Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

"Vua sám hối" - pho tượng độc nhất Việt Nam

28/06/202018:15(Xem: 23572)
"Vua sám hối" - pho tượng độc nhất Việt Nam
"Vua sám hối" - pho tượng độc nhất Việt Nam


Bức tượng được sơn son thếp vàng, tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen nằm đè lên.

Một chiều thu lang thang trên những con phố ở Hà Nội, đi ngang qua con phố Hàng Than, thấy chùa Hòe Nhai ngày nào giờ sửa sang lại khang trang quá, cửa chùa để ngỏ, tôi chợt dừng bước ghé chân vào thăm để tìm một chút tĩnh lặng giữa những mớ bộn bề của cuộc sống.

Từng ngọn gió thu mát rười rượi thổi dọc theo dãy hàng lang đi quanh chùa, lại thêm cảnh vật yên tĩnh, trong lành khiến tâm hồn thư thái đến lạ thường. Đi dạo một vòng quanh chùa, bất ngờ tôi phát hiện ở gian phòng thờ bên trái thượng điện có một bức tượng hết sức kỳ dị mà không một ngôi chùa nào khác có được.

Vua Le Hy Tong sam hoi 2
Bức tượng kỳ lạ bí ẩn ở chùa Hòe Nhai, Hà Nội


Đó là một bức tượng to, được sơn son thếp vàng, tượng tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen đè lên lưng à vua.

Đem sự tò mò đến hỏi trụ trì của chùa là Hòa thượng Thích Tâm Hoan, tôi mới được hay biết đằng sau bức tượng này là cả một truyền kỳ dài gắn với tên tuổi của một vị vua trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Trụ trì Thích Tâm Hoan cho biết: “Bức tượng này là độc nhất vô nhị, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, có bao nhiêu người được chiêm ngưỡng là bấy nhiêu sự ngỡ ngàng và ngạc nhiên khi được nghe về huyền tích sự ra đời của tượng “vua sám hối”.

Nhiều người khi nhìn bức tượng này cho rằng đây là một sự trừng phạt nhưng trái lại, "Dáng quỳ gối phủ phục sát mặt đất của tượng vua thể hiện một sự quy phục tuyệt đối. Đó là sự hối lỗi chân thành, một sự thay đổi xuất phát từ sâu sắc trong tim chứ không gượng ép và do đó đây là một sự nhận lỗi, sửa sai chứ không phải là một sự trừng phạt”, nhà sư Thích Tâm Hoan nói.

“Pho tượng không chỉ là một sự hoài cổ, mà nó là một bài học lưu truyền cho muôn đời sau học tập. Làm người ai cũng phải sửa bỏ thói hư tật xấu thì mới đạt được kết quả tốt. Ai sống trên đời cũng đều mắc sai lầm, nhưng điều quan trọng là phải biết nhìn nhận và sửa sai, để được tha thứ. Khi biết nhận lỗi, những người khác sẽ không đánh giá và quy tội nữa.

Sự ra đời của pho tượng sám hối kỳ lạ

Theo lời của trụ trì Thích Tâm Hoan, thì vào khoảng năm 1670, lúc này Phật giáo đang trong thời kỳ suy sụp, các nhà sư đều điêu đứng vì bị cho rằng sự tồn tại của họ là không có lợi cho xã hội, các Tăng Ni và Phật tử trong chùa đều là những người lười nhác và sống ỷ lại vào sự hảo tâm của mọi người, lãng phí của cải.

Khi vua Lê Hy Tông lên nắm quyền năm 1675 đã ra sắc lệnh đuổi hết sư sãi ở các chùa lên rừng, ai ngoan cố không đi sẽ bị khép vào trọng tội đem ra xử trảm, khiến Phật giáo thời kỳ này rơi vào thảm cảnh hơn bao giờ hết trong lịch sử. Chùa chiền bỏ hoang, kẻ cắp vào tàn phá, các nhà sư phải bỏ lên rừng, nhiều người không chịu được đói rét lại cởi áo cà sa quay về kiếp phàm trần.

Cùng thời gian này có một vị thiền sư đắc đạo tên Tông Diễn, ông thuộc thế hệ thứ hai của phái Tào Động. Ông được mọi người thời bấy giờ gọi là “tổ cua” vì tương truyền có một lần Tông Diễn mua được một mớ cua mẹ sau đó liền thả hết chúng trở về mương vì khi nhìn thấy chúng sùi bọt ông cho rằng chúng đang than khóc cho số phận của mình.



Vua Le Hy Tong sam hoi
Tượng "vua sám hối" độc nhất vô nhị đã được ghi vào sách kỷ lục Guinness




Nhìn thấy sự đi xuống của Phật giáo và sự khốn khổ của các vị sư, Tông Diễn đã quyết tâm tìm cách trở về kinh thành Thăng Long nơi có vua Lê Hy Tông ngự để ngộ giác tư tưởng nhà Vua, cứu lại niềm tin Phật pháp vô biên.

Vì khi đó vua Lê Hy Tông đang rất kì thị và căm ghét nhà sư nên Tông Diễn phải cải trang sau đó giả vờ dâng tặng nhà vua một viên ngọc quý, nhưng thực chất bên trong là một tờ sớ được viết bằng tâm huyết của Tông Diễn, giúp vua Hy Tông ngộ ra được chân lý của Phật giáo.

Điều mà bức sớ của Tông Diễn muốn nói với vua Hy Tông là ở đời Trần, đời Lý, các vua hết sức coi trọng đạo Phật và rồi quốc gia thịnh trị, đạo Phật khiến người ta biết ăn uống đúng mực, không sân si, không giết người cướp của, nó như một viên ngọc quý của quốc gia, vậy tại sao cho đến giờ đạo Phật lại bị cho rằng không mang lại lợi ích gì cho xã hội...

Khi truyền đến tay, vua Hy Tông sau khi đọc hết bức sớ chứa đầy những suy nghĩ đúng đắn của vị thiền sư trong giây lát như bừng tỉnh, thoát khỏi cơn mộng mị. Nhà vua liền lập tức cho triệu ngay Tông Diễn vào triều, cúi mình tạ lỗi trước nhà sư, sau đó thu hồi sắc lệnh cấm Phật giáo và hứa sẽ sửa mình với Tông Diễn.

Để thể hiện lòng thành, vua cho người tạc bức tượng lớn mà trong đó có hình nhà vua lấy theo mẫu vua Hy Tông đang phủ phục dưới đất cõng trên lưng tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang ngồi thiền trên đài sen và đặt tên đó là bức tượng “Vua sám hối”.

Bức tượng do vua Hy Tông sai tạc ngoài việc để sám hối với Đức Phật vì hành động “phá đạo” của mình, ông còn muốn tất cả mọi người hãy tự biết tu thân sửa mình để sống tốt hơn, nhất là những quan lại nắm chức, cầm quyền trong tay cũng phải xem lại chính mình. Sự ngự trị trong cõi này còn có một cõi ngự trị siêu hùng ưu việt hơn, đó là lực lượng của trí tuệ, một sự tự thân, của bản thể duy nhất.

Như vua Lê Hy Tông, người mang quyền lực tối cao trong một nhà nước đã biết nhận lỗi, sửa lỗi. Sự sám hối này không chỉ cho mình ông, mà còn để răn dạy bao thế hệ về sau nữa", nhà sư Thích Tâm Hoan chỉ dạy.

Năm 2006, nhân dịp UNESCO công nhận Lễ Phật đản là lễ hội tôn giáo thế giới, nhiều công trình văn hóa Phật giáo đặc sắc khắp châu Á được nhắc đến, trong đó có pho tượng Vua sám hối độc nhất ở Việt Nam, với tạo hình độc đáo. Hiện tượng “vua sám hối” cũng được ghi vào sách kỷ lục Guinness.

Kinh Vân (Bưu Điện Việt Nam)


ĐÔI NÉT VỀ CHÙA HÒE NHAI

Hoè Nhai tên chữ là Hồng Phúc tự ở số 19 phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là ngôi chùa cổ, tương truyền có từ đời nhà Lý.

Theo văn bia năm Chính hòa 24 (1703) đời vua Lê Hy Tông (1676 - 1705) do Tiến sĩ Hồ Tông Mục soạn ghi "chùa xây tại Hòe Nhai tại bến Đông Bộ Đầu". Văn Bia còn có đoạn miêu tả vị thế chùa như sau:

"Hồng Phúc ở Hà Thành
Núi Nùng như vạt áo
Sông Nhị như giải lưng
Hồ Trúc Bạch chắn ngang
Dòng Tô Lịch vòng lại

Đây thực là chốn Tùng Lâm lâu đời của đất Thăng Long..."

Chùa Hòe Nhai trải qua nhiều lần sửa chữa lớn khá thường xuyên vào các năm 1699, 1703, 1812, 1894, 1920, 1946, 2010. Phạm vi chùa trước kia khá lớn, sang thời Pháp thuộc bị thu lại như hiện nay.

Chùa này là chốn đại tổ đình của Phật giáo miền Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung từ thế kỷ 17, có đến 2 vị quốc sư, 5 vị Tăng Thống, Pháp chủ xuất thân, trụ trì ở đây – một điều vô cùng hiếm gặp ở các chùa Việt nam :

Đạo Nam Quốc Sư, Thông Giác Thủy Nguyệt Thiền Sư, Đại Tổ Tông Tào Động Việt Nam.
Đại Tuệ Quốc Sư, Chân Dung Tông Diễn Thiền sư , Nhị tổ Tông Tào Động Việt Nam.
Tăng Thống Tịnh Giác Từ Sơn Hành Nhất Thiền Sư .
Tăng Thống Hải Điện Mật Đa Thiền Sư .
Tăng Thống Khoan Dực Phổ Chiếu Thiền Sư .
Thiền gia pháp chủ Thích Thanh Hanh Đại Lão Hòa Thượng (1840 – 1936) , đây là ngôi chùa ngài xuất gia năm 10 tuổi với sư tổ họ Nguyễn ở đây .
Pháp Chủ Thích Đức Nhuận Đại Lão hòa thượng (1897 – 1993) trụ trì chùa giai đoạn 1980 – 1993.



chua hoe nhai
Ban chính điện chùa Hòe Nhai
chua hoe nhai-3
Khuôn viên bên trong chùa là một màu xanh ngắt với những tán lá cây đầy bóng mát
chuong dong chua hoe nhai
Trống Đồng được đúc vào niên hiệu Tự Đức (1848 - 1883) nhà Nguyễn
khanh dong-chua hoe nhai
Khánh Đồng cao 1m, rộng 1.5m, đúc năm giáp Dần niên hiệu Long Đức thứ 3 (1734) đời Lê Thuần Tông


Kiến trúc

Một số pho tượng trong chùa Hòe Nhai, trong đó có bức tượng Phật ngồi trên lưng một vị vua đang phủ phục
Chùa được xây dựng theo kiểu chữ công trên diện tích khoảng 3000 m2 gồm 2 tòa bái đường 5 gian, chính điện 3 gian, nhà tổ 7 gian. Phía trước là chính điện, phía sau là nhà tổ và tăng phòng, xung quanh là hành lang. Thượng điện còn giữ được nhiều bức chạm hình tứ linh và các cửa võng sơn son thếp vàng. Chùa có nhiều tượng Phật được bày làm 6 lớp. Tổng số tượng ở chùa Hòe Nhai gồm 68 pho, được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như đồng hun, gỗ quý, đất nện, được sơn son thếp vàng. Chùa có một quả chuông mang niên hiệu Long Đức 3 (1734). Sân chùa có hai ngọn tháp cao 3 tầng. Trong chùa còn có đến 28 tấm bia, cổ hơn cả là bia dựng năm Chính Hoà 24 (1703) ghi rõ vị trí chùa ở phường Hoè Nhai, tại Đông Bộ Đầu tức Bến Đông. Chính nhờ bia này mà giới sử học ngày nay xác định được vị trí trận chiến thắng ngày 29 tháng 1 năm 1258 của quân nhà Trần mà sử chép là chiến thắng Đông Bộ Đầu, đuổi quân Nguyên, giải phóng kinh thành có vị trí ở khu vực gần chùa Hoè Nhai ngày nay.

Đại Lão Hòa Thượng Thích Thanh Khánh trụ trì chùa Hòe Nhai lúc sinh tiền đang chú nguyện Thượng lương ( thanh nóc nhà) trong dịp trùng tu chùa nhân đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội

Trong chùa có nhiều tượng cổ, cổ nhất là tượng Cửu Long (Thích Ca sơ sinh). Đặc sắc nhất pho tượng kép hình một vị vua quỳ để tượng Phật trên lưng. Tương truyền sau khi vua Lê Hy Tông đuổi nhiều hòa thượng lên núi, sư Tông Diễn (Tổ Cua) đã thức tỉnh vua, nên vua Lê Hy Tông cho làm pho tượng này thể hiện sự sám hối của mình.

Chùa còn bộ Tượng Dược Sư tam tôn (Dược Sư Phật, Nhật Quang Bồ tát, Nguyệt Quang bồ tát) cổ nhất VN, cùng với một bộ Hoa Nghiêm Tam thánh, các tượng Phật, Bồ tát này đặc biệt nhất Việt Nam vì tạo hình đầu trọc như 1 vị sư chứ không có tóc bụt ốc,...
Giới điệp của thiền sư Đạo lịch chùa Hòe Nhai Hộ địệp giới Đại Quang Tự giới đàn năm bính tuất
Chùa Hòe Nhai là "chốn tổ" của phái Tào Động, một trong hai phái lớn của Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam.

thap an quang-chua hoe nhai
Tháp Ấn Quang xây năm 1963 thờ Hòa thượng Thích Quảng Đức, người đã vị pháp thiêu thân





Di vật quý
Khánh Đồng: cao 1m, rộng 1.5m, đúc năm giáp Dần niên hiệu Long Đức thứ 3 (1734) đời Lê Thuần Tông
Trống Đồng: đúc vào niên hiệu Tự Đức (1848 – 1883) nhà Nguyễn
28 Tấm bia đá, cổ nhất là bia Chính hòa thứ 24 (1703)
Tháp Ấn Quang xây năm 1963 thờ Hòa thượng Thích Quảng Đức, người đã vị pháp vong thân

Chùa_hòe_nhai_nhà_sư_thời_pháp
Thầy Trụ Trì chùa Hòe Nhai đầu thế kỷ 20 do Pháp Chụp ( trong hình là Sư cụ Thích Tâm Viên )
 



Các đời Trụ trì
Tào Động Đời Thứ Thế Thứ Tào Động tại Việt Nam Danh hiệu Pháp Húy Ghi Chú
36 1 Thiền sư Thuỷ Nguyệt Thông Gíac Đạo Nam Người Việt Nam đầu tiên hành cước sang Trung Quốc cầu pháp, tu theo Thiền tông và ngộ đạo, nối pháp Tông Tào Động, pháp tử của Thiền Sư Nhất Cú Tri Giáo (Người Trung Quốc)
37 2 Thiền sư Chân Dung Tông Diễn Tổ Cua, vị đã cảm hóa Vua Lê Hy Tông và giải cứu Pháp nạn
38 3 Thiền sư Tĩnh Gíac Từ sơn Hành Nhất
39 4 Thiền sư Bản lai thiện thụân Tỉnh Chúc Đạo Chu
40 5
Thiền sư Viên Thông lại Nguyên

Hải Điện Mật Đa
41 6 Thiền sư Đạo Nguyên thanh lãng Khoan Dực Phổ Chiếu
42 7 Thiền sư Thanh Đàm Gíac Đạo Tâm Minh Chính Hoằng Quang Sư sáng tác 2 tác phẩm Thiền học là Bát Nhã Tâm Kinh Trực giải và Đề Cương Pháp Hoa.
43 8 Thiền sư Lục Hoà Gíac lâm Minh Liễu
44 9 Thiền sư Thanh Như Chiếu Đạo Minh Quang Lịch Minh Đạt
45 10
Thiền sư Hồng Phúc

Quang Lư Thích Đường, Như Như Tổ quạ, Sư sau trụ trì chùa Mễ Trì – Từ liêm – Hà Nội, dân làng đi làm đồng gửi trẻ con cho sư trông nom, sư vẽ một cái vòng cho trẻ ngồi vào đứa nào cũng ngoan, sư gọi qua đến xếp thành hàng cho chơi với trẻ con.
46 11 Thiền sư Thái Hoà Chính Bỉnh Thích Bình Minh Vô Tướng
47 12 Thiền sư Tâm Nghĩa Tính Nhân Từ
47 12 Thiền Sư Thích Tâm Huy ? – 1972
48 13 Thích Thanh Khoát sau này thượng tọa Thanh Khoát chuyển về chùa Phú Cốc , từ đó chùa Hòe Nhai do Pháp chủ Thích Đức Nhuận nhận trụ trì
49 14 Thiền sư Thanh Thiệu Thích Đức Nhuận, Đức Hạp Tổ Đồng Đắc (1897 – 1993), Đệ nhất Pháp Chủ GHPGVN , cụ vốn là đệ tử của sư tổ Thích Mật Nghĩa (Thích Thanh Nghĩa) , tổ Mật Nghĩa là đệ tử truyền thừa Tào Động của chùa Quảng Bá Hà Nội , sư tổ chùa Quảng Bá thì vốn là môn nhân đệ tử của chùa Hòe Nhai
50 15
Thiền sư Nguyên Cát

Thích Thanh Khánh (1921 – 2013)
51 16 Đại đức Thích Tâm Hoan


Tham khảo

Đặng Đức Siêu (2006). Sổ tay Văn Hoá Việt Nam. Nhà Xuất Bản Lao động.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_H%C3%B2e_Nhai


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/11/2015(Xem: 20654)
Tin Viên Tịch Trang Nhà Quảng Đức vừa nhận được tin : HT Thich Tinh Hanh Đức Đệ Nhị Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thế Giới Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh vừa viên tịch vào lúc 11.30am ngày thứ sáu, 10/04/2015 tại Đài Bắc, Đài Loan. Lễ Nhập Kim Quan lúc 9 giờ tối thứ bảy 11/4/2015 Lễ Cung Tống Kim Quan Trà Tỳ ngày 25/04/2015 Chi tiết về tang lễ sẽ cập nhật trong những ngày tới.
31/10/2015(Xem: 50191)
Hòa Thượng Thích Hạnh Tuấn, sinh năm Bính Thân, 1956, tại Thôn Giáo Đông, Xã Lộc Xuân, Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam, Đời Thứ 42 Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên, Trú Trì Chùa Trúc Lâm, Thành Phố Chicago, Tiểu Bang Illinois, Hoa Kỳ, đã viên tịch lúc 1 giờ sáng ngày 30 tháng 10 năm 2015, nhằm ngày 18 tháng 9 năm Ất Mùi, tại Thành Phố Freeport, Tiểu Bang Illinois, Hoa Kỳ, trụ thế 60 tuổi, 39 hạ lạp. Lễ Nhập Liệm vào ngày thứ 4, 4/11/2015; Lễ Trà Tỳ vào ngày Chủ Nhật, 8/11/2015. Hòa Thượng tân viên tịch là một bậc Tăng tài của Giáo hội cũng như Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh; Thầy là một vị Sa môn tài đức, phước trí vẹn toàn mà xả bỏ nhục thân quá sớm để Giáo Hội mất đi một Thích tử kế thừa mạng mạch, tục diệm truyền đăng, hàng Phật tử mất đi một vị Thầy đức độ khả kính.
28/10/2015(Xem: 11523)
Xuất thân từ một gia đình danh gia vọng tộc nhiều đời thâm tín Phật giáo. Ni trưởng sinh ngày 9 tháng 3 năm 1938, tại Vĩ Dạ, Tỉnh Thừa Thiên, Huế, miền Trung Việt Nam trong một gia đình có sáu anh em. Thân phụ của Ni trưởng là cụ Nguyễn Phước Ưng Thiều thuộc dòng dõi vua chúa thời nhà Nguyễn, và thân mẫu là Đặng thị Quê, một người mẹ quá đỗi tuyệt vời mà theo lời tự sự của một nhà văn Việt Nam khi nhắc đến mẹ của Ni trưởng đã viết: “Mệ ơi! Mệ hiền như Phật và chu đáo nhất trên đời”. Khi Ni trưởng tượng hình trong bào thai mẹ mới 3 tháng, thì bà mẹ đã lên chùa Tường Vân, Huế xin Hòa thượng Tăng thống Thích Tịnh Khiết ban cho thai nhi pháp danh Tâm Hỷ. Người thiếu nữ lớn lên xinh đẹp, dịu dàng với cái tên Công Tằng Tôn Nữ Phùng Khánh đã làm rung động bao trái tim của những chàng trai thuở ấy… Nhưng vượt thoát ra khỏi tất cả những cám dỗ và dục vọng tầm thường, Phùng Khánh đã chọn cho mình một con đường thanh cao nhất với thiên tư thông tuệ, tài hoa, phẩm cách thanh cao đã nuôi chí xu
27/10/2015(Xem: 7937)
Tin thầy Thích Nhất Hạnh được nhận giải Pacem in Terri năm 2015 [*] – giải Hoà Bình Thế Giới hằng năm phổ biến nhất của Thiên Chúa Giáo toàn cầu – đã trực tiếp hay gián tiếp gởi một thông điệp hòa bình, an lạc, hiệp thông của hai tôn giáo có đông tín đồ nhất Việt Nam. Thiền sư Thích Nhất Hạnh được vinh danh do thành quả “công phu xây dựng được nhịp cầu tâm linh nối liền giữa phương Đông và phương Tây.” Lịch sử Giải thưởng Hòa Bình Thế Giới của Thiên Chúa giáo trao hàng năm kể từ 1964 do đức Giáo Hoàng John XXIII đề xướng với sự xác định tiêu chuẩn rằng: “Đây là giải thưởng vinh danh các nhân vật tạo được những thành tựu về Hòa Bình, Công Lý không chỉ riêng cho đất nước của họ mà cho toàn thế giới.” ("to honor a person for their achievements in Peace and Justice, not only in their country but in the world). Đã có sáu trong 42 người đạt giải thưởng Pacem in Terris nhận được giải Nobel Hòa Bình như Martin Luther King, Mẹ Teresa, Desmond Tutu, Lech Walesa… trong những năm qua.
22/10/2015(Xem: 13149)
HT Thích Liễu Minh là một bậc cao tăng thạc đức của PGVN, sau thời gian trọng bệnh, mặc dù được môn đồ pháp quyến cùng các y, bác sĩ Bệnh viện Trung tâm Đa khoa Tiền Giang tận tình chăm sóc, điều trị nhưng do tuổi cao sức yếu, Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch vào lúc 17 giờ 45 phút, ngày 20-10-2015 (nhằm ngày 8-9-Ất Mùi). Trụ thế: 82 năm, Hạ lạp: 62 năm. Lễ nhập quan chính thức cử hành lúc 9 giờ, ngày 21-10-2015 (nhằm ngày 9-9-Ất Mùi). Kim quan nhục thân cố Hòa thượng được tôn trí tại chùa Nhơn Phước. Lễ viếng bắt đầu lúc 13 giờ ngày 21-10-2015 (nhằm ngày 9-9-Ất Mùi). Lễ tưởng niệm vào lúc 8 giờ ngày 24-10-2015 (nhằm ngày 12-9-Ất Mùi), sau đó cung tiễn kim quan nhục thân cố Hòa thượng nhập Bảo tháp tại khuôn viên chùa Nhơn Phước.
22/10/2015(Xem: 13019)
Đại đức Thích Minh Hòa - Người Thầy thuốc & Câu chuyện nhân quả, Phòng thuốc nam "Tuệ Tĩnh Đường Phước Hưng" Chùa Phước Hưng Ấp Thạnh Hiệp - Xã Hòa Thạnh - Huyện Tam Bình - T. Vĩnh Long
22/10/2015(Xem: 10100)
Từ Việt Nam bay sang Đức và tôi có 1 tuần trọn vẹn với Hội Sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair. Hết chương trình về 7 thị trường sách lớn nhất thế giới, thì làm diễn giả của Hội nghị giám đốc bản quyền với sự tham gia của mấy trăm lãnh đạo các nhà xuất bản trên thế giới và rồi mỗi ngày biết bao cuộc gặp gỡ và giao lưu để mà ngày nào cũng ra khỏi nhà khi trời chưa sáng và về nhà khi thành phố đã lên đèn. Định bụng viết mấy bài về Hội sách lớn này mà đâu có kịp.
16/10/2015(Xem: 8138)
Năm 2005 chùa Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc có tổ chức Đại Giới Đàn Vĩnh Gia để truyền trao giới pháp cho hàng tại gia cũng như xuất gia. Giới Đàn nầy có rất đông giới tử thọ Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Na Ni, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni và Bồ Tát Giới xuất gia cũng như Bồ Tát Giới tại gia. Năm ấy tôi đã về ngôi Phương Trượng của chùa Viên Giác tại Hannover cũng đã được hai năm rồi. Tuy nhiên tôi vẫn giữ nhiệm vụ là Trưởng Ban Kiến Đàn của Giới Đàn này. Từ Hoa Kỳ có một giới tử Sa Di muốn cầu thọ giới Tỳ Kheo. Đó là Thầy Thích Không Viên mà không có giấy giới thiệu của Bổn Sư. Tôi vẫn nhận cho thọ giới vì có nhiều lý do tế nhị (thay vào đó là một vị Thầy khác) và sau khi Giới Đàn được tổ chức xong, Thầy ấy đảnh lễ tại Bàn Thờ Tổ chùa Viên Giác và cầu tôi làm Thầy Y Chỉ cũng như đặt cho một Pháp Hiệu. Tôi đặt cho Thầy ấy là Giác Tâm.
21/09/2015(Xem: 13355)
Điện Thư Phân Ưu Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Tu Viện Quảng Đức Vừa nhận được tin buồn Phu Quân Đạo Hữu Châu Ngọc Lê Hoa Nhụy, là: Bác Sĩ NGUYỄN LÊ ĐỨC, pháp danh: MINH QUANG Hội Trưởng Hội Phật Giáo Đông Bắc Florida, Chùa Hải Đức. Sinh năm Đinh Hợi (1947) tại Hà Nam, Bắc Việt Vãng sanh lúc 11.37am ngày 21-9-2015 tại Jacksonville, tiểu bang Florida, Hoa Kỳ Hưởng thọ: 69 tuổi Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức là một nhà Phật học lỗi lạc, viết lách, nghiên cứu, thuyết giảng hàng tuần cũng như đích thân tu trì Phật Pháp, đặc biệt Bác sĩ là vị lãnh đạo tinh thần tại Chùa Hải Đức trong ba mươi năm qua, người đã có công tạo dựng và duy trì ngôi Tam Bảo Hải Đức đến ngày hôm nay. Sự ra đi vĩnh viễn của Bác Sĩ Minh Quang là một mất mát lớn lao cho Phật tử thuộc Chùa Hải Đức, Florida; mong rằng Đạo hữu Châu Ngọc cùng quý Phật tử Chùa Hải Đức cố gắng vượt qua sự đau buồn này và tiếp tục gánh vác Phật sự cũng như gìn giữ gia tài Pháp Bảo mà Bác Sĩ Minh Quang đã dày công gây dựn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]