Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Tế Nhơn Hữu Bùi với Dòng Thiền Liễu Quán Đất Phương Nam

16/02/202315:00(Xem: 1642)
Thiền Sư Tế Nhơn Hữu Bùi với Dòng Thiền Liễu Quán Đất Phương Nam
thien su te nhon (1)
Thi
ền Sư Tế Nhơn Hữu Bùi
với Dòng Thiền Liễu Quán Đất Phương Nam
    
Thích Thánh Minh



 
l.Hoàn cảnh ra đời và vai trò thiền phái Liễu Quán.

1/Bối Cảnh Lịch Sử Đất Phương Nam

 

          Thông đạt lẽ trời đã mấy ai

          Sấm đề tiên đoán việc đều hay

          " Hoành sơn nhất đái" dung con cháu

          Hậu thế nhờ ơn cụ chỉ bày.

                               (Tứ Tuyệt Hoài Cảm - Từ Xuân Lãnh)

 

          Khi vua Trung Tông Lê Duy Thuyên băng hà không có con kế vị, Trịnh Kiểm muốn lên ngôi vua nhưng sợ hai người em vợ là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng là con của tướng quân An thành hầu Nguyễn Kim tranh giành quyền lực với mình nên tìm cách giết Nguyễn Uông đi. Nguyễn Hoàng lo sợ nên cho người tham vấn với Nguyễn Bỉnh Khiêm là người thông thái Kinh Dịch và am tường Phật Học.

          Vào năm 1558, Trạng Trình Nguyễn Bính Khiêm đã truyền cho Nguyễn Hoàng  tám chữ ngắn gọn:  “ Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Nhận được mật ngữ này như nắm được chìa khóa vàng mở cửa tương lai, Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng cùng họ hàng đã vượt Hoành Sơn để gầy dựng cơ nghiệp trên vùng đất mới và về sau các chúa Nguyễn kế thừa đã cũng cố thế lực của mình ở đất phương Nam đối lập với thế lực phương Bắc mà lịch sử gọi là Đàng Trong - Đàng Ngoài. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng là nhà lãnh đạo tài ba đã dung hòa ba nguồn tư tưởng lớn: Thích, Đạo, Nho kết hợp với lòng tín ngưỡng và đức độ của ông đã cảm phục lòng dân hai xứ Thuận-Quảng. Năm 1611, Chiêm Thành xâm lấn biên giới, Nguyễn Hoàng sai đem quân đi đánh, lấy đất lập ra phủ Phú Yên.

          Đầu thế kỷ 17, chúa Sãi Phúc Nguyên gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp. Năm 1623, chúa xin cho người Việt đến làm ăn ở Prey Kor (Sài Gòn) và gây dựng những cơ sở đầu tiên của chúa Nguyễn trên đất Nam bộ.

          Năm 1653, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần mở rộng đất đến Phan Rang, đặt phủ Diên Khánh (Khánh Hoà). Chúa Hiền đã làm cho đời sống văn hóa tín ngưỡng phát triển mạnh và Phật Giáo trong thời kỳ này cũng được khởi sắc.

          Năm 1665, thiền phái Lâm Tế đã được truyền vào đất Phương Nam do tổ sư Siêu Bạch Hoán Bích - Nguyên Thiều Thọ Tông. Năm 1692, Minh Vương Nguyễn Phúc Chu dẹp loạn quân Chiêm Thành và sau đó lập ra phủ Bình Thuận. Đến năm 1697, thiền phái Tào Động được truyền vào đất Phương Nam do tổ sư Đại Sán Thạch Liêm.

          Chúa Võ Nguyễn Phúc Khoát hoàn thành sứ mạng cuộc Nam tiến vào năm 1757. Tròn một thế kỷ rưỡi, toàn bộ nam Chiêm Thành và Thủy Chân Lạp đã nhập vào Đàng Trong Đại Việt. Trong triều đại Nguyễn Phúc Khoát, thiền phái Liễu Quán một dòng thiền mới của Đại Việt được xuất phát từ chùa Chùa Bảo Tịnh (Phú Yên), chùa Viên Thông và Thiên Thai Thiền Tôn (Huế) đã lan toả khắp xứ Đàng Trong. Chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát thường đến chùa Viên Thông tham vấn Phật Pháp với Thiền sư Liễu Quán ở trên núi nên ngọn núi có chùa Viên Thông được gọi là núi Ngự. Năm 1943, khi tổ Liễu Quán viên tịch Chúa Võ Vương sắc làm bia ký ca ngợi đạo hạnh của Thiền Sư, ban thuỵ hiệu là: Chánh Giác Viên Ngộ Hoà Thượng. Đến năm 1747, Chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát cho trùng tu chùa Báo Quốc và ban cho chùa tấm biển chữ Hán “Sắc Tứ Báo Quốc Tự”, bên trái có ghi hàng chữ Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề, bên phải có dòng lạc khoản Cảnh Hưng bát niên hạ ngũ nguyệt cát nhật. Ngoài ra còn có dấu chạm khắc hình bốn cái ấn, một cái triện tròn khắc chữ Quốc Chúa Nam Hà. Trụ trì chùa thời gian này là Thiền sư Tế Nhơn Hữu Bùi, một trong những cao đệ đắc pháp của Tổ Liễu Quán.

 

2/ Vai Trò Thiền Phái Liễu Quán Đất Phương Nam

 

          Công hạnh Thiền sư Thiệt Diệu Liễu Quán được khắc ghi đậm nét trên văn bia tháp ở chùa Thiền Tôn tại núi Thiên Thai Huế:

Lờ đờ nước chảy

Nguồn xa dòng dài

Đèn tuệ mồi lữa

Đạo Tổ sáng hoài

Cháu con vô số

Như voi như rồng

Núi báu bỗng hiện

Tôn phong siêu lạ

Trí biện dung thông

Cơ thiền nhạy bén

Hoá duyên đã mãn

Ai nấy tôn phong

Bên núi Thiên Thai

Dựng tháp Vô Phùng

Pháp thân hiển lộ

Ở giữa muôn trùng.

          Năm Cảnh Hưng thứ 9 (1748), tháng Tư, ngày Tốt, Trung Hoa, Phúc Kiến, Huyện Ôn Lăng, chùa Tang Liên, cháu trong đạo là Hoà thượng Thiện Kế soạn. (HT. Thích Thiện Siệu dịch nghĩa)

 

          Sau khi Tổ Thiệt Diệu Liễu Quán  viên tịch, dòng thiền Liễu Quán đã được thắp sáng bởi công hạnh của các đệ tử và các pháp tôn đã làm rực sáng Phật pháp nơi miền Nam đất Việt. Phật giáo đất Phương Nam phát triển theo sự mở rộng bờ cõi của các chúa Nguyễn, từ Thuận Hóa vào Gia Định và đến mũi Cà Mau. Song song với việc đưa lưu dân đến khai khẩn đất đai, lập làng dựng ấp, mở rộng lãnh thổ,  các đời chúa Nguyễn chọn Phật giáo làm chỗ dựa tinh thần để an dân trị quốc. Nhiều ngôi chùa được tạo dựng đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân như cầu an khi đau ốm, cầu siêu khi qua đời. Bom rơi, đạn nổ, đói khổ, đọa đày là những hình ảnh kinh hoàng trên khắp nẽo đường quê hương. Chư Tăng đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn đời sống tinh thần, an lạc xã tắc, đều hòa những giao động tâm thức của con người trước những thảm cảnh chiến tranh và là những tu sĩ tuyên phuông rời kinh đô Phú Xuân, theo đường biển vào Nam, lập am hành đạo trên vùng đất Chân Lạp:

Vạn lý kinh đô biệt

Nhật ngộ đạo phi quân

Thiệp thuỷ đăng sơn viễn

Tâm ấn phục Huỳnh Mai.

Ấn ảnh tùng trung khứ

Dạ nguyệt độc chinh nam

Lữ hành vô Phật địa

Thiếu thất tị thời hồ.

( Văn bia thiền sư Nguyễn Đăng Chùa Bửu Hưng Đồng Tháp)

 

          Tìm hiểu Phật  Giáo Việt Nam trong giai đoạn chấn hưng, khi đọc lại: " Tuyển Tập Điều Lệ - Quy Chế - Hiến Chương Phật Giáo Việt Nam giai đoạn 1932-2000" do Trung tâm dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang ấn hành năm 2016. Chúng ta thấy phần lớn những điều lệ của các Hội Phật Học trong những năm chấn hưng Phật Giáo,  Phần lớn là do công lao của những danh Tăng trong Tông môn Liễu Quán được đào qua các trường Phật học: Tây Thiên, Báo Quốc, Phật học đường Nam Việt biên soạn cho phù hợp với từng thời kỳ để cho dòng sinh hoạt Phật giáo được phát huy thích ứng với xã hội với mục đích rõ ràng nhưng không xa rời tôn chỉ và pháp môn tu học của thiền phái Liễu Quán:

" Đường lớn thực tại

Biển thể tính trong.

Nguồn tâm thấm khắp

Gốc đức vun trồng.

Giới định phước huệ

Thể dụng viên thông.

Quả trí siêu việt

Hiểu thấu nên công.

Truyền giữ lý mầu

Tuyên dương chính tông.

Hành giải song song

Đạt ngộ chân không."

( Kệ Truyền Thừa Thiền Phái Liễu Quán - Thiền sư Thích Nhất Hạnh dịch)

 

          Dòng thiền Liễu Quán với pháp môn tu tập thuần Việt, phù hợp với nhu cầu tâm linh của người Việt đã làm rạng danh Phật giáo Đàng Trong trong thời kỳ chấn hưng Phật Giáo và ngày nay chư Tăng thuộc môn phong pháp phái Liễu Quán đang hành đạo ở nhiều quốc gia trên thế giới, những nơi mà có người Việt định cư  tiếp tục thắp đuốc, trao đèn chánh pháp làm cho thiền phái Liễu Quán được phát huy theo dòng sinh hoạt tâm linh và làm đẹp cuộc đời.

 

thien su te nhon (1)

 


II/Thiền Sư Tế Nhơn Hữu B
ùi với Dòng Thiền Liễu Qu
án

1/Thiền Sư Tế Nhơn Hữu Bùi

 

 

 

          Thiền sư Tế Nhơn Hữu Bùi họ Bùi là một trong những đệ tử đắc pháp của Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán. Là người có công nhất trong việc khai sơn tạo tự hoằng truyền Phật pháp ở đất Phương Nam, công hạnh của thiền sư Tế Nhơn Hữu Bùi được nhắc đến qua một số sử liệu như : Thích Song Tổ Ấn của đại sư Tịnh Hạnh, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của Nguyễn Lang, Phật Giáo Sử Lược của hòa thượng Mật Thể, Thiền Tông Thế Kỷ 20 của thiền sư Thích Thanh Từ, Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong của Nguyễn Hiền Đức. Qua chánh pháp nhãn tạng còn lưu truyền tại các tổ đình tại tổ đình Hội Phước Nha Trang, chùa Hội Tôn Bình Dương và long vị của Thiền sư Tế Nhơn Hữu Bùi và các đệ tử được tôn thờ tại các ngôi chùa nổi tiếng như các chùa: Báo Quốc, Bảo Tịnh, Hồ Sơn ở miền Trung cũng như nhiều chùa khác miền Nam, nhưng rất tiếc chưa được hệ thống mạch lạc và khảo cứu tường tận. Mong rằng trong tương lai công hạnh của thiền sư Tế Nhơn Hữu Bùi và quý danh Tăng sẽ được tuyên dương và khắc ghi đậm nét trên trang sử truyền Phật Giáo Việt Nam.

 

          Theo tư liệu tại tổ đình Báo Quốc, vào năm Cảnh Hưng thứ 8 (1747). chúa Nguyễn Phúc Khóat đã cung thỉnh Thiền sư Tế Nhơn Hữu Bùi từ tổ đình Thuyền Tôn ra làm trú trì chùa Báo Quốc trong đại lễ lạc thành.

 

          Thiền sư Tế Nhơn Hữu Bùi có rất nhiều thiện hữu tri thức xin xuất gia. Những vị đệ tử nổi danh mà chúng ta được biết đến như: thiền sư Đại Triệt, thiền sư Đại Trí Quảng Thông, thiền sư Đại Nguyệt Linh Chiếu, thiền sư Đại Quang Chí Thành Huệ Chiếu, thiền sư Đại Bửu Ngọc Sâm chùa Vĩnh Quang, Đại Ngạn Từ Tấn khai sơn Chùa Hội Khánh Bình Dương v.v..

          Năm 1752, Thiền sư Đại Triệt là người đệ tử cuối được Thiền sư Tế Nhơn Hữu Bùi truyền kệ phú pháp:

 

       
       
       
       

Phiên âm:

Pháp phú bổn kế tôn

Chư tướng tổng thị không

Pháp pháp diệc phi pháp

Vạn pháp tại kỳ trung.

Tạm dịch:

 

Trao pháp vốn nối tông

Các tướng thảy đều không

Các pháp và phi pháp

Muôn pháp ở bên trong.

 

          Thiền sư Tế Nhơn Hữu Bùi viên tịch vào ngày 11 tháng Chạp năm Quý Dậu 1753, được ban thụy hiệu là Giác Viên. Đồ chúng lập tháp trong khuôn viên phía trước chùa, bên cạnh tháp của thiền sư Tế Ân Lưu Quang. Tháp của ngài Tế Nhơn Hữu Bùi  cao 4m70 có 6 tầng văn ở bia tháp Ngài như sau: “Cảnh Hưng thập tứ, tuế thứ Quý Dậu lục nguyệt cát đán lập. - Sắc tứ trùng hưng Báo Quốc Hữu Bùi Tế Công, thụy Viên Giác Lão Hòa thượng chi tháp. - Tự Pháp môn nhân cập trĩ đồ đồng tự”.

 

2/Chùa Báo Quốc nơi Tổ sư Liễu Quán tu học và Tế Nhơn Hữu Bùi thừa kế

           

            Chùa tọa lạc trên đồi Hàm Long, đường Báo Quốc, Phường Đúc, thành phố Huế. Chùa Báo Quốc ban đầu có tên là Hàm Long Sơn Thiên Thọ Tự, do Thiền sư Giác Phong dựng vào cuối thế kỷ 17. Đây là di tích lịch sử nơi mà Tổ Liễu Quán đến học đạo và ở lại trong 11 năm.

          Đến năm 1747, Hiếu Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát cho trùng tu chùa và ban cho chùa tấm biển chữ Hán “Sắc Tứ Báo Quốc Tự”, bên trái có ghi hàng chữ Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề, bên phải có dòng lạc khoản Cảnh Hưng bát niên hạ ngũ nguyệt cát nhật. Ngoài ra còn có dấu chạm khắc hình bốn cái ấn, một cái triện tròn khắc chữ Quốc Chúa Nam Hà. Hiếu Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát đã sắc chiếu cử Thiền sư Tế Nhơn Hữu Bùi một trong những cao đệ đắc pháp của Tổ Liễu Quán  trụ trì chùa Báo Quốc.

          Thời Tây Sơn, chùa Báo Quốc bị chiếm dụng làm nhà kho chứa diêm tiêu. Mãi đến năm 1808, Hoàng Hậu Hiếu Hương chỉ đạo tái thiết lại ngôi chùa, đúc đại hồng chung, xây tam quan, đổi tên chùa thành Hàm Long Thiên Thọ tự và thiền sư Đạo Minh Phổ Tịnh được mời về làm trụ trì.

          Bước sang triều Nguyễn, vua Minh Mạng đến thăm chùa vào năm 1824 và sắc tứ tên là Báo Quốc Tự. Năm 1858, nhà vua đã tổ chức đại giới đàn tại đây. Kế thế trụ trì tiếp theo sau thiền sư Đạo Minh Phổ Tịnh là các danh tăng như các ngài:Tánh Thiên Nhất Định, Tánh Chiếu Nhất Niệm,  Hải Thuận Lương Duyên, Thanh Nhãn Tâm Quảng. Tâm Truyền và Tâm Khoang làm Tăng cang chùa Báo Quốc.

          Vào năm 1917, J.A. Laborde đến nghiên cứu để viết về chùa Báo Quốc, còn thấy trong khuôn chùa có 19 ngôi tháp, mà ngôi tháp tổ Tế Nhơn oai uy nghiêm nhất. Tháp có 6 tầng, cao đến 4m 70. J.A. Laborde không chép lại câu văn bia tháp bằng chữ Hán , mà chỉ nói là tháp của Hòa thượng Bùi Công húy Viên Giác là người có công trùng hưng chùa Báo Quốc. Nhưng L. Cadière  đã có chép câu văn ở bia tháp Ngài như sau: “Cảnh Hưng thập tứ, tuế thứ Quý Dậu lục nguyệt cát đán lập. - Sắc tứ trùng hưng Báo Quốc Tự Phỉ công, thụy Viên Giác Lão Hòa thượng chi tháp. - Tự Pháp môn nhân cập trĩ đồ đồng tự”. J.A. Laborde cho biết Tự phỉ chùa Báo Quốc viết tên ngài là Hữu Phỉ. L. Cadière ngờ rằng người ta ghi và đọc sai từ đầu; ông cho rằng Ngài chính là Hữu Bùi và Bùi Công mới hợp lý. Bởi trong chữ Hán, hai chữ Phi và Bùi viết gần tương tự, cho nên người ta có thể đọc và ghi lầm ! Giả thuyết của L. Cadière có thể chấp nhận được. Vì chính ngài Hữu Bùi được xem là vị Tổ đã trùng hưng chùa Báo Quốc mà chúa Nguyễn Phúc Khóat là người ngoại hộ; bởi đó mà tháp Ngài mới được xây cao lớn và uy nghiêm nhất trong số 19 tháp ở vườn chùa Báo Quốc xưa. J.A. Laborde chỉ nói tháp được xây dựng bởi chư Tăng và môn đệ của Tổ, vào năm Cảnh Hưng thứ 14(1753).

 
          Trong phong trào chấn hưng Phật giáo, vào những năm 1930, chùa Báo Quốc đã đóng vai trò quan trong về mặt đào tạo tăng tài  cho Phật Giáo. Năm 1935, Trường sơ đẳng Phật học được mở tại chùa. Đến năm 1940, Trường cao đẳng Phật học cũng lại được mở tại đây. Theo cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế:  “ Năm 1948, An Nam Phật Học Hội dời Sơn môn Phật học đường từ chùa Linh Quang về chùa Báo Quốc do Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Tăng Thống Giáo hội, làm giám đốc. Người tiếp nối sự nghiệp giáo dục tăng ni và làm trụ trì chùa Báo Quốc là hòa thượng Thích Trí Thủ. Hòa thượng cũng là người lập ra trường Bồ Đề ở thành nội năm 1952, sau phát triển thành một hệ thống trường Bồ Đề khắp các tỉnh miền Trung và miền Nam trước năm 1975. Ngày nay chùa Báo Quốc là nơi đặt trường trung cấp Phật học Huế. Chùa còn giữ được Hàm Long Sơn Chí, một tác phẩm của Điềm Tịnh cư sĩ bằng chữ Hán ghi lại lịch sử phát triển của Phật giáo Thuận Hóa”.


3/Môn Phong Của Thiền Sư Tế Nhơn Hữu Bùi ở Đất Phương Nam

            Pháp phái của tổ Tế Nhơn Hữu Bùi được  truyền vào Phú Yên, từ đời thứ 37 do Thiền sư Đại Quang Chí Thành và thiền  sư Đại Nguyệt Linh Chiếu hoằng giáo, và phát triển rực rỡ. Đến đời thứ 39, ngài Tánh Thông Giác Ngộ một thiền sư nổi danh, chỉ ăn cây lá, mặc áo vỏ cây; Thiền sư Tánh Thông được vua Minh Mạng, và vua Thiệu Trị triệu về Huế để giảng Pháp ngài có các đệ tử  rất nổi danh như các thiền sư: Hải Hội Phổ Chất, Hải Lưu Mật Niệm hoằng hóa tại Phú Yên,  Hải Lâm Bảo Kế trở lại trú trì chùa Từ Lâm Huế, nơi Tổ Liễu Quán đã thọ Tỳ kheo;  Hải Bình Bảo Tạng, Hải Chánh Bảo Thanh, Bảo Chơn đã mở địa vực hoằng hóa từ Phú Yên vô tới Phan Rang, Phan Rí, Đồng Nai, Bà Rịa, Biên Hòa. Vừa khai sơn, vừa trùng tu, các Đại sư trong Pháp phái đã xây dựng hàng chục ngôi chùa ở các tỉnh trên, làm cho dòng thiền Liễu Quán hưng thịnh ở miền Nam.

          Thiền sư Đại Quang Chí Thành Huệ Chiếu từ Phú Yên truyền vào Khánh Hoà, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương và Tây Ninh được minh chứng qua sử liệu của chùa Hội Phước. Một trong những Chánh Pháp Nhãn Tạng ở tổ đình Hội Phước Nha Trang ghi:

 

          Hòa thượng Thanh Minh Huệ Châu nối dòng Lâm Tế đời 41, thế hệ thứ 7 nhánh thiền Liễu Quán. Chánh pháp nhãn tạng viết ngày 4 tháng 10 năm Quý Mão 1903, hiện lưu giữ tại tổ đình Hội Phước ghi như sau:

Tam Thập ngũ thế Thiên Thai Thiệt Diệu Liễu Quán Hòa thượng

Tam thập lục thế Tế Nhơn Hữu Bùi Hòa thượng

Tam thập thất thế Đại Quang Chí Thành Hòa thượng

Tam thập bát thế húy Đạo Ấm Quảng Xứ Hòa thượng

Tam thập cửu thế húy Tánh Như Phổ Tế Hòa thượng....

Long Hòa tự tứ thập thế húy Hải Hội thượng Chánh hạ Niệm Hòa thượng Phú chúc:

Lâm Tế chánh tông tứ thập nhất thế húy Thanh Minh thượng Huệ hạ Châu Đại sư”.

Như vậy, Tổ Thanh Minh kế thừa chùa Hội Phước Nha Trang thuộc đời thứ 41 là đệ tử đắc pháp của Hòa thượng Hải Hội Chánh Niệm, trú trì chùa Long Hòa ở Bà Rịa.
thien su te nhon (2)thien su te nhon (3)thien su te nhon (4)thien su te nhon (5)thien su te nhon (6)thien su te nhon (7)

 

          Căn cứ “ Sơ Thảo Lịch Sử Phật Giáo Bình Dương" do hòa thượng Thích Huệ Thông biên soạn, nhà xuất bản Mũi Cà Mau ấn hành năm 2000 và "Chánh Pháp Nhãn Tạng" lưu giữ tại tổ đình Hội Phước Nha Trang, chúng  ta khẳng định  Thiền sư Đạo Trung  là đệ tử đắc pháp với Thiền Sư Đại Quang Chí Thành dựa phổ hệ truyền thừa đáng tin cậy đang lưu giữ tại chùa Long Thọ Bình Dương chúng ta có thể đúc kết lại thiền phả truyền thừa của thiền sư Đạo Trung Thiện Hiếu người khai sơn Chùa Linh Sơn núi Bà Đen Tây Ninh như sau:

          Đời 35 Thiệt Diệu Liễu Quán 36 Tế Nhơn Hữu Bùi 37 Đại Quang Chí Thành 38 Đạo Trung Thiện Hiếu. 39 Tánh Hiền, 40 Hải Thiệp, 41 Thanh Thọ Phước Chí, 42 Trừng Tùng Chơn Thoại, 43 Tâm Hòa Chánh Khâm, 44 Nguyên Cơ Giác Phú v.v..

          Lưu ý: Năm 1744, Chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát muốn tổ chức lãnh thổ Đàng Trong thành một nước ngang hàng với Đàng Ngoài của vua Lê, chúa Trịnh nên đã cải cải tổ hành chánh và phát động phong trào di cư vào vùng đất mới Miền Nam đất đai trù phú, phì nhiêu của lưu vực sông Cửu Long và sông Đồng Nai. Hoà thượng Đại Quang Chí Thành cùng một số Tăng Sĩ đã dong buồm vượt biển theo dân di cư vào vùng đất Phương Nam để hoằng truyền Phật Pháp cho di dân nghèo khổ xa quê hương đến vùng đất lạ đã độ được nhiều đệ tử nổi danh và cá pháp tôn tiếp nối ngọn đèn pháp còn truyền sáng mãi đến nay tại Việt Nam, trong số đó có Thiền Sư Đạo Trung Thiện Hiếu còn gọi là " Tổ Đĩa"  đã khai sơn và trùng hưng 7 ngôi chùa: 1 Chùa Linh Sơn trên núi Bà Đen Tây Ninh 2 Chùa Hội Lâm Hốc Môn Gia Định 3 Chùa Bến Chùa ( Hốc Môn) 4 Chùa Long Hưng ( Thủ Dầu Một) 5 Chùa Hội Khánh ( Thủ Dầu Một) 6 Chùa Hội Sơn ( Thủ Đức) 7 Chùa Bửu An ( Bến Gỗ Biên Hoà).

          Đúng như lời người xưa đã ca tụng : “ Sanh tiền giáo huấn đắc nhân, vô tử nhi hữu tử Một hậu danh lưu tại thế, tuy vong giả bất vong ( Khi sống dạy dỗ được người, không có con như có con. Lúc mất danh lưu lại đời, tuy mất nhưng không mất.

          Thiền sư Đạo Trung Thiện Hiếu được mãi lưu danh là người có công hộ quốc an dân theo phong trào Nam tiến để mở rộng đất đai vùng đất Bình Dương, Sông Bé, Tây Ninh trong hoàn cảnh dỡ đất khai hoang ruộng nương  giúp dân vùng bưng đĩa canh tác nên được dân chúng gọi sư là Tổ Đĩa. Ngày 20 tháng 12 năm Kỷ Mùi 1800, thiền sư Đạo Trung Thiện Hiếu viên tịch tại chùa Hưng Long. Sau khi trà tì còn lại ngón tay trong tro tàn, Môn đồ tứ chúng lập tháp thờ ngài trong khuông chùa và hằng năm đều tưởng niệm kính lễ  một vị thiền sư thuộc pháp phái Liễu Quán tu hành liễu đạo đã có nhiều công lao khai sơn tạo tự và truyền bá chánh pháp rộng mở ở đất Phương Nam.

 

          Trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí có ghi: Tăng Ngộ tên là Nguyễn Chất người huyện Phước Lộc, phủ Tân An, tỉnh Gia Định. Năm 1806, Nguyễn Ngọc Ngộ phát nguyện xuất gia nhưng cha mẹ không cho, Cha của Ngài còn bảo: “Ta nghe nói, đức Phật là nhất thiết không hư, không có vật gì dính ở thân mình. Con muốn bỏ trần theo Phật thì hãy xuống bếp lấy tay cầm than lửa đem lên đây cho cha hút thuốc, cha mới tin là con có chân tâm phụng Phật”. Nghe cha nói vậy, Ngài xuống bếp lấy than lửa bỏ trên bàn tay mang lên, than cháy bỏng cả lòng bàn tay. Người cha cảm động, thấy ý chí mãnh liệt của con, đành phải cho con xuất gia đầu Phật.

          Ngài xuất gia ở chùa Vĩnh Quang, được ban pháp danh là  Tánh Thành dưới sự dẫn dắt của hai bậc cao tăng đương thời là: Hòa thượng Đạo Huệ  Huyền Quảng và Đạo Tứ Quảng Thanh. Không những tu hành hết sức tinh tấn, ngài Tánh Thành đã phát tâm làm một con đường từ Đông sang Tây dài ở trong làng bị bùn lầy, cây cối rậm rạp để người dân đi được thuận tiện, an toàn.

          Vào năm 1820, trong vùng Long An phát bệnh đậu mùa lan rộng, nhiều người chết. Cảm thương trước đại nạn, Thiền sư Tánh ThànhViên Ngộ lập đàn cầu kinh tiêu tai, giải ách, phát khởi mật nguyện chung thân tịnh cốc (không ăn suốt đời) cầu nguyện cho đại dịch tiêu tan, cầu cho quanh vùng được bình an và quả nhiên linh ứng nhiệm mầu.

          Đến năm Bính Ngọ 1846, thiền sư Tánh Thành viên tịch. Người dân trong vùng, cảm mếm đức hạnh và công lao của Ngài nên xây tháp thờ trong khuôn viên chùa Tôn Thạnh. Thiền sư Tánh Thành Viên Ngộ thuộc Thiền phái Lâm Tế, chi phái Liễu Quán đời thứ 39 với phả hệ như sau: Đời thứ 35Tổ Thiệt Diệu Liễu Quán , 36 Tế Nhơn Hữu Bùi, 37 Đại Bửu Ngọc Sâm, 38 Đạo Tứ Quảng Thanh,  39 Tánh Thành Viên Ngộ .

          Sự  truyền thừa thiền phái Liễu Quán đã hòa quyện cùng, thiền với thiền phát Trúc Lâm, thiền phái Nguyên Thiều và thiền phái Chúc Thánh đã làm cho thiền tông Lâm Tế phát triển mạnh và lan  toả khắp xứ Đàng Trong và ngày nay được lan truyền ra nhiều quốc gia trên thế giới kể từ khi người Việt đến định cư sinh sống. Tìm hiểu về nguồn cội tâm linh và sự truyền thừa Thiền Phái Liễu Quán để noi gương hành đạo chư Tổ giúp soi mình trong quá khứ, để trang nghiêm hiện tại và xây dựng tương lai. Hiểu rõ lịch sử văn hoá đạo pháp và dân tộc sẽ giúp thế hệ con cháu chúng ta ý thức rõ hơn về cội nguồn văn hoá Việt trao dồi nét đẹp đời sống tâm linh để làm đẹp cuộc sống mới nơi ta đang sinh sống. Thiền phái Liễu Quán đã được thiền sư Thích Thiên Ân và Thích Nhất Hạnh chính thức giảng dạy tại các giảng đường đại học Việt Nam và nhiều giảng đường trên thế giới để giới thiệu nét đẹp văn hóa Việt Nam cho người Tây Phương như là một phương thuốc lành mạnh, có đặc điểm trung tính hóa giữa hai trào lưu tư tưởng thủ cựu và nghinh tân. Nét đặc thù của thiền phái Liễu Quán đã dung thông được tư tưởng quá yếm thế của Lão Giáo và tư tưởng nhập thế nặng về lễ nghi của Khổng Giáo để cô động nét đẹp văn hóa tâm linh Việt Nam.

 

          Tạp Chí Khoa Học, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012) đã có lời nhận xét: “Thiền sư Liễu Quán đã trở thành người có công trong việc đưa Phật giáo xích gần thêm với văn hóa dân tộc, đặc biệt là ở lĩnh vực tín ngưỡng dân gian, góp phần quan trọng trong việc chấn hưng Phật giáo ở thế kỷ XVIII. Sự nghiệp của ông đã có ảnh hưởng rất sâu rộng trong quá trình phát triển của Phật giáo Việt Nam từ đó đến nay.”

          Đạo hạnh và đạo nghiệp của các đệ tử và các pháp tôn trong tôn môn Liễu Quán đã tỏa sáng, làm lợi ích cho nhiều thế hệ. Thiền phái Liễu Quán đã có sức sống mạnh mẽ, vững vàng không chỉ vì tôn chỉ, phương pháp thiết thực mà điều quan trọng là luôn hướng về dân tộc, đưa Phật giáo gần lại với con người Việt Nam, hòa vào văn hóa chung của dân tộc, góp phần xây dựng đạo pháp trường tồn với tôn chỉ " Cứu khổ ban vui" của đạo Phật làm an lạc cuộc đời.

          Để: "Tưởng nhớ ơn sâu mở đạo, ghi lòng nghĩa lớn truyền đăng". Chúng ta tìm đọc hành trạng của chư Tổ, noi gương tu tập và hoằng pháp của các danh Tăng Việt Nam để tiến lên lộ trình giải thoát là một trong muôn vàn cách biểu lộ tri ân đối với người đã dày công khai hóa và truyền thừa dòng thiền Liễu Quán ở đất Phương Nam.

 

Đầu Xuân Quý Mão 2023, tại chùa Hội Phước New Mexico

 Thích Thánh Minh

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/10/2023(Xem: 7700)
Như quý vị đã biết, trước bệnh tình nguy ngập của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, chúng tôi, những pháp lữ và những người học trò trực tiếp hay gián tiếp thọ nhận sự giáo huấn của Người, đã cố gắng trong một thời gian rất ngắn để thực hiện tập Kỷ Yếu này. Do hạn chế về thời gian, Kỷ Yếu chỉ là một tuyển tập đơn sơ gồm những sáng tác văn thơ, nhạc, họa, của chư Tôn Đức và văn thi hữu nhằm biểu lộ niềm tri ân đối với bậc Thầy lãnh đạo nòng cốt còn lại của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một học giả Phật học uyên thâm hiếm có của Phật giáo Việt Nam. Và cũng chính từ giới hạn đó, chúng tôi đã không kịp nhận được đầy đủ bài vở của chư Tôn Đức, văn thi hữu cùng quý Phật tử có lòng quý kính gửi dâng Hòa thượng Tuệ Sỹ.
24/03/2024(Xem: 246)
Từ năm 1990 thầy bổn sư (thầy thế phát xuất gia Hoà Thượng Thượng TRÍ hạ YÊN) dẫn chúng con vào Chùa Khánh Long Q4 TPHCM đê đầu y chỉ cầu pháp nơi Thầy (Ni Trưởng Thượng Tâm Hạ Hoa) để nương đức thầy ni tu học. 5 huynh đệ chúng con gồm: chị Tâm Như, Tâm Tuyền, Tâm Thành, Tâm Nguyện và con được gửi bên chùa Khánh Long, còn chị Chúc Diệu, Chúc Tánh gửi sang bên chùa Bồ Đề. Kể từ đó, Thầy đã che chở dạy dỗ dắt dìu cho chúng con. Lúc đó con được thầy nhờ cô Hạnh Minh có quen cô giáo dạy trường Khánh Hội giúp hồ sơ chuyển trường từ Ayunpa lên TP để cho con nhập học từ lớp 8 vào lớp 9.
16/02/2024(Xem: 758)
Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Tu, thế danh Nguyễn Tấn Hưng, sinh năm Nhâm Tuất (1921), tại xã An Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ngài là con thứ trong gia đình có 4 anh chị em; thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Thời, cụ bà là Trần Thị Thất.
07/02/2024(Xem: 1457)
Sớm mai Sư khép cửa tùng Thỏng đôi chân bước chập chùng sương đêm Bước chân không tiếng động thềm Tư duy cao viễn sáng viền nguyên tiêu. Cần gì nao ! kính chiếu yêu Bồ tát tâm Chẳng lụy điều phục tâm.
03/02/2024(Xem: 4508)
ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG húy thượng THẮNG hạ HOAN hiệu LONG HOAN - Tăng Trưởng Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất - Trưởng Ban Điều Hợp Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại - Chánh Văn Phòng Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTN Hoa Kỳ đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch vào lúc 6 giờ 50 sáng thứ Năm, ngày 25 tháng 01 năm 2024, (nhằm ngày Rằm tháng Chạp năm Quý Mão), tại Thành phố Santa Ana, Quận Cam, Tiểu bang California, Hoa Kỳ, thế thọ 97, hạ lạp 72. Tang lễ Đức Đại lão Hòa Thượng sẽ được long trọng cử hành tại Chùa Bát Nhã, 4717 W. First Street, Santa Ana, California 92703, U.S.A. - Lễ cung nghinh báo thân nhập kim quan lúc 10 giờ sáng thứ Tư, ngày 31 tháng 01 năm 2024 (nhằm ngày 21 tháng Chạp năm Quý Mão). - Lễ phụng tống kim quan trà tỳ lúc 6 giờ 30 sáng thứ Sáu, ngày 02 tháng 02 năm 2024 (nhằm ngày 23 tháng Chạp năm Quý Mão). Ngưỡng mong mười phương thường trụ Tăng-già nhất tâm cầu nguyện Giác Linh Đại Lão Hòa Thượng Cao Đăng Phật Quốc.
29/01/2024(Xem: 1441)
Xá lợi thiền sư Thích Nhất Hạnh được các tăng ni rước từ thiền đường Trăng Rằm sang thất Lắng Nghe trong khuôn viên chùa Từ Hiếu, sáng 29/1.
23/01/2024(Xem: 760)
Vào lúc 10 giờ ngày chủ nhật 21/01/2024, chùa Phổ Từ tọa lạc tại số 17327 Meekland Ave, thành phố Hayward, tiểu bang California đã trang nghiêm tổ chức Lễ Đại tường - tưởng niệm cố Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Thiền sư Thích Nhất Hạnh - nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ, học giả, sử gia và nhà hoạt động hòa bình, đã viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu, thành phố Huế, Việt Nam ngày 22 tháng 01 năm 2022. Nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với ân đức, tình thương cao rộng của Sư Ông Làng Mai qua nhiều năm giảng dạy thiền quán; với công trình trước tác, phiên dịch kinh sách to lớn; chùa Phổ Từ đã tổ chức Lễ tưởng niệm cố Thiền sư vào ngày 29/01/2022; ngày 30/01/2022; Lễ Chung thất - tưởng niệm vào ngày 13/3/2022; Lễ Tiểu tường - tưởng niệm vào ngày 07/01/2023 có đông chư Tôn đức Tăng, Ni và Phật tử tham dự.
07/01/2024(Xem: 21305)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
07/01/2024(Xem: 668)
Trong tận thâm tâm tôi, thầy Tuệ Sỹ là một vì sao sáng, một hiền nhân vô cùng tôn kính giữa nhân gian này. Tôi chưa từng diện kiến hay bái sư nhưng toàn tâm ý của tôi thì thầy là thầy tôi từ quá khứ xa xưa chứ chẳng phải chỉ mỗi kiếp này. Thế gian này, cụ thể nhất là với người Việt ta thì thầy là một biểu tượng của minh triết phương đông, một bậc Bồ tát “vô công dụng hạnh”. Thầy xuất thế, nhập thế với tất cả từ bi và đại dụng vì Phật pháp, vì dân tộc và vì nước non này. Thầy là một hiền sĩ phương đông với tất cả những đặc tính biểu trưng nhất và trọn vẹn nhất “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” và hơn thế nữa, trọn đời hy hiến cho sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567