Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trường Thi Thành Kính Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Như Minh, Trụ Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, California, Hoa Kỳ

06/08/202206:35(Xem: 1344)
Trường Thi Thành Kính Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Như Minh, Trụ Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, California, Hoa Kỳ
day 2-ht nhu minh-le tang (5)

TRƯỜNG THI
THÀNH KÍNH TƯỞNG NIỆM HÒA THƯỢNG
TÂN VIÊN TỊCH THÍCH NHƯ MINH
(1954-2022)


1.
Hai mươi bảy tháng sáu (27-06) nhằm năm Giáp Ngọ
Một chín năm tư (1954) tổ quốc phân tranh
Huỳnh Phác sinh trong gia đình thuần thành
Cụ ông Huỳnh Ất, Mẹ Lê Thị Xịch 
2.
Nha Trang cát trắng biển dài xanh biếc
Dân tình hiền hòa biết sống an vui
Thuyền chài đánh cá cơm kho mặn mòi
Duy nhà họ Huỳnh ăn chay niệm Phật 
3.
Thơ ấu sống trong yêu thương đùm bọc
Lớp đầu tiểu học cậu bé vừa xong
Cha mẹ dọn nhà về tỉnh Daknong
Vốn là Quảng Đức cao nguyên huyền hoặc 
4.
Ngôi nhà vách gỗ ở xã Sùng Đức
Mái lợp lá rừng tạm trú bước đầu 
Gia đình chuyển tới nhà mới năm sau
Nơi xã Kiến Tín an cư lập nghiệp 
5.
Gần đó nằm trên triền đồi xinh đẹp
Là Liên Hoa tự Hòa Thượng Trí Huy
Khai sơn Pháp Hoa kiến lập trú trì
Thân phụ quy y trở thành hộ Pháp 
6.
Theo chân phụ mẫu đến chùa lễ Phật
Nhờ duyên thân cận được Hòa Thượng thương
Dẫn dắt hiếu tử vào chốn thiền môn
Đi theo con đường lý tưởng Phật Giáo 
7.
Ất Tỵ sáu lăm (1965) chín mùi duyên Đạo
Trí Huy Hòa Thượng Chơn Bích Đạo Liên
Nhận làm đệ tử xuất gia duyên lành
Cho Ngài pháp danh Như Minh từ đó 
8.
Đinh Mùi sáu bảy (1967) Bổn Sư thế độ
Làm lễ thế phát vào dòng Tào Khê
Hai năm tu hành tinh tấn sớm khuya
Chú tiểu có Phật chứng tri chí nguyện 
9.
Quan Âm Thành Đạo Kỷ Dậu sáu chín (1969)
Được giới Sa Di trong lễ vía này
Nửa năm sau đó đã thọ tang Thầy
Chiều mồng một Tết buồn thay Canh Tuất 
10.
Một chín bảy mươi (1970) xong đệ nhất cấp 
Giã từ Trung Học Quảng Đức chuyển trường 
Hòa Thượng Quang Huy Sắc tứ Khải Đoan
Cho Thầy nhập chúng tiếp tục đi học 
11.
Một chín bảy bốn (1974) Tú tài hoàn tất
Theo học Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn
Đại Học Văn Khoa kèm khoa Triết Đông
Được lòng Minh Châu Hòa Thượng Viện Trưởng 
12.
Một chín bảy lăm (1975) y giáo Hòa Thượng
Phật Học Vạn Hạnh, chuyển Thư viện về
Bính Thìn (01-1977) Thầy thọ Đại giới Tỳ kheo
Pháp danh Nguyên Không Giới đàn Quảng Đức 
13.
Viện Trưởng Minh Châu Bổn Sư phú pháp
Đàn chủ Trưởng Lão Trí Thủ Tôn Sư
Hành Trụ Đầu đàn, Đôn Hậu Yết ma
Giáo thọ có Ôn Thiện Tường, Mật Hiển 
14.
Thời thế đổi thay thối thất tâm nguyện
Nhiều vị hoàn tục song Thầy chẳng buông
Ni Sư Trí Hải giúp đỡ hết lòng
Lo dịch Kinh sách, giao Thầy Thư viện
15.
Tham vấn học đạo nghiên cứu kinh điển 
Tinh tấn hành trì giới luật oai nghi
Thư viện Vạn Hạnh ngoài Thủ thư thì
Thầy được quý Ôn dạy nội ngoại điển 
16.
Là một trong sáu thành viên Học Viện
Thầy được Viện Trưởng dạy Trung Bộ Kinh
Cổ ngữ Pali, Phật Pháp tiếng Anh
Hòa Thượng Trí Siêu (Lê Mạnh Thát) dạy môn Phạn ngữ 
17.
Còn Ôn Tuệ Sỹ thì dạy Phật học
Chương trình kéo dài đến Xuân tám tư (1984)
Hoằng pháp lợi sanh chí nguyện của Sư
Dưỡng tâm Bồ đề Từ Bi Trí Tuệ 
18.
Tinh tấn tu học Kinh tạng Nguyên thủy
Cùng Kinh Đại thừa như là Pháp Hoa
Niết Bàn, Hoa Nghiêm, Kim Cang, Lăng Già 
Tự lợi lợi tha nghe lời chư Tổ 
19.
Tân Dậu tám mốt (1981) được làm Giáo thọ
Dạy tiếng Pali tại Chùa Ấn Quang
Cho Tăng Ni sinh Trung cấp của trường
Sơ cấp Phật học tại Chùa Giác Ngộ 
20.
Viện Trưởng dạy Thầy đảm trách chức vụ
Phật Học Vạn Hạnh Quản sự trùng tu 
Một chín tám chín (1989) vâng lời Tôn Sư
Xây cổng Tam quan Thiền Viện Vạn Hạnh 
21.
Kiêm Thư viện trưởng phụ trách Thư viện
Học Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
Thầy giữ chức vụ suốt mười hai năm (1989-2001) 
In sách Phật học, lịch sử Phật giáo 
22.
Một chín chín mươi (1990) vâng lời chỉ đạo
Xây tòa nhà Tổ giảng đường Vạn Hạnh
Qua năm chín hai (1992) cũng tại Thiền Viện
Thầy đã tôn tạo dựng tháp Pháp Lạc 
23.
Chín ba-chín lăm (1993-1995) tốt nghiệp Mỹ Quốc
Đại học Sư Phạm Thầy đã theo ngành
Chín sáu-hai ngàn (1996-2000) lại tốt nghiệp thêm
Khoa Quốc tế học Đại học Khoa Học 
24.
Một chín chín bảy-hai ngàn lẻ một (1997-2001)
Thầy là giáo sư Sanskrit Phạn môn
Khóa IV Học Viện Phật Giáo Sài Gòn
Để Tăng Ni sinh tham khảo Kinh giáo 
25.
Là Phó trưởng ban kiêm chức chỉ đạo
Xây Tòa Học Viện Phật Giáo Việt Nam
Tại nơi Thiền Viện Vạn Hạnh cùng năm
Một chín chín bảy (1997) ân triêm công đức 
26.
Lãnh bằng Tiến sĩ hai ngàn lẻ một (2001)
Trường Pacific Đại học Western (Mỹ Quốc)
Luận án “Buddhist literature"
Dựa theo biên tập Thư Viện Vạn Hạnh (1964-1999) 
27.
Hai ngàn lẻ một (2001) nhân duyên đã đến
Hội chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam
Hòa Thượng Mãn Giác bảo lãnh Thầy sang
Định cư Mỹ Quốc hoằng pháp hải ngoại
28.
Hai ngàn lẻ hai (2002) Thầy vâng lời dạy
Được Ngài Hội chủ tấn phong Trú trì
Chùa Việt Nam Los Angeles Cali
Là ngôi chùa Việt đầu tiên đất Mỹ
29.
Một chín bảy lăm (1975) gần nửa thế kỷ
Hòa Thượng Thiên Ân sáng lập chùa này
Hội chủ Mãn Giác Trú trì thứ hai
Giờ đây Đại Đức Như Minh thừa kế
30.
Hai ngàn lẻ ba (2003) tổ chức Đại lễ
Kỷ niệm kính mừng Phật Giáo Việt Nam 
Bốn mươi năm dài nhập cuộc dấn thân
Tại nam Cali Quận Cam Mỹ Quốc
31.
Hai ngàn lẻ sáu (2006) Thầy được thay mặt
Hoa Kỳ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam
Đến Phật Quang Sơn tham dự liên hoan
Đại Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (WFB, lần thứ 23)
32.
Hai ngàn lẻ bảy (2007) Thầy được mời gọi
Vào ban tổ chức Phật Đản Hoa Kỳ
Cộng đồng Phật Giáo miền nam Cali
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
33.
Thầy được đảm nhiệm Phó ban tổ chức 
Đặc trách giới Tăng Ni trẻ Việt Nam
Giữ cương vị đến hai ngàn mười lăm (2015)
Suốt gần mười năm tận tâm đắc lực
34.
Hai ngàn lẻ tám (2008) Thầy đã nhậm chức 
Chủ tịch Hiệp hội VUBC (Vietnamese United Buddhist Churches)
Lãnh đạo tinh thần, cố vấn Trú trì
Thượng Tọa Đức Trí của Chùa Tam Bảo
35.
Phát nguyện tôn tạo Quan Âm tượng hảo
Hai trăm mười tấn 59 feet cao
Tại Chùa Tam Bảo thành phố Tulsa
Tiểu bang Oklahoma Mỹ Quốc
36.
Năm hai ngàn mười (2010) cùng chư Tôn Đức
Thầy tham dự Lễ khởi công dựng lên
Phật Đản hai ngàn mười ba (2013, PL 2557) khánh thành
Tôn tượng Quan Âm trang nghiêm tuyệt hảo
37.
Hai ngàn lẻ tám (2008) mở mang hóa đạo
Lập ra trang Web Chuaphatgiaovietnam.com
Tập san Nghiên cứu Phật học được đăng Số bốn mươi bảy (47) nhân Lễ Vesak (2021)
38.
Hai ngàn mười hai (2012) trách nhiệm không ngớt
Quốc tế Thiền viện (IBMC) thành phố L.A. (Los Angeles)
Sáng lập bởi Ngài Thiên Ân trước đây (1970)
Mời Thầy đảm nhiệm chức Phó Chủ tịch
39.
Cũng trong năm ấy (2012) Thầy đã có dịp
Bay qua Hàn Quốc tham dự Giới đàn
Ba vạn Bồ tát Giới tử phát tâm
Đại Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (WFB)
40.
Hai ngàn mười ba (2013) ngày vui đã tới
Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Thủ Tâm Châu
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam toàn cầu
Tấn phong Thượng Tọa Như Minh Hòa Thượng
41.
Cũng trong năm này Hòa Thượng khai sáng
Đồng kiêm Viện Trưởng Thiền Viện Thích Thiên Ân
Tại Atlanta Georgia Tiểu bang
Thienvienthichthienan.com là trang Web
42.
Hai ngàn mười bốn (2014) Tôn tượng về kịp
Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni bằng đồng
A Di Đà Phật bằng gỗ thờ trong
Ngôi Chùa Việt Nam trang nghiêm Chánh điện
43.
Hai ngàn mười bốn (2014) hai ngàn mười chín (2019)
Hòa Thượng Tiến sĩ Kyuse Enshinjoh 
Vị sáng lập ra Thượng đỉnh Phật giáo Toàn cầu 
(Buddhist Summit World Buddhist)
Đã mời Thầy viết thông điệp chúc mừng Đại Hội
(Khánh thành viện Nalanda Mahavihara )
44.
Hai ngàn mười lăm (2015) mực còn nóng hổi
Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh
Từ bản Hán Phạn dịch xong hoàn thành
Trưởng lão Hòa Thượng Tâm Châu đề tựa
45.
Cùng năm Thầy viết thông điệp dòng chữ
Chúc mừng Phật Giáo Hội Họp lần đầu
(The Organization of the first Buddhist Conference)
Tại Tòa Nhà Trắng Mỹ Quốc White House
Nhằm ngày mười bốn tháng năm năm đó (2015)
46.
Ất Mùi (2015) cũng là một năm đáng nhớ
Hòa Thượng long trọng tổ chức trang nghiêm
Kỷ niệm bốn mươi năm Hoằng Pháp, hình thành
Chùa Việt Nam, Báo chí Phật Giáo hải ngoại
47.
Hai ngàn mười sáu (2016) Ngài lại phát nguyện 
Tôn tạo Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca 
Nặng mười tám tấn bằng đá trắng ngà
Để an vị tại Trúc Lâm Tu viện (Atlanta)
48.
Đồng thời Ngài cũng thành tâm phát nguyện 
Kiến tạo trang nghiêm Thích Ca Phật đài 
Tại ngôi Thiền viện Thích Thiên Ân, ơn Thầy
Đã sáng lập Chùa Việt Nam Mỹ Quốc
49.
Hai ngàn mười tám (2018) ngày lành tháng tốt
Ngài trùng tu lại Thiền Viện Thích Thiên Ân
Buổi Lễ khánh thành Tứ chúng hân hoan
Hòa Thượng tạo dựng môi trường an lạc
50.
Đầu năm Kỷ Hợi (2019) Ngài cùng chư Tăng thành lập 
Vietnam America Fellowship Buddhist Sangha (VAFB)
Giáo Hội Phật Giáo Liên Hữu Mỹ Việt, tên Việt là
Đại Hội nhiệm kỳ I (2020-2024) được long trọng tổ chức
51.
Gần xa tề tựu về, chư Tăng Ni Tôn Đức
Tại Arena Anaheim Convention Center
Lễ Thành Đạo, Diệu Pháp Liên Hoa Pháp hội Đại thừa
Triển lãm 45 năm Phật Giáo Việt Nam tại Hoa kỳ Hải ngoại
52.
Hình ảnh các chùa Việt Nam làm ký ức sống lại
Từ những tháng ngày đầu bươn trải lưu vong
Chư Tôn Đức cùng Phật tử bền chí đồng lòng
Xây dựng lên những "mái chùa che chở hồn dân tộc"
53.
Tám mươi bức tranh đậm chất thiền thủy mạc 
Cho khách thưởng ngoạn phút tĩnh lặng lạc an
Những ca khúc Đại nhạc hội Ánh Đạo Vàng
Thôi thúc lòng người con Phật dấn thân phụng sự
54.
Cũng năm này (2019) nhân duyên đạo rộng mở
Vía Địa Tạng Ngài trở gót lên đường
Về Việt Nam đảnh lễ chư Đại Tăng
Thiền Sư Nhất Hạnh, Hòa Thượng giáo phẩm Huế
55.
Cùng chư Tăng Thiền Viện Vạn Hạnh cử hành lễ 
Tại thành phố Huế, rót đồng đúc Đại hồng chung 
Cầu nguyện Hòa Bình Thế Giới, Phật Giáo trường tồn
Thiền viện Thích Thiên Ân, nơi chuông sẽ an vị 
56.
Hai ngàn hai mươi (2020) Tứ chúng đồng hoan hỷ
Đại hồng chung hai tấn rưỡi về đến Chùa nhà
Thiền viện Thích Thiên Ân tại thành phố Atlanta
Mười lăm tháng tám, khai chung cầu nguyện thế giới hòa bình hết dịch bệnh
57.
Giao thừa và đầu năm mới (2021) tại Thiền Viện 
Chư Tăng Ni tổ chức Lễ thỉnh Đại hồng chung 
Cầu an thế giới muôn loài mười phương tận cùng
Lần đầu tiên chuông vọng hư không pháp giới
58.
Tháng Giêng hai ngàn hăm mốt (2021) trong sự mong đợi
Hòa Thượng sáng lập Thư Viện Phật Giáo Huyền Không
Tại Chùa Việt Nam theo di nguyện để tưởng nhớ tri ơn
Thiền Sư Huyền Không tức Cố Hội Chủ Thích Mãn Giác
59.
Ngày mười tháng ba hai ngàn hăm mốt (2021-03-10)
Chính thức khai mạc tại Chùa Việt Nam
Mừng chương trình Vi Diệu Pháp Media
Ngài nói "hoằng Pháp là Tăng Già sứ mệnh"
60.
Ni Sư Thích Nữ Giới Hương Trú trì Chùa Hương Sen hân hạnh
Mở đầu chương trình bằng đọc và thuyết giảng Kinh Hoa Nghiêm
Gọi đầy đủ là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh
Nói lên lý trùng trùng duyên khởi và tâm cầu Pháp của Thiện Tài Đồng Tử
61.
Đầu năm hai ngàn hăm hai (2022) Ngài qua Atlanta dự
Thỉnh Đại hồng chung cầu nguyện cho thế giới hòa bình
Hòa Thượng nói với quý Thầy Cô trẻ năm sau thay phiên
Dự tri thời chí, Ngài biết duyên trần chẳng còn lâu nữa
62.
Hai mươi chín tháng năm (29-05-2022) tuy bệnh, Ngài còn qua dự
Đại Lễ Phật Đản ở Chùa Hương Sen Riverside
Nhờ Ni Sư dịch ra tiếng Anh Tiểu sử của Thầy
Pháp Ngữ và Tinh Hoa Kinh Hoa Nghiêm Ngài hoan hỷ viết đề tựa 
63.
Ngược dòng thời gian trở về quá khứ
Hai ngàn mười lăm (2015) khám phá ung thư
Tuyến bạch huyết cầu, bệnh đến bất ngờ
Sứ mạng dở dang Ngài chưa đi được
64.
Tín tâm Tam Bảo kiên cường vững chắc
Ngài đã vượt qua, khắc phục bệnh tình
Phật Pháp nhiệm màu, tin điều khó tin
Sức khỏe phục hồi, tâm nguyện thành tựu
65.
Hai câu thơ của Trúc Lâm Sơ Tổ, Ngài Tuệ Sỹ nhắc nhở:
"Cảm đức từ bi, để nhiều kiếp nguyền cho thân cận 
Đội ơn cứu độ, nát muôn thân thà chịu đắng cay"
Khi đến thăm Ngài ở trại tù, Đại Đức Như Minh hằng ghi nhớ
66. 
Hòa Thượng khắc ghi trong lòng, sống để phụng sự
Dù bệnh khổ, Ngài nhẫn chịu, chẳng từ nan
Suốt một đời nói ít làm nhiều, luôn hòa nhan
Những việc phải làm đã làm xong, còn gì lưu luyến
67.
Từ khi là chú tiểu cho đến Hòa Thượng, hết lòng phụng hiến
Với chư Phật, Ngài quy y, lễ kính, lập Chùa, dựng Tháp, tạo tôn tượng trang nghiêm
Với Phật Pháp, Ngài không ngừng học hỏi, dịch Kinh sách, dạy học và trùng tuyên
Với chư Đại Bồ Tát Hiền Thánh Tăng, chư Tổ, Bổn Sư, Ngài quy kính, noi gương, phụng sự, bảo trợ Tăng Ni trẻ
68.
Hai mươi năm hoằng pháp tại Hoa Kỳ không ngừng nghỉ
Ngài nối vòng tay lớn, không chỉ giới hạn trong Phật Giáo Việt Nam
Đảm trách nhiều chức vụ, dù thân bệnh, Ngài hết lòng, cương quyết, chẳng từ nan
Qua thân giáo, khẩu giáo, Ngài là tấm gương sáng cho hậu thế và hiện tại 
69.
Từ đầu năm hai ngàn hai mươi hai (2022) cảm thân tứ đại
Mỏi mệt thể xác, sức khỏe xuống dần
Cuối tháng sáu Ngài nhập viện, chẳng màng uống ăn
Tứ chúng hoang mang âm thầm cầu nguyện
70.
Tháng mười năm hai ngàn mười lăm (2015) khi bắt đầu làm hóa trị tại bệnh viện
Ngài đã viết hồi ký như tự truyện "Nước Chảy Mây Trôi" 
Kể lại quá khứ từ lúc sanh cho đến hiện tại suốt một đời
Mới biết Hòa Thượng ngoài đạo tâm phụng sự còn là người tình cảm, lân mẫn
71.
Tâm hồn nghệ sĩ, yêu cỏ cây hoa lá, yêu quê hương, tình bạn
Cả loài vật, cảm thấy gắn bó rồi buồn hụt hẫng khi nai con gần nhà bỏ đi
Theo Ni Sư Trí Hải cứu trợ đồng bào năm một chín bảy lăm (1975) khi tiếng bom đạn gần kề
Yêu tiếng vượn hót chim ca, rừng thông vi vu gió và tiếng róc rách của con suối nhỏ 
72.
Thích dẫn em gái theo triền đồi vào khu rẫy trồng dưa, bí ngô, bí đao, để ngắm sương mai trên chồi nụ
Thích cùng đám bạn dạo bờ sông ngắm đàn bò nhởn nhơ gặm cỏ trên thảm màu mạ xanh
Thích theo Mẹ gồng gánh đường muối vào buôn thượng đổi lấy gạo bắp, chôm chôm rừng, đêm về ru ngủ bằng tiếng cồng chiêng
Thích về nhà ngoại có vườn ổi xoài cam bưởi, trưa hè nằm võng đong đưa, êm ả đọc bài thơ "Em Mơ Xứ Huế"
73.
Rồi khi xuất gia học Đạo, tình cảm biến thành Bi Trí Hạnh Nguyện không ngừng nghỉ
Sau năm mươi bảy năm (1965-2022) tận tụy vì Đạo Pháp nhiệm mầu
"Tâm tôi đã tĩnh lặng, nhất tâm thiền định từ nay về sau
Là bút tích sau cùng của Ngài Nguyên Không, Như Minh Hòa Thượng

ht-nhu-minh-but tich
74.
Không giờ hai mươi phút (00:20) nửa đêm mười chín tháng bảy (2022-07-19) trăng tròn sáng
Nhằm ngày hai mươi mốt tháng sáu âm lịch năm Nhâm Dần
Đại Phương Hòa Thượng đã thâu thần viên tịch, trực chỉ Lạc Bang
Trọn đời y giáo lời Ôn Minh Châu nhắc nhở: "Hãy thừa tự Pháp, đừng thừa tự tài vật" (*) 
75.
Giáp Ngọ Nha Trang sinh bậc hiền
Liên Hoa Quảng Đức kết lành duyên
Xuất gia Ất Tỵ Pháp Hoa trú
Thọ giới Bính Thìn Thích tử nguyền
Vạn Hạnh dịch Kinh xây tháp viện
Thiên Ân tạo tượng pháp trùng tuyên
Như Minh Hòa Thượng Đạo phụng hiến
Lìa huyễn Nguyên Không Đức mãi truyền.


Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh tông,
Trú trì Chùa Việt Nam Los Angeles,
Viện trưởng Thiền viện Thích Thiên Ân Atlanta,
Chủ tịch Giáo Hội Phật Giáo Liên Hữu Mỹ-Việt,
Húy thượng Nguyên hạ Không tự Như Minh hiệu Đại Phương Hòa Thượng, 
Sinh ngày 27 tháng 6 năm 1954 (Giáp Ngọ),
Viên tịch tại Chùa Việt Nam, Los Angeles, vào lúc 00:20 ngày 19 tháng 7 năm 2022 
(21 tháng 6 âm lịch năm Nhâm Dần), trụ thế 69, 45 hạ lạp.


2022-08-05 (Mộng Lệ An)
Nghiệp Huân Dương PD Niệm Đức 


(*) Kinh Thừa Tự Pháp, Dhammadayadasutta, Trung Bộ Kinh tập I kinh số 3



***



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2011(Xem: 7150)
Ngài họ Nguyễn húy là Hữu Kê, dòng họ của Đại thần Nguyễn Trãi. Nguyên quán thuộc Tông sơn Gia miêu Ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa. Ngài thọ sanh năm Nhâm Tý (1912), tại làng Nguyệt Biều, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Vốn thọ sanh trong gia đình vọng tộc, quý phái, thích lý luận Nguyễn Hữu Độ.
24/06/2011(Xem: 4195)
Ngài Mật Thể, pháp danh Tâm Nhất, pháp tự Mật Thể, tên thật là Nguyễn Hữu Kê, sinh năm 1912 ở làng Nguyệt Biều, quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Chánh quán huyện Tống Sơn, Gia Miêu ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa, thuộc dòng Thích Lý của Cụ Nguyễn Hữu Độ. Gia đình Ngài qui hướng đạo Phật, cụ thân sinh và người anh ruột đều xuất gia.
23/06/2011(Xem: 4825)
Đọc Thánh Đăng Ngữ Lục, do Sa môn Tánh Quảng, Thích Điều Điều đề tựa trùng khắc, tái bản năm 1750, ta thấy đời Trần có năm nhà vua ngoài việc chăn dân, họ còn học Phật, tu tập và đạt được yếu chỉ của thiền, như vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông và Trần Minh Tông. Và sự chứng ngộ của các Thiền sư đời Trần thì không thấy đề cập ở sách ấy, hoặc có đề cập ở những tư liệu khác mà hiện nay ta chưa phát hiện được, hoặc phát hiện thì cũng phải tra cứu và luận chứng dài dòng rồi mới kết đoán ra được.
23/06/2011(Xem: 5591)
Đọc sử Phật giáo Việt Nam, hẳn chúng ta đều biết nước mình có một ông vua đi tu ngộ đạo, đó là vua Trần Nhân Tông. Ngài làm vua trong thời gian nước nhà đang bị quân Mông Cổ đem đại quân sang xâm lấn nước ta lần thứ ba.
22/06/2011(Xem: 6198)
Trong sáu thập niên qua, TIME đã không ngừng ghi chép lại những vinh quang cùng khổ nhọc của Á châu. Trong số đặc biệt kỷ niệm thường niên hôm nay, chúng tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng của mình đến những nhân vật nổi bật đã góp phần vào việc hình thành nên thời đại chúng ta. Những thập niên xáo động nhất của một lục địa đông dân nhất trên trái đất này đã sản sinh ra hàng loạt những nhân vật kiệt xuất. Trong sáu mươi năm qua, kể từ khi TIME bắt đầu cho xuất bản ấn bản Á Châu, chúng tôi đã có cái đặc ân là được gặp gỡ đa số những nhân vật ngoại hạng này –theo dấu cuộc vận động hay trên chiến trường, trong phòng hội hay trong phòng thí nghiệm, tại cơ sở sản xuất hay tại phim trường.
16/06/2011(Xem: 3811)
Tôi có duyên lành gặp được ngài một lần khi ngài đến thăm Hòa thượng chùa Đông Hưng, bổn sư của tôi, cũng là y chỉ sư của Hòa thượng Quảng Thạc, một để tử xuất gia của ngài khi còn ở đất Bắc. Cung cách khiêm cung, ngài cùng Hòa thượng tôi đàm đạo về quá trình tu tập cũng như Phật học, hai ngài đã rất tâm đắc về chí nguyện giải thoát và cùng nhau kết luận một câu nói để đời : “Mục đích tu hành không phải để làm chính trị”. Cũng câu nói này, khi chia tay chư tăng miền Nam, ngài đã phát biểu với hàng pháp lữ Tăng ni đưa tiễn. Khi sưu tập tư liệu về cuộc đời của ngài, tôi may mắn gặp được các bậc tri thức cao đồ của ngài kể lại. Nay, nhân có cuộc hội thảo về phong trào chấn hưng Phật giáo miền Bắc và công hạnh của ngài, tôi xin được góp thêm đôi điều.
14/06/2011(Xem: 5243)
Thiền sư PHÁP THUẬN (Bính Tý 918): Thiền sư đời Tiền Lê, thuộc dòng thiền Tỳ-Ni-Đa-Lưu Chi, không rõ gốc gác quê quán và tên thật, chỉ biết rằng Sư họ Đỗ, xuất gia từ thuở nhỏ ở chùa Cổ Sơn (Thanh Hóa), sau theo học đạo Thiền sư Phù Trì ở chùa Long Thọ, nổi tiếng là uyên thâm đức độ. Tương truyền rằng chính Sư đã dùng nghệ thuật phù sấm, làm cố vấn giúp vua Lê Đại Hành nắm quyền bính, dẹp yên được hỗn loạn trong triều cuối đời nhà Đinh, được vua Lê vô cùng trọng vọng. Năm 990 niên hiệu Hưng Thống thứ 2, Sư không bệnh mà viên tịch, thọ 76 tuổi, để lại cho đời các tác phẩm: “Bồ Tát sám hối văn”, “Thơ tiếp Lý Giác”, và một bài kệ.
14/06/2011(Xem: 5318)
• Thiền sư Chân Không(Bính Tuất -1046): Sư họVương, thế danh Hải Thiềm, quê quán ở làng Phù Đổng (nay là Tiên Sơn-Bắc Ninh), xuất thân trong một gia đình quý tộc. Lúc thân mẫu của ông mang thai, cha ông nằm mộng thấy một vị tăng Ấn Độ trao cho cây tích trượng, sau đó thì ông ra đời. Mồ côi cha mẹ từ thuở niên thiếu, ông siêng chăm đọc sách không màng đến những chuyện vui chơi. Năm 20 tuổi ông xuất gia, rồi đi ngao du khắp nơi để tìm nơi tu học Phật Pháp. Nhân duyên đưa đẩy cho Sư đến chùa Tĩnh Lự ở núi Đông Cứu (Gia Lương-Hà Bắc), nghe Thiền sư Thảo Nhất giảng kinh Pháp Hoa mà ngộ đạo, được nhận làm đệ tử, sớm tối tham cứu thiền học, và được sư thầy truyền tâm ấn, thuộc dòng thiền Tì-ni-đa Lưu -chi, thế hệ thứ 16. Sau, Sư lên núi Phả Lại, trại Phù Lan (nay thuộc huyện Mỹ Văn-Hưng Yên) làm trụ trì chùa Chúc Thánh, ở suốt 20 năm không xuống núi để chuyên trì giới luật, tiếng thơm đồn xa đến cả tai vua.
13/06/2011(Xem: 12958)
Ôi, trong giáo pháp Phật đà của ta, việc trọng đại nhất là gì ? Con người sinh ra không từ cửa tử mà đến, chết không vào cửa tử mà đi. Thế nên người nằm non ở tổ, bỏ ngủ quên ăn, chẳng tiếc thân mạng, đều vì việc lớn sinh tử. Ở thời giáo suy pháp mạt này mà có người vì việc lớn sinh tử như Hòa thượng Liễu Quán, thật là hy hữu.
05/06/2011(Xem: 11522)
Ngôi chùa nhỏ nằm khiêm tốn trong khoảng đất rộng đầy cây trái. Buổi tối, mùi nhang tỏa ra từ chánh điện hòa với mùi thơm trái chín đâu đó trong vườn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567