Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dáng tùng vững chãi giữa tuyết sương

22/10/202106:56(Xem: 2591)
Dáng tùng vững chãi giữa tuyết sương


ht pho tue-4
Dáng tùng
vững chãi giữa tuyết sương

Người viết tìm đến tổ đình Giáng (dân gian quen gọi là chùa Ráng, tên chữ Viên Minh tự) vào một ngày cuối năm 2015. Trong quá trình viết báo về đề tài Phật giáo, người viết có cơ duyên được gặp và thỉnh giáo với một số chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội Phật giáo nước nhà, nhưng đây là lần đầu tiên đi thỉnh vấn Đức Pháp chủ, bậc chân tu nếu tính theo âm lịch thì năm nay tròn 100 tuổi. Ngài không dùng điện thoại, nên người viết không biết làm cách nào liên lạc, để bạch xin hẹn trước.

Từ Hà Nội xuôi Quốc lộ 1A về phía Nam chừng 35 cây số là đến thị trấn Phú Xuyên. Hỏi đường đến chùa “Ráng”, người dân nói rẽ phải đi qua cây đa Giời ơi chừng 7km là tới. Quả nhiên, trên đường sừng sững cây đa di sản mấy trăm năm tuổi, với muôn trùng rễ thụ chọc thẳng xuống đất. Sở dĩ có tên Giời ơi, là vì xưa kia suốt con đường đất dài heo hút không có nhà cửa, ai đi qua cũng đều bị cướp và chỉ biết kêu than “Giời ơi” dưới gốc đa. Đi đến tận bờ đê sông Hồng, mới thấy chùa Giáng hiện lên một mình giữa cánh đồng lúa rộng mênh mông trơ gốc rạ. Cảm giác ngỡ ngàng thoắt hiện, bởi chưa đến người viết cứ hình dung bậc Hòa thượng ở ngôi cao nhất của Giáo hội thì sẽ trụ trì ngôi chùa hoành tráng, có thể nhìn thấy từ rất xa hàng cây số. Nào ngờ tổ đình Giáng lại giản dị và khiêm nhường đến vậy. Một ngôi cổ tự với mái ngói cong cong xếp chồng lên nhau, trông xa xa như một đóa sen giữa xanh ngắt một vùng bờ bãi. Bước qua cổng chùa, được đi giữa khu vườn rộng miên man những hàng khoai tây thẳng tắp, những luống cải bẹ, rau muống, su hào đang bén lá xanh non... gợi cho người viết hình ảnh đầu tiên về cuộc sống thanh bạch của bậc chân tu. Không gian vắng vẻ đến lạ thường. Trừ Bảo điện, Tổ đường, Bảo tháp là uy nghi nhờ mới được trùng tu, còn lại từ nhà khách, khu Tăng xá, bếp ăn, trai đường, lối đi vẫn chỉ là những mái nhà đơn sơ như cảnh chợ quê Bắc Bộ mấy mươi năm trước.

Tìm gặp chư Tăng, được biết Đức Pháp chủ đang tọa thiền trong cốc bát giác phía sau chùa. Hàng ngày, ngài đều tụng kinh Tịnh độ, niệm danh hiệu Phật A Di Đà nhiều giờ đồng hồ liền không đứng dậy, có hôm ngồi suốt ngày đêm niệm Phật. Mỗi lần như vậy, Tăng chúng ở chùa không dám phiền động đến ngài, khách đến thăm cũng không dám bạch báo.

Chờ suốt cả buổi sáng, không thấy Đức Pháp chủ ra khỏi cốc, biết là chưa đủ duyên để được gặp ngài, người viết đành chào chư Tăng để ra về. Đại đức Thích Nguyên Quang, một trong những đệ tử của ngài, khuyên: “Hôm khác cứ đến, nếu có duyên thì sẽ gặp được thôi!”. Đi xa hàng chục cây số trong mưa rét, mà không được gặp Đức Pháp chủ, đành tự nhủ có lẽ chư Phật, chư Tổ thử thách sự kiên nhẫn của mình đây.

Vài ngày sau người viết trở lại chùa, lần này may mắn được diện kiến Đức Pháp chủ. Phải hôm trời rét đậm, gió bấc hun hút, Hòa thượng khoác chiếc áo dạ cũ không che hết được chiếc áo nâu sồng giản dị bên trong. Trông vị sư già như một lão nông. Trong dáng khô gầy, khắc khổ của một lão Tăng đã ở tuổi bách niên, nhưng đôi mắt vẫn lộ rõ vẻ tinh anh và nụ cười hiền hậu, thanh thoát, bước đi nhàn nhã khoan thai, một phong thái mà không dễ ai, ngót trăm tuổi còn giữ được. Thỉnh vấn Đức Pháp chủ, ngài trả lời rành rọt, khúc chiết từng câu, thể hiện sự minh mẫn như một người trung niên, càng làm người viết ngỡ ngàng trước trí tuệ lớn lao của một bậc cao tăng thạc đức. Nói câu nào, Đức Pháp chủ cũng cười rất tươi. Từ gương mặt đến giọng nói đều toát lên một vẻ từ bi, hỷ xả.

Ngài sinh năm 1917 tại xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Năm 1926 xuất gia tại chùa Quán (Ninh Bình). Năm 1932 thọ giới Sa-di tại trường hạ chùa Đông Cao, tỉnh Nam Định. Năm 1934 bắt đầu tu học tại chùa Viên Minh, tỉnh Hà Tây. Năm 1937 thọ giới Tỳ-kheo do ngài Thích Quảng Tốn làm Hòa thượng đầu đàn. Từ năm 1953 đến 1958 tu học và hoằng pháp tại chùa Kim Đới - Hải Phòng. Từ tháng 10-1958 đến nay trụ trì chùa Viên Minh...

Ngài kể chuyện xuất gia từ khi mới 5 tuổi, trên đường tu học, dấu chân của ngài đã trải khắp các tổ đình vùng châu thổ sông Hồng. Trải qua những ngày quê hương bị giặc Pháp chiếm đóng, làng mạc điêu tàn, chùa chiền sụp đổ, ngài vẫn một lòng son sắt với cửa Phật. Người viết càng ngạc nhiên hơn, khi Hòa thượng cho biết ngài chưa từng học qua một trường lớp chính quy nào. Tất thảy vốn kiến thức có được đều nhờ kiên trì tự học. Hẳn ai cũng biết, ngài là vị giáo phẩm nổi tiếng uyên thâm về Phật học và Hán học.

Ảnh tác giả

“Tôi ngẫm thấy, “Tre già thì măng mọc”, nói như vậy cũng chỉ là vu khoát, cần nói thêm rằng: tre già phải được dùng vào việc có ích và măng mọc cũng cần có hàng có lối, cần được chăm sóc và bảo vệ thì mới thẳng mới đẹp mới có ích cho Đạo cho Đời.

Theo tôi, nên đa dạng hơn nữa các hình thức giáo dục, đào tạo Tăng Ni, nhất là mô hình các tổ đình truyền thống. Nói như thế không có nghĩa là phủ nhận vai trò nhất thống của Quốc gia và Giáo hội. Thống nhất nên trên cơ sở sự đa dạng.

Với Phật giáo thì hòa hợp Tăng là quan trọng nhất. Các ràng buộc hành chính, mệnh lệnh ngoài giáo pháp chỉ là nhất thời mà thôi. Đặc biệt nên kiên trì giữ gìn nền nếp các trường An cư kết hạ. Đó là nơi không chỉ học tập mà quan trọng là tu tập và thực hành nếp sống cộng đồng, dân chủ, có kỷ cương, “lục hòa” của Tăng, Ni chúng”.

Đức Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ



Sự nghiệp phiên dịch kinh sách, trước tác của ngài nổi bật với các tác phẩm: Kinh Bách dụ, Phật Tổ tam kinh, Bát-nhã dư âm, Đại từ điển Phật học, Đề cương kinh Pháp hoa, Phật học là tuệ học, biên tập Đại tạng kinh VN, phiên dịch và hiệu đính Luật Tứ phần… Ngài từng là Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh Hà Tây; từng kinh qua Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học VN tại Hà Nội, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học. Từ tháng 12-2007 đến nay: đảm trách ngôi vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN.

Đến nay đã 80 năm ngài an trụ ở chùa Giáng nên được Phật tử mọi miền gọi là Tổ Giáng. Trong mắt người dân vùng này, Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ không chỉ là một vị cao tăng uyên thâm Phật pháp, đức hạnh vẹn toàn mà còn là một nông dân thực thụ với đức tính hay lam hay làm, cần cù và giản dị. Bởi vì suốt cuộc đời, ngoài giờ hành lễ hay đi hoằng pháp, Hòa thượng luôn cùng môn đệ xắn tay cày cấy nuôi thân, đến 80 tuổi mới thôi. Nay ở tuổi bách niên, ngài không còn ra đồng trồng lúa được nữa, nhưng hàng ngày vẫn làm vườn, dọn dẹp trong chùa.

Từ biệt Trưởng lão Hòa thượng, người viết nhìn theo dáng ngài bước đi khoan thai trên nền gạch đỏ, trong tấm khoác giản dị, giữa trời gió bấc. Gió lạnh đến thấu xương, khiến những tán cây cũng run lên bần bật, mà dáng của cụ vững chãi đến lạ lùng, như cây tùng cây bách thường trụ giữa tuyết sương mưa gió. Chợt nghĩ, không biết trên thế giới này có vị Pháp chủ nào lại giản dị mà uyên bác đến thế không. Điều đọng lại trong lòng mỗi người đến đây là sự cảm phục và tôn kính sâu sắc đối với Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Đệ tam Pháp chủ GHPGVN, người 100 tuổi đời, vẫn ngày đêm mang giáo lý nhà Phật, đức hạnh cao dày của bậc chân tu giáo hóa chúng sinh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 18167)
Ba năm về trước, khi bổn-sư (và cũng là chú ruột) của tôi là cố Hòa-Thượng Ðại-Ninh THÍCH THIỀN-TÂM viên-tịch, trong buổi lễ thọ tang ngài tôi có dâng lời nguyện trước giác-linh Hòa-Thượng cầu xin ngài chứng-minh và gia-hộ cho tôi - vừa là đệ-tử và cũng là cháu ruột của ngài - được đầy đủ đạo-lực cùng minh-tâm, kiến-tánh thêm hơn để nối-tiếp theo gót chân ngài, hoằng-dương pháp môn Tịnh-độ nơi hải-ngoại ....
17/04/2013(Xem: 6001)
Con, Tỳ kheo ni Hạnh Thanh, vừa là môn phái Linh Mụ ; nhưng thật ra, Ôn, cũng như con và cả Đại chúng Linh Mụ đều là tông môn Tây Thiên pháp phái. Vì Ôn Đệ tam Tăng thống tuy Trú trì Linh Mụ quốc tự, nhưng lại là đệ tử út của Tổ Tâm Tịnh, Khai sơn Tổ Đình Tây Thiên, được triều Nguyễn dưới thời vua Khải Định sắc phong là Tây Thiên Di Đà tự. Ôn Cố Đại lão Hòa thượng Đôn Hậu có cùng Pháp tự chữ Giác với quý Ôn là Giác Thanh, trong Sơn môn Huế thường gọi là hàng thạch trụ Cửu Giác và có thêm một hàng gọi là bậc danh tăng thạc học Cửu Trí (Chỉ cho các ngài Trí Quang, Thiện Minh, Thiện Siệu v..v...) Cố đô Huế là vậy ; đó là chưa kể nơi phát sinh ra danh Tăng ưu tú ngũ Mật nhị Diệu (Mật Tín, Mật Khế, Mật Hiển, Mật Nguyện, Mật Thể, Diệu Huệ và Diệu Không) và cũng là nơi đào tạo tăng tài, xây dựng trường Đại học Phật giáo đầu tiên không những chỉ cho Huế mà cả miền Trung việt Nam nữa. Ở Huế thường kính trọng các bậc chơn tu thực học, đạo cao đức trọng nên thường lấy tên chùa để gọi pháp
11/04/2013(Xem: 11238)
Một con người với nhiều huyền thoại bao phủ theo từng bước đi, dù ngàn năm trôi qua nhưng dấu ấn vẫn còn đong đầy trong tận cùng tâm thức, hạnh nguyện độ sanh vẫn lớn dần theo nhịp tử sinh, in dấu trên từng hoá độ, kỳ bí trong vô cùng không tận, không ngôn ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn. Một sự lặng thinh phổ cập trên từng đường nét, chỉ có cõi lòng thành kính tri ơn, nhớ ơn, biết ơn, được nhân dân tôn thờ lễ bái
10/04/2013(Xem: 7744)
Ngày 15-2-1965, tôi và thầy Chơn Thanh cũng như các học Tăng khác từ các nơi tập trung về Phật học viện Huệ Nghiêm dự thi tuyển vào khóa II của Phật học viện. Thầy thì từ Phật học đường Phổ Quang Gia Định đến, tôi thì từ Phật học đường Lưỡng Xuyên- Trà Vinh lên, tất cả cùng một chí hướng, một mục đích và một ước nguyện là thi đậu vào Phật học viện. Kết quả, thầy thi đậu lớp Sơ trung 2, tôi thi đậu vào lớp Sơ trung 1
10/04/2013(Xem: 9650)
Kính dâng Hoà Thượng Thích Tịch Tràng, để nhớ công ơn giáo dưỡng - Tôi ra thắp nhang nơi tháp mộ của Người, ngồi bên tháp rêu phong, vôi vữa đã lở ra từng mảng, đường nét đơn sơ giản dị như cuộc đời giản dị của Thầy, lòng chợt bâng khuâng nhớ thương thầy vô hạn. Tôi tự hỏi: “Động cơ nào đã thôi thúc Thầy nguyên là một vị giáo sư Pháp văn ưu tú con nhà quý tộc ở xứ Quảng, lại cắt ngang con đường công danh sự nghiệp, để vào đây nối bước theo chân Tổ mà nối đuốc đưa mọi người qua khỏi bóng đêm vô minh dày đặc và biến nơi đây thành một quê hương tâm linh cho tất cả ngưỡng vọng hướng về”.
10/04/2013(Xem: 8911)
Một sinh thể đã xuất hiện trong cuộc đời như chưa từng có, đến lúc từ giã ra đi cũng thật nhẹ nhàng như cánh nhạn lưng trời. Vốn xuất thân từ dòng dõi trâm anh thế phiệt, được bẩm thụ cái gen của tổ phụ từng nổi tiếng văn chương, lại hấp thụ tinh hoa của địa linh sông Hương, núi Ngự - một vùng đất được xem là cái nôi của văn hóa Phật giáo miền Trung. Khi trưởng thành, thể hiện phong thái của một bậc nữ lưu tài sắc vẹn toàn, nhưng túc duyên thôi thúc, sớm rõ lẽ vô thường, dễ dàng từ bỏ cảnh phú quí vinh hoa, hâm mộ nếp sống Thiền môn thanh đạm.
10/04/2013(Xem: 6724)
Cư sĩ Tâm Minh- Lê Đình Thám sanh năm Đinh Dậu (1897) tại làng Đồng Mỹ (Phú mỹ), tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam-nay là tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng. Ông xuất thân trong một gia đình quyền quí nhiều đời làm quan.Thân sinh là Binh Bộ Thượng Thư Lê Đỉnh ở triều Tự đức.
10/04/2013(Xem: 7188)
Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, thế danh là Nguyễn Văn Kỉnh, sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (1890), tại làng Dưỡng Mông Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân sinh là cụ ông Nguyễn Văn Toán và cụ bà Tôn Nữ Thị Lý. Ngài là con trai thứ ba trong gia đình, bẩm tính thông minh, năm 15 tuổi Ngài đã tinh thông Nho học rõ lẽ xuất xứ ở đời, nhưng với chí khí xuất trần, muốn vươn tới một phương trời cao rộng Ngài đã xin phép song thân được xuất gia tầm sư học đạo.
10/04/2013(Xem: 11326)
Đại Lão Hoà Thượng Pháp danh Thượng Quảng Hạ Liên, Tự Bi Hoa, Hiệu Trí Hải thế danh Nguyễn Văn Chính, sinh năm 1926 – Bính Dần tại Sông Cầu – Tỉnh Phú Yên, trong một gia đình túc nho, tiểu thương, giàu lòng kính tin tam bảo, Hoà thượng là con thứ 8 trong gia đình với 09 Anh Chị Em được thân phụ là Cụ Ông Nguyễn Văn Phân – PD. Nhựt Minh và thân mẫu là cụ bà Võ Thị Dưỡng – PD.
10/04/2013(Xem: 7010)
Ngài thế danh là Nguyễn Xuân pháp danh Thanh Phong pháp tự Hoàng Thu hiệu Như Nguyện. Sinh ngày 01/06/1937 tai thôn Phú Cấp xã Diên Phú huyện Diên Khánh tinh Khánh Hoà. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Ðối thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Lẻo pháp danh Trừng Lan. Ngài là anh cả trong 4 anh em.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]