Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch

27/01/202206:45(Xem: 2862)
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch

Chan Dung Thien Su Thich Nhat Hanh
phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Pricelo-go-Edward-Ned-Price

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Chia buồn
Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch

 

Ngày 23/1 vừa qua, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price bày tỏ sự tiếc thương sâu sắc khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch, đồng thời gọi Ngài là “một trong những nhà lãnh đạo tôn giáo nổi bật và có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Bằng những lời dạy và các tác phẩm thơ văn, di sản của Ngài sẽ sống mãi đến các thế hệ mai sau.”

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch vào 0 giờ ngày 22/1/2022 tại Tổ đình Từ Hiếu, Huế, trụ thế 97 Xuân, Giới lạp 72 Hạ.

 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price viết:

 

"Thay mặt Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ, chúng tôi xin thành kính chia buồn trước sự từ giã trần gian của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, một vị Đạo sư Phật giáo, nhà hoạt động vì hòa bình, người chủ xướng phong trào Phật giáo Dấn thân và sáng lập Làng Mai, một mô hình thiền học phật giáo Việt Nam thành công ở nước Pháp, quốc tế.

 

Một nhà giáo dục và nhà lãnh đạo tinh thần nổi tiếng thế giới và được yêu mến, người đã tiếp cận mọi tầng lớp xã hội thuộc mọi tín ngưỡng, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã dành hơn sáu thập kỷ để ủng hộ tôn giáo, nhân quyền, bất bạo động và luôn tuôn trào suối nguồn từ bi tâm mát dịu đến với mọi người. Hạnh nguyện để đời của Ngài đã mang đến với Ngài một đề cử giải Nobel Hòa bình và nhiều giải thưởng cao quý khác.

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một sự hiện diện nổi bật vượt xa cộng đồng tâm linh, thế giới mãi mãi khắc ghi giọng nói trầm hùng của Ngài. Khi suy ngẫm về cuộc đời, sự nghiệp của Ngài, chúng ta nhớ đến di sản lâu dài của Ngài và dấu ấn sâu sắc mà Ngài để lại cho nhân loại. Tư duy của chúng tôi là với người dân Việt Nam, nơi Ngài sinh ra và từ giã trần gian, cả những người trên khắp thế giới được truyền cảm hứng bởi tinh thần từ bi bất bạo động của Ngài".

 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

 

 Edward Ned Price

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: U.S. Department of State)

Thích Vân Phong dịch

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2010(Xem: 5832)
.Thế là đại hạn đến rồi ! - Giường hạc canh thâu (1) phút mộng tàn, Nghìn thu vĩnh biệt nẻo nhơn gian ! .Thật vậy! - Hóa thân Báo xả siêu sinh tử, Chân tánh quang thu nhập Niết bàn. .Tuy nhiên - Chết chẳng sợ sa đường địa ngục Sống không ham đến ngõ Thiên đàng. Thế thì Người đi đâu ? - Cân bình nửa gánh về quê Phật, Để lại trần gian ngọn Pháp tràng !
17/12/2010(Xem: 7053)
NGHI BÁO TIẾN CÚNG DƯỜNG HÚY KỴ HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC TÁNH TRỤ TRÌ TỔ ĐÌNH THIÊN ĐỨC (Mùng 04 - tháng Giêng - ÂL)
16/12/2010(Xem: 6902)
Xin cầu nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc, bình an và giải thoát. Tác giả mang ơn sâu đối với Thiền Sư Thích Thanh Từ và Giáo Sư Tiến Sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát vì các công trình nghiên cứu và dịch thuật của hai thầy mà tác phẩm này đã dựa vào để tham khảo; và đối với bổn sư tác giả là Thiền Sư Thích Tịch Chiếu. Tác phẩm này được đặc biệt dâng tặng tới các thế hệ trẻ, và phổ quát dâng tặng cho tất cả chúng sinh.
16/12/2010(Xem: 4756)
Lời Phát Biểu của HT Huyền Quang tại Tang Lễ Ôn Đôn Hậu ngày 3-5-1992
10/12/2010(Xem: 7749)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
04/12/2010(Xem: 4657)
Thái Tử Tất Đạt Đa từ bỏ cung vàng điện ngọc vợ đẹp con thơ, để ra đi tìm phương giải thoát cho chính mình và chúng sanh. Lối 1332 năm sau Thái Tử Trần Khâm (1258-1308) cũng giã từ cung vàng tìm đến núi Yên Tử để xin xuất gia, mong trở thành sơn tăng sống cuộc đời thanh thoát. Nhưng vì vua cha ép buộc nên phải trở về để kế nghiệp trị dân. Ngay từ lúc nhỏ ông dốc lòng mộ đạo Phật ước muốn được đi tu, năm lên 16 tuổi Trần Khâm đã nhường ngôi vị Đông Cung Thái Tử cho em, vua cha nài ép mãi ông mới nhận lời. Dù không được đi xuất gia lúc bấy giờ, nhưng nơi ông đã thể hiện được con người siêu việt khác thường.
25/11/2010(Xem: 23553)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội.
24/11/2010(Xem: 9461)
Tiểu sử nhà văn Quách Tấn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567