Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Thích Phước Đường (1932-2017)

16/02/202306:57(Xem: 2564)
Hòa Thượng Thích Phước Đường (1932-2017)

ht phuoc duong-2
SƠ LƯỢC TIỂU SỬ
HÒA THƯỢNG THÍCH PHƯỚC ĐƯỜNG
(1932 Nhâm Thân – 2017 Đinh Dậu)

-       Thành viên Hội Đồng Chứng Minh GHPGVN
-       Ủy viên Hội Đồng Trị Sự GHPG Việt Nam
-       Chứng Minh Hội Phật tử Việt Nam  tại Pháp
-       Trú trì Thiền Viện Trúc Lâm – Paris – Cộng hòa Pháp

 

Hòa thượng thế danh là Hồ Đắc Chương, pháp danh Nguyên Minh, Đạo hiệu Thích Phước Đường, sinh ngày 01 tháng 01 năm 1932 (Nhâm Thân) tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên – Huế

Thân phụ là cụ Ông Hồ Đắc Phách và thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Cần, pháp danh Chúc Tín. Gia đình có 4 anh em trai, Hòa thượng là con thứ 2. Xuất thân trong gia đình danh tánh nỗi tiếng Hồ Đắc, có nề nếp, thấm nhuần đạo lý Phật đà, người anh cả là Hòa thượng Thích Thiện Châu (tức là Hồ Đắc Cư) đã sớm xuất gia học đạo với Cố Đại lão Thích Giác Nguyên – tọa chủ Tổ đình Tây Thiên - Huế. Trong dòng họ có 2 người Cô ruột là Cố Ni Trưởng Thích nữ Diệu Huệ và Thích Nữ Diệu Không là những vị Ni có công trong việc truyền bá chánh pháp về Ni giới tại miền Trung và miền Nam.

Nhờ ảnh hưởng sâu đậm của dòng họ có túc duyên với cửa Thiền như thế, nên năm 1958  (27 tuổi), duyên lành chớm nở, được sự hướng dẫn và theo bước chân của người anh ruột là Hòa thượng Thích Thiện Châu lúc bấy giờ là giảng sư của các tỉnh hội Phật giáo Trung Phần hướng dẫn đến Nha Trang đãnh lễ Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ lúc bấy giờ là Giám Đốc Phật học Viện Hải Đức – Nha Trang làm Bổn sư, xin xuất gia và được Hòa thượng chấp thuận. Từ đó Hòa thượng được nhập chúng tu học với sự giảng dạy của Quý Trưởng lão Hòa thượng Thiện Siêu, Trí Thủ, Trí Nghiêm, Phúc Hộ, Đổng Minh v.v…

Với tính ôn hòa, biết kính trên nhường dưới nên được thầy thương, bạn mến, chuyên cần với hai thời khóa công phu theo nếp sống thiền môn và quy tắc sinh hoạt của Phật Học viện đề ra, năm 1962 Hòa thượng được Bổn sư cho thọ Sa di giới. Sau 2 năm hành Sa di, công đức đầy đủ, đến năm 1964 Hòa thượng được thọ cụ túc giới tại Đại Giới Đàn Quảng Đức tổ chức tại Việt Nam Quốc Tự, do Đức Đệ  Nhất Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất - Trưởng lão Thích Tịnh Khiết làm đàn đầu Hòa thượng.

Năm 1969 Hòa thượng được Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ Giám đốc Phật Học Viện Nha Trang cử làm Trú Trì chùa Phước Điền, cạnh Phật học viện Hải Đức - Nha Trang.

Khi kinh tế của Học viện Hải Đức – Nha Trang có phần bị giảm sút, Hòa thượng Thích Đổng Minh, Giám đốc hảng vị trai lá Bồ Đề cử Hòa thượng đảm trách vai trò Phó Giám Đốc kiêm Thủ quỷ, Ủy viên chuyên lo đời sống cho công nhân hảng vị trai lá Bồ Đề tại Nha trang từ 1976 đến 1980.

Do Thiền viện Trúc Lâm ở Pháp, Phật sự ngày càng đa dạng, nên Hòa thượng Thích Thiện Châu với vai trò Trú trì đã xin với Giáo Hội và chính phủ Việt Nam – Pháp mời Hòa thượng sang để phụ giúp công việc từ năm 1980 cho đến ngày viên tịch.

Sau khi Hòa thượng Thích Thiện Châu viên tịch, năm 1998, Hòa thượng kế nhiệm ngôi vị Trú trì Thiền viện Trúc Lâm để hướng dẫn tinh thần cho Hội Phật tử Trúc Lâm và trông coi các Phật sự.

Tại Đại Hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI (2007 – 2012) tổ chức tại Hà Nội, Hòa thượng được tấn phong giáo phẩm Hòa thượng và suy cử Hòa thượng vào Ủy viên Hội Đồng Trị sự GHPGVN đặc trách Phật tử tại Châu Âu.

Đại Hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII (2017 – 2022) sắp tổ chức tại Hà Nội vào hạ tuần tháng 11/2017, Hòa thượng đã đặt vé cho chuyến về tham dự Đại Hội và thăm quê hương. Nhưng than ôi! Sự vô thương tấn tốc làm cho thân tứ đại của Hòa thượng  không trụ lại với thế gian lâu hơn nữa. Sau cơn bệnh nhẹ, Hòa thượng đã xã báo thân vào lúc 18h55 phút ngày 12/7/2017 (nhằm ngày Vía Bồ Tát Quán Thế Âm 19/6/ Đinh Dậu, PL 2561) tại Pháp, hưởng thọ 86 năm với 54 mùa hạ lạp.

Vẫn biết sanh tử là lẽ thường, nhưng sự ra đi của Hòa thượng là nỗi trống vắng cho Thiền Viện Trúc Lâm, Hội Phật tử Việt Nam tại Pháp và Châu Âu.

Nam mô Lâm tế tông tứ thập tứ thế, Pháp quốc Trúc Lâm Thiền viện Trú Trì, sung Hội Đồng Trị sự GHPG VN Ủy viên húy thượng Nguyên hạ Minh tự Phước Đường Hồ Đắc Công Hòa thượng Giác linh thùy từ chứng giám.




ht phuoc duongKính mời xem tiếp
https://quangduc.com/a74919/cong-trinh-giang-day-phat-phap-cua-hoa-thuong-thich-thien-chau







 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 4878)
Cuộc đời xuất gia của Tổ Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động sôi nổi, tích cực. Ngoài các mùa kết hạ tại các am núi hay các chùa, thời gian còn lại Ngài thường đi vân du hoằng hoá đây đó. Năm 1304, “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ [đền miếu thờ các thần sằng bậy] và thực hành giáo lý Thập thiện”. Ngài muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật, góp phần củng cố triều đại thời hoàng kim của mình. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (tức 7 – XII - 1258). Năm 21 tuổi (1279), Ngài lên ngôi vua, trải qua hai niên hiệu là Thái Bảo và Trùng Hưng.
10/08/2011(Xem: 6213)
Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
10/08/2011(Xem: 5756)
Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).
10/08/2011(Xem: 5050)
Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.
10/08/2011(Xem: 5990)
Về cuộc đời và sự nghiệp lịch sử, giải thoát của vua Trần Nhân Tông, đã có nhiều công trình biên khảo: Trần Nhân Tông, thiền sư Việt Nam; Trần Nhân Tông, nhà văn hóa; Trần Nhân Tông, nhà thơ; Trần Nhân Tông, nhà quân sự; Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo lỗi lạc; Trần Nhân Tông, nhà tư tưởng... Trong bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu về Tiểu sử, sở đắc giải thoát và Tư tưởng Phật học của Người.
10/08/2011(Xem: 5500)
Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.
09/08/2011(Xem: 5322)
Gần đến kỷ niệm 700 năm ngày mất của vua Trần Nhân Tông, chúng ta vẫn phải đặt những câu hỏi về tuổi tác, về trách nhiệm, về kế lâu dài, về sự tự do và tự trọng của các cá nhân trong xã hội…
09/08/2011(Xem: 4867)
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
09/08/2011(Xem: 5122)
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sau khi khoác tăng bào ở tuổi 40 đã chu du khắp nơi để thuyết pháp, giảng kinh, khuyên dân chúng giữ gìn mười điều lành, và từng trở về kinh đô Thăng Long tổ chức lễ thụ Bồ tát giới cho vua Trần Anh Tông và quan lại triều đình.
09/08/2011(Xem: 5447)
'Vậy là đã 700 năm, 7 thế kỷ trôi qua từ khi Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông viên tịch, thể nhập vào niết bàn an nhiên tự tại. Cả dân tộc Việt Nam đều được biết đến Ngài là một bậc quân vương anh minh của đất nước Đại Việt, mà cũng là một vị Sơ Tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Nói đúng hơn, Ngài là một vị “Vua Phật” của Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]