Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cụ Họa Tâm Huệ Võ Đình Thụy (1899-1951)

25/01/202109:45(Xem: 4077)
Cụ Họa Tâm Huệ Võ Đình Thụy (1899-1951)
vo dinh thuy


CỤ HỌA
TÂM HUỆ VÕ ĐÌNH THỤY
(1899-1951)



Nói đến cụ Họa, hầu như  người người dân thôn Vạn An, xã Nghĩa Thương, quận Tư Nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Nếu sống cùng thời thì ai ai cũng biết cụ. Thật ra tên cụ là Võ đình Thụy, pháp danh Tâm Huệ  sinh năm 1899 mất ngày 31 tháng 1 năm 1951 tại quê nhà. Cụ dáng người  tầm thước. Sóng mủi cao cân xứng với khuôn mặt chữ điền. vầng trán cao rộng. Miệng hàm én. Đặc biệt hai mắt sáng quắt, biểu lộ đức tính ngay thẳng, lòng đầy quả cảm.

   
Nghe đồn tổ tiên cụ vốn ở Thái Nguyên, Bắc phần. Họ đã theo chân chúa Nguyễn Hoàng vào châu Thuận Hóa, đến lập nghiệp tại xứ Xuân Lang ( di tích Chiêm Thành để lại ) ở hướng tây, cách tỉnh lỵ khoảng 4 cây số. Sau tổ tiên cụ dời về thôn Vạn An sinh sống cho đến  đời cụ đã được 11 thế hệ.

    Thuở thiếu thời, cụ là cháu nội đích tôn của quan tri phủ huyện Hòa Đa tỉnh Bình thuận. Cha cụ cũng làm quan nên người trong làng gọi cụ là cả ấm. Trong bối cảnh lịch sử nước nhà. Thời cụ sinh ra và lớn lên cũng là lúc thực dân Pháp có phần nào ổn định được tình hình cai trị tại xứ thuộc địa Nam kỳ, cũng cố được thực lực tại vùng bảo hộ Bắc kỳ, Trung kỳ. Sở dĩ người viết nói có phần nào ổn định bởi vì trong suốt thời gian thực dân Pháp đã đặt được nền đô hộ, song chính quyền bảo hộ không lúc nào được ăn ngon, ngủ được yên. Họ luôn luôn bị dân tộc Việt nổi lên chống đối. Hầu mong giành được đôc lập, tự chủ cho nước nhà. Các vua nhà Nguyễn chỉ là những con rối trên sân khấu chính trị để thực dân pháp mặc tình thao túng. Ngoại trừ vài vị có tinh thần vì dân vì nước như vua Hàm Nghi, Thành thái, Duy Tân đều bị thực dân bắt đi đày. Giá trị đạo đức Khổng , Mạnh xuống cấp một cách thậm tệ, khiến những nhà nho đại diện cho tầng lớp sĩ phu yêu nước đã phải thốt lên:

                                Cái học nhà nho đã hỏng rồi

                                Mười người đi học chín người thôi

                                Cô hàng bán sách lim nhim ngủ

                                Thầy khóa tư lương thấp thỏm ngồi

                                Sĩ khí rụt rè  gà phải cáo

                                Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi

                                --------------------

 Khi mà tôn ti trật tự của xã hôi bị đảo lộn cho đến nổi:

                                
Một đàn thằng hỏng đứng mà trông

                                 Chúng đổ phen nầy có sướng không

                                 Trên ghế bà đầm ngoai đít vịt

                                Dưới sân ông cữ ngẩng đầu rồng

Hoặc nhìn thấy cảnh tượng mất phẩm cách, lố lăng. Làm trò cười cho thiên hạ như:

                               Tham tiền cột mở lắm anh leo


Nền tảng Nho học đã như thế. Đối với đạo Phật là một tôn giáo đặc trưng cho nền văn hóa dân tộc cũng bị thực dân Pháp và các thừa sai mạ lỵ xuyên tạc gọi là đạo thờ ma quỷ, dùng những từ khiếm nhã đối với đức Phật (  phép giảng tám ngày của thừa sai Đắc Lộ ). Một số di tích văn hóa, chùa chiền bị đập phá, thay vào đó bằng những ngôi nhà thờ. Họ tìm cách dần dần đưa vào nền văn hóa Ki Tô hoàn toàn xa lạ, đi ngược lại với truyền thống văn hóa dân tộc. Thời cuộc đảo điên như thế nên cũng có một số ít tu sĩ Phật giáo sa ngã. Khiến người dân đã thốt lên câu:

                               Công đức tu hành sư có lộng

                              Xu hào rủng rĩnh Mán ngồi xe

Nhưng cũng may, còn  rất nhiều bậc chơn tu, đạo đức cao dầy lui về nơi thôn dã, sống cuộc đời đạo hạnh, vui cùng câu kinh tiếng kệ, tịnh tâm tu dưỡng. Cũng từ đó những ngôi chùa ở các thôn quê hẻo lánh đã trở thành nơi gìn giữ, bảo vệ truyền thống văn hóa, những nếp sống tâm linh của dân tộc, là nơi duy trì ánh sáng tuệ đăng. Để chờ đợi những thuận duyên chấn hưng Phật giáo cho cả ba miền Trung, Nam, Bắc.

Thời cuộc đổi thay, Nho học mất đi địa vị độc tôn. Thiên hạ đổ xô đi học chữ quốc ngữ, học tiếng Tây để làm thầy thông, thầy Phán. Để rồi có đời sống “ Tối rượu sâm banh, sáng sửa bò “. Để rồi có kẻ quên đi cội nguồn dân tộc, làm tay sai cho ngoại bang chống lại dân tộc của mình…

    Khác với những người cùng thời. Cụ Họa theo tây học để hưởng ứng lời kêu gọi của các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…Hầu đem những sự hiểu biết về khoa học, kỷ thuật của nước người. Để rồi tự cường canh tân đất nước, nhằm nâng cao trình độ dân trí khiến cho dân giàu, nước mạnh. Do đó sau khi tốt nghiệp về ngành công chánh xây dựng. Cụ đã không chịu làm việc cho thực dân Pháp cũng không làm việc với triều đình Cụ đem cái sỡ học của mình, tự lập công ty đấu thầu về xây cất để cạnh tranh  với các công ty người Pháp. Nếu ở miền Bắc, người ta biết đến một Bạch Thái Bưởi có công ty vận chuyển đường biển từ Hải Phòng vào Sài  gòn. Đó là một công ty hàng hải đầu tiên và độc nhất do người Việt Nam làm chủ đã dám cạnh tranh cùng các công ty ngoại quốc như công ty Anh -Ấn và các công ty của Pháp…thì ít ra ngay tại Quảng Ngãi hay một vài tỉnh miền Trung, người ta biết đến về ngành xây dựng, nhà cửa và những việc làm có tính cách xã hội mà cụ đã giúp cho  dân địa phương khiến cho người Pháp cũng phải e dè, nể phục.

    Trở lại cái tên cụ Họa, thật ra đó không phải là tên do cha sanh, mẹ đẻ đặt cho. Tập tục Việt thường húy kỵ việc gọi tên thật với người thân hoặc những người mình kính trọng. Lý do nữa là vì cụ làm ngành xây dựng nên luôn luôn mang theo bản vẽ thiết kế ( họa đồ ) đến các công trình thi công. Từ đó dân làng lúc đầu kêu bằng ông Họa. Thời gian trôi qua,tuổi tác càng cao, họ gọi cụ Họa. Đôi khi người dân địa phương còn gọi là cụ Hường. Mặc dù cụ không làm việc với triều đình, nhưng cụ được tập ấm Hường Lô Tự Khanh, một ngạch trật tứ phẩm do vua ban bởi cụ là con rễ Tùng Thiện Vương.  

    Đạo Phật truyền vào nước ta rất sớm. Trung tâm văn hóa Luy lâu tại Giao chỉ được nhiều học giả dựa vào các chứng liệu nghiên cứu. Các học giả đánh giá rằng trung tâm nầy có trước cả trung tâm văn hóa Bành Thành và Lạc Dương ở Trung quốc vào thời hậu Hán. Những dữ kiện cũng chứng minh được rằng sự hình thành trung tâm văn hóa nầy rất rõ ràng, không lờ mờ như sự hình thành hai trung tâm văn hóa Bành Thành và Lạc Dương ( việc thiền sư Khương Tăng Hội từ chùa Dâu thuộc Luy Lâu đến Giang Nam giảng đạo Pháp thời Tôn Quyền rồi ở tại chùa Kiến Khai, đó là một trong số các dữ liệu ) . Do đó tổ tiên gia đình cụ cũng không thể thoát ra khỏi dòng hệ mệnh văn hóa Phật giáo vốn đã có lâu đời của dân tộc.

    Thời  gian cụ Họa đang sống, cũng là giai đoạn phong tào chấn hưng Phật  giáo đạt đến cao độ. Trong Nam do các tổ Thiện Chiếu, tổ Khánh Hòa và một số cư sĩ khởi xướng. Nhiều hội Phật học được hình thành như hội Lục Hòa với tạp chí Pháp Âm, hội Phật giáo Tân Thanh và sau là hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật Học với tờ báo Từ Bi Âm. Tại Trung Kỳ các ngài Giác Tiên, cụ Tâm Minh Lê Đình Thám, ngài Phước Huệ ở chùa Thập Tháp ( Bình Định ) với tạp Viên Âm làm phương tiện hoằng dương đạo Pháp. Ngoài Bắc có cụ tổ Vĩnh Nghiêm ( Thanh Hanh ) sư cụ Tổ Các ( Dương Trung Thứ ) sư cụ Bằng Sở (Dương văn Hiển) cho phát hành tờ Đuốc Tuệ để truyền bá giáo lý. Nhằm mục đích đào tạo Tăng tài cho thế hệ Phật giáo mai sau, nhiều trường đào tạo Tăng, Ni được hình thành. Miền Bắc có trường đào tạo Tăng ở chùa Quán Sứ, trường Ni tại chùa Bồ Đề. Đối với Trung kỳ có Phật học viện Tây Thiên, Phật học viện ở chùa Báo Quốc, trường Ni ở chùa Diệu Đức. Trong Nam có Phật học Viện do hội Lưỡng Xuyên Phật Học Trà Vinh tổ chức. Để đào tạo các thanh thiếu niên thành những Phật tử chân chánh có Gia Đình Phật Hóa Phổ tiền thân của Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Chúng ta cũng không quên công ơn cụ Thiều Chữu đã phiên dịch nhiều tạng kinh chữ Hán ra chữ Việt, khiến quần chúng Phật tử hiểu biết rõ hơn về giáo lý Phật Đà.

    Đối với cao trào chấn hưng Phật giáo ở khắp ba miền Nam, Trung, Bắc ảnh hương đến tư duy của cụ Họa không nhỏ trong đời sống tu hành, công tác Phật sự và sự hổ trợ cho phong trào phục hưng Phật giáo. Để mở mang các cơ sở Phật giáo, cụ không ngần ngại  cùng với các đạo hữu  đương thời  gầy dựng hoặc trùng tu lại  các ngôi chùa. Vào năm 1940  tỉnh hội Phật giáo  Khánh Hòa đại trùng tu chùa Long Sơn. Cụ Võ Đình Thụy ( cụ Họa ) cùng với cụ Hội trưởng Tôn Thất Quyền là hai vị có công đầu trong đợt đại trùng tu nầy. Khi cụ Họa có công việc thầu  xây cất tại Dalat cụ đã hổ trợ tịnh tài để xây dựng  chùa hội huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng. Ngôi chùa tại thôn Vạn An cũng được cụ Họa tài trợ để xây dựng. Rất tiếc ngôi chùa đã bị bom đạn tàn phá trong cuộc chiến tranh Việt – Pháp. Sau năm 1975, khi nước nhà thống nhất. Để có nơi tu học. Ngôi chùa Cảnh Tiên đã được dân làng đã góp công, góp của xây dựng lại chính nơi nền ngôi chùa củ. Đối với việc đào tạo Tăng tài cụ tài trợ cho vấn đề ăn học.  Nhiều vị đã trở thành rường cột, giữ những chức vụ hệ trọng trong giáo hội Phật giáo. Nhưng ngược lại cúng dường cá thể cho các chư Tăng, Ni cụ lại rất hạn chế. Bởi cụ  quan niệm rằng nên giúp thầy cô giữ giới luật, sống cuộc sống “ Thiểu dục tri túc “. Đối với con cháu là nữ giới .  cụ khuyên bảo tránh tiếp xúc với thầy một cách riêng rẻ, làm xáo trộn việc thanh tu. Nếu có thắc mắc điều gì về giáo lý nên cùng đại chúng vấn hỏi trong giờ thầy giảng dạy.

    Về phương diện tu học, cụ lấy đơn vị gia đình làm gốc, cụ thường khuyên bảo cùng các em và con cháu rằng  phải sống trong tinh thần lục hòa, mà trước tiên phải thân hòa  đồng trụ., nhờ  có cùng nhau chung sống, giúp chúng ta cùng tu tập các các pháp  hòa khác ( Khẩu, ý, kiến, lợi, giới ). Cụ  Họa quan niệm rằng nhiều đơn gia đình sống  hòa thuận như thế sẽ tạo thành một xã hội an bình, nhiều xã hội an bình như thế lo chi thế giới không thái bình an lạc. Sống hòa hảo với nhau.

    Đối với việc giúp đỡ cho những người neo đơn, nghèo khổ hoặc thiên tai bão lụt. Cụ thường khuyên bảo các em và con cháu nên thực hành theo ba hạnh Bi - Trí - Dũng của người Phật tử. Ba hạnh nguyện đó được cụ giải thích một cách cụ thể : suy nghĩ xem sự giúp đỡ của mình có đem đến kết quả tốt cho người nhận hay không? Nếu có mình phải quyết chí thực hiện dù có ảnh hưởng xấu cho quyền lợi, địa vị trong xã hội của mình cũng không từ nan. Có người bảo cụ theo pháp tu bố thí Ba La mật. Người hành giả cần thể hiện tinh thần Bồ Tát Hành trong đó phần bố thí là quan trong. Phật đã chỉ dạy: hành động bố thí phải trong sạch. Không phân biệt giàu nghèo. Không phân biệt giới tính, tuổi tác, bạn, thù… Cụ nghĩ nếu hiểu như thế, e rằng chúng ta chưa thông đạt hết ý Phật dạy. Phật nói như thế là muốn chúng ta trải rộng lòng từ .  Nếu chúng ta phân biệt đối tượng thì phạm trù bố thí sẽ bị thu hẹp. Nhưng Đức từ Phụ không dạy chúng ta đừng dung trí tuệ  để xem nên dùng tài  thí hay pháp thí  để có hiệu quả cho người nhận. Một dẫn dụ có người giàu nhưng keo kiệt  không cứu giúp ai  song lúc nào cũng muốn có thêm của cải. Nếu ta giúp  không khác gì chúng ta tạo thêm tập khí xấu cho họ. Bởi thế không có lý do gì mình lại lấy tiền của cho thêm, nhưng chúng ta lựa lời khuyên giải người đó nên phát tâm từ bố thí cho người nghèo khổ xung quanh để họ có ruộng phước mai sau .  Đối với người cờ bạc rượu chè cũng vậy, chúng ta không thể cho tiền để họ nướng vào canh bạc, mang đến hậu qủa xấu . Bởi vì “ cờ bạc là bác thằng bần, cửa nhà bán sạch mang gông vào cùm “.NHững người như thế cụ tìm lời khuyên giải, nói đến sự tệ hại của vấn đề cờ bạc, rượu chè cho họ từ bỏ tệ nạn đam mê đó.. Ngay cả những người thật sự khốn khó, cụ giúp tiền của để qua khỏi cơn ngặt nghèo, song đồng thời tạo công ăn việc làm cho họ nếu có thể được. Nhiều việc cụ giúp đỡ người dân địa phương đã trở thành giai thoại truyền tụng trong dân làng như câu chuyện cụ giúp gia đình nạn nhân bị lính lệ giết chết, rồi người lính vu khống người nầy hành hung với nhân viên thừa hành phận sự để chạy tội.

      Thời ấy còn có lệ đi làm xâu cho làng xã. Có gia đình nọ vì nghèo khó không có tiền đóng cho làng nên thường làm những công việc tạp dịch. Mặc dầu anh ta đã làm đủ số ngày do làng xã ấn định, song do người lính lo phần hành kêu người đi làm nghĩa vụ thuế thân đó ăn tiền đút lót của người khác nên cứ gọi anh ta đến làm việc làng xã. Sau  khi trình bày sự việc là mình đã làm đủ ngày công qui định rồi ra về. Người lính tức giận bắn chết anh ta với tội danh hành hung người thừa hành công cụ. Nhận được tin anh bị chế. Cụ Họa đến thăm và giúp cho gia đình một ít tiền để lo việc ma chay. Khi nhìn vết  bắn gây ra cái chết. Cụ biết rằng người  lính vu oan  cho anh ta. Vì khi có ấu đã, người lính bắn tự vệ thì vết đạn lúc mới vào đằng phía trước trán phải nhỏ và phía sau  sọ sức công phá sẽ mạnh hơn. Do đó  vết thương đằng sau đầu sẽ lớn hơn, song  cụ thấy ngược lại. Điều nầy chứng tỏ nạn nhân không hành hung người lính, anh ta đang rời trụ sở thôn để về nhà. Bởi viên đạn kết liểu sinh mạng anh do người lính từ sau lưng bắn tới. Cụ Họa quyết định giúp người nhà nạn nhân kiện làng xã để lấy lại công đạo. Mục đích trước tiên là minh oan cho nạn nhân để làng xã đền bù thiệt hại, sau đó nhằm răn đe kẻ cậy quyền thế ức hiếp người thế cô. Mặc dầu việc làm nầy sẽ đụng chạm đến cửa quyền song cụ vẫn không ngại.. Ngày xữ kiện cụ mang đến một đầu heo và yêu cầu xã trưởng cho người lính dùng súng  đứng phía sau đầu heo bắn tới. Kết quả cho thấy vết bắn phía đầu đạn mới vào nhỏ , ra phía sau vết đạn công phá bự hơn, nó phù hợp với biên bản khám nghiệm tử thi nạn nhân.. Sự việc nầy chứng tỏ anh ta không hề hành hung với nhân viên thừa hành công vụ. Nếu hành hung, ấu đả thì mặt phải đối mặt, vết đạn phía trước trán phải nhỏ hơn vết đạn phía sau ót.

    

    Câu truyện được truyền tụng sau đây không phải cụ dùng sự dũng cảm để chống lại kẻ có thế lực, có quyền hành mà cụ  dùng hành động dũng cảm chống lại lòng mê tín, dị đoan của dân làng để thực hiện cho được đề án dẫn thủy nhập điền để  giúp hàng trăm mẫu ruộng bị thiếu nước vào mùa nắng có đủ nước để phục vụ nông nghiệp. Giúp cho người  nông dân có thêm công ăn, việc làm. Để  nông gia  đở phải phập phồng lo sợ bị thất thu bởi thiên tai, bảo lụt. Vùng rừng núi huyện Minh Long nằm giáp ranh huyện  Nghĩa Hành có  nhiều khe suối. Đó chính là những  phụ lưu giúp cho dòng chảy Phước Giang hùng vĩ hơn. Sông Phước Giang có những Phụ lưu chảy qua các miền quê thuộc huyện Nghĩa Hành, Tư Nghĩa và thành phố Quảng Ngãi. Cuối cùng dòng chảy Phước Giang  hòa nhập vào sông Phú Thọ để chảy ra biển ở cửa Đại - Cổ Lũy. Với chiều dài của sông Phước Giang khoảng 20Km nên dòng chảy ngắn . Về mùa mưa, nước từ thượng nguồn ào ạt tuôn chạy về hạ lưu sinh ra lủ lụt, nhưng vào mùa khô lưu lượng dòng chảy yếu không đủ nước phục vụ cho ngành nông nghiệp, Vấn nạn nầy chính là mối ưu tư của cụ Họa.

    Những ai ở miền Trung nói chung,  dân Quảng Ngãi nói riêng đều biết rằng vào thời điểm để người nông dân có nước cày bừa. Đó cũng là thời điểm lũ lụt thường ập đến. Khiến những nông gia đôi khi mất trắng cả thóc giống, lâm vào cảnh thiếu ăn. Những năm thất thu như thế cụ Họa thường giúp đở gạo tiền hoặc cho vay thóc giống không lấy lời để sang năm tá điền trả lại. Song cụ Hoạ nghĩ những việc làm đó chỉ tạm bợ. Sự trợ giúp đó giống trường hợp “ của vô nhà khó như gió vô nhà trống “ không phải kế sách lâu dài, người dân vẫn lâm vào cảnh đói khổ. Dự án đắp đập, đào kênh để dẫn nước vào vùng đất khô cằn chỉ chờ mưa xuống trồng lúa hay hoa màu phụ để trở thành ruộng lúa xanh um, trỉu hạt đã lóe trong trí cụ. Nhưng cái khó  làm sao thuyết phục được dân địa phương bỏ được sự mê tín về phong thủy, về long mạch để họ chấp nhận dự án của cụ. Thế  rồi cụ tạo dựng những mô hình với hồ chứa nước, với những con kênh dẫn nước vào những nơi cần đến…  Mô hình giống hệt ngoài địa thế. Mô hình được trình làng, xã cụ trình bày về lợi ích việc của việc đắp đập là có nước làm nhiều vụ mùa. Những ruộng lúa trước đây chờ mưa xuống mới cày cấy được thì có thế làm sớm hơn hoặc trể hơn để tránh lũ lụt và đòn đánh cuối cùng khiến người dân phải chấp nhận đó là cụ xin giấy phép của cấp tỉnh chấp nhận đề án. Thế rồi đập Quánh hay còn gọi là đập ông Họa dài hơn trăm mét đắp chận một dòng phụ lưu của song Phước Giang giữ nước tưới cho cánh đồng Vạn An, đồng Nghĩa Hiệp vùng giáp ranh. Ngày nay đập vẫn đang có nhiệm vụ giữ nước tước cho vùng nước cuối nguồn Thạch Nham. Từ đó ngưới dân Vạn An không còn nơm nớp lo sợ bị thất thu vì bảo lụt, năng xuất thu hoạch tang lên gấp hai, gấp ba. Để nhớ ơn người dân địa phương đã lập sinh từ thờ phượng, xem cụ như một vị thần làng. Sinh từ nầy ngày nay vẫn còn.

    Đối với những người có đầu óc phiêu lưu, không thích cuộc sống tay lấm chân bùn. Cụ tuyển dụng vào làm công nhân trong công ty xây dựng. Nơi ăn chốn ở của họ tương đối thỏa mái. Nhiều người được đào tạo thành thầy cai, có tay nghề vững chải. Cuộc sống gia đình trở nên sung túc, ổn định.

     Cuộc đời cụ Họa như thế, luôn luôn giúp đỡ mọi người, ruộng phước mà cụ gieo trồng, cụ đã gặt hái được ngay thuở sinh tiền chớ không chờ đợi kiếp sau.Trong giai đoạn giao thời của mùa thu 1945 .đó là thời điểm cụ Họa về quê thăm mẹ già rồi kẹt lại ở Quảng. Nhiều  không tránh khỏi sự bồng bột nông nổi của dân chúng khi thấy công việc làm ăn của họ có  dính líu ít, nhiều đến người Pháp nên thường cho là Việt gian, làm tay sai cho Pháp, để rồi có những sự việ đáng tiếc xẫy ra. Rồi đến thời kỳ cải cách ruộng đất cũng thế, rất  nhiều người chết một cách oan uổng. Cụ Họa đã thoát được kiếp nạn đó, bởi vì long từ của cụ luôn luôn trải đến với mọi người, tạo công ăn việc làm cho dân địa phương, tạo hạnh phúc, an vui cho thôn xóm, người dân Vạn An nghĩ rằng cụ không thể nào là ngườ bán rẻ lương làm tay sai cho ngoại  bang, không thể là một cường hào địa chủ, bóc lột  đám dân đen được. Người vẫn luôn luôn kính trọng. Đó là lý do khiến cụ Họa thoát qua kiếp hiện tiền.

     Những việc làm của cụ Võ ĐìnhThụy quả là gương sáng cho các em cụ noi theo. Các em cụ và các cháu cụ nguyện  tiếp nối những công việc cụ làm thuở sinh thời.. Tiếp tục hổ trợ các trường đào tạo Tăng, Ni cho các khuôn hội, làm các hạnh lành, tránh  việc ác nguyện cố gắng làm theo lời Phật dạy. các em , các con cháu cụ có người từng giữ chức hội trưởng tỉnh hội qua nhiều nhiệm kỳ, người làm ủy viên giáo dục cho khuôn hội… con cháu cụ có người xuất gia, sống hạnh Đầu Đà, đa phần họ đều đổ đạt. họ luôn luôn theo gương cụ làm những điều lành, tránh làm việc ác nguyện làm theo lời Phật dạy.


Cập nhật lần cuối ngày 26 tháng 1 năm 2021

 Quang Kính Võ Đình Ngoạn


 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 6470)
Chuông điện thoại vang lên ,bổng dưng tôi có cảm giác không an khi hằng ngày vào giờ này ít khi có ai gọi .Từ bên kia đầu dây ,Đạo Hữu Tánh Thuần thông báo một tin buồn ; NI TRƯỞNG THÍCH NỮ BẢO NGUYỆT KHÔNG CÒN NỮA ! Người đã thuận thế vô thường vào lúc bốn giờ sáng nay !
10/04/2013(Xem: 7597)
Hòa Thượng thế danh là Nguyễn Văn Kim, Pháp danh Như Kim, Pháp hiệu Bửu Chung, sinh năm Tân Tỵ (1881) Niên hiệu Tự Đức năm thứ 35, tại Rạch Cái Đầm, xã Hiệp Xương, huyện Tân Châu, tỉnh Long Xuyên (nay là An Giang). Thân phụ là cụ ông Chánh bái Nguyễn Văn Phước. Thân mẫu là cụ bà Lê Thị Dậu đều kính tin phụng thờ Tam Bảo.
10/04/2013(Xem: 7383)
Hòa thượng thuộc dòng Thiền Lâm Tế đời thứ 39, pháp danh Ngộ Đạo hiệu Từ Vân. Thế danh Đinh Công Thân, sinh năm Bính Dần (1866) Niên hiệu Tự Đức năm thứ 20, tại làng Định Yên, Lấp Vò, (nay là Đồng Tháp). Thân phụ là Cụ ông Đinh Công Thành và thân mẫu là cụ bà Lê Thị Hoài. Gia đình 7 anh em, Ngài thứ tư. Sinh trong gia đình trung lưu phúc hậu, theo truyền thống đạo Phật.
10/04/2013(Xem: 10281)
Căn cứ theo tài liệu nghiên cứu của Thiền sư Mật Thể trong cuốn Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, thì dưới triều chúa Nguyễn ở đàng Trong, phong trào phát triển Phật giáo nói chung và Thiền phái Lâm Tế nói riêng bành trướng rất mạnh mẽ ; đồng thời, đã lưu lại cho nền văn học Phật giáo nhiều kiến trúc mỹ thuật, hội họa rất nổi tiếng. Tuy nhiên, khi nhà Tây Sơn thống nhất đất nước, kéo quân từ Nam ra diệt Nguyễn thì đoàn quân lính nầy đã hủy diệt đi những công trình quý báu đó. Bi ký, chứng liệu bị thất tung.
10/04/2013(Xem: 7488)
Hôm nay dưới bóng mát thiền lâm Thiên Thai pháp phái, trước giây phút thiêng liêng tỏa ngát hương đàm, chúng con đang qui tụ về đây, nơi vùng đất Thánh, nơi đã ghi đậm nét lịch sử một đời người xuất thị nhập sơn, tầm rong độ nhật, nơi Ngài đã thể hiện công án thoại đàu, luôn luôn quấn quýt đeo đẳng tâm tư với những tháng năm dài chẻ chia suy cứu- Thiền pháp trầm tịch nhưng hưng suy, trừng thanh nhưng hoạt diễm ấy đến nay vẫn còn phong khí nức hương
10/04/2013(Xem: 9467)
Nhận được tin từ cố đô Huế, Việt Nam, Trưởng Lão Ni, Sư Cụ Thích Nữ Diệu Trí, thế danh Hồ thị Trâm Anh, Húy thượng Trừng hạ Khương, Đạo hiệu Liễu Nhiên, đời thứ 42 dòng Thiền Lâm Tế, Viện chủ chùa Diệu Đức, Trú Trì chùa Diệu Nghiêm, thành phố Huế, đã xã báo thân, an nhiên thâu thần thị tịch vào lúc 19 giờ 05 phút ngày 23 tháng 3 năm 2010 (nhằm ngày mùng 8 tháng 2 năm Canh Dần), trụ thế 103 năm, với 78 tuổi đạo.
10/04/2013(Xem: 8558)
Truyện của tôi không đáng gì mà phải ghi. Chỉ vì truyện ấy, hơn vài thập kỷ trước thập kỷ 2530 (1975-1985), có liên quan đến Phật giáo VN, lại bị hư cấu truyện và phim sai quá nên phải ghi. Nhưng ghi như dưới đây thì chỉ là có còn hơn không mà thôi.
10/04/2013(Xem: 7815)
Lễ Giỗ Tổ Nguyên Thiều tại Tu Viện Nguyên Thiều, Sydney, Úc Châu ngày thứ hai, 26-11-2007
10/04/2013(Xem: 9451)
Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, thế danh Nguyễn Văn Bình, sinh ngày 02 tháng 09 năm Đinh Tỵ (17-l0-1917), tại làng Mỹ An Hưng ( Cái Tàu Thượng) huyện Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (Đồng Tháp). Thân phụ là ông Nguyễn văn Cân và thân mẫu là Cụ bà Nguyễn Thị Truyện. Cụ Ông qua đời lúc H.T lên ba, Cụ Bà cũng theo Ông lúc Ngài vừa lên bảy.
09/04/2013(Xem: 8152)
Nước ta từ sau ngày Doãn Quốc Công Nguyễn Hoàng (1558 - 1613) vào trấn thủ đất Thuận Quảng, dần dần biến thành một vùng cai trị riêng cắt đứt liên hệ với vua Lê ở miền Bắc, lấy sông Danh làm ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai mà sử gọi là Đàng Trong và Đàng Ngoài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]