Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhìn Lại Giá Trị “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận” GS Nguyễn Lang (HT Nhất Hạnh) sau gần 50 năm được xuất bản.

24/01/202219:59(Xem: 4112)
Nhìn Lại Giá Trị “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận” GS Nguyễn Lang (HT Nhất Hạnh) sau gần 50 năm được xuất bản.

Su Ong Lang Mai 17


Nhìn Lại Giá Trị “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận”
GS Nguyễn Lang (HT Nhất Hạnh)
sau gần 50 năm được xuất bản.



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Người viết kính xin ghi lại cảm nghĩ của mình về tác phẩm biên khảo có giá trị về lịch sử Phật Giáo VN không những hữu ích cho giới nghiên cứu Phật Học mà còn có giá trị đối với nhưng ai thích tìm hiểu lịch sử Phật Giáo qua các triều đại Lý, Trần, Nguyễn cho đến năm 1963 vì trong tác phẩm này tác giả đã nghiên cứu tiểu sử, kèm thêm tính cách con người, thơ ca của các nhân vật, danh sư trong mỗi tông phái chính đã hình thành.....như một lời tri ân đến Giác Linh HT Thích Nhất Hạnh, một cội tùng vừa nằm xuống ...

Như bài thơ Đại Trượng Phu đã được Ngài tự diễn tả chính mình:

Cửa Tùng đôi cánh khép
Một mũi tên sáng loáng lìa dây cung
Lao vút tới
Mặt trời nổ tung
Giàn sân hoa cau rụng
Phảng phất bóng vô cùng
( thơ Nhất Hạnh )

Sở dĩ tôi nghiên cứu lại rất kỹ tác phẩm này trong hai năm đại dịch mặc dù toàn bộ 3 quyển VN Phật Giáo Sử Luận đã có trong thư viện nhỏ bé của tôi từ 2013, vì các loạt bài về Thiền Sư Việt Nam do TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng (Trú trì Tu Viện Quảng Đức) được trích từ “Thiền Sư Việt Nam” của Đại Trưởng Lão HT Thích Thanh Từ mà những chi tiết trong đó còn vài điểm không được nhắc tới dù rằng hai tác phẩm VN Phật Giáo Sử Luận I và Thiền Sư VN được xuất bản cùng năm (1972)

Trộm nghĩ một bài pháp thoại nếu được người nghe chăm chú đúng phương pháp và có một chút cảm ứng đạo giao với Tâm người giảng thì người ấy có thể khám phá được những điều mà người khác không thấy được và dĩ nhiên năng lượng tinh tấn sẽ được phát sinh từ niềm vui và niềm tin .

Trở về việc đọc sách theo cách nghiên cứu thường thì đọc giả khi đã biết mục lục những chủ đề thường tìm về lời tựa của tác giả hay của một vị có khả năng nhận xét để biết quan điểm về đề tài mà tác giả đang đề cập hoặc tò mò hơn có thể xem trước lời bạt ở cuối sách ( ...Và tôi không ngoại lệ )

Thế nhưng hầu hết nhều tác phẩm của HT Nhất Hạnh không có lời tựa mà chỉ đi thẳng vào các đề mục vì bao gồm các bài giảng trong các khóa tu học (Trái tim của Bụt -Về Việt Nam -Người Vô Sự ) mà người đọc phải xuyên suốt từng trang nhặt gom từng lời giảng để đúc kết lại cho mình một bài học trên đường tu tập nếu thấy đúng với căn cơ...

Riêng trường hợp VN Phật Giáo Sử Luận lại khác ...( người viết không hiểu khi xuất bản lần thứ nhất vào năm 1973 tại Sàigon và lần thứ hai tại Paris năm 1977 tác phẩm này đã có một nhà bình luận nào giới thiệu chưa) nhưng phải đợi đến năm 1992 khi được tái bản lần thứ 3 tại Hà Nội, tác phẩm này mới được thẩm định lại dưới sự chỉ đạo của hội đồng gồm( GS Vũ Khiêu-TT Thích Thanh Từ - Gs Hà văn Tấn – Gs Nguyễn Huệ Chi ) và cuối cùng tác phẩm đã được ra mắt như một tư liệu hiếm có trong các thư viện với lời giới thiệu của Gs Nguyễn Huệ Chi.( sinh 1938, là một giáo sư người Việt Nam, nhà nghiên cứu văn học Việt Nam cổ, trung và cận đại; nguyên Trưởng phòng Văn học Việt Nam cổ cận đại của Viện Văn học; nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện Văn học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1984 tới tháng 5 năm 2015. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi còn được biết đến với các bút danh Phương Tri, Huệ Chi, Cánh Hồng, Hy Tuệ. Năm 2009, cùng với nhà văn Phạm Toàn và Giáo sư Nguyễn Thế Hùng, ông khởi xướng trang mạng Bauxite Việt Nam)

Theo đó những ưu điểm được tìm thấy là:

1- Tìm ra được một kết cấu hợp lý cho bức tranh sống thực về lịch sử Phật Giáo VN từ nguồn gốc đến thế kỷ 19.
2- Tác giả đã làm “sống dậy”tư liệu mà truóc đó đã được nhiều người tham khảo bằng cách tìm đúng những tài liệu hiếm có và độc đáo để hỗ trợ cho những đề xuất mà tác giả đã tạo dựng như người biết gieo cầu đúng chỗ .

3- Từng là Giáo Sư Văn Chương ( trong tác phẩm “Thả một bè lau”, tác giả đã viêt) nên ngòi bút lôi cuốn làm cho ai đã đọc qua một lần tác phẩm này sẽ bị lôi cuốn đọc hoài không thể cưỡng lại ...và đó là trường hợp người viết đã xem đi xem lại các dòng thiền Vô Ngôn Thông, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Thiền Sư Khương Tăng Hội và Phật Giáo Lý,Trần và nhà Nguyễn để có tư liệu theo kịp các bài pháp thoại mà Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng cũng là một nhà nghiên cứu Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới.

4- Đọc giả thường thán phục cách tư duy, phân tích rất sâu sắc lại vừa kết hợp uyển chuyển khi trình bày tư tưởng của Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ Hương Hải Thiền Sư cho đến những tác phẩm của Ngô Thời Nhậm và Lê Thánh Tông về Thập giới Cô Hồn

Thành kính tưởng niệm Giác Linh Đại Trưởng Lão HT Nhất Hạnh con kính xin tiễn người bằng lòng tri ân và nguyện hứa học hỏi và hành trì Lời Phật dạy một cách thông minh như những câu thơ Ngài thường ngâm trong những giờ pháp thoại :

Bàn tay gió đang vẫy gọi
Một chồi non xanh mướt
Nụ hoa nào
Hạt sỏi nào
Ngọn lá nào
Cũng thuyết Pháp Hoa Kinh

Và cũng như một thiền sư đã dạy cho đệ tử trước ngày viên tịch, dường như Sư Ông cũng đang nhắn gửi “ Các con đừng nên thương cảm quá, cảnh vật nơi chùa Từ Hiếu chính là Thầy “

Kính bái biệt Sư Ông Làng Mai

“ Mở mắt nhìn pháp thân
Đời mầu nhiệm vô cùng
Lòng dặn lòng tỉnh thức
Trí, Bi, Dũng sáng dần ”


Nhất tâm đảnh lễ Tân Viên Tịch, Tự Lâm Tế Tông Tứ Thập Nhị Thế, Liễu Quán Pháp Phái Đệ Bát Thế, Từ Hiếu Tổ Đình Niên Trưởng Trú Trì, Mai Thôn Đạo Tràng Quốc Tế Khai Sơn, Huý Thượng Trừng Hạ Quang, Tự Phùng Xuân, Hiệu Nhất Hạnh Thiền Sư, Nguyễn Công Hoà Thượng Giác Linh.


Melbourne 24/1/2022
Hậu Bối Huệ Hương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/04/2023(Xem: 2561)
Sư đệ ơi! Sinh ra từ vùng cát trắng thuỳ dương, quê hương Hải Nhuận thế phát xuất gia nơi Cố Đô Từ Vân Trú xứ Cầu pháp chuyên tu tại Hội An Vạn Đức Tổ Đình Hơn 30 năm mặc áo tu hành, nương thiền tự vui câu kinh tiếng kệ. Sớm hôm cùng thầy Tổ đệ huynh, hết lòng phụng sự quần sinh. Nay duyên mãn Đệ về nơi Bổn Sở.
24/04/2023(Xem: 2610)
Người đi tắt hạt nắng vàng, Người về cõi Phật, an nhàng tịch thân. Dấu chân đọng giữa phù Vân, Nụ cười trao lại, trọn phần thế gian.
21/04/2023(Xem: 2708)
6- Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Giới Nghiêm (1921-1984)
21/04/2023(Xem: 2401)
5- Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Hạnh Tuấn (1956-2015)
21/04/2023(Xem: 2287)
3- Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Đức Niệm (1953-2017)
21/04/2023(Xem: 2346)
2- Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Viên Diệu (1954-2015)
21/04/2023(Xem: 1963)
1- Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Thiện Minh (1921-1978)
20/04/2023(Xem: 2256)
Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam, là con thứ sáu trong một gia đình mười hai anh chị em. Thân sinh của Cố Trưởng Lão Hoà Thượng là cụ Trương Xuân Quảng, mất năm 1945, nguyên quán làng Kim Thành, quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, làm quan dưới thời Pháp thuộc, được bổ nhậm chức Kiểm Học (tương đương với Trưởng Ty Nha Học Chánh dưới thời các chính phủ quốc gia sau này) tỉnh Bình Thuận năm 1933 – 1939, và Đốc Học tỉnh Quảng Ngãi năm 1940 – 1945. Nhờ túc duyên với Phật Pháp, nên đến năm 1950, Cố Trưởng Lão Hoà Thượng đến Chùa Linh Mụ, thành phố Huế (Thừa Thiên), xin xuất gia làm đệ tử Cố Đại Lão Hoà Thượng Thích Đôn Hậu, Đệ tam Tăng Thống Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, và được Hòa Thượng Bổn Sư cho pháp danh là Tâm Chánh, pháp hiệu là Trí Chơn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]