Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoài Niệm Ân Sư

10/06/202016:48(Xem: 4529)
Hoài Niệm Ân Sư

HT Thích Phước Sơn

HOÀI NIỆM ÂN SƯ

(Lời cảm niệm của Thích Minh Hải đối với Hoà thượng Ân sư

trong lễ tưởng niệm thọ tang tại Trung Tâm Phật Giáo Chùa Việt Nam - Houston, Texas, Hoa Kỳ)


 

Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật

Kính bạch Hoà thượng Viện chủ Trung Tâm Phật giáo chùa Việt Nam,

Kính bạch Chư tôn Hoà thượng, Thượng toạ, đại đức Tăng Ni, cùng quí đạo hữu


Hôm nay là ngày 8 tháng 6 năm 2020. Trong không khí trầm mặc tại Đại hùng Bảo điện Tùng lâm chùa Việt Nam, thành phố Houston, Texas. Chúng con nơi đây đang lắng mình nén trọn thổn thứcđê đầu đảnh lễ chư Tôn thiền đức Tăng-già hiện tiền, cho phép chúng con được bày tỏ đôi lờitâm tình với Hoà thượng Ân sư. Ngay tại giờ phút này tại Thiền viện Vạn Hạnh- Việt Nam cũng đang diễn ra truy niệm để cung thỉnh nhục thân Hoà thượng Ân sư làm lễ trà tỳ, khép lại một chu trình sanh diệt, mượn thân tứ đại giả huyễn thị hiện ở cõi đời để tuỳ duyên thực hành đại nguyện.


ht phuoc son (1)
Thầy đọc sách trong thư phòng

 

 

Kính lạy Giác linh Thầy!

Trong kinh sử có muôn ngàn định nghĩ về Đức Thế Tôn, “Như Lai đã đến như vậy và đã đi như vậy.” Con hay dùng ngôn từ ấy để gợi nhớ về hình ảnh của Hoà thượng Ân sư, như nói lên một bậc giải thoát giữa cõi đời. Ở một khía cạnh nào đó, cuộc đời của Thầy có bóng dáng của một bậc thức giả, sống cẩn mật giản dị nhưng đầy thanh cao của bậc Thầy phạm hạnh. Có gần gũi mới cảm nhận sâu sắc hơn qua ngôn từ chân chất và thân giáo uy nghiêm ở nơi Thầy.


ht phuoc son (2)Đệ tử Thích Minh Hải hầu bên Thầy

Thầy là một người rất kiên nhẫn và cẩn mật, nhớ những ngày tháng ở Vạn Hạnh, mỗi lần con đánh máy bản thảo xong, Thầy đã cần mẫn đọc lại từng chữ, chấm vết từng câu, rồi còn dạy con thêm chỗ này, hay bớt chỗ kia để hợp với văn phong tiếng Việt khi dịch từ Hán ngữ. Trong thiền thư có cả mấy ngàn cuốn sách, hình như cuốn nào cũng có dâu bút Thầy ghi chú và đánh dấu lại những điều Thầy tâm đắc. Chính vì sự nhẫn nại ấy đã un đúc nên một phẩm chất phi thường khi thân tứ đại hành hạ bởi bệnh khổ, Thầy vẫn điềm nhiên, chánh niệm tĩnh giác, an trú với hơi thở, nghe những lời dạy của đức Phật trong kinh tạng Nikāya, mà không hề biểu hiện sự mỏi mệt hay đau đớn.

Trên bước đường tu có những lúc chúng con gặp chướng ngại bởi lòng người suôi ngược hay thế sự cuồng phong. Thầy đã dạy rằng:“Hãy giữ tâm kiên định,vì mình đâu có thương tất cả ai đâu mà bảo ai cũng thương mìnhĐường đến với đạo không dành cho ai yếu đuối và bạt nhược. Nếu tu đạo mà dễ dàng thì ai cũng chứng quả hết rồi, đâu còn ai ở cõi hồng trần này nữa.” Chỉ đơn giải vậy thôi, mà lại quí giá vô cùng, càng sống và càng trải nghiệm mới thấy được những lời Thầy dạy thâm sâu biết chừng nào.

Thầy rất ít nói, nhưng trong lời nói của Thầy chứa đầy cả bài học quí giá. Có khi hành động của Thầy là điều mà Thầy muốn khai thị, một phong cách rất riêng nhưng mang đậm chất người Phù Cát, của xứ Bình Định. Ngày con lên đường đi du học, món quà mà Thầy tặng cho con, đó là cuốn sách Bút ký đường Tăng, một bút sử ghi lại chặng đường của Ngài Huyền Trang từ Đại đường sang Tây Vực cầu pháp thỉnh kinh. Đến đất khách quê người, nơi hoàn toàn mới lạ về văn hoá, ngôn ngữ, giáo dục, và đời sống xã hội. Con mới hiểu ra ý Thầy muốn dạy gì cho chúng con. Và cứ mỗi lần khi gặp những khó khăn trên bước đường tu học, thì con mở ra đọc một chương, rồi tự nhũ với bản thân rằng, hãy vững tâm để bước về phía trước.

 

ht phuoc son (3)
Thầy và Ôn Tuệ Sỹ


Cuộc đời Thầy thích ẩn tu, vui thú với đèn sách, kinh thi sớm chiều, muối dưa rau cải đạm bạc, một lòng gác ngoài tai lợi danh, muôn hạnh Thầy gắn vào hai chữ sắc không. Thế sự bao nổi bão giông, thị phi nghiệt ngã, nhiêu chuyện được mất, luôn giữ hạnh tuỳ duyên.

 

Kính lạy Giác linh Thầy!

Nhờ duyên lành sẵn có, được gặp Thầy học đạo Như Lai, sớm hôm sáng tỏ đạo mầu, thiền tông giáo nghĩa khai hoa. Cứ ngỡ rằng duyên Thầy trò mãi còn sum họp, nào ngờ đâu, thân ngủ uẩn sắc không, không sắc. Xót cảnh mây trôi nước chảy, đau quạnh lòng kẻ ở lại khi Thầy nhẹ gót về Tây.

Dẫu biết rằng đến đi và ẩn hiện của bậc thức giả như cánh nhạn lướt giữa hư không, chẳng có gì lưu ảnh. Những việc cần làm Thầy đã làm và gánh nặng Thầy đã bỏ xuống. Thầy đã dạy chúng con, hãy là người thừa tự chánh pháp của đức Như Lai, chớ đừng là người thừa tự tài vật. Chỉ có chánh pháp mới mang lại hạnh phúc lâu dài cho người thừa tự.

Thôi thì những gì đến cũng đã đến, chúng con đành phải chấp nhận một sự thật như thế, nhưng để chấp nhận những dòng suy nghĩ này thì cần thời gian và tiếp nối đạo nghiệp của Thầy đã di huấn.

 

Kính bạch quí Ngài!

Cho con xin sám hối vì đã trải lòng với Ân sư của con hơi dài dòng trong giờ phút này, vì đại dịch Covid-19, đã ngăn cản một việc, mà con chưa bao giờ nghĩ tới, đó là con không về Vạn Hạnh được đảnh lễ và thọ tang Thầy lần sau cuối trước khi vĩnh biệt ngàn thu. Trong nỗi đau thương đó, hạnh phúc thay! Chúng con được chư Hoà thượng, Thượng toạ, đại đức Tăng Ni, cùng quí đạo hữu thân tình tại Trung tâm Phật giáo chùa Việt Nam và vùng phụ cận thương tưởng, nhớ nghĩa ân tình đới với Hoà thượng Ân sư của chúng con, đã thân lâm đến đây tham dự buổi lễ này. Chúng con đặc biệt niệm ân sâu sắc đến Ôn Hoà thượng viện chủ Chùa Việt Nam, một bậc Thầy và cũng là một thân hữu thâm tình với Ân sư của chúng con. Cũng như Hoà thượng Thích Nguyên Đạt đã tạo mọi điều kiện để có được buổi lễ tưởng niệm trang nghiêm như thế này.

 

Lời từ biệt khó mong ngày tái ngộ, xin cúi đầu khấn nguyện đấng Ân sư thuỳ từ chứng giám.

Nam mô Từ Lâm Tứ Chánh Tông Tứ Thập Tứ Thế Thượng Nguyên Hạ Hùng, Tự Phước Sơn, Hiệu Thuận Tịnh Đặng Công Giác Linh Hoà Thượng Ân sư.

 

Đệ tử Thích Minh Hải khẩn đầu lễ túc!


Một số hình ảnh lễ tưởng niệm thọ của Hoà thượng Ân sư tại Trung tâm Phật giáo chùa Việt Nam – Houston, Texas, Hoà Kỳ

 
ht phuoc son (4)ht phuoc son (5)ht phuoc son (6)ht phuoc son (7)ht phuoc son (8)ht phuoc son (9)ht phuoc son (10)ht phuoc son (11)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6142)
Hòa thượng thế danh là Võ Hóa, pháp danh Chơn Húy, pháp hiệu Khánh Anh, Ngài sinh năm Ất Mùi (1895) tại xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi nhỏ, Ngài theo học Nho, luôn tỏ ra là một Nho sinh xuất sắc.
09/04/2013(Xem: 8057)
Hòa thượng Khánh Hòa thế danh Lê Khánh Hòa, Pháp danh Như Trí, pháp hiệu Khánh Hòa, sinh năm Mậu Thân (1877) tại làng Phú Lễ, tổng Bảo Trị, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
09/04/2013(Xem: 6623)
Hòa thượng Thích Hưng Từ, thế danh Bùi Vạn Anh, sinh ngày mùng 1 tháng 8 năm Tân Hợi ( 1911 ) tại làng Bình Hòa, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngài sinh trong một gia đình có truyền thống đạo Phật. Thân phụ là cụ Bùi Thế Vĩ, pháp danh Như chơn, thân mẫu là cụ bà Võ Thị Biểu, pháp danh là Thị Bửu. Từ nhỏ Ngài được song thân giáo dục trong tinh thần từ bi và chan chứa đức hỷ xả của Phật, nên Ngài sớm mộ cửa Thiền.
09/04/2013(Xem: 6059)
Hòa thượng Huệ Quang, thế danh Nguyễn Văn Ân sing năm 1888 tại Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, sau theo mẹ về Trà Vinh. Năm 1902,Ngài xin xuất gia vào chùa Long Thành ở Trà Cú được Hòa thượng Thiện Trí mến thương đặt danh pháp là Thiện Hải. Ngoài giờ học Phật pháp, Ngài lại được Hòa thượng cho học thêm y học.
09/04/2013(Xem: 6288)
Hòa thượng Thích Phúc Hộ, thế danh là Huỳnh Văn Nghĩa, sinh ngày 24 tháng 7 năm Giáp Thìn (1904) đời vua Thành Thái năm thứ 16 tại làng Triều Sơn, xã Xuân Thọ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Song thân của Ngài là cụ ông Huỳnh Trung và cụ bà Trần Thị Nho.
09/04/2013(Xem: 7044)
Chùa Thập Tháp là một trong số các ngôi tổ đình nổi tiếng của đất Bình Định Nếu như ở thời kỳ khởi đầu, ngôi tổ đình ấy được chú ý nhiều vì vị khai sơn là Thiền sư Nguyên Thiều - người có công lớn trong sứ mạng truyền bá Phật giáo ở Đàng Trong thời Nam Bắc phân tranh, hậu bán thế kỷ 17 ; thì vào thời hiện đại, tổ đình Thập Tháp được cả nước biết đến vì sự có mặt của Quốc sư Phước Huệ (1869-1945).
09/04/2013(Xem: 7086)
Ngài đã nêu cao tinh thần Bi, Trí, Dũng phục vụ chúng sinh, cống hiến trọn vẹn đời mình cho sự nghiệp chung của đạo pháp và dân tộc Việt Nam. Hòa thượng Thích Trừng San, pháp tự Minh Hiền, hiệu Hải Tuệ, thế danh Nguyễn San sau đổi là Trần Văn Lâu, nối pháp đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tuất (1922), tại thôn Phú Khánh, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Năm lên 8 tuổi, được song thân cho xuất gia học đạo với Hòa thượng Phổ Hiện, tại chùa Khánh Long, Diên Khánh. Sau khi Bổn sư viên tịch, Ngài y chỉ với Hòa thượng Chánh Ký, kế vị trụ trì chùa Khánh Long. Năm 1943 được y chỉ sư gửi đến thọ giáo với Hòa thượng Bích Không, trụ trì chùa Hải Đức (Nha Trang).
09/04/2013(Xem: 9180)
Hòa thượng Giới Nghiêm thế danh là Nguyễn Đình Trấn, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1921, tại làng Gia Lê Thượng, xã Thủy Phương, huyện Hương Phú, tỉnh Thừa Thiên - Huế. ngài xuất thân trong một gia đình gồm ba anh em, có tinh thần yêu nước và có truyền thống đạo đức lâu đời. Ông nội là bậc xuất gia, cha là Hòa Thượng Quang Diệu, chú cũng xuất gia, bác là Hòa thượng Phước Duyên.
09/04/2013(Xem: 5825)
Hòa thượng pháp danh Thị An, pháp tự Hành Trụ, pháp hiệu Phước Bình, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh đời thứ 42. Ngài thế danh là Lê An, sinh năm 1904 trong một gia đình trung nông tại làng Phương Lưu, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Thân phụ là cụ Lê Uyển, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sử. Ông Bà có bốn người con, cả ba người con trai đều xuất gia đầu Phật.
09/04/2013(Xem: 10415)
Hòa thượng pháp hiệu Thích-Thiện-Hòa, thế danh Hứa-Khắc-Lợi sanh năm 1907 tại làng Tân-Nhựt Chợ Lớn. Ngài sinh trong gia đình trung lưu phúc hậu, thân phụ là Hứa-hắc-Tài, thân mẫu là Nguyễn-Thị-Giáp. Gia đình cả thảy bảy anh em : ba nam, bốn nữ, Ngài là người thứ bảy. Vì người thứ tám mất sớm nên Ngài được coi là con út.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567