Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thượng Tọa Thích Tuệ Hải với phương pháp ăn uống dưỡng sinh

07/05/202209:02(Xem: 4335)
Thượng Tọa Thích Tuệ Hải với phương pháp ăn uống dưỡng sinh

tt tue hai (1)
Thượng Tọa Thích Tuệ Hải

với phương pháp ăn uống dưỡng sinh

 

 

Thầy Thích Tuệ Hải, thế danh: Đinh Kim Nga, sinh năm 1968 tại xã Long Thới, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Thầy được sanh ra trong gia đình có 7 anh chị em, Thầy là con út. Gia đình vốn là một điền chủ. Một điều rất lạ là mảnh đất nơi Thầy sInh ra là một nơi linh địa, trong thời chiến tranh những lúc bom đạn xảy ra  nếu mọi người ở khu vực gần đó chạy đến mảnh đất của nhà Thầy ẩn náu thì đều được an toàn, bom đạn không dội tới.

Có một biến cố xảy ra, người cha buông xuôi sự nghiệp nên gia đình lâm vào cảnh khó khăn. Hai người anh của Thầy thấu hiểu được thời thế vô thường nên phát tâm xuất gia; sau đó chị gái của Thầy cũng xuất gia.

Từ thuở ấu thơ Thầy vốn là một người con rất hiếu thảo với cha mẹ. Từ khi sáu tuổi Thầy đã biết nấu cơm, theo mẹ buôn bán,… để phụ giúp gia đình. Tối về tận tụy thương yêu hầu hạ cha già, một lòng phụng sự theo ý muốn của cha mình; chưa từng có nửa ý niệm chống trái. Thầy nói: “Thầy đã được dày công dạy dỗ từ thuở bé nên mới có ý chí kiên cường vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống cho đến ngày hôm nay”.

Mẹ Thầy là một phụ nữ siêu tuyệt, nhân hoà và từ ái … Thầy cũng từng nói: “Khắp thế gian này khó có người phụ nữ nào đức hạnh tuyệt vời như Mẹ của Thầy.” Một đời tận tụy hy sinh cho gia đình và đến năm 1993 mẹ của Thầy đã xuất gia tu học tại Thiền viện Tuệ Thông.

Vốn là một người có thiện căn lớn với Phật Pháp, năm lên bảy tuổi lần đầu tiên được nhìn thấy hình tượng của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Thầy đã bị chấn động và đứng chết lặng trong trạng thái thiền định trước tượng Phật gần tám tiếng đồng hồ. Lúc đó Thầy thấy rõ tất cả mọi thứ diễn ra chung quanh mình, mọi người thấy vậy không ai dám làm động cho đến khi Thầy tự rời định.    
      

Năm 1983 Thầy bị bệnh nặng nên đã nghiên cứu về phương pháp dưỡng sinh của Tiên Sinh G.Ohsawa. Thầy chỉ ăn dưỡng sinh trong vòng 21 ngày là đạt tới cảnh giới số 7, cảnh giới quân bình âm dương như Tiên Sinh đã nói, khi đó tất cả tật bệnh đều biến mất. Thầy ở trong trạng thái thân tâm rỗng lặng phúc lạc vô biên suốt bảy ngày bảy đêm.

Khi mới vào đến lớp 10, có lần Thầy đi bộ đến trường, vừa đi vừa niệm Phật rơi vào cảnh giới tâm hoàn toàn rỗng lặng, chỉ còn câu niệm Phật hiện tiền đi trong mưa khoảng 5 km mà không bị ướt người và tập vở. Cho đến khi vào lớp học trước sự ngỡ ngàng của bạn bè và thầy cô giáo lúc ấy Thầy mới hồi ức lại là mình đã đi trong mưa mà không hề bị ướt.

Năm Thầy học lớp 10,  lúc còn là học sinh khi nghe thầy giáo giảng đề tài “Vạn vật chuyển vận trong không gian” Thầy đã ngộ lý vô thường và nung nấu chí nguyện xuất gia. Mãi đến đầu năm 1986 Thầy đã từ giã cuộc sống đời thường đến Thiền Viện Thường Chiếu xin công quả xuất gia tu học.

 

tt tue hai (2)



Đến ngày mùng 8 tháng 12 năm 1986, ngày lễ Đức Phật thành đạo thì Thầy được chính thức xuất gia tại Thiền viện Thường Chiếu. Hòa Thượng Bổn Sư là thượng Thanh hạ Từ cho pháp danh là Thích Tuệ Hải.

Sống trong Tăng đoàn được phân công tác trồng rau cuốc đất, nhưng ý chí xuất trần mãnh liệt, quyết tâm phá vỡ sanh tử thể nhập chân lý. Trải qua nhiều ngày nhiều tháng, thao thức ngày càng mãnh liệt, cho đến ngày 7 tháng 7 năm 1987, khi nghe Hoà Thượng Ân Sư giảng Trung Quán Luận đến câu: “Không thọ là Niết Bàn” ngay khi ấy Thầy liền dứt bặt tất cả những hiểu biết xưa nay, thân tâm rỗng suốt, thông thấu tất cả những duyên trần không phải là thân căn trước đây. Kể từ đó, Thầy thấu hiểu được chân lý không còn nghi ngờ lời Phật Tổ nữa, từ cái thấy biết vượt thoát mọi khuôn sáo, đời sống Thầy trở nên ung dung nhẹ nhàng. Ngay khi đó Thầy cảm tác bài kệ nói về sức sống hiện tại của mình:

Từ nay vui sống ung dung

Rõ ràng mỗi mỗi nơi duyên chẳng lầm

Chẳng lầm chẳng lộn chẳng sai

R ràng chỉ vậy chẳng sao nói lường.


tt tue hai (3)

Ngày 12 tháng 7 năm 1994 được sự chỉ dạy của Ân Sư là Hòa Thượng thượng Thanh hạ Từ cử Thầy về Trụ trì Chùa Long Hương, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai cho đến ngày nay.

 

Ngoài việc hoằng dương Chánh Pháp lợi lạc quần sanh, Thầy còn là một vị lương y cứu giúp cho nhiều người bệnh hiểm nghèo, hướng dẫn cho mọi người có đời sống cân bằng thân tâm để khai mở trí huệ, thấu hiểu trật tự thể vũ trụ, đạt được tự do vô biên, công bằng tuyệt đối và phúc lạc cùng tận.

Thầy đã thuyết giảng những bộ Kinh: Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Kim Cang, Bát Nhã v.v… và các Kinh về Thiền tông, Tịnh độ cũng như các Kinh điển của Phật giáo Nguyên Thủy. Tất cả đều thể hiện tính chung nhất của đạo Phật. Tâm nguyện lớn nhất của Thầy là muốn cho tất cả các tông phái của đạo Phật có cái nhìn nhất quán đúng với tinh thần giác ngộ giải thoát như lời Đức Phật dạy: “Trăm sông đều chảy về biển cả, biển chỉ có một vị mặn, giáo pháp của Ta chỉ có một vị duy nhất là giải thoát mà thôi”.




DANH SÁCH BÀI GIẢNG CỦA TT TUỆ HẢI

I. KINH BỘ
1. Kinh Hoa Nghiêm
2. Kinh Diệu Pháp Hoa
3. Kinh Lăng Nghiêm
4. Kinh Kim Cang
5. Yếu Nghĩa Kinh Kim Cang
6. Kinh Pháp Bảo Đàn
7. Bồ Đề Đạt Ma Quán Tâm Pháp
8. Pháp Bảo Đàn Kinh
9. Yếu Nghĩa Pháp Bảo Đàn Kinh
10. Tứ Diệu Đế
11. Yếu Quyết Tứ Diệu Đế
12. Thiền Tứ Niệm Xứ
13. Kinh Tứ Niệm Xứ
14. Tinh Túy Bát Nhã Ba La Mật Đa
15. Bát Nhã Tâm Kinh
16. Kinh Vô Ngã Tướng
17. Lược Giảng Kinh A Di Đà
18. Tiểu Bổn A Di Đà
19. Kinh Nhứt Dạ Hiền Giả
20. Lục Độ Ba La Mật
21. Thập Nguyện Phổ Hiền
22. Tuệ Trung Thượng Sĩ
23. Kinh Thập Thiện
24. Kinh Bát Đại Nhân Giác
25. Kinh Phước Đức
26. Kinh Pháp Cú
27. Tam Pháp Ấn
28. Quy Sơn Cảnh Sách
29. Sa Di Luật Nghi
30. Sử 33 Vị Tổ Sư
31. Tứ Nhiếp Pháp
32. Tứ Vô Lượng Tâm
33. Tứ Thập Nhị Chương
34. Tỳ Ni Nhựt Dụng Thiết Yếu
35. Mười Bốn Điều Minh Triết

II. BÀI GIẢNG LẺ
36. Phương pháp toạ thiền
37. Thế gian và cực lạc
38. Hạnh phúc chân thật
39. Vô thường khổ vô ngã
40. Nghiệp trong đạo phật
41. Hóa giải nghiệp tập
42. Thiền tịnh song hành
43. Ý nghĩa phật đản sanh
44. Tâm hạnh người tu
45. Công đức niệm Phật
46. Lục hoằng thệ nguyện
47. Chữ tu trong đạo Phật
48. Tu là cội phúc
49. Tu là được hay mất
50. Tùy duyên bất biến
51. Thực tại hiện tiền
52. Lối về cố hương
53. Yếu quyết tu tập
54. Bệnh và nghiệp
55. Mùa xuân bất tận
56. Vật chất tâm linh
57. Giá trị câu niệm Phật
58. Vượt qua nghiệp chướng
59. Sống an lạc chết siêu thoát
60. Thương yêu và tôn kính
61. Ý nghĩa phật thành đạo
62. Ý nghĩa thọ bát quan trai
63. Nhân quả
64. Bát phong
65. Thương ghét
66. Lòng tịnh tín
67. Bi trí dũng
68. Ba cửa giải thoát
69. Vô thường khổ
70. Hộ trì Tam Bảo
71. Phát bồ đề tâm
72. Mười trọng giới
73. Thiền tịnh song tu
74. Phước huệ song tu
75. Nhĩ căn viên thông
76. Nhất niệm nhất bái
77. Khởi đầu tu tập
78. Tu tập và trị liệu
79. Phương pháp tọa thiền
80. Thân tâm không khác
81. An lạc trong đời sống
82. Tâm bình thế giới bình
83. Ý nghĩa phật đản sanh
84. Đức Phật là bậc đại y vương
85. Sống bình an chết siêu thoát
86. Giá trị đời sống tâm linh
87. Thiền thư giãn và quán thân
88. Lễ phật thành đạo
89. Tín hạnh nguyện
90. Mười bài thơ thiền
91. An trú trong hiện tại
92. Đạo hiếu người con Phật
93. Khái niệm về định trong đạo Phật
94. Ý thức được sanh tử là khổ
95. Phật pháp là cội nguồn của an lạc
96. Những điều cần yếu để về cõi Phật
97. Đạo phật cội nguồn của sự an lạc
98. Vượt qua chướng nghiệp và tái sanh
99. Công hạnh của Bồ Tát Quán Thế Âm
100. Mười hai lời nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm
101. Sự tương đồng giữa thiền tông và tịnh độ
102. Nguyên nhân bệnh tật và hướng điều trị
103. Lời nguyện thứ 18 của Đức Phật A Di Đà
104. Tình thương nhiều sẽ có hạnh phúc nhiều
105. Niệm phật như thế nào để có được công đức
106. Những điều cần yếu của người tu Phật
107. Tình thương yêu thế gian và lòng từ bi của đạo Phật
108. Bồ Đề Đạt Ma Quán Tâm Pháp
III. DƯỠNG SINH:
108. Sức khỏe & hạnh phúc 2020
109. Sức khỏe & hạnh phúc 2019 (10 bài 26 buổi)
110. Sự vi diệu của âm dương
111. Để hoàn thiện một đời người
112. Dưỡng sinh thai giáo
113. Tham vấn Phật Pháp
114. Quân bình âm dương
115. Giảng về dưỡng sinh
116. Giải đáp câu hỏi
117. Câu hỏi dưỡng sinh
118. Dưỡng sinh công phu
119. Dưỡng sinh trong đời sống
120. Dưỡng sinh phòng bệnh
121. Giá trị âm dương
122. Phương pháp dưỡng sinh
123. Ăn chay theo Ohsawa
124. Cân bằng thân tâm
125. Dưỡng sinh giải thoát
126. Phật pháp và dưỡng sinh
127. Dưỡng sinh chăm sóc sức khỏe cộng đồng
128. Tinh thần dưỡng sinh trong Phật giáo
129. Thực phẩm quyết định vận mệnh đời người
130. Nâng cao vật chất và tâm linh theo pháp dưỡng sinh

 




Tăng Ni Chùa Long Hương năm 2019

tt tue hai (7)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2011(Xem: 5617)
Cuộc đời và sự nghiệp của Khương Tăng Hội, ta hiểu biết qua hai bản tiểu sử xưa nhất, một của Tăng Hựu (446 - 511) trong Xuất tam tạng ký tập 13 ĐTK 2145 tờ 96a29-97a 17 và một của Huệ Hạo trong Cao Tăng truyện 1 ĐTK 2059 tờ 325a13-326b13. Bản của Huệ Hạo thực ra là một sao bản của bản Tăng Hựu với hai thêm thắt. Đó là việc nhét tiểu sử của Chi Khiêm ở đoạn đầu và việc ghi ảnh hưởng của Khương Tăng Hội đối với Tô Tuấn và Tôn Xước ở đoạn sau, cùng lời bình về sai sót của một số tư liệu. Việc nhét thêm tiểu sử của Chi Khiêm xuất phát từ yêu cầu phải ghi lại cuộc đời đóng góp to lớn của Khiên đối với lịch sử truyền bá Phật giáo của Trung Quốc, nhưng vì Khiêm là một cư sĩ và Cao Tăng truyện vốn chỉ ghi chép về các Cao Tăng, nên không thể dành riêng ra một mục, như Tăng Hựu đã làm trong Xuất tam tạng ký tập 13 ĐTK 2145 tờ 97b13-c18, cho Khiêm.
31/05/2011(Xem: 14309)
Quy ẩn, thế thôi ! (Viết để thương một vị Thầy, mỗi lần gặp nhau thường nói “mình có bạn rồi” dù chỉtrong một thời gian rất ngắn. Khi Thầy và tôi cách biệt, thỉnh thoảng còn gọi điệnthoại thăm nhau) Hôm nay Thầy đã đi rồi Sắc không hai nẻo xa xôi muôn ngàn Ai đem lay ánh trăng vàng Để cho bóng nguyệt nhẹ nhàng lung linh Vô thường khép mở tử sinh Rong chơi phù thế bóng hình bụi bay Bảo rằng, bản thể xưa nay Chơn như hằng viễn tỏ bày mà chi
27/05/2011(Xem: 7714)
Vào năm 247, một vài năm sau khi Chi Khiêm rời khỏi kinh đô Kiến Nghiệp, Khương Tăng Hội, một vị cao tăng gốc miền Trung Á, đã đến đây. Ngài đến từ Giao Chỉ, thủ phủ của Giao Châu ở miền cực Nam của đế quốc Trung Hoa (gần Hà nội ngày nay). Gia đình của Ngài đã sinh sống ở Ấn độ trải qua nhiều thế hệ; thân phụ của Ngài, một thương gia, đến định cư ở thành phố thương mại quan trọng này.
25/05/2011(Xem: 4216)
Đại lão Hòa Thượng Thích Đồng Huy HT. Thích Đồng Huy - Thành viên HĐCM, Ủy viên HĐTSTW GHPGVN, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Trưởng ban Quản trị Đại Tòng Lâm, Viện chủ Tu viện Vạn Hạnh.
05/05/2011(Xem: 4903)
Từ hôm hay tin Thầy lâm bịnh và tiếng nói yếu ớt của Thầy qua điện thoại làm con rất lo. Nhiều năm qua con cố gắng về thăm Thầy một lần nhưng ước vọng đơn sơ ấy đã không toại nguyện. Hơn hai mươi năm con xa Thầy, xa Tu viện, xa đồi núi thương yêu thưở nào. Mai này nếu được về thăm thì thầy đã ra đi biền biệt.
23/04/2011(Xem: 4104)
Thầy đã đọc toàn bộ bài “Tham luận” Nhân trong ngày “Hội thảo” nhớ “Tổ Sư”, Sự nghiệp tu chứng đắc lý chơn như “Ngài Liễu Quán”, sáng gương ngàn thế hệ.
21/04/2011(Xem: 7195)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đời Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai.
16/04/2011(Xem: 5919)
Kính lạy thầy, Trước mắt con là di bút Thầy để lại, nét chữ thân quen với màu mực còn đậm nét tinh khôi. Nghiệp đã qua rồi lòng nhẹ nhõm Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong Thầy vừa an nhiên xã bỏ báo thân, dãi mây bạc giờ nương theo gió loãng tan mất dấu. Nẻo sinh tử Thầy thong dong qua lại, như đi trên những dặm đường quen để gieo trồng hạt giống từ bi, giáo hóa, độ sinh. Thân bệnh Thầy mang trong những năm tháng sau này, cho con biết rõ vô thường tất đến. Vậy mà nỗi đau đớn, bàng hoàng vẫn khơi động trong con khi đón nhận tin xa, bởi từ đây con vĩnh viễn mất Thầy trong kiếp sống này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567