết hạ.
“ Hạt vàng này đã bay xa
Thiền môn tứ chúng lệ nhòa trong tâm”
Sự ra đi của Thượng tọa là niềm thương tiếc vô hạn của Tăng ni và Phật tử, là sự thiếu vắng một pháp lữ đồng hành trong Chánh pháp, là sự mất mát vô cùng lớn lao của tông phong pháp phái.
Môn đồ hiếu quyến từ đây vĩnh viễn không sao tìm lại được một bậc thầy từ hoà khả kính.
“ Sắc tướng vốn không nương cảnh huyễn độ người mê,
Tử sanh nào có, mượn thuyền từ vớt kẻ trầm luân”.

NAM MÔ TỪ LÂM TẾ CHÁNH TÔNG, TỨ THẬP TỨ THẾ, HUÝ THƯỢNG NGUYÊN HẠ PHƯỚC TỰ NHẬT TRỌNG, NGUYỄN CÔNG THƯỢNG TOẠ GIÁC LINH MẬT THUỲ CHỨNG GIÁM.




tt nguyen phuoc
Rạng Ngời Tình Thương

“Thành kính tưởng niệm giác linh Cố
Thượng Toạ Thích Nguyên Phước.”
(1979-2023).




Từ Quảng Trị, quê xưa nuôi dưỡng.
Chốn Thiền gia, quy ngưỡng Phật Tâm.
Xuất Trần quyết chí dấn thân.
Nuôi Bồ đề nguyện, độ nhân qua đò.

Tâm phụng sự, thầy trò tương hội.
Pháp tình thương, thệ ngộ nhân duyên.
Ươm mầm hạt giống bình yên,
Trải thiện duyên giữa, tâm hiền bang trao.

Nguyên dòng pháp, trăng sao nguồn cội,
Phước đong đầy, nụ cười trên môi.
Đến đi tất dạ khắp nơi,
Đến đi giấc mộng, rạng ngời tình thương.

Nguyên dòng pháp, con đường hạnh nguyện.
Pháp đong đầy, tịnh thiền vô biên.
Nam- Trung - Bắc, bước lên thuyền.
Nơi nào cần Phước, hợp duyên đến liền.

Tình huynh đệ, bạn hiền Nam - Bắc.
Hứa dừng chân, dẫn dắc chúng Tăng.
Tương Phùng lỡ bước xa xăm,
Bỏ thân tứ đại, vầng trăng lặng thầm.

Tấm y Cũ, phơi nằm hiên thất.
Trượt vấn y, ẩn mất nhục thân.
Huyễn mộng trả lại bốn ân,
Mang theo nguyện độ, vạn lần công phu.

Chiếc bình bát, Huân tu giữa ngọ.
Trả cho đời, quán trọ qua đêm.
Thân uẩn mộng giọt sương thềm,
Hợp tan sắc tướng, vọng lên Phật đài.

Hơi thở nhẹ, vụt ngoài năm uẩn.
Trả đất trời, ngộ nhận đến đi.
Thong Dong tự tại uy nghi,
Hành trang một kiếp, bữa ni vô thường.

Lưu danh sử, muôn phương Xá lợi.
Kết tinh từ, Phước hội đồng tu.
Tình thương dãi bước Vân Du,
Một tâm Hoài niệm, phù hư trở về.

Phật quốc độ, nguyện thề tái hiện.
Pháp độ sanh, việc thiện dấn thân.
Tăng thời thỉnh chúng dự phần.
Sa môn du hoá, thật gần pháp môn.

Đến vậy nhé, ngữ ngôn một chữ,
Đức Di Đà, ái ngữ giới nghiêm.
Công phu tinh tấn tu thiền,
Pháp hoa Bát nhã, giữa niềm cõi tâm.

    1: Tình pháp huynh:
Nhớ giác linh xưa, ngày mới vào Sài Gòn, chân ước chân ráo, thì những lời nói pháp huynh dạy vẫn vang trong tâm trí: “Tu hành làm lợi ích cho đời cho Phật thì đó là Tu…”
Một câu nói mang theo tâm nguyện của pháp đệ Minh thế, khi còn ở dưới mái chùa chốn tổ Chơn Giác- Nhà bè, thấm thoát ngần ấy thời gian 15 năm đi qua.
Chúng pháp đệ ở chốn tổ Chơn Giác vẫn mãi mãi khắc ghi lời dạy của pháp huynh, vì cứ có Phật sự ở chùa chốn tổ, anh em huynh đệ cứ vậy mà về, mà lo việc Phật sự, lớn nhỏ gì cũng làm và luôn luôn có mặt pháp huynh.
Mỗi lần vậy, pháp huynh nấu cho ăn, khi thì lẩu, khi thì bún, khi thì phở, khi thì cơm tấm chạy, cứ vậy mà vui.
      2: Lời tâm tình cuối:
Ấy vậy, ngày cuối cùng là pháp đệ về dự lễ Chung Thất thân phụ của pháp đệ Thích Lệ phát, pháp huynh còn nói chuyện, còn đùa với anh em, còn chào hỏi thăm một cách lạ thường, ai ai cũng chào, cũng nói chuyện với một câu nói: “Chào nhé, lần sau gặp lại…”
Pháp huynh bảo:
       “Minh thế, em nhớ tu học và giữ gìn sức khỏe, để sau này có chỗ quay về.”
Em đáp:
      “Pháp đệ ghi nhớ, mà huynh khỏe không..!”
Pháp huynh bảo:
      “Huynh khỏe, như cái khỏe không bao lâu..! “
Em đáp:
       “Ấy chết, huynh khỏe được 10, 20, 30 năm để chứng minh cho chúng em chứ..! “
Pháp huynh bảo:
       “Thân thể huynh, khỏe và hay đau..! “
Em đáp:
        “Huynh xem đi chữa, và giữ gìn sức khỏe để mà vui cùng huynh đệ.”
Pháp huynh bảo:
        “Chữa thì chữa, nhưng sống chết vô thường mà, giờ sau chưa chắc có còn hay không..? “
Rồi em bảo rằng:
        “Em cứ nhìn. Sư huynh Lệ Trường, đại Ca kìa, nhanh quá mới đó mà đã 2 tuần, thứ 7 tới là 21 kìa, ôi sống thì lâu chết thì mau.”
Pháp huynh cười nhẹ:
       “Em biết không..! Pháp huynh đây sắp tới cũng thế, chưa đầy tuần thứ 3 của Đại Ca, là Huynh đây ngồi chung với đại ca trong một bàn thờ, và sẻ có thôi.”
Pháp huynh nói tiếp:
       “Em ơi, hình ảnh này có được không..? “
Em bảo:
      “Hình ảnh này huynh chụp với sư phụ mà, đẹp đó mà huynh hỏi làm gì..? “
Pháp huynh bảo:
       “Để thờ trọn đời chứ gì..? “
Em bảo:
      “Chưa gì mà lo, thoi để anh em lo sau..!
Thế rồi, pháp huynh cười và vỗ vai em bảo: Phật đón rồi, em để mà xem…!”
     Ấy thế, chúng em đùa, được thế thì còn gì bằng. Mà thôi huynh nghĩ tích cực lên đừng nói chuyện không hay.
       3: Pháp hội dự phần:
 Sau mấy tiếng, pháp huynh chứng trai, thọ nhận cúng dường thanh tịnh Tăng, pháp huynh chào hỏi tất cả.
      Sau pháp sự, pháp huynh lên phòng gặp anh em, chào nhau dùng chén trà, nói chuyện chia sẻ những lời cuối.
Pháp huynh biểu hiện, cái tay bị tê, cái chân, thân thể, huynh bảo:
        Ôi đau, Thầy Giải ơi, lấy anh cốc nước chanh, nhưng nước chanh duyên thời không quả, pháp huynh nằm xuống và bảo, cho anh về chùa Thanh Phú, em thì cứ bấm huyệt cho anh, anh em cứ vậy mà làm theo lời anh.
Nhẹ nhàng thôi nhé, nhẹ nhàng thôi nhé.
       Pháp huynh cứ vậy mà tỉnh táo và xe về đến bệnh viện thì huynh bảo về chùa, như tiên tri giờ huynh xã bỏ nhục thân, pháp huynh đã yên giấc bên trượng thất chùa Thanh Phú- huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Trong tiếng niệm Phật của chư Tôn Đức Tăng Ni, và huynh đệ Phật tử.
      4: Thân tình Pháp lữ:
      Pháp huynh biết không, trong những ngày tang lễ có nhiều chốn tổ đình và quý ngài từ Nam - Trung- Bắc, đã về bên Pháp huynh. Gần 32 tỉnh và các chùa bên Hải ngoại cũng viếng tang pháp huynh.
    Pháp Huynh Ơi..! Quý Ngài Chư Tôn Đức Thành Viên Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, Chư tôn Đức các Ban Ngành Viện Trung Ương; Chư tôn đức Tăng Ni các Tỉnh, Thành Phố ; Bình Phước; Bình Dương; TPHCM; Đồng Nai; Vũng Tàu; Long An ; Trà Vinh; Vĩnh Long; Cần Thơ; Đồng Tháp; Hậu Giang; Dak Nông ; Đắk Lắk ; Kon Tum; Gia Lại; Lâm Đồng; Bình Thuận; Nha Trang; Bình Định; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Thừa Thiên Huế; Quảng Trị; Quảng Bình; Yên Bái; Hà Nội ; Bắc Giang; Bắc Ninh; Thái Nguyên; Phú Thọ; Hải Phòng; Hải Dương; Vĩnh Phúc; Hà Nam; Chư Tôn Đức Tăng Ni tại Hải Ngoại; Quý nam nữ Phật tử trong và Ngoài nước đã đến thắp hương kính viếng cầu nguyện ,gửi điện hoa chia buồn Tang Lễ cố thượng tọa Thích Nguyên Phước thế danh Nguyễn Thành Sang.
Quý cấp lãnh đạo Chánh quyền địa phương sở tại đã đạo điều kiện giúp đỡ cho chương trình tang lễ được tổ chức thành công tốt đẹp.
      Trong câu lạc bộ Hoằng Pháp Trẻ, các huynh đệ Học Viện Phật giáo tại Tphcm khoá 6,  các huynh đệ học cùng pháp huynh trong khoa Triết, và các huynh đệ đồng hương Quảng Trị, nơi pháp huynh có nhiều tâm nguyện dấn thân.
      Nhất là, quý anh em huynh đệ kết tình như: Nguyên Minh, Bửu Hoà, Tâm Thuỳ, Minh Hậu, Từ Viên, Nguyên Chính, Quảng Trọng…., nhiều lắm huynh ơi. Còn các sư cô mà huynh kết nghĩa trong áo tu, như sư Như Hiền, ni chúng bảo lâm, ni chúng Lâm Quang, sư Diệu Hiếu, Diệu Sơn, thì từ Quảng trị, Hải Dương, Bắc Ninh, Bình Phước, …. Nhiều nhiều , vì một người một việc, trang hoàn kim quan, ẩm thực, thị giả… mỗi người một tay. Tất cả ai cũng làm cho pháp huynh, vì xưa pháp huynh đã làm một cách hết lòng, nhưng giờ thì Nhói lòng nước mắt rơi nhiều lắm huynh biết không…..?
     5: Xá Lợi Lưu Hương:
      Hôm nay, sau giờ hỏa thêu, pháp huynh lưu lại Xá lợi, nhiều lắm, có đủ màu sắc. Xem như công hạnh tu học của Pháp huynh là, trì chú đại bi, niệm Phật A Di Đà, trì pháp hoa, lạy sám lương hoàn, và từ thiện, giảng dạy các vùng sâu xa.
Thôi chúng em vậy là vui rồi, hãnh diện có một pháp huynh trong Chốn Tổ Chơn Giác đã lưu lại những mùi thơm chứng ngộ cảnh tịnh trong pháp thân.
Chúng em bái biệt pháp huynh.
      Tưởng niệm:
      “Phụng Vị Ma Ha Sa Môn Tỳ Kheo Tăng - Bồ Tát Giới - Long Quy Môn Hạ- thuộc dòng lâm tế đời bốn mươi ba, trước Nguyên sau Phước Pháp hiệu Nhật Trọng, Phước Công Thượng Toạ giác linh nghê toà chứng giám.”
        Sinh: 1979-2023
        Trụ: 45 mùa Xuân thu
        Lạp thời : 30 năm tu học nghiêm mật giới hạnh
        Hạ thời: 25 năm chứng hạ tu hành.
Pháp huynh nhé, nhớ về Tịnh Cảnh Lạc Bang, cho chúng em vấn an Đảnh Lễ các pháp huynh giác linh trong chốn Tổ:  Sư Ông, Ngài Viện Chủ Tổ Đình Từ Thoàn, Giác Linh quý pháp huynh: Minh Lương, Lệ Trường, Lệ Thiện, Thiện Tâm nữa nhé. Mong pháp huynh phù hộ cho Tứ chúng luôn luôn mạnh khỏe và tinh tấn trên lối Đạo…! Pháp huynh cầu nguyện cho, Sư phụ y chỉ sư: Viện chủ Chùa Chơn Giác- Nhà Bè, luôn luôn mạnh khỏe và an nhiên, vì Sư phụ luôn luôn nhớ pháp huynh đó.
Chúng huynh đệ anh em:  Đại Sư Huynh Thích Thiện Từ, Vĩnh Tường, Tâm Thuỳ, An minh, Minh pháp, Thông Hân, Lệ Khai ( trung giải ), Lệ Phát, Thông Chơn, Huệ Lực, Giác Triều, Lệ Thuận, Nguyên Hiếu, Minh Thế, Minh Quang, Lệ Trí, Trung Thừa, Thiện Độ, Tịnh Ngọc, Trung long, Tịnh tính, ….! Đồng chư Ni chúng thuộc môn hạ chùa Chơn Giác Tổ đình…. Thành tâm bái biệt pháp huynh.
                 Tk: Thích Minh Thế
                 Bút danh: Hỷ Tâm Hải Triều.
                 Bút hiệu: Tịnh Nhật Vân Quang
Thanh Phú Tự- Đồng phú- Bình Phước
Ngày 25-03-2023 tức ngày 04-02 Nhuận - Quý Mão- Cẩn bút.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 8332)
Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm, thế danh Vũ Văn Khang, sinh ngày 23/12/1921 (Tân Dậu), tại làng Tiêu Bảng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Thân phụ là Cụ Ông Vũ Đức Khanh, thân mẫu là Cụ Bà Đỗ Thị Thinh. Hoà thượng có 5 anh chị em, 3 trai 2 gái. Ngài là con thứ 4 trong gia đình.
09/04/2013(Xem: 6305)
Lý Càn Đức (Bính Ngọ 1066 - Mậu Thân 1128) là vua thứ 4 nhà Lý, con trai duy nhất của vua Lý Thánh Tông và Ỷ Lan phu nhân tức Linh Nhân hoàng hậu. Càn Đức sinh ra ở Cung Động Tiên, gác Du Thiềm (gác thưởng Trăng) vào tháng Giêng năm Bính Ngọ, niên hiệu Chương Thánh năm thứ 8 (23-2-1066), hồi vua Thánh Tông đã ngoài 40 tuổi. Một ngày sau ngày sinh thì được lập làm Thái tử, 6 tuổi vua cha mất, được tôn làm vua, tức vua Lý Nhân Tông. Vua có tướng hảo, tâm hiền, bản chất thông minh dũng lược.
09/04/2013(Xem: 7330)
Mỗi khi tâm niệm đến hành trạng Thiền sư Vạn Hạnh, chúng ta không thể không đề cập đến con người và sự nghiệp Lý Công Uẩn. Giá trị lịch sử của một con người không chỉ ảnh hưởng đến tự thân mà dư âm giá trị lịch sử của con người đó còn ảnh hưởng trực tiếp đến muôn người khác từ thế hệ này qua thế hệ khác. Và quả thật, Vạn Hạnh Thiền sư là người có công rất lớn trong việc khai sáng ra triều đại nhà Lý thì Lý Công Uẩn là vị vua đầu tiên thực thi tinh thần Vạn Hạnh bằng tất cả sự thể nhập "Đạo Pháp - Dân tộc" trong một thực thể duy nhất.
09/04/2013(Xem: 13948)
Có lần trong tù, đói quá, Thầy Quảng Độ nằm mơ thấy được nhà bếp cho một cái bánh bao. Ăn xong thấy bụng căng thẳng, no nê, rất hạnh phúc. Sự thật là đêm ấy, trước khi đi ngủ, vì đói quá nên thấy uống nước cho đầy bụng dễ ngủ. Và Thầy đã đái dầm ra quần. Sáng hôm đó Thầy có làm một bài thơ.
09/04/2013(Xem: 7355)
Đức Đại Lão Hòa Thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa Thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa Thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên...
09/04/2013(Xem: 8684)
Từ ngày 18-23/5/1996 HT.Thích Minh Châu, Phó CT kiêm Tổng thư ký GHPGVN, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Hiệu trưởng trường CCPHVN... đã lên đường đến Thái Lan để nhận bằng Tiến Sĩ Phật Học Danh Dự (Honarary Doctorate Degree in Buddhist studies) tại Đại Học Phật Giáo Mahachulalongkornrajvidyalaya, Thủ đô Bangkok, Thái lan.
09/04/2013(Xem: 10943)
Thiền sư THÍCH ĐỨC NHUẬN, pháp hiệu Trí Tạng, thế danh Đồng Văn Kha, sinh ngày 14 tháng Chạp năm Quí hợi (thứ bảy, ngày 19 tháng giêng, 1924). Chính quán : làng Lạc Chính, xã Duyên Bình, huyện Trực Ninh, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Thân phụ là Đồng Văn Trung và thân mẫu là bà chính thất Hà Thị Thìn hiệu Trinh Thục (cả hai vị đều đã mãn phần). Là con thứ tư trong một gia đình thanh bần - dòng quí tộc. Ngài có 2 anh, 1 chị và 3 người em dì bào (2 trai, 1 gái).
09/04/2013(Xem: 5760)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, thế danh là Lâm Văn Tuất sinh năm 1897 (Đinh Dậu) tại thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Thân sinh là cụ Lâm Hũu Ứng và bà Nguyễn Thị Nương.
09/04/2013(Xem: 7942)
Hòa Thượng Bửu Chơn thế danh là Phạm Văn Thông, sinh năm Tân Hợi (1911) tại Sa Đéc – Đồng Tháp. Thuở thiếu thời Ngài sinh sống tại đất nước Chùa Tháp Campuchia, do đó Ngài thấm nhuần Phật Giáo Nam Tông vốn là quốc giáo của Vương quốc này. Sẵn có túc duyên Phật pháp nên vào năm 1940, Ngài xuất gia thuộc hệ phái Nam Tông. Sau đó Ngài vào rừng chấp trì hạnh đầu đà (Dhatanga) suốt mười hai năm. Năm 1951 Ngài được Phật tử Việt Nam cung thỉnh về Sài Gòn để truyền bá giáo pháp Nguyên Thủy
09/04/2013(Xem: 7127)
Hòa thượng thế danh là Võ Hóa, pháp danh Chơn Húy, pháp hiệu Khánh Anh, Ngài sinh năm Ất Mùi (1895) tại xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi nhỏ, Ngài theo học Nho, luôn tỏ ra là một Nho sinh xuất sắc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com