Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạt Nắng Phong Trần (kính tưởng niệm Hòa Thượng Thiện Huệ nhân lễ Đại Tường năm 2022)

28/07/202207:46(Xem: 1540)
Hạt Nắng Phong Trần (kính tưởng niệm Hòa Thượng Thiện Huệ nhân lễ Đại Tường năm 2022)
ht thien hue-3a

Hạt Nắng Phong Trần
Thành kính tưởng niệm Hòa Thượng Thiện Huệ nhân lễ Đại Tường năm 2022

Khứ Lai Tự Tại Tử Sinh,
Vân Trình Hoá Nguyện, Lời Kinh Phật Truyền.
Thong Dong Tất Dạ Không Nhiên,
Nhẹ Buông Hơi Thở, Vào Miền Tịch An.

Pháp Thân Lưu Ảnh Thế Gian,
Hương Xông Đỉnh Báu, Y Vàng Giới Hương.
Rộng Thêm Một Lối Con Đường,
Thầy Trao Hạnh Đức, Quán Thường Sắc Thân.

Vân Khứ Giã Mộng Phong Trần.
Hạt Nắng Đọng Trước, Sắc Mầu Cành Lau.
Liễu Tri Ứng Nghiệm Hồi Đầu,
Phật Trao Tuệ Giác, Hành Thâu Đường Về.

Vân Lai Chẳng Buộc Nhiêu Khê,
Thầy Tu Hạnh Giác, Sông Mê Thức Tình.
Ba Ngài Biến Chữ Hoa Kinh,
Thầy Tu Oai Đức, Uy Linh Nghìn Trùng.

Hoa Khai Kiến Tánh Phước Hưng,
Ngôi Đàn Đắc Giới, Oai Hùng Độ Nương.
Dẫn Về Đồ Chúng Soi Đường,
Thâu Câu Niệm Phật, Tây Phương Nhẹ Lòng.

Hoa Lạc Biết Rõ Sắc Không,
Như Cây Vững Bóng, Như Trông Mặt Hồ.
Can Chi Một Mớ Sô Bồ,
Thầy Như Ngọc Bảo, Nam Mô Di Đà.

Hợp Thời Xã Mộng Thân Ta,
Hợp Thời Tay Vẫy, Chào Nhà Phước Hưng.
Hợp Thời Đủ Rộ Sen Hồng,
Hợp Thời Dung Dị, Như Không Thầy Chào.

Môn Đồ Tứ Chúng Lệ Trào,
Hai Năm Vắng Bóng, Tìm Sao Hình Thầy.
Dấu Hình Soi Bóng Trời Mây,
Chúng Con Kính Nguyện, Phương Tây Đón Thầy…!
Chúng con vọng bái giác linh Ngài.
Ghi lại nét nhỏ vàng son khi ngộ được pháp thân năm ấm giả tạm.


ht thien hue-1ht thien hue-2

“Liễu tri sinh tử sự thường, thân tứ đại đến hồi suy yếu, thấu rõ việc đến đi không vướng bận, Ngài thản nhiên cảm tác thảo vài nét rằng:
Chữ Hán:

雲去雲來天本淨
花開花落樹何干

Dịch Âm:

Vân khứ vân lai thiên bản tịnh,
Hoa khai hoa lạc thụ hà can?

Dịch Nghĩa:

Mây đến mây đi, trời vẫn trong xanh nào vướng mắc;
Hoa khai hoa rụng, cây còn đứng lặng có can chi!(Thích Nguyên Hiền dịch)

Ngài thanh thản trút hơi thở cuối cùng, an nhiên thị tịch vào lúc 6 giờ 30 phút, ngày 17-8-2020 (28-8-Canh Tý) tại Hương thất, tổ đình Phước Hưng (P.1, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) - trụ thế 80 Xuân, Giới lạp 58 Hạ, trụ trì 33 Đông.”

Nam mô Phước Hưng đường Thượng Từ lâm Tế chánh tôn Tứ thập nhất thế húy Nhật Thành thượng Thiện hạ Huệ Huỳnh công Hòa thượng giác linh.

                 Tk: Thích Minh Thế
                 Bút danh: Hỷ Tâm Hải Triều.
                 Bút hiệu: Tịnh Nhật Vân Quang
                 Ngày 26-07-2022
                 Ngày Âm Lịch: 28-06-Nhâm Dần.
Viết bài Chốn Già Lam Phước Hưng Tổ Đình- Tỉnh Đồng Tháp- giữa mùa Hạ thanh tịnh hoà hiệp chư Tăng. Nhân lễ Đại Tường vắng dáng Tôn Sư .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2013(Xem: 9090)
Từ những con người bình thường, không được sinh ra ở cung vàng điện ngọc, nhưng rồi trở thành những vị vua anh minh tài kiêm văn võ, tư tưởng và nhân cách cao siêu, mãi còn đọng lại với thời gian. Dù sống ở hoàng cung nhưng tâm lúc nào cũng vượt thoát, làm bậc đế vương nhưng hạnh vẫn là một sơn Tăng, ưa vui với gió nội mây ngàn, thở nhịp cùng đất trời nhân gian cây cỏ. Để rồi trở thành những người con Phật vĩ đại, trí tuệ và công hạnh thắm đượm cả không gian, thức tỉnh chúng ta trên bến bờ sinh tử của mê ngộ, đậm nét trong lòng người đến tận hôm nay. Bồ Tát Lương Võ Đế ( 463-549 ) của Trung Hoa và Trần Thái Tông ( 1218-1277) của Việt Nam, dù ở hai phương trời xa cách, sinh ra ở hai thời điểm khác nhau, nhưng cùng chung một tấm lòng, mang an lạc thịnh vượng đến cho nhân dân, và một hạnh nguyện chuyển hoá cứu độ quần sanh.
07/02/2013(Xem: 14623)
Nửa thế kỷ Tôn Sư vắng bóng, Ánh Đạo Vàng tỏa rộng muôn phương Hôm nay tổ chức huy hoàn Hằng năm kỷ niệm, đàn tràng tôn nghiêm. Môn đồ Tứ chúng ngưỡng chiêm,
06/02/2013(Xem: 6766)
Hòa thượng Bích Liên, thế danh là Nguyễn Trọng Khải, hiệu Mai Đình (Thận Thần Thị), sinh ngày 16 tháng 3 năm Bính Tý (1876), tại làng Háo Đức, phủ An Nhơn, nay là ấp Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ngài sinh trưởng trong một gia đình nho học, được theo nghiệp bút nghiên từ nhỏ. Cha là Tú Tài Nguyễn Tự, mẹ là bà Lâm Thị Hòa Nghị . Năm 20 tuổi, Ngài lập gia đình với cô Lê Thị Hồng Kiều, người làng An Hòa, (nay thuộc xã Nhơn Khánh cùng huyện). Năm 31 tuổi, Ngài lều chõng vào trường thi Hương Bình Định và đỗ Tú Tài. Ba năm sau, Ngài lại đỗ Tú Tài lần nữa. Từ đó, biết mình long đong trên bước đường khoa bảng, Ngài giã từ lều chõng, ở nhà mở trường dạy học, mượn trăng thanh gió mát di dưỡng tính tình, lấy chén rượu câu thơ vui cùng tuế nguyệt.
03/02/2013(Xem: 5399)
Tuệ Sỹ là ai mà thơ hào sảng, hùng tâm tráng khí như thế ? Tuệ Sỹ quê Quảng Bình, sinh năm 1943, nhỏ hơn Phạm Công Thiện 2 tuổi, cũng là một bậc thiên tài xuất chúng, làu thông kinh điển Nguyên thủy, Đại thừa và nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Hán, Phạn, Pali. Khi mới vừa 26 tuổi đã viết Triết học về Tánh Không làm chấn động giới văn nghệ sĩ, học giả, thiện tri thức Việt Nam thời bấy giờ.
20/01/2013(Xem: 4912)
Phạm Công Thiện(1/6/1941 - 8/3/2011), là một nhà văn, triết gia, học giả, thi sĩ và cư sĩ Phật Giáo người Việt Nam với pháp danh Thích Nguyên Tánh. Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 60 và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ. Dưới đây là bài viết của Tâm Nhiên nhân sắp đến ngày giỗ của ông.
12/01/2013(Xem: 5317)
Đã có rất nhiều sách vở, bài viết hoặc với tính chất nghiên cứu, hoặc là các bài giảng phổ cập bàn về tông Thiên Thai và kinh Pháp Hoa. Bài viết này nói đến vai trò, vị trí của Đại sư Trí Khải và tông Thiên Thai trong lịch sử Phật giáo, cũng như trong nền văn hóa tư tưởng của toàn thể nhân loại. Đại sư Trí Khải sinh năm 538, vào thời đại mà sau này các sử gia gọi là Nam Bắc triều (220-589). Sông Dương Tử được lấy làm gianh giới phân chia giữa hai miền Nam và Bắc. Trong thiền sử, ta thường nghe nói đến câu Nam Năng (Huệ Năng)-Bắc Tú (Thần Tú), để phân biệt hai dòng thiền: Đại sư Thần Tú xiển dương Thiền tiệm ngộ ngay tại Trường An; Đại sư Huệ Năng phát triển Thiền đốn ngộ tại vùng Quảng Đông và lân cận. Bấy giờ Trung Hoa bị chia thành nhiều nước nhỏ, nước này xâm lăng và thôn tính nước kia, gây nên nhiều cuộc chiến tương tàn, dân chúng sống trong cảnh lầm than đau khổ.
07/01/2013(Xem: 6137)
Phần lớn độc giả biết nhiều đến các tiểu luận và các tập thơ phản chiến, nhưng ít người biết đến những bài thơ Thiền của Nhất Hạnh. Tôi xin trích một bài được nhà xuất bản Unicorn Press xuất bản trong tâp thơ Zen Poems của Nhất Hạnh vào năm 1976 (bản dịch Anh Ngữ) của Võ Đình. Bài này được in vào tuyển tập thơ nhạc họa vào mùa Phật Đản 1964
10/12/2012(Xem: 5977)
Cả cuộc đời 86 tuổi của Ngài Đội trời đạp đất, đã tròn chưa bản nguyện Kiếp tu hành 81 năm của Ngài Gánh vác hy sinh...
09/10/2012(Xem: 9421)
Thiền sư Lê Mạnh Thátcho rằng Vua Trần Nhân Tông là một nhân vật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam nhất là vì tư tưởng hòa giải dân tộc của ông vẫn còn tính thời sự. Trả lời câu hỏi của BBC vì sao tư tưởng của Trần Nhân Tông (trị vì từ năm 1278-1293) và là Phật Hoàng, sáng lập ra phái thiền phái Trúc Lâm vẫn còn có tính thời sự đối với Việt Nam và cả quan hệ Mỹ - Việt cũng như Việt - Trung, Tiến sỹ Lê Mạnh Thát nói:
01/10/2012(Xem: 5028)
Kính bạch Giác Linh Đức Thầy, Dẫu biết rằng: “Cuộc đời là ảo mộng, vạn vật vốn vô thường, chuyển di không ngừng nghỉ, biến diệt lẽ tự nhiên, tử sanh không tránh khỏi.” Nhưng ân đức cao dày, tình thương nồng thắm, Đức Thầy đã ban cho hàng đệ tử chúng con, chẳng những được kết thành giới thân huệ mạng, mà còn mang lại cho cuộc đời giải thoát của chúng con vô vàn hạnh phúc… Ân đức ấy, mãi mãi khắc sâu vào cuộc đời tu học của chúng con vô cùng vững chắc, dù cho thời gian, sự vô thường có thay đổi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567