Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu sử Trưởng lão Hòa Thượng Thích Minh Chiếu (1932 – 2020)

12/05/202007:48(Xem: 8765)
Tiểu sử Trưởng lão Hòa Thượng Thích Minh Chiếu (1932 – 2020)

ht thich minh chieu 3

Tiểu sử
Trưởng lão Hòa Thượng Thích Minh Chi
ếu

(1932 – 2020)


1. Thân thế
Ngài họ Thái húy Văn Sung, pháp danh thượng NGUYÊN hạ QUẢNG, tự MINH CHIẾU, hiệu HẢI ÂN, sinh ngày 05 tháng 03 Nhâm Thân (nhằm 10 – 4 – 1932) tại làng Vạn Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Thân phụ Ngài họ Thái húy Văn Minh, bán thế xuất gia với Hòa thượng Thích Ngộ Chí, Trú trì Chùa Long sơn-Nha trang, được ban pháp danh thượng Trừng hạ Khánh, hiệu Từ Minh, đạo hiệu Thích Chánh Hóa, và đã kế thừa Bổn sư giữ chức vị Trú trì Chùa Long Sơn – Nha trang, nơi sau này trở thành cơ sở đào tạo Tăng tài cho Phật giáo miền Trung giai đoạn 1936-1957, với cái tên là Tăng học đường Trung Việt- Nha trang.
Thân mẫu là cụ bà họ Đoàn húy Thị Tuất. Gia đình có 5 người con, 2 trai 3 gái. Đứng đầu là người chị cả, còn Ngài là con trai lớn.
Năm 1942, sau khi Thân mẫu quá vãng, các chị em Ngài được đón vào Chùa Long Sơn - Nha Trang, theo học chương trình yếu lược tại trường Khánh Hòa. Tại đây Ngài gặp Hòa thượng Thích Chí Tín (kế thế Trú trì đời thứ 3 Chùa Long Sơn), kết làm thiện tri thức với nhau, tình thâm như thủ túc. 
Năm 17 tuổi (1949), Ngài được Hòa Thượng thượng Tâm hạ Thông hiệu Quảng Nhuận, Trú trì Tổ đình Từ Quang Huế, cho thế phát xuất gia tại Chùa Linh Quang - Đà Lạt, ban Pháp danh thượng Nguyên hạ Quảng, tự Minh Chiếu, cùng với các Sư huynh là các Ngài Thích Minh Cảnh (Chùa Linh Quang – Đà Lạt), Thích Minh Tánh (Chùa Nguyên Thỉ - Long An), Thích Minh Thể (Chùa Đạo Quang – Tam Kỳ Quảng Nam) và Sư đệ là Hòa thượng Thích Minh Tuấn (Bồ Đề Thiền Viện – Đà Nẵng).
Cũng năm này, Ngài theo học lớp Phật học tại Chùa Linh Sơn-Đà Lạt do Ngài Thích Thiện Minh mở và tuyển sinh từ các tỉnh Nam Trung bộ. Ngài nổi tiếng là thông minh xuất chúng, và được Bổn sư cho thọ giới Sa Di tại chùa Linh Sơn-Đà Lạt.
Năm 19 tuổi (1951), Ngài được Bổn sư cho ra Huế theo học tại Tăng Học Đường Báo Quốc-Huế. Một năm sau, chính tại Tổ đình này, Ngài được thọ cụ túc giới.
Đến năm 1954, Ngài tốt nghiệp Đại học Phật giáo tại Tăng Học Đường Báo Quốc-Huế, được ghi nhận là một trong những học trò xuất sắc của Hòa thượng Thích Trí Thủ, Giám viện Phật học viện Trung Phần, kiêm khai kiến Quảng Hương Già lam - Sài gòn.

2. THỜI KỲ HÀNH ĐẠO
Sau khi tốt nghiệp tại Tăng Học Đường Báo Quốc - Huế, năm 1956 Ngài được phân công về làm Chi Hội Trưởng Chi hội Phật giáo kiêm Giảng sư tại huyện Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa và Trú trì Tổ đình Thiên Phước - Ninh Hoà.
Cùng năm ấy, tại địa phương này, Ngài khai sơn Chùa Đức Hòa, rồi giao lại cho Hòa thượng Thích Viên Nhơn. Sau khi Hòa thượng Viên Nhơn viên tịch, đệ tử của Hòa thượng là Hòa thượng Thích Ngộ Tánh đã kế thừa làm Trú trì cho đến nay.
Năm 1959, theo nhu cầu mở thêm chi nhánh Phật học viện Trung Phần tại Đà Nẵng, Ngài được mời vê làm Phó Giám viện Phật học viện Phổ Đà - Đà Nẵng, kiêm Giảng sư tại tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Trong pháp nạn năm Quý mão – 1963, Ngài cùng chư Tôn Đức tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng lãnh đạo phong trào tranh đấu bảo vệ đạo pháp của Tăng-Tín đồ Phật giáo tại tỉnh nhà.
Khi GHPGVNTN được thành lập năm 1964, Ngài được cung thỉnh làm Chánh đại diện GHPGVNTN tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Cũng năm này, Nha tuyên uý Phật giáo được thành lập, và Ngài được cung thỉnh làm Chánh sở Nha Tuyên Uý Phật giáo Vùng I Chiến Thuật cho đến năm 1966.
Sau pháp nạn 1963, thuận theo chủ trương của Giáo hội, Ngài vận động thành lập trường Trung học Bồ Đề - Đà Nẵng, làm cơ sở giáo dục phổ thông cho cả học chúng xuất gia và con em đồng bào Phật tử trong tỉnh. Để Phật sự được chu toàn tốt đẹp, Ngài đã mời Hòa thượng Thích Minh Tuấn từ Long An về làm Hiệu trưởng và mời Hòa thượng Thích Từ Mẫn, Giáo thọ Phật học viện Phổ Đà Đà Nẵng, làm Trưởng ban Quản Trị. Trường khai giảng vào năm 1964, hoạt động liên tục cho đến sau năm 1975 mới đình chỉ trong hoàn cảnh xã hội mới. 
Để tạo nền kinh tế tự túc cho Phật học viện Phổ Đà-Đà nẵng, năm 1964 Ngài đã khai khẩn một thửa đất rộng hơn 3 hét ta nằm bên bờ biển gần chân núi Sơn Trà để trồng dương liễu và rau củ quả, nhằm cung cấp chất đốt, thực phẩm, đồng thời làm nơi nghỉ dưỡng cuối tuần cho Tăng chúng Phật Học viện Phổ Đà.
Năm 1965 Ngài mở Trung tâm Từ Thiện – Xã Hội, gồm phòng khám Đông y - Châm cứu, quán cơm chay Bồ Đề Hoa Sen tại đường Ông Ích Khiên sát bến xe Chợ Cồn, khai khẩn một thửa đất khoảng hơn một ngàn mét vuông bên cạnh nhà thờ Tin lành ở Ngã Ba Cây Lan (trước công viên 29/3 ngày nay), một khu đất hàng chục mẫu ở Hoà Khánh có chiều dài hàng trăm mét chạy dọc quốc lộ 1A để xây dựng chùa Minh Phước, trường Tiểu học Bồ Đề Hòa Khánh v.v… Đây là những cơ sở kinh tế tạo nguồn tài chính tự túc phục vụ cho việc đào tạo Tăng tài của Phật Học viện Phổ Đà và tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
Năm 1965 Ngài thành lập Chùa Từ Tâm tại Trung tâm Y tế Toàn Khoa Đà Nẵng để có nơi cho Bệnh nhân lễ Phật, và mời Hòa thượng Thích Hạnh Đạo làm Trú trì. Đến năm 1976 Chùa bị giải thể.
Năm 1972 Ngài cùng Hòa thượng Thích Hạnh Đạo lập một trang trại tại Long thành Đồng Nai để ẩn tu. Đến 1975, khi cả hai Ngài đi học tập thì cơ sở này đã bị người quản lý sang nhượng cho người khác. Vì vậy năm 1981, học tập trở về, Ngài được Hòa thượng Thích Hạnh Đạo mời về tạm trú tại Chùa Hưng Long đường Ngô Gia Tự, Phường 4, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1993 Hòa thượng Thích Hạnh Đạo đi định cư tại Hoa Kỳ, Hòa thượng dời về tạm trú  tại Chùa Phú Hòa của Hòa thượng Thích Mỹ Quang tại quận Tân Bình. Ba năm sau Ngài lại chuyển đến tạm trú tại Chùa Báo Ân phường 4 quận Tân Bình.
Xây dựng không biết bao nhiêu cơ sở, nhưng lòng Ngài chẳng có chút riêng tư, cuộc sống không ràng buộc một chỗ nào. Từ năm 1981 mặc dầu không có nơi tạm trú, không một giấy tờ tùy thân, nhưng với tinh thần “tiếp dẫn hậu lai báo Phật ân đức”, Ngài đã nhận lời mời về giảng dạy cho Tăng chúng tại các tự viện như Chùa Báo Ân (Tân Bình), Chùa Phật Ân (Long  Thành - Đồng Nai) v.v…
Đến năm 2000, được Hòa thượng Thích Minh Tâm, Viện chủ Chùa Phật Ân, cung thỉnh về an trú tại Chùa Phật Ân Long Thành – Đồng Nai, Ngài đã ẩn tu tại đây, dành hết thì gì để biên soạn giáo lý và dạy dỗ học chúng.
Năm 2005 Ngài được cung thỉnh làm thành viên Hội đồng Trưởng lão Viện Tăng Thống GHPGVNTN.
Năm 2012 Ngài được chư Tôn Đức của Tăng Già Bản Thệ cung thỉnh làm Đệ nhất Phó Thượng thủ Hội đồng Tăng Già Bản Thệ (GĐPTVN). Trên cương vị này, Ngài đã nhận làm Giáo thọ A xà lê cho Đại giới đàn Đức Nhuận tổ chức tại Chùa Bửu Lâm năm 2013, và Đại giới đàn Thiện Mình tại Chùa Phật Ân năm 2017.
Năm 2018 Hội đồng Tăng già Bản thệ tấn phong Ngài lên ngôi vị Thượng Thủ cho đến ngày viên tịch. 

3. BIÊN SOẠN GIÁO LÝ

Suốt cuộc đời hành đạo, dẫu phải đảm trách và chu toàn rất nhiều Phật sự trong các hoàn cảnh khác nhau, Hòa thượng vẫn dành thì giờ và tịnh tài để biên sọạn, rồi ấn tống các bộ sách giao lý, các bài giảng, dùng làm tư liệu tu học cho Tăng Ni Phật tử.  Ngay cả những năm tháng cuối đời, từ 2012, thân thể mang nhiều bịnh mãn tính, Ngài vẫn không xao lãng chí nguyện này. Hễ tích góp được chút ít tiền, Ngài lại ấn tống các bài giảng để cúng dường cho các trường Trung cấp Phật học và đồng bào Phật tử.
Những tác phẩm được Hòa thượng biên soạn từ những năm 1950 của thế kỷ trước đến nay gồm có:
I - Truyện:
-      Truyện cổ Phật giáo (gồm 295 truyện)
II - Nghi lễ:
-      Nghi Tiến Giác linh Việt văn
-      Nghi Tiến linh Việt văn
-      Văn tác bạch cúng dường…
-      Đạo từ…
III - Bài giảng:
-      Đạo Phật
-      Đạo Phật với Dân tộc
-      Đạo Phật với Đạo Đức
-      Vu lan – Hiếu
-      Tâm
-      Bố Thí
-      Trì Giới
-      Nhẫn Nhục
-      Tinh Tiến
-      Từ Bi
-      Sám Hối
-      Thiện Ác Nghiệp Báo
-      Luân Hồi
-      Vu lan Nhớ Mẹ
-      Vô Thường
-      Niệm Phật Cầu sanh Tịnh Độ
IV - Sưu tầm thơ:
-      Ngàn Năm Giọt nước có còn không (3 tập)
(mời xem những tác phẩm của HT Thích Minh Chiếu)


4. MÃN DUYÊN HÓA ĐỘ

Hiện thân giữa cuộc đời theo tinh thần của một “Thích Tử” thiền môn:
Nhứt bát thiên gia phạn,
Cô thân vạn lý du
Kỳ vi sanh tử sự
Giáo hóa độ xuân thu.

Mãn duyên hóa độ, Hòa thượng đã xả báo thân về cõi Phật lúc 14 giờ 50 ngày 15 tháng 04 năm Canh Tý, PL. 2564 (nhằm ngày 07.05.2020), trụ thế 89 tuổi, với 69 năm hạ lạp.   

Thế là, từ nay, Giáo hội đã mãi mãi mất đi một vị lãnh đạo đức độ và tài năng, Tăng Ni Phật tử mất đi một bóng đại thọ trong chốn Tòng lâm, và Môn đồ pháp quyến cũng mất đi một vị Tôn sư khả kính, giàu lòng từ bi.

Nam Mô Tự Lâm Tế Chánh Tôn Tứ Thập Tứ Thế thượng NGUYÊN hạ QUẢNG, tự MINH CHIẾU, hiệu HẢI ÂN, THÁI quý công Trưởng Lão Hòa Thượng Giác Linh Thùy Từ Chứng Giám.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/04/2021(Xem: 6948)
Thiền Uyển Tập Anh chép Đại sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu (933 – 1011) tu ở chùa Phật Đà, Thường Lạc nay là chùa Đại Bi núi Vệ Linh Sóc Sơn, Hà Nội. Ngài thuộc thế hệ thứ 4 Thiền phái Vô Ngôn Thông. Ngài người hương Cát Lợi huyện Thường Lạc, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội, thuộc dòng dõi Ngô Thuận Đế (Ngô Quyền). Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Thiền sư Ngô Chân Lưu tên huý là Xương Tỷ, anh trai Thái tử - Sứ quân Ngô Xương Xý, con Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, cháu đích tôn của Ngô Vương Quyền. Ngài dáng mạo khôi ngô tuấn tú, tánh tình phóng khoáng chí khí cao xa, có duyên với cửa Thiền từ năm 11 tuổi.
23/04/2021(Xem: 4751)
Hoà thượng Thích Từ Hương thế danh là Nguyễn Mạnh Trừng. Sinh ngày 20 tháng 6 năm 1928 tại thôn Vĩnh An, xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.Trong một gia đình phú nông. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Tiêm. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Chai pháp danh Nhật Cang. Từ lúc ra đời cho đến năm 1954, Hoà thượng ở tại quê nhà theo học tiểu học và sinh sống tại địa phương.
23/04/2021(Xem: 4560)
Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên, thế danh Võ Đình Như, sinh ngày 20/10/1926 tại thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ngài là con thứ 3 trong gia đình. Thân phụ và thân mẫu của Hòa thượng là cụ ông Võ Toản pháp danh Nhựt Toàn và cụ Bà Đặng Thị Chức pháp danh Diệu Phát. Gia đình Ngài có truyền thống Phật giáo thuần thành. Với túc duyên nhiều đời, từ nhỏ, Ngài thường được bà nội dẫn đến chùa làng tụng kinh niệm Phật. Gặp lúc Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Hòa từ chùa Trà Can, Tháp Chàm – Phan Rang về tổ chức lễ truyền Tam Quy Ngũ giới tại chùa Tịnh An, Phù Cát, Bình Định, Ngài sớm thọ Tam quy Ngũ giới trong dịp này.
11/04/2021(Xem: 8920)
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, Kính thưa tất cả quý Phật tử trong và ngoài nước, Thiền viện Trúc Lâm Đại Đăng xin trân trọng kính báo: Thượng Toạ Thích Tuệ Giác, Hội trưởng Hội Thiền Học Việt Nam Hải Ngoại, Viện trưởng Tổ Đình Thiền viện Trúc Lâm Đại Đăng, Đã viên tịch vào lúc 4:30 chiều Thứ Bảy ngày 10 tháng 4 năm 2021 (nhằm 29 tháng 2 năm Tân Sửu) Tại Thiền viện Trúc Lâm Đại Đăng, Quận hạt San Diego, CA, Hoa Kỳ. Trụ thế 62 năm, 31 Hạ Lạp Chương trình Tang Lễ của Thượng toạ Thích Tuệ Giác sẽ được kính báo trong thời gian sớm nhất. Chúng con nhất tâm xin cung thỉnh Chư Tôn Thiền Đức và mời gọi quý Phật tử cùng chung lòng cầu nguyện. Thay mặt BTC Tang Lễ xin được trân trọng kính báo. Tỳ kheo Thích Tuệ Tỉnh
31/03/2021(Xem: 4638)
Trễ hẹn trong tang lễ, rồi cúng 21 ngày và 49 ngày cố nhạc sĩ Hằng Vang ( 1936 – 2021 ), một số Anh Chị em cựu huynh trưởng giữ đúng lời hứa, rất uy tín, lòng tự dăn lòng rằng nhất định sẽ họp mặt để cùng nhau thắp cho vị nhạc sĩ nén hương tưởng nhớ, tri ân những dòng nhạc mà phần lớn đã theo chân nhiều thế hệ Gia Đình Phật Tử ( GĐPT ) và các đoàn thể thanh thiếu niên Phật giáo, nối tiếp nhau cho đến tận hôm nay. Và ngày đó phải là ngày cúng chung thất 49 ngày, nhất định không hẹn xa xăm nửa. Sau khi loại trừ nhiều trở ngại, cộng vào nh74ng thuận duyên chung, tất cả đã chọn ngày chủ nhật 21/03/2021 9 nhằm ngày mùng 9 tháng hai năm Tân Sửu vừa rồi
10/03/2021(Xem: 4914)
Cố Hòa Thượng thế danh Đặng Hữu Tường, pháp húy Nguyên Phước, tự Quang Thể, hiệu Đạt Minh; nối pháp đời 44 dòng Lâm Tế, thế hệ thứ 10 pháp phái Liễu Quán. Ngài lâm thế ngày 19 tháng 9 năm Nhâm Tuất (1922) tại làng An Hải, quận III (nay là phường An Hải, quận Sơn Trà), thành phố Đà Nẵng; chánh quán làng Quảng Lăng, xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thân phụ Ngài là cụ ông Đặng Văn Vịnh (tức Nuôi) và thân mẫu là cụ bà Lê Thị Ớt. Ngài là trưởng nam trong một gia đình có năm anh em gồm ba trai và hai gái. Năm lên 9 tuổi, thân phụ qua đời, từ đó mẫu thân một mình tần tảo nuôi con. Trong thời gian này, Ngài được mẫu thân gởi đến Thầy Tư Tri (Như Tín) – trụ trì chùa An Hải lúc bấy giờ – nhận cho nhập Chúng tu học.
10/03/2021(Xem: 7740)
Cư sĩ Quảng Hải Phan Trung Kiên sinh năm Nhâm Dần (1962) tại Phường Tân Thái, Quận 3, Đà Nẵng (nay là Phường Mân Thái), là người con thứ ba trong gia đình có 9 anh em (5 trai, 4 gái). Vượt biên cùng với Ba và 3 anh em trai vào tháng 6 năm 1981 và định cư đến Mỹ vào cuối tháng 3 năm 1982. Má và các em gái cùng em trai út vượt biên năm 1988 và cả gia đình sum họp tại Hoa Kỳ vào năm 1989.
01/03/2021(Xem: 26692)
Trang nhà Quảng Đức vừa nhận được tin buồn: Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã thuận thế vô thường, thâu thần viên tịch vào lúc 21 giờ 20 phút ngày Thứ Bảy 22/02/2020 nhằm ngày 29/01 Âm lịch năm Canh Tý, Phật lịch 2563 tại Chùa Từ Hiếu, Phường 1, Quận 8, Sài Gòn. Trụ thế: 93 năm. Chương trình tang lễ sẽ được công bố trong thời gian sớm nhất có thể. Chúng con thành kính nguyện cầu Đức Đại Lão Hòa Thượng Cao Đăng Phật Quốc và sớm tái sanh trở lại thế giới Ta Ba để tiếp tục công cuộc hoằng Pháp lợi sanh. Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
23/02/2021(Xem: 4993)
Tin buồn Cư sĩ Đỗ Đình Đồng; Pháp danh: Chơn Trí đã an nhiên trút hơi thở tại Hoa Kỳ vào lúc 01 giờ 02 phút khuya ngày 17 tháng 2 năm 2021 (mồng 6 tháng giêng năm Tân Sửu). Hưởng thọ 76 xuân. Trong một cơn bạo bệnh, ông bị máu đông trong động mạch phổi. Bác sĩ cho ống thông vào để phá máu đông nhưng tim ông đã ngừng đập khiến ông phải thở bằng máy và đã an nhiên trút hơi thở cuối cùng sau một ngày một đêm trên máy thở. Ông ra đi đột ngột khi đang dịch dang dỡ một quyển sách khác về giáo lý đạo Phật. Ông thanh thản hồn nhiên trút hơi thở, không biểu hiện sự đau đớn, và có hiền thê, hiếu tử hiền tôn bên cạnh niệm Phật cầu nguyện.
03/02/2021(Xem: 19240)
Vừa qua nhóm ảnh Nhất Chi Mai thuộc tu viện Phước Hòa (Đồng Nai), được sự hướng dẫn của Thượng toạ Viện chủ đã đến Buôn Mê Thuột để quay những thước phim đầu tiên về nhạc sĩ Hằng Vang. Cùng với cố nhạc sĩ Lê Cao Phan, Bửu Bác... được xem như lớp tiền phong của dòng tân nhạc Phật giáo. Nhạc sĩ Hằng Vang tên thật là Nguyễn Đình Vang, sinh năm 1933 tại Huế. Trong hơn 60 năm sáng tác, ông có hàng trăm ca khúc về đề tài này, nổi bật nhất là ca khúc Ánh Đạo vàng (1958) đã thấm sâu vào lòng Phật tử suốt thời gian dài từ khi ra đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]