Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Có Bấy Nhiêu Đó Thôi, cuộc đời và thân giáo của Thiền Sư Kim Triệu Khippapañño

23/03/202208:23(Xem: 3206)
Có Bấy Nhiêu Đó Thôi, cuộc đời và thân giáo của Thiền Sư Kim Triệu Khippapañño


ht kim trieu-3




LỜI THƯA

Tập sách này do một nhóm Phật tử và thiền sinh biên soạn nhân dịp Hòa thượng Kim Triệu Khippapañño được 65 tuổi hạ và 85 tuổi đời, với mục đích duy nhất là để bày tỏ lòng tri ân lên một bậc tu hành đã trọn đời hết lòng cho Đạo Pháp.

Đây chỉ là vài góp nhặt đơn sơ từ các lời chia sẻ trung thực giữa Thầy và trò hoặc từ những cảm nghĩ chân phương của trò về Thầy nên nội dung sách có phần nào hơi riêng tư và giới hạn. Ước mong trong trong lai, các bậc tôn túc sẽ hợp soạn một quyển tiểu sử đúng nghĩa hơn với công đức và tầm vóc về sự nghiệp hoằng pháp của Ngài.

Chỉ mong tập sách nhỏ này là món quà tinh thần của học trò kịp dâng lên Thầy lúc còn hiện tiền để Thầy được hoan hỷ nhìn thấy phần nào hoa trái của những nhân lành mà Thầy đã không ngừng gieo rải suốt gần bảy mươi năm hành đạo.

Nguyện cho những tâm niệm của Ngài cũng như của những người đã có duyên gặp Ngài, qua những trang sách này, sẽ đem đến cho độc giả một góc nhìn gần gũi hơn về cuộc đời hành đạo của một vị chân tăng, đồng thời cũng cống hiến cho Phật tử khắp nơi một nguồn cảm hứng an lành trên bước đường tu tập Giáo Pháp của Đức Phật.

~ Nhóm học trò và thiền sinh của Ngài *

Mùa Lễ Tam Hợp Vesak 2014 * Phật lịch 2558 *

LỜI TỰA

Trong hơn hai trăm bài cảm niệm gởi về từ khắp nơi, có nhiều bài nhắc đến một câu Ngài Kim Triệu thường nói: “Có bấy nhiêu đó thôi.” Hầu hết hành giả tu tập các khóa thiền tích cực của Ngài đều đã từng nghe những chữ quen thuộc này được Ngài thốt ra ở nhiều trường hợp khác nhau nhưng đều mang ý nghĩa giống nhau.

Có khi đó là lời sách tấn nhẹ nhàng mà cụ thể cho những ai đang bước vào đường đạo nhưng lòng còn hoang mang hay e ngại.

Có khi là lời xác quyết mạnh mẽ về các kinh nghiệm thân chứng của Ngài qua suốt một cuộc đời tu học và hành đạo.

Có khi là câu kết thúc ngắn gọn nhưng súc tích và khẳng định sau một đoạn dài giảng giải tỉ mỉ, cặn kẽ cho một công thức đơn giản về một pháp học hay pháp hành thâm sâu nào đó.

Cũng có khi là cách Thầy nhắc nhở trò hãy xả bỏ những mong cầu không thiết thực, quan kiến sai lệch hay lòng ngã mạn cố chấp.

Nhưng lúc nào cũng vậy, “Có bấy nhiêu đó thôi” là lối nói bình dị, trung thực nhưng tràn đầy yêu thương và hùng lực của một người đã đi trước tha thiết muốn trao truyền cho người đi sau, như một món quà Pháp Bảo, nhắn gọi hãy vững niềm tin, dũng cảm và kiên trì trên đường đạo.

Nhóm Biên Tập

ht kim trieuẽ



VÀI GIÒNG TIỂU SỬ

Hòa Thượng Thiền Sư Kim Triệu sanh ngày 5 tháng 12 năm 1930 tại làng Phương Thạnh, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam. Thân sinh và thân mẫu Ngài là Kim Trăm và Thạch Thị Ngách. Chị gái và em trai Ngài là Kim Thị Lê và Kim Muôn.

Từ thời thơ ấu, Ngài thường được thân mẫu, là một Phật tử thuần thành, dẫn đi nhiều chùa và làm quen với nếp sống ở tu viện. Căn cơ của Ngài hiển lộ rất sớm nên từ nhỏ Ngài chỉ mong muốn vào chùa tu học trong lúc cha Ngài muốn Ngài có vốn học vấn ngoài đời. Mẹ Ngài mất năm Ngài mới lên 9 tuổi và ba năm sau đó Ngài lại mất cha. Những năm ở với người chị, Ngài có nhiều dịp sớt bát cho các sư trì bình khất thực hàng ngày đi ngang nhà. Hình ảnh an nhiên thanh tịnh của chư tăng khiến Ngài phát tâm muốn xuất gia sống đời phạm hạnh.

Năm 14 tuổi, Ngài xin vào ở trong chùa. Năm 17 tuổi, Ngài thọ giới Sa Di ở chùa Bình Phú. Năm 1949, Ngài xuất gia Tỳ Kheo ở chùa Phương Thạnh (cùng tỉnh Trà Vinh), pháp hiệu là Khippapañño (nghĩa là Thiện Trí hay Tốc Trí) thường được gọi là Sư Pañño hoặc Sư Kim Triệu.

Năm 1950 đến 1956, Ngài tu học tại chùa Giác Quang, Chợ Lớn. Năm 1956, Ngài nhập hạ tại chùa Kỳ Viên, Sài Gòn.

Năm 1957, Ngài ra chùa Tam Bảo tại thành phố Đà Nẵng học Pāli và giáo lý với Ngài Giới Nghiêm và Đại Đức Shanti Bhadra (người Tích Lan), đồng thời cũng dạy Pāli và Phật Pháp căn bản cho các em nhi đồng Phật tử.

Năm 1958, Ngài Giới Nghiêm phái Ngài ra Bình Định dạy đạo. Sau đó Ngài trở về tu học nhận bằng cấp danh dự về Pāli và Phật học. Ngài lưu lại Phật Học Viện Pháp Quang của Đại Đức Hộ Giác tại Gia Định để phụ dạy văn phạm Pāli và kinh kệ.

Năm 1962 đến 1963, Ngài nhập hạ ở chùa Bửu Quang, Thủ Đức.

Năm 1964, Ngài được Viện Đại Học Phật Giáo Nalanda, Ấn Độ, cấp học bổng đi du học với nhiều giáo sư Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện. Cũng năm này, Ngài viếng Bodh Gayā (Bồ Đề Đạo Tràng), nơi Đức Phật thành đạo; lúc đó Ngài 35 tuổi.

Năm 1970, Ngài đỗ bằng Pāli Achariya (Sư Phạm môn Pāli), bằng B.A. Phật Học và bằng M.A. Pāli. Sau đó Ngài đến cư ngụ tại Bồ Đề Đạo Tràng 9 năm với Ngài Munindra. Hai năm đầu của thời gian này, Ngài học về Cổ Sử Ấn Độ và Á Châu (Ancient India and Asia Studies) tại Đại học Maghadh.

Từ năm 1979 đến 1981, Ngài dời về ở tại New Delhi.

Về thiền tập, từ năm 1967 đến 1980, Ngài có cơ duyên thực tập Thiền Minh Sát Vipassanā tại Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện dưới sự hướng dẫn của các thiền sư nổi tiếng như Ngài Munindra, Ngài Goenka, Bà Dipa Ma, và Ngài Taungpulu.

Năm 1967, Ngài bắt đầu học thiền Vipassanā với Ngài Munindra. Sau đó, Ngài theo học pháp Quán Thọ với Ngài Goenka trong 6 năm.

Từ 1975 đến 1980, Ngài tiếp tục được thọ giáo với các thiền sư khác kể cả bà Dipa Ma, Ngài Rastrapal, và Ngài Taungpulu.

Năm 1980, Ngài sang Ngưỡng Quang (Yangon), Miến Điện, thực tập tích cực với Đại Lão Hòa thượng Thiền Sư Mahāsi và đạt được thành quả khả quan.

Trong khoảng thời gian trên, Ngài đảm nhận nhiều Phật sự về hoằng pháp, xây cất cơ sở thiền định quốc tế, cứu trợ đồng hương, và cùng Đại Đức Dr. Rastrapal tổ chức khóa thiền ở Nepal, Ấn Độ.

Năm 1981, Ngài được Hội Phật Giáo Việt Mỹ ở Washington D.C. mời sang Hoa Kỳ hoằng pháp, và lưu ngụ tại chùa Kỳ Viên, Hoa Thịnh Đốn. Nơi đây, ngoài những nghi thức sinh hoạt hằng ngày của một ngôi chùa Phật Giáo Nguyên Thủy, Ngài còn mở các khóa thiền hằng năm. Từ đó, các chùa, các trường thiền ở các tiểu bang hay ở các nước khác thường xuyên thỉnh Ngài đến dạy đạo. Ở Cali, có các chùa như Pháp Vân, Kim Sơn, và Như Lai Thiền Viện. Ở Texas, có các chùa như Pháp Luân, Đạo Quang, Hương Đạo, và các nơi khác nữa như chùa Phật Ân (Minnesota) và Bồ Đề Thiền Viện (Florida). Các nhóm đệ tử ở Âu, Úc, Việt Nam cũng hay thỉnh Ngài đến hướng dẫn khóa thiền.

Năm 1988, Phật tử vùng Nam California cung thỉnh Ngài đứng ra sáng lập một đạo tràng để đồng bào địa phương có nơi tu tập. Với nhân duyên đó, Thích Ca Thiền Viện ở Riverside bắt đầu hoạt động và phát triển. Nơi đây, Bảo Tháp thờ Xá Lợi được khởi công xây dựng năm 1997 và khánh thành năm 2012.

Năm 1997, từ Hoa Thịnh Đốn, Ngài trở lại Yangon để học pháp Quán Tâm tại Trung tâm của Ngài Hòa thượng Shwe Oo Min và cũng đạt được thành quả khả quan.

Năm 2007, Ngài hoàn thành công trình xây dựng một thiền viện ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ. Cũng từ năm ấy, Trung tâm Insight Meditation Society (IMS), Boston, thường xuyên cung thỉnh Ngài đến dạy thiền.

Năm 2008, Ngài chính thức trùng tu Thiền Viện Tâm Pháp ở Bumpass, Virginia, thành một trung tâm thiền.

Từ năm 1981 đến nay, Ngài hướng dẫn khoảng 20 chuyến hành hương xứ Phật tại Ấn Độ, Nepal. Với kiến thức về Phật Pháp và kinh nghiệm sống tại quê hương Đức Phật trong suốt 17 năm, Ngài đã hướng dẫn Phật tử đến chiêm bái Bốn Chỗ Động Tâm, giải thích rất tường tận lịch sử các Phật tích, gây hứng khởi và làm gia tăng đức tin vào Tam Bảo, giúp ích rất nhiều cho Phật tử trên đường thực hành Giáo Pháp của Đức Phật.

Năm nay dù đã ngoài 85 tuổi, sức khoẻ có phần suy giảm, Ngài vẫn không ngừng phục vụ cho Đạo Pháp, tiếp tục giảng dạy nhiều nơi trên thế giới. Với kinh nghiệm thực chứng, đạo hạnh thanh cao, tư cách khiêm cung bình dị, tràn đầy từ tâm cộng với sự hướng dẫn tận tụy, khéo léo, Ngài đã giúp thiền sinh và Phật tử hưởng nhiều lợi lạc của Giáo Pháp và để lại trong tâm mọi người có duyên lành gặp Ngài một niềm kính mến vô bờ.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2011(Xem: 4194)
Ngài Mật Thể, pháp danh Tâm Nhất, pháp tự Mật Thể, tên thật là Nguyễn Hữu Kê, sinh năm 1912 ở làng Nguyệt Biều, quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Chánh quán huyện Tống Sơn, Gia Miêu ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa, thuộc dòng Thích Lý của Cụ Nguyễn Hữu Độ. Gia đình Ngài qui hướng đạo Phật, cụ thân sinh và người anh ruột đều xuất gia.
23/06/2011(Xem: 4825)
Đọc Thánh Đăng Ngữ Lục, do Sa môn Tánh Quảng, Thích Điều Điều đề tựa trùng khắc, tái bản năm 1750, ta thấy đời Trần có năm nhà vua ngoài việc chăn dân, họ còn học Phật, tu tập và đạt được yếu chỉ của thiền, như vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông và Trần Minh Tông. Và sự chứng ngộ của các Thiền sư đời Trần thì không thấy đề cập ở sách ấy, hoặc có đề cập ở những tư liệu khác mà hiện nay ta chưa phát hiện được, hoặc phát hiện thì cũng phải tra cứu và luận chứng dài dòng rồi mới kết đoán ra được.
23/06/2011(Xem: 5586)
Đọc sử Phật giáo Việt Nam, hẳn chúng ta đều biết nước mình có một ông vua đi tu ngộ đạo, đó là vua Trần Nhân Tông. Ngài làm vua trong thời gian nước nhà đang bị quân Mông Cổ đem đại quân sang xâm lấn nước ta lần thứ ba.
22/06/2011(Xem: 6191)
Trong sáu thập niên qua, TIME đã không ngừng ghi chép lại những vinh quang cùng khổ nhọc của Á châu. Trong số đặc biệt kỷ niệm thường niên hôm nay, chúng tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng của mình đến những nhân vật nổi bật đã góp phần vào việc hình thành nên thời đại chúng ta. Những thập niên xáo động nhất của một lục địa đông dân nhất trên trái đất này đã sản sinh ra hàng loạt những nhân vật kiệt xuất. Trong sáu mươi năm qua, kể từ khi TIME bắt đầu cho xuất bản ấn bản Á Châu, chúng tôi đã có cái đặc ân là được gặp gỡ đa số những nhân vật ngoại hạng này –theo dấu cuộc vận động hay trên chiến trường, trong phòng hội hay trong phòng thí nghiệm, tại cơ sở sản xuất hay tại phim trường.
16/06/2011(Xem: 3806)
Tôi có duyên lành gặp được ngài một lần khi ngài đến thăm Hòa thượng chùa Đông Hưng, bổn sư của tôi, cũng là y chỉ sư của Hòa thượng Quảng Thạc, một để tử xuất gia của ngài khi còn ở đất Bắc. Cung cách khiêm cung, ngài cùng Hòa thượng tôi đàm đạo về quá trình tu tập cũng như Phật học, hai ngài đã rất tâm đắc về chí nguyện giải thoát và cùng nhau kết luận một câu nói để đời : “Mục đích tu hành không phải để làm chính trị”. Cũng câu nói này, khi chia tay chư tăng miền Nam, ngài đã phát biểu với hàng pháp lữ Tăng ni đưa tiễn. Khi sưu tập tư liệu về cuộc đời của ngài, tôi may mắn gặp được các bậc tri thức cao đồ của ngài kể lại. Nay, nhân có cuộc hội thảo về phong trào chấn hưng Phật giáo miền Bắc và công hạnh của ngài, tôi xin được góp thêm đôi điều.
14/06/2011(Xem: 5240)
Thiền sư PHÁP THUẬN (Bính Tý 918): Thiền sư đời Tiền Lê, thuộc dòng thiền Tỳ-Ni-Đa-Lưu Chi, không rõ gốc gác quê quán và tên thật, chỉ biết rằng Sư họ Đỗ, xuất gia từ thuở nhỏ ở chùa Cổ Sơn (Thanh Hóa), sau theo học đạo Thiền sư Phù Trì ở chùa Long Thọ, nổi tiếng là uyên thâm đức độ. Tương truyền rằng chính Sư đã dùng nghệ thuật phù sấm, làm cố vấn giúp vua Lê Đại Hành nắm quyền bính, dẹp yên được hỗn loạn trong triều cuối đời nhà Đinh, được vua Lê vô cùng trọng vọng. Năm 990 niên hiệu Hưng Thống thứ 2, Sư không bệnh mà viên tịch, thọ 76 tuổi, để lại cho đời các tác phẩm: “Bồ Tát sám hối văn”, “Thơ tiếp Lý Giác”, và một bài kệ.
14/06/2011(Xem: 5316)
• Thiền sư Chân Không(Bính Tuất -1046): Sư họVương, thế danh Hải Thiềm, quê quán ở làng Phù Đổng (nay là Tiên Sơn-Bắc Ninh), xuất thân trong một gia đình quý tộc. Lúc thân mẫu của ông mang thai, cha ông nằm mộng thấy một vị tăng Ấn Độ trao cho cây tích trượng, sau đó thì ông ra đời. Mồ côi cha mẹ từ thuở niên thiếu, ông siêng chăm đọc sách không màng đến những chuyện vui chơi. Năm 20 tuổi ông xuất gia, rồi đi ngao du khắp nơi để tìm nơi tu học Phật Pháp. Nhân duyên đưa đẩy cho Sư đến chùa Tĩnh Lự ở núi Đông Cứu (Gia Lương-Hà Bắc), nghe Thiền sư Thảo Nhất giảng kinh Pháp Hoa mà ngộ đạo, được nhận làm đệ tử, sớm tối tham cứu thiền học, và được sư thầy truyền tâm ấn, thuộc dòng thiền Tì-ni-đa Lưu -chi, thế hệ thứ 16. Sau, Sư lên núi Phả Lại, trại Phù Lan (nay thuộc huyện Mỹ Văn-Hưng Yên) làm trụ trì chùa Chúc Thánh, ở suốt 20 năm không xuống núi để chuyên trì giới luật, tiếng thơm đồn xa đến cả tai vua.
13/06/2011(Xem: 12957)
Ôi, trong giáo pháp Phật đà của ta, việc trọng đại nhất là gì ? Con người sinh ra không từ cửa tử mà đến, chết không vào cửa tử mà đi. Thế nên người nằm non ở tổ, bỏ ngủ quên ăn, chẳng tiếc thân mạng, đều vì việc lớn sinh tử. Ở thời giáo suy pháp mạt này mà có người vì việc lớn sinh tử như Hòa thượng Liễu Quán, thật là hy hữu.
05/06/2011(Xem: 11519)
Ngôi chùa nhỏ nằm khiêm tốn trong khoảng đất rộng đầy cây trái. Buổi tối, mùi nhang tỏa ra từ chánh điện hòa với mùi thơm trái chín đâu đó trong vườn.
01/06/2011(Xem: 5495)
Cuộc đời và sự nghiệp của Khương Tăng Hội, ta hiểu biết qua hai bản tiểu sử xưa nhất, một của Tăng Hựu (446 - 511) trong Xuất tam tạng ký tập 13 ĐTK 2145 tờ 96a29-97a 17 và một của Huệ Hạo trong Cao Tăng truyện 1 ĐTK 2059 tờ 325a13-326b13. Bản của Huệ Hạo thực ra là một sao bản của bản Tăng Hựu với hai thêm thắt. Đó là việc nhét tiểu sử của Chi Khiêm ở đoạn đầu và việc ghi ảnh hưởng của Khương Tăng Hội đối với Tô Tuấn và Tôn Xước ở đoạn sau, cùng lời bình về sai sót của một số tư liệu. Việc nhét thêm tiểu sử của Chi Khiêm xuất phát từ yêu cầu phải ghi lại cuộc đời đóng góp to lớn của Khiên đối với lịch sử truyền bá Phật giáo của Trung Quốc, nhưng vì Khiêm là một cư sĩ và Cao Tăng truyện vốn chỉ ghi chép về các Cao Tăng, nên không thể dành riêng ra một mục, như Tăng Hựu đã làm trong Xuất tam tạng ký tập 13 ĐTK 2145 tờ 97b13-c18, cho Khiêm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567