Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tấm hình lưu dấu kỷ niệm Lễ Phát Thưởng cuối năm 1970 tại Phật Học Viện Phước Huệ, Tổ Đình Thập Tháp, Bình Định

19/04/202017:52(Xem: 5275)
Tấm hình lưu dấu kỷ niệm Lễ Phát Thưởng cuối năm 1970 tại Phật Học Viện Phước Huệ, Tổ Đình Thập Tháp, Bình Định
ht thich quang ba
Vạn Hạnh thân tặng quangduc.com, Môn đồ Pháp quyến chùa Bình An và
TT Thích Giác Hiệp photo chụp lại bản chính của tấm
 Hình kỷ niệm Lễ Phát Thưởng và Mãn Học cuối năm 1 của Khóa I Trung Đẳng Chuyên Khoa Phật Học do
Phật học viện Phước Huệ tổ đình Thập Tháp, Bình Định tổ chức cuối năm 1970
(hình gốc hiện được treo tại 2 nơi: 1. Thư Viện Vạn Hạnh Canberra và 2. Đông đường tổ đình Thập Tháp).
 

Hàng đầu: từ trái sang phải (mọi danh xưng & giáo phẩm là theo niên đại 1970thời ấy)

- 1 Bác cư sỹ Ban Bảo trợ Phật học viện

- TT Thích Tâm Hoàn, Phó Giám Viện (1924-1981), trụ trì Tổ đình Long Khánh, Quy Nhơn

- HT Thích Giác Tánh, Giám Luật (1911-1986), trụ trì Tổ đình Thiên Đức và Phương trượng Tổ đình Hưng Long

– TT Thích Kế Châu, Giám Viện (1922-1996), trụ trì Tổ đình Thập Tháp

– TT Thích Giác Ngộ (1924-2010), Giám Học và Giáo Thọ lớp A, chùa Thiên Trúc, Tuy Phước, từ 1972 đến 2010, trụ trì chùa Bửu Thắng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai

- ĐĐ Thích Bửu Tịnh, Giáo Thọ môn Kinh lớp A, chùa Giác Hoàng thị trấn Bình Định

- TT T Giác Đạo, Giáo thọ môn Nghi lễ cả 2 lớp AB, chùa Hưng Phước,huyện TuyPhước

- Tăng sinh Thị Bản, và phần thưởng xuất sắc hạnh kiểm lớp A

- ĐĐ T Đổng Quán, Ban Bảo Trợ Phật học viện, thông y nâu hàng đầu ngay giữa Tăng sinh Thị Bản và Quảng Xả

- Tăng sinh Quảng Xả, và phần thưởng xuất sắc hạnh kiểm lớp B

- Tăng sinh Quảng Ba và phần thưởng xuất sắc học lực lớp B

- Tăng sinh Đồng Hùng và phần thưởng xuất sắc học lực lớp A

- Tăng sinh Đồng Chơn đứng hàng sau, phía sau Tăng sinhThị Bản

- Tăng sinh Nguyên Khiết lớp A, hàng giữa, chếch bên vai phải ngài Giác Đạo

- Tăng sinh Đồng Hương ts.Lớp B, dựa cột, hàng giữa, ngay sau lưng ngài Đỗng Quán

- Tăng sinh Nguyên Độ lớp B, hàng giữa dựa cột, phía sau 2 Tăng sinh Quảng Xả và Quảng Ba

- Tăng sinh Đồng Hạnh lớp B, hàng sau, chỉ thấy được nửa mặt, mờ mờ, ngay phía sau lưng ngài Kế Châu, sát cây cột

- ĐĐ Tâm Liên, mặc thông y nâu, đứng hàng giữa, kế vai trái TT Tâm Hoàn

- ĐĐ T Đồng Từ, Giám Học từ 1972, Giáo thọ môn Duy Thức 2 lớp AB, đứng hàng giữa, chính giữa phía sau 2Ngài Tâm Hoàn và Giác Tánh

-  ĐĐ T Bửu Quang, Quản chúng 1971-1973, Giáo Thọ môn Kinh và Trường Hàng lớp A, đứng hàng sau, đầu hơi nghiêng nhìn, chếch bên gốc vai trái của Thầy Tâm Liên, và bên trái ngài Đồng Từ, cách 1 vị cư sỹ

- Tăng sinh Nhật Quang hay Quảng Khai lớp B, hàng sau, giữa 2 ngài Kế Châu và Giác Ngộ

- Tăng sinh Thị Quyên lớp A, hàng giữa, giữa 2 ngài Kế Châu và Bửu Tịnh

- Tăng sinh Đồng Liên lớp A, hàng sau, bên trái Tăng sinh Đồng Chơn và Tăng sinhNguyên Khiết

- Một số tăng sinh khác không nhớ tên hết



ht thich quang ba 2

Ảnh chụp mặt tiền 2 phòng học,sau khai giảng,
mấy tháng học đầu năm 1970, Phật học viện Phước Huệ

 

 phat hoc vien phuoc huephat hoc vien phuoc hue-2phat hoc vien phuoc hue-3

do Ban Dân Vận của Sư đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn mới xây tặng giữa 1970 để chùa Thập Tháp làm lớp học cho Phật học viện, mấy tháng học đầu 1970, sau khi khai giảng, 2 lớp kê bàn ở giữa 2 dãy Đông lang Tây lang, bề ngang ít hơn 3m, tức đường đi 2 bên chánh điện Thập Tháp.

Ông Tướng Tư lệnh Sư đoàn Mãnh Hổ làm quen rồi kết thân với TT Thích Kế Châu trụ trì TĐ Thập Tháp từ 1965, cũng là Giám Viện PHV. Hai bên bút đàm bằng Hán văn-cổ, làm thơ xướng họa tương đắc, cũng có thỉnh qua tặng Thập Tháp 1 bộ Cao Ly Đại Tạng kinh...

Nghe nói khi hết chiến tranh ông về Nam Hàn hoạt động chính trị, có lúc đắc cử Tổng thống, nhưng sao sau đó bị tù về tội hối lộ, ra tù ông xuất gia theo Phật giáo Nam Hàn
.

Nam Mô A Di Đà Phật
Tu Viện Vạn Hạnh 19/4/2020
Tỳ Kheo Thích Quảng Ba

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/12/2010(Xem: 8475)
Xin cầu nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc, bình an và giải thoát. Tác giả mang ơn sâu đối với Thiền Sư Thích Thanh Từ và Giáo Sư Tiến Sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát vì các công trình nghiên cứu và dịch thuật của hai thầy mà tác phẩm này đã dựa vào để tham khảo; và đối với bổn sư tác giả là Thiền Sư Thích Tịch Chiếu. Tác phẩm này được đặc biệt dâng tặng tới các thế hệ trẻ, và phổ quát dâng tặng cho tất cả chúng sinh.
16/12/2010(Xem: 5630)
Lời Phát Biểu của HT Huyền Quang tại Tang Lễ Ôn Đôn Hậu ngày 3-5-1992
10/12/2010(Xem: 9327)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
04/12/2010(Xem: 5994)
Thái Tử Tất Đạt Đa từ bỏ cung vàng điện ngọc vợ đẹp con thơ, để ra đi tìm phương giải thoát cho chính mình và chúng sanh. Lối 1332 năm sau Thái Tử Trần Khâm (1258-1308) cũng giã từ cung vàng tìm đến núi Yên Tử để xin xuất gia, mong trở thành sơn tăng sống cuộc đời thanh thoát. Nhưng vì vua cha ép buộc nên phải trở về để kế nghiệp trị dân. Ngay từ lúc nhỏ ông dốc lòng mộ đạo Phật ước muốn được đi tu, năm lên 16 tuổi Trần Khâm đã nhường ngôi vị Đông Cung Thái Tử cho em, vua cha nài ép mãi ông mới nhận lời. Dù không được đi xuất gia lúc bấy giờ, nhưng nơi ông đã thể hiện được con người siêu việt khác thường.
25/11/2010(Xem: 26661)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội.
24/11/2010(Xem: 11026)
Tiểu sử nhà văn Quách Tấn
15/11/2010(Xem: 8028)
Vào ngày 1-11-1963 khi quân đội đứng lên làm cuộc đảo chánh lật đổ chế độ của gia đình Ô. Ngô Đình Diệm - mà Hội Đồng Quân Dân Cách Mạng do Đại Tướng Dương Văn Minh cầm đầu gọi đó là cuộc “Cách Mạng” thì tôi là cậu sinh viên Luật Khoa Năm Thứ Nhất, chuẩn bị thi lên Năm Thứ Hai của Đại Học Luật Khoa Sài Gòn. Bố tôi sính đọc sách báo, vả lại gia đình cư ngụ ở xóm lao động cho nên Radio hàng xóm mở ầm ầm cả ngày khiến dù không muốn nghe nhưng cũng phải nghe tin tức từng giờ của đài phát thanh. Hơn thế nữa khi Sài Gòn nổ ra cuộc đấu tranh của Phật Giáo thì hầu như các đại học, trung học đều đóng của hoặc tự động bãi khóa.
10/11/2010(Xem: 7984)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]