Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Lữ Tình Huynh Đệ

30/04/202016:38(Xem: 3506)
Pháp Lữ Tình Huynh Đệ

ht dong chon 2

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT TÁT ĐẠI CHỨNG MINH.
NAM MÔ TÂY THIÊN ĐÔNG ĐỘ VIỆT NAM TRUYỀN GIÁO TRUYỀN LUẬT LỊCH ĐẠI TỔ SƯ THUỲ TỪ CHỨNG GIÁM.

Bái vọng Hòa thượng Thích Đồng Chơn pháp huynh, tôi ghi vào đây vài dòng tiểu sử nhắc lại cuộc đời hành đạo của Hòa thượng cho đến ngày xả báo thân trở về cõi niết bàn an lạc.

Tôi Thích Quảng Xả được gọi Hoà Thượng bằng “thầy Đồng Chơn” để thể hiện tình linh sơn cốt nhục, nghĩa thích tử côn bằng trong tình đạo bạn với nhau.

Sau ngày đấu tranh của chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật Giáo năm 1968. Năm 1969 tu viện Nguyên Thiều mở khóa chiêu sinh nội điển, để các chùa trong tỉnh Bình Định cho đệ tử tập trung về học viện Nguyên Thiều để tu học, tôi Thích Quảng Xả lạy Hòa thượng ở tổ đình Hưng Long xin được về Nguyên Thiều để được nội trú tu học, còn thầy Đồng Chơn thì ở chùa Bình An – thôn Trung Tín, xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Vì chùa quá ít chúng điệu nên Hòa thượng bổn sư của thầy không cho nội trú tại Phật Học Viện Nguyên Thiều mà chỉ cho ở chùa đạp xe đạp đi học, việc đi học trở nên vất vả hơn, nhất là vào mùa Đông, mưa gió bão lụt nhưng với sự kiên trì bền chí thầy vẫn cố gắng để đến lớp học cùng chư huynh đệ. Tôi Thích Quảng Xả nhìn thấy chứng kiến những việc khó khăn gian khổ của thầy Đồng Chơn, nên thường trò chuyện với nhau trong giờ giải lao của mỗi buổi học, hơn nữa thầy Đồng Chơn tánh tình thật thà chất phát, về việc tu học rất là tinh tấn miệt mài, luôn được dẫn đầu trong chúng cùng nhau tu học tại Phật Học Viện Nguyên Thiều.

Có những ngày thứ Bảy, Chủ nhật được nghỉ học tôi cùng đi với thầy về chùa Bình An thăm chơi trong tình đạo bạn, cùng nhau được: “Đồng thinh tương ứng, Đồng khí tương cầu.” Chùa Bình An lúc bấy giờ còn khiêm tốn, chính giữa là chánh điện, thầy Đồng Chơn thường ở phía bên Nam, lúc nào tôi xuống ở lại thăm chơi ở lại qua đêm thì thầy để cho tôi nằm trên võng còn thầy trải chiếc chiếu lát nằm dưới sàn nhà, cùng nhau trò chuyện rất là vui vẻ trong cuộc sống đạm bạc của người xuất gia học Tăng tại Phật Học Viện Nguyên Thiều…

Giáo thọ sư trong lớp học nội điển bây giờ có Hòa thượng Thích Giác Tánh; Hòa thượng Thích Giác Ngộ; Hòa thượng Thích Giác Lâm; Hòa thượng Thích Đỗng Quán; Hòa thượng Thích Đồng Thiện – làm vị trụ trì tại Phật Học Viện lo về đời sống Tăng chúng đang tu học rất là vất vả, cuốc đất trồng rau tưới nước hằng ngày để có rau quả cung cấp cho Tăng chúng thọ dụng. Thỉnh thoảng thì Hòa thượng giám viện của Phật Học Viện là ngài Thích Huyền Quang mới về thăm học viện và Tăng chúng một bữa. Lúc bấy giờ Phật Học Viện mở lớp học chiêu sinh về Nguyên Thiều từ lớp 6 trở lên để tu học theo hai chương trình nội điển và ngoại điển, thời gian thấm thoát thoi đưa đến gần cuối năm 1970 và đầu năm 1971 thì việc tu học ở Phật Học Viện bị thay đổi. Chư tôn Hòa Thượng trong Ban Giám Hiệu của trường, kết hợp với Giáo hội do Hòa Thượng Thích Kế Châu trụ trì tổ đình Thập Tháp làm Chánh đại diện Phật giáo tỉnh Bình Định, chuyển trường Phật Học Viện Nguyên Thiều về Tổ đình Thập Tháp lấy tên là Phật Học Viện Phước Huệ. Lúc bấy giờ đường càng xa giao thông càng cách trở, nên thầy Đồng Chơn xin sư tổ Từ Hàng trụ trì chùa Bình An cùng về ở nội trú tại Phật Học Viện Phước Huệ tổ đình Thập Tháp Di Đà Tự, những ngày nghỉ học thầy xin Ban Giám Hiệu cho về chùa Bình An lo việc chùa, đường xá xa xôi giao thông bất tiện nhưng thầy vẫn đi chiếc xe đạp trành, tôi nhìn thầy rất là thương xót, nhưng tình anh em đạo bạn chỉ biết chia sẻ chứ biết làm sao bây giờ!

Thời gian trôi qua, năm 1972 – 1973 chiến tranh bắt đầu bùng nổ mạnh, nhưng cuộc sống người tu sĩ theo lời Phật dạy vẫn cùng nhau hài hòa an nhiên tu học. Cuối năm 1974 sang đầu năm 1975 chiến tranh lại càng ác liệt hơn, trường Phật Học Viện Phước Huệ chư Tôn giáo phẩm Ban Giám Hiệu cho Tăng sinh nghỉ học để lánh nạn, chư huynh đệ học Tăng chia tay nhau mỗi người mỗi nơi ai về chùa nấy, như chim lìa đàn, cuộc sống không còn như những ngày cùng nhau tu học ở Phật Học Viện Phước Huệ nữa.

Sau khi cách mạng hoàn toàn giải phóng đất nước. Học Tăng trở về lại tu viện Nguyên Thiều chỉ còn 5 đến 7 vị, lúc bây giờ về việc an ninh rất là khó khăn gian khổ. Thầy Đồng Chơn trụ tại chùa Bình An rất là chật vật trong sinh hoạt hằng ngày cho việc tiếp Tăng độ chúng, nhưng thầy vẫn không quên mình vì đạo pháp dân tộc trong đó có tín đồ Phật Giáo, tinh thần nhiệt huyết và lòng quyết tâm làm cho thầy càng thêm bền chí trong việc tu tập và hành đạo ở nơi đó trở nên vững mạnh hơn.

Từ đó đến nay lâu lâu anh em mới gặp nhau lại một lần, cùng bàn bạc về việc tồn vong của đạo Phật trong hiện tại cũng như tương lai, thầy ấy có biệt hiệu là: “Anh Bảy Bình An thường hay than khổ.” Năm tháng trôi qua tuổi càng ngày càng lớn bệnh tật phát sinh, thân tứ đại mấy ai được bền chắc, đến ngày 22 tháng 3 năm 2020( 29/2/ Canh Tý) thầy đã xả báo thân trở về cõi niết bàn vô tung bất diệt. Trụ thế 74 năm. Hạ lạp 54 năm.


Tôi Thích Quảng Xả ghi lại vài dòng cuộc đời hành đạo của chúng ta, giờ đây thầy trở về cõi niết bàn an lạc.

Xin cầu nguyện Hoà Thượng đi ở phân minh nơi nào cũng là chốn tịnh độ đạo tràng an vui trong tinh thần bất diệt.


Canh khuya gà gáy ngày mồng 1 tháng 4 năm Canh Tý (2020) Phật Lịch 2564
                   tại chùa Huệ Chiếu thành phố Kon Tum tôi xin dừng bút tại đây.

 

Pháp đệ Thích Quảng Xả

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 6499)
Thành Kính Tưởng Niệm Cố Ni Sư Thích Nữ Diệu Ý (1947-2011) Trụ Trì Chùa Kim Quang, Thủy Tú, Nha Trang
10/04/2013(Xem: 5773)
Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang thế danh là Lê Đình Nhàn, sinh năm Canh Thân, ngày 19-9-1920 (tức ngày mồng 8 tháng 8 năm Canh Thân), quê thôn Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Lê Vỵ pháp danh Như Hương, thân mẫu là cụ bà Ngô Thị Tư pháp danh Như Tâm cùng ở làng Háo Đức.
10/04/2013(Xem: 5520)
Chuông điện thoại vang lên ,bổng dưng tôi có cảm giác không an khi hằng ngày vào giờ này ít khi có ai gọi .Từ bên kia đầu dây ,Đạo Hữu Tánh Thuần thông báo một tin buồn ; NI TRƯỞNG THÍCH NỮ BẢO NGUYỆT KHÔNG CÒN NỮA ! Người đã thuận thế vô thường vào lúc bốn giờ sáng nay !
10/04/2013(Xem: 6387)
Hòa Thượng thế danh là Nguyễn Văn Kim, Pháp danh Như Kim, Pháp hiệu Bửu Chung, sinh năm Tân Tỵ (1881) Niên hiệu Tự Đức năm thứ 35, tại Rạch Cái Đầm, xã Hiệp Xương, huyện Tân Châu, tỉnh Long Xuyên (nay là An Giang). Thân phụ là cụ ông Chánh bái Nguyễn Văn Phước. Thân mẫu là cụ bà Lê Thị Dậu đều kính tin phụng thờ Tam Bảo.
10/04/2013(Xem: 6338)
Hòa thượng thuộc dòng Thiền Lâm Tế đời thứ 39, pháp danh Ngộ Đạo hiệu Từ Vân. Thế danh Đinh Công Thân, sinh năm Bính Dần (1866) Niên hiệu Tự Đức năm thứ 20, tại làng Định Yên, Lấp Vò, (nay là Đồng Tháp). Thân phụ là Cụ ông Đinh Công Thành và thân mẫu là cụ bà Lê Thị Hoài. Gia đình 7 anh em, Ngài thứ tư. Sinh trong gia đình trung lưu phúc hậu, theo truyền thống đạo Phật.
10/04/2013(Xem: 9279)
Căn cứ theo tài liệu nghiên cứu của Thiền sư Mật Thể trong cuốn Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, thì dưới triều chúa Nguyễn ở đàng Trong, phong trào phát triển Phật giáo nói chung và Thiền phái Lâm Tế nói riêng bành trướng rất mạnh mẽ ; đồng thời, đã lưu lại cho nền văn học Phật giáo nhiều kiến trúc mỹ thuật, hội họa rất nổi tiếng. Tuy nhiên, khi nhà Tây Sơn thống nhất đất nước, kéo quân từ Nam ra diệt Nguyễn thì đoàn quân lính nầy đã hủy diệt đi những công trình quý báu đó. Bi ký, chứng liệu bị thất tung.
10/04/2013(Xem: 6458)
Hôm nay dưới bóng mát thiền lâm Thiên Thai pháp phái, trước giây phút thiêng liêng tỏa ngát hương đàm, chúng con đang qui tụ về đây, nơi vùng đất Thánh, nơi đã ghi đậm nét lịch sử một đời người xuất thị nhập sơn, tầm rong độ nhật, nơi Ngài đã thể hiện công án thoại đàu, luôn luôn quấn quýt đeo đẳng tâm tư với những tháng năm dài chẻ chia suy cứu- Thiền pháp trầm tịch nhưng hưng suy, trừng thanh nhưng hoạt diễm ấy đến nay vẫn còn phong khí nức hương
10/04/2013(Xem: 8498)
Nhận được tin từ cố đô Huế, Việt Nam, Trưởng Lão Ni, Sư Cụ Thích Nữ Diệu Trí, thế danh Hồ thị Trâm Anh, Húy thượng Trừng hạ Khương, Đạo hiệu Liễu Nhiên, đời thứ 42 dòng Thiền Lâm Tế, Viện chủ chùa Diệu Đức, Trú Trì chùa Diệu Nghiêm, thành phố Huế, đã xã báo thân, an nhiên thâu thần thị tịch vào lúc 19 giờ 05 phút ngày 23 tháng 3 năm 2010 (nhằm ngày mùng 8 tháng 2 năm Canh Dần), trụ thế 103 năm, với 78 tuổi đạo.
10/04/2013(Xem: 7034)
Truyện của tôi không đáng gì mà phải ghi. Chỉ vì truyện ấy, hơn vài thập kỷ trước thập kỷ 2530 (1975-1985), có liên quan đến Phật giáo VN, lại bị hư cấu truyện và phim sai quá nên phải ghi. Nhưng ghi như dưới đây thì chỉ là có còn hơn không mà thôi.
10/04/2013(Xem: 6560)
Lễ Giỗ Tổ Nguyên Thiều tại Tu Viện Nguyên Thiều, Sydney, Úc Châu ngày thứ hai, 26-11-2007
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567