Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hương Từ Đức Lâm.

05/10/202020:27(Xem: 2390)
Hương Từ Đức Lâm.
Hương Từ Đức Lâm.

An nhiên giữa cõi nhân gian,
Đến đi giấc mộng, chốn ngàn thiên thu.
Bái hầu tịnh cảnh Huân tu,
Thiền môn không giác, hương từ Đức Lâm.

Bậc Thầy Thiện Giải nhân Tâm,
Tiếp nuôi Tăng Chúng, giữ tầm pháp y.
Nam- Trung - Bắc độ phương kỳ,
Ngài gian tay đón, lối Đi Hoằng truyền.

Hương Đức nguyện giữ chân nguyên,
Tài Tăng cứu độ, vững thuyền chèo duyên.
Nuôi Tình Đức nguyện thiền viên,
Cưỡi thương hạt nắng, giữa niềm nhạn bay.

Trứ danh kinh luật tầm Thầy,
Nghe hương nuôi chúng, tháng ngày học Tăng.
Cao - Trung - Đại Học, vầng trăng,
Ngài Ôn hạnh tuệ, gởi tầm hương thơm.

Suốt đời thanh đạm giản đơn,
Tay lần hạt trí, sáng hơn sáu thời.
Trì niệm luật, hành tịnh phơi,
Năm Ngàn Ngài phát, duyên người xuất gia.

Đức Lâm chốn tổ ngân ba,
Thiền đường Tăng chúng, dung hoà nghiêm bi.
Ngài Giải Thiện nếm khắc ghi,
Nương triều Hải chúng, chẳng bì chi ai.

Tám mươi năm cuộc sắc phai
Năm mươi Hạ tịnh, danh tài Thiền Tăng.
Một đời niệm Phật y vàng,
Trang nghiêm công hạnh, ngộ trăng liên trì.

Đời phó thác xã ra đi,
Đạo tràng truyền giới, dung nghi ấn Huyền.
Bái Tăng chúng trút hơi nguyên,
Lên thuyền về tịnh, y thiền giã chân.

Đức Lâm nhớ dáng thừa ân,
Ngài Giải Thiện ngự, kết nhân Di Đà.
Hương sen pháp phục y toà,
Liên Thuỳ dung dáng, ngôi nhà Nhất Tâm.

Cung kính khể thủ lễ, Ngài Giải Thiện, viện chủ chùa Đức Lâm, nếu ai một lần nhân duyên diện kiến thức trúc về danh hương của Ngài, thì không một vị học Tăng thời bấy giờ không nhắc đến.
Hạnh nguyện của Ngài là gian tay đón tất cả các Tăng sinh trẻ vào Sài Gòn tu học, tham cầu học vấn từ các trường Cao- Trung- Đại Học, giữa đời Đạo song tu.
Tất cả học Tăng thời ấy, giờ các vị rãi khắp cả Bắc Trung Nam, ra tận các nước.
Có vị giữ gìn chiếc áo, có vị bỏ áo trước hiên chùa, trao y pháp lại cho thầy tổ, có vị thì thành danh tri nỉ, nhờ lời dạy của Ngài mà tự chọn, đến đi như ngàn mây trắng, không vướng nhạn Hồng duyên.
Chúng con Tk: Thích Minh Thế có nhân duyên diện kiến Ngài được hai lần.
Vào tháng ba năm 2007, và tháng năm năm 2009, tại Đức Lâm và Chùa Chơn Giác Nhà Bè- Tphcm.
Mỗi khi gặp Ngài, với nụ cười hiền hậu, dung nghi đỉnh đạt, Ngài gặp chúng con và dạy rằng:
       “Tu và Học như duyên thiền tập, giữ tâm mình mới thấy Tầm và Tứ tu thân.
         Tu và xã như chính nó là pháp, vận hành thiện trong Tam nghiệp, vận hành chuyển hoá, mới thấy được Bát Chánh Đạo đi về.
         Tu và Nguyện như chính nó là giới, chuyển thức và tánh mới nhiếp tâm, ai là vị tu sĩ, bỏ tham danh tài sắc vọng niệm vị ấy sẽ như nhạn ảnh Huyền không, chẳng bận lòng trông nhiễm cầu tài Lư trú, như giã cùng tử lang thang. Chính mình tu con nhé...”
Chúng con chấp tay lắng nghe, lời pháp.
Thế rồi, Ngài đọc cho chúng con nghe mấy vần thơ:
            “ Tu như áo cõi Hồng,
              Niệm như rót không không.
             An nhiên trong giới trụ.
             Chớ ái nhiễm phiêu bồng.”
Chúng con ghi nhớ, mỗi lần gặp Ngài, thì tâm mình luôn an...!
Chúng con ghi mãi, và nhớ những gì Ngài dạy, sẽ ghi trong những dấu chân tu bụi chúng con được học.
Hạnh nguyện chúng con học mãi, hễ ai đi tụng Kinh Ngài liền quân phân Năm ngàn cho học Tăng, hiểu được tâm trạng nên các học Tăng thời ấy luôn duy trì tinh tấn. Không biến trễ khỏi bỏ phí phụ công.
Giờ này, chúng con chấp Tay bái biệt Ngài, hồi quy cảnh tịnh liên Thuỳ thượng đăng.
                 Tk: Thích Minh Thế
                 Bút danh: Hỷ Tâm Hải Triều.
                 Bút hiệu: Tịnh Nhật Vân Quang
                 Ngày 03-10-2020.
                 Ngày Âm Lịch: 17-08-Canh Tý.
Viết tại Thiền Thất Phổ Tịnh thiền vi- Hà nội trong những gió thu về phất đầy hương sữa tình tôi..!

Hương Từ Đức Lâm-3
Long vị và Tôn dung Ngài Giải Thiện - Trú Trì Đức Lâm Tự- Tân Bình- Tphcm.
Hương Từ Đức Lâm-1
Pháp tướng di ảnh Tôn Dung Ngài Giải Thiện ( 1941-2020 ).
Hương Từ Đức Lâm-2
Ngôi Tam bảo Đức Lâm, một thời Ngài là vị trú trì..!
Hương Từ Đức Lâm-4
Dung Nghi Hình Ảnh Ngài..
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/04/2023(Xem: 1112)
1- Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Thiện Minh (1921-1978)
20/04/2023(Xem: 1216)
Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam, là con thứ sáu trong một gia đình mười hai anh chị em. Thân sinh của Cố Trưởng Lão Hoà Thượng là cụ Trương Xuân Quảng, mất năm 1945, nguyên quán làng Kim Thành, quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, làm quan dưới thời Pháp thuộc, được bổ nhậm chức Kiểm Học (tương đương với Trưởng Ty Nha Học Chánh dưới thời các chính phủ quốc gia sau này) tỉnh Bình Thuận năm 1933 – 1939, và Đốc Học tỉnh Quảng Ngãi năm 1940 – 1945. Nhờ túc duyên với Phật Pháp, nên đến năm 1950, Cố Trưởng Lão Hoà Thượng đến Chùa Linh Mụ, thành phố Huế (Thừa Thiên), xin xuất gia làm đệ tử Cố Đại Lão Hoà Thượng Thích Đôn Hậu, Đệ tam Tăng Thống Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, và được Hòa Thượng Bổn Sư cho pháp danh là Tâm Chánh, pháp hiệu là Trí Chơn.
19/04/2023(Xem: 1263)
Năm 1964, Hòa thượng thân làm Viện trưởng Viện Cao đẳng Phật giáo, thành lập tại chùa Pháp Hội – Sài Gòn. Đây chính là tiền thân của Viện đại học Vạn Hạnh. Hòa thượng còn chủ trương các tập san như Tin Phật, Bát Nhã để gióng lên cho đời tiếng nói của pháp âm. Năm 1965, sau khi ổn định mọi Phật sự, Hòa thượng hành hương chiêm bái các danh lam Phật tích ở Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, giao thiệp với nhiều danh Tăng các nước.
11/04/2023(Xem: 1442)
Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Thiện Châu (1931-1998)
09/04/2023(Xem: 2385)
Tôi nhận được bản thảo cuốn sách “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang dày 500 trang và tôi đoc sơ ngay lập tức bản thảo này. Thú thật rằng là người đọc nhiều, nhưng ngay cả với tôi, nhiều điều được Hòa thượng giảng giải ở đây, bây giờ tôi mới hiểu, hoặc hiểu đúng. Bản thân tôi, dù mới tu tập chưa lâu nhưng vẫn thấy rằng rất nhiều người dân đất Việt, kể cả các Phật tử, nhất là miền Bắc, đang hiểu sai về Đức Phật và các giáo lý của Ngài. Hiểu sai một cách nghiêm trọng, thậm chí đang làm ngược lại cả những gì Đức Phật dạy. Vậy nên tôi đang cố công biên soạn cuốn sách hỏi đáp đơn giản và cơ bản nhất về Đức Phật và đạo Phật. Mừng thay, có bản thảo cuốn sách giá trị này, tôi hơn vớ được vàng.
09/04/2023(Xem: 956)
HT Thích Chí Thiền ngài đã sớm thông tam giáo (Phật giáo, Nho giáo và Lão/Đạo giáo) từ truyền thống gia đình và trường lớp. Như chúng ta đã biết từ ngày những tôn giáo này du nhập vào Việt Nam hòa quyện cùng tín ngưỡng dân gian bản địa, hình thành nên văn hóa dân tộc. Tông Lâm Tế vào Việt Nam từ thế kỷ 12, từng bước đã khác nhiều với thuở ban đầu tại Trung Hoa. Và vị quan trẻ Nguyễn Văn Hiển sau khi vào cửa Phật, nhận “pháp danh Như Hiển, hiệu Chí Thành” là thuộc Thiền phái Lâm Tế Gia phổ. Trên bước đường hoằng pháp lợi sanh, HT. Thích Chí Thiền từng bước trả ơn Tam bảo, ơn đất nước, ơn cha mẹ và ơn chúng sanh.
09/04/2023(Xem: 1414)
Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh (1926-2022) 🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷
09/04/2023(Xem: 1406)
Tiểu Sử Thượng Tọa Thích Tuệ Giác (1960-2021) 🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567