Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi dòng suy nghĩ về việc nữ Phật tử Mai Phương ‘cải đạo’ lúc cuối đời

09/04/202009:57(Xem: 6415)
Đôi dòng suy nghĩ về việc nữ Phật tử Mai Phương ‘cải đạo’ lúc cuối đời

Đôi dòng suy nghĩ về việc
nữ Phật tử Mai Phương ‘cải đạo’ lúc cuối đời

Như Thị Ngã Tư: Tôi nghĩ thế này…

Đôi dòng suy nghĩ về việc nữ Phật tử Mai Phương “cải đạo” lúc cuối đời

Người xưa bảo:

Mỹ nhân tự cổ như danh tướng
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu!

Dịch:

Giai nhân, danh tướng xưa nay
Không cho đời thấy tóc phai bạc màu!

Vâng, Mai Phương, một nghệ sĩ Việt Nam xinh đẹp và hiền lành vừa mới ra đi khi mái tóc còn xanh, để lại biết bao tiếc thương cho đồng nghiệp, người hâm mộ, và rất nhiều tăng ni, Phật tử. Trong sự tiếc thương mất mát này, còn có sự tiếc nuối, xót xa trước hoàn cảnh của Mai Phương lúc cuối đời. Ngoài ra, dư luận còn bức xúc trước sự cuồng tín mà mẹ của Mai Phương đã áp đặt lên một thân thể đang bị bệnh tật dày vò và một tinh thần rã rượi lúc sắp lâm chung của con mình. Mai Phương ra đi, như một tảng đá nặng đã rơi vào lòng đại dương mênh mông không còn dấu vết, nhưng những gợn sóng biển mà nó tạo ra vẫn còn lan tỏa, ảnh hưởng không nhỏ đến dư luận xã hội, trong đó có giới Phật giáo.

Những câu hỏi được đặt ra như vì sao một người xinh đẹp hiền lành như vậy phải lâm vào tình cảnh vô cùng nghiệt ngã lúc cuối đời? Vì sao một người Phật tử đã quy y Tam Bảo và có nhiều gắn bó với Phật giáo như Mai Phương giây phút cuối lại “cải đạo”, làm tang lễ theo nghi thức Hội Thánh Tin Lành? Điều này đáng thương hay là đáng trách? Để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này, trước hết chúng ta thử tìm hiểu vài khía cạnh cuộc đời của nữ ca sĩ và diễn viên.

1. Mai Phương và Phật giáo

Diễn viên ca sĩ Mai Phương, tên đầy đủ là Phan thị Mai Phương, Pháp danh Huệ Thanh, mất ngày 28 tháng 03, năm 2020, hưởng dương 35 tuổi. Mai Phương quy y tại chùa Giác Tánh, quận Tân Bình, Sài Gòn, có Pháp danh là Huệ Thanh. Ngày 22, tháng 08, năm 2015, Báo Giáo Ngộ Online có bài viết “Phật tử-diễn viên Mai Phương và chia sẻ tu tập.” Trong bài viết này ghi lại Mai Phương từng đọc sách Phật, nghe Pháp mặc dù bận rộn không có nhiều thời gian. Mai Phương đã nhắc đến một câu trong sách Phật: “Nếu không hiểu sâu sắc sự đau khổ của cuộc sống, chúng ta sẽ không có khát vọng hướng đến việc giải thoát.” Cô cũng nhớ Pháp cú: ““Thắng ngàn quân địch không bằng tự chiến thắng mình. Tự chiến thắng mình mới là chiến công oanh liệt nhất.” Bài viết được kết thúc bằng lời chia sẻ tâm đắc của Mai Phương: “Có quyền cũng nên khiêm tốn. Không mệt cũng nên nghỉ ngơi. Không giàu cũng phải biết vừa đủ và bận mấy cũng phải rèn luyện thân, tâm!” 
https://giacngo.vn/phatgiaotuoi…/doisongquanhta/…/22/1E7403/

Như vậy, Mai Phương cũng biết và hiểu tương đối về một số điều căn bản trong Phật Pháp dù chưa sâu sắc. Ngoài ra, Mai Phương còn tham gia vào một số hoạt động văn nghệ và từ thiện Phật giáo, quen biết và gần gũi với quý thầy và sư cô. https://www.youtube.com/watch?v=wLuHtVuYraY Gần một năm trước khi mất, Mai Phương cùng Ốc Thanh Vân đi hành hương và cầu nguyện tại vài Thánh tích Phật giáo ở Bhutan, một quốc gia Phật giáo an bình hạnh phúc. https://vnexpress.net/…/oc-thanh-van-ke-chuyen-di-cuoi-voi-…

Qua những tìm hiểu trên, chúng ta có thể thấy duyên lành với Phật giáo của Mai Phương không phải là ít. Cho nên, khi Mai Phương lâm bệnh, quý thầy, sư cô và Phật tử khắp nơi rất thương và quan tâm giúp đỡ. Mai Phương tâm sự với một sư cô khi nhận được sự giúp đỡ của Phật tử hội Trí Đức Đài Loan: “Thực ra, lúc này con mới thấy mình thực may mắn. Trước đây, con cùng các anh chị tham gia rất nhiều Phật sự là điều vô cùng đúng đắn. Nhờ đó, con mới nhận được rất nhiều may mắn như vậy.”https://www.youtube.com/watch?v=T30slvRlrN8

Phan Thị Mai Phương (14/1/1985 – 28/3/2020), chào đời tại Hải Phòng, từ trần vì ung thư phổi, để lại bé gái Phùng Ngọc Thiên Như , bạn trai đã ly thân. Lễ hỏa táng được tổ chức ngày 31/3 tại Sài Gòn. 



dien vien mai phuong-5dien vien mai phuong-6dien vien mai phuong-8dien vien mai phuong-9Mai Phương và con gái 
dien vien mai phuong-11oc thanh van-mai phuong
Mai Phương và bạn thân Ốc Thanh Vân trong chuyến hành hương chiêm bái Bhutan tháng 4/2019


2. Tại sao Mai Phương “cải đạo” lúc cuối đời?

Nếu Mai Phương là một người bình thường, khi cô bỏ đạo Phật theo Tin Lành chắc cũng không có nhiều người quan tâm. Nhưng Mai Phương là con người của quần chúng, của truyền thông, nên sự thay đổi đức tin của cô cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hình ảnh Phật giáo Việt Nam. Cho nên, giới Phật tử không ít người bất ngờ và thất vọng khi biết một người Phật tử có nhiều gắn bó với Phật giáo như cô lúc cuối đời lại thay đổi đức tin, chọn nghi thức an táng theo Tin Lành. Nhưng nếu nhìn khoan dung và thấu đáo hơn, chúng ta thấy Mai Phương đáng thương hơn đáng trách.

Bố mẹ Mai Phương là người theo đạo Tin Lành, thuộc Hội Thánh Phúc Âm Toàn Vẹn Việt Nam. Không biết bố mẹ Mai Phương theo đạo này từ lúc nào, nhưng nhất là mẹ của Mai Phương lại có thái độ vô cùng cuồng tín, cực đoan đến mức điên rồ. Bà đã dẹp bỏ bàn thờ, tranh ảnh Phật của Mai Phương! Ngay cả hình ảnh của con gái và cháu ngoại treo tường bà cũng gỡ bỏ chẳng tha. Bà tin rằng tất cả những thứ này đều là ma quỷ, gây hại trong nhà. Bà không những không biết ơn, mà còn mắng chửi, xô đuổi bạn bè của Mai Phương, những người đã đến giúp đỡ con mình. Không quan tâm đến tình trạng sức khỏe và cảm xúc của con, bà ép bức truyền đạo, bắt Mai Phương phải ngồi lên để nghe giảng kinh thánh khi đầu cô gục xuống, thân xác rã rời đau đớn bởi căn bệnh ung thư phổi ở giai đoạn cuối. Lại nữa, trong giờ phút quan yếu nhất của đời người là đối diện cái chết, bà còn nhẫn tâm mắng chửi con gái, hành hạ tinh thần khiến cô phải khủng hoảng. https://www.youtube.com/watch?v=IlrG3MgVwEM


Cũng may là Mai Phương dặn dò tang lễ cô làm theo nghi thức Tin Lành theo mẹ, nếu không mọi việc còn rối rắm và phức tạp hơn nhiều. Giả sử tang lễ của Mai Phương theo nghi thức Phật giáo, mẹ của cô chắc sẽ còn điên cuồng chống phá hơn nữa! Một tang lễ như vậy chắc cũng khó lòng thực hiện được. Cho nên, gặp phải hoàn cảnh gia đình, nhất là có một bà mẹ cuồng tín, bắt ép con phải theo đạo tin lành cực đoan như vậy, việc Mai Phương cuối đời “cải đạo” cũng là đều chúng ta có thể hiểu và thông cảm.

Lại nữa, mẹ Mai Phương luôn dùng từ “bất hiếu” để gây áp lực, bắt Mai Phương phải nghe lời mình. Đây là một đòn gây thương tổn nặng, đánh vào tâm lý của một Mai Phương hiền lành, hiếu thảo. Cho nên, nhìn ở một góc độ khác, chúng ta thấy Mai Phương chọn theo đạo của mẹ là vì hiếu thảo, không muốn mẹ gây thêm chuyện. Có lẽ Mai Phương cũng muốn cho trong ấm ngoài êm, không để vì lý do xung đột tôn giáo mà gây thêm khổ đau cho mình và những người xung quanh trước và sau khi mất.

Qua những phân tích trên, trong mắt bút giả, Mai Phương vẫn là một người Phật tử hiền lành, đáng thương mà không đáng trách. “Nghiệp lực rất lớn, có thể sánh với núi Tu-di, có thể sâu dường biển cả, có thể chướng ngăn Thánh đạo” (Kinh Địa Tạng). Cuộc đời Mai Phương như chiếc lá bé nhỏ mong manh đã lìa cành, bị cuốn đi theo chiều gió nghiệp!

Chúng ta cũng nên cảm thông và tha thứ cho mẹ của Mai Phương. Thực ra, bà cũng chỉ là nạn nhân của một giáo thuyết sai lầm. Là mẹ, bà chắc cũng thương Mai Phương và vất vả lo cho con, nhất là trong thời gian con bệnh. Nhưng vì cá tính quá mạnh, lệch lạc trong cách suy nghĩ, cộng thêm cuồng tín cực đoan mà bà đã lỡ có những việc làm và lời nói không đúng. Cho nên, thay vì lên án, chỉ trích, thậm chí nguyền rủa, xin mọi người hãy mở rộng tâm từ, cầu nguyện cho bà mau thức tỉnh khỏi cơn mê cực đoan, cuồng tín.

3. Chủng tử Phật Pháp của Mai Phương không mất

Phật tử chúng ta cũng không nên thất vọng vì sự thay đổi đức tin lúc cuối đời của Mai Phương mà nên mừng cho Mai Phương đã biết quy y và tu học theo Chánh Pháp trước đó. Thực ra, chúng ta không biết Mai Phương có thực tâm theo Hội Thánh Tin Lành hay chỉ là miễn cưỡng vì sức ép của bà mẹ cuồng tín lúc cùng kiệt cuối đời. Chúng ta cũng chưa nghe chính miệng Mai Phương tuyên bố, hay có di nguyện giấy trắng mực đen nào về việc thay đổi niềm tin tôn giáo của mình khi còn tỉnh táo. Tất cả chỉ là thông qua lời nói của người bên cạnh sau này! Nhưng chúng ta biết chắc chắn rằng Mai Phương đã từng tự nguyện quy y Tam Bảo, đọc sách Phật, nghe giáo Pháp, và có những duyên lành gắn bó với Phật giáo trong khoảng năm sáu năm trước đó.

Kinh Pháp Hoa nói:

Nếu người tâm tán loạn
Vào chùa hay trước tháp
Chỉ xưng: “Nam-mô Phật”
Đều đã thành Phật đạo.

Nguyên văn:
Nhược nhân tán loạn tâm
若人散亂心
Nhập ư tháp miếu trung
入於塔廟中
Nhất xưng nam-mô Phật
一稱南無佛
Giai dĩ thành Phật đạo. 
皆已成佛道

Chỉ với tâm tán loạn và xưng qua danh hiệu Phật đã có thành tựu Phật đạo như vậy, huống chi là Mai Phương từng thành tâm gần gũi Tam Bảo, lắng nghe Chánh Pháp và hết lòng niệm Phật? Trong kinh ghi lại, trong thuở quá khứ có một người đi rừng bị cọp rượt leo lên trên cây. Vì sợ quá ông niệm “Nam-mô Phật”. Nhờ chút ít căn lành trong nhiều kiếp trước này, cuối cùng ông gặp được đức Phật Thích-ca, nghe Pháp rồi đắc độ!

Cho nên, Mai Phương mất đi làm tang lễ theo nghi thức Phật giáo hay Tin Lành đều không quan trọng. Điều quan trọng chính là hạnh nghiệp mà cô đã làm lúc sinh tiền. Chủng tử Phật Pháp mà Mai Phương tu học đã nằm trong A-lại-da thức của cô, sẽ theo cô qua đến đời sau và nhiều đời về sau nữa. Những nhân lành mà cô đã gieo sẽ đem lại hạnh phúc cho cô dù ở bất cứ nơi nào.

Chúng ta tin tưởng và cầu nguyện, nhờ căn lành và nhân duyên Phật Pháp này cô được tái sinh trong một gia đình chánh kiến Phật Pháp, cuộc đời an vui và hạnh phúc hơn nhiều so với những gì cô đã gặp phải ở kiếp này.

Tạm biệt nhưng không vĩnh biệt Mai Phương, một nữ Phật tử hiền lành, hiếu thảo mà tôi chưa từng gặp mặt trong kiếp này. Với duyên lành Phật Pháp, biết đâu chúng ta sẽ gặp nhau trong Pháp hội nào đó ở tương lai!

4. Tin sâu hiểu chắc Phật Pháp

Câu chuyện của Mai Phương cũng khiến chúng ta suy gẫm về lòng tin của người Phật tử. Lòng tin của người Phật tử được gọi là “tứ bất hoại tín” hay bốn lòng tin kiên cố. Đây là chỉ lòng tin kiên cố nơi Phật, lòng tin kiên cố nơi Pháp, lòng tin kiên cố nơi Tăng, và lòng tin kiên cố nơi giới. Cho nên, sau khi quy y, Phật tử liền phát ra ba lời thệ nguyện để khẳng định lòng tin kiên cố nơi Tam Bảo. Trong đó, lời thệ nguyện của người đã quy y Phật là: “Đệ tử quy y Phật, thệ trọn đời không tin theo thiên, thần, quỷ, vật, tà ma, ngoại đạo.” Thiên là trời, tức thượng đế, chúa trời, hay thánh Ala… của các tôn giáo như Thiên chúa giáo, Tin Lành, Hồi giáo v.v….

Lại nữa, lòng tin trong Phật Pháp phải đi đôi với hiểu biết. Đức Phật dạy: “lòng tin không hiểu biết, chỉ thêm lớn vô minh; hiểu biết thiếu lòng tin, chỉ tăng trưởng tà kiến.” Cho nên, trong Phật giáo, tin và hiểu không hai, chánh tín và chánh kiến không khác. Đức tin trong Phật Pháp vô cùng quan trọng, là nền tảng của tất sự tu tập và công đức. Tín-Giải-Hành-Chứng là quá trình tu tập từ sơ phát tâm đến thành Phật. Nếu không có tín giải thì cũng không có tu hành và chứng đắc. Cho nên, Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là nguồn của Đạo, là mẹ của công đức, có thể sinh ra mọi pháp lành.” (Tín vi đạo nguyên công đức mẫu, năng sinh nhất thiết chư thiện pháp.) Nếu Phật tử chúng ta có được lòng tin kiên cố nơi Tam Bảo và giới pháp thì:

Dù ai nói ngã nói nghiêng
Lòng ta vẫn giữ như kiềng ba chân
Dù ai nói đông nói tây
Lòng ta vẫn vững như cây giữa đồng.


Là người Phật tử, chúng ta phải thấy tự hào và hạnh phúc với đạo Phật của mình. Bộ óc vĩ đại nhất của thế kỷ 20, nhà bác học Albert Einsten, đã tìm hiểu Phật giáo và có lời nhận định như sau: 

-Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Nó nên siêu vượt qua [tín ngưỡng] Thượng đế cá nhân, cũng như tránh những giáo điều và thần học. Tôn giáo này bao hàm tự nhiên và tâm linh, dựa trên cảm giác tôn giáo sinh ra từ kinh nghiệm thống nhất giữa tự nhiên và tâm linh một cách có ý nghĩa trong vạn vật. Đạo Phật trả lời được những mô tả như vậy. [Cho nên], nếu có một tôn giáo nào có thể đáp ứng được những đòi hỏi khoa học hiện đại, thì tôn giáo đó chắc hẵn là đạo Phật.”

“The religion of the future will be a cosmic religion. It should transcend personal God and avoid dogma and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense arising from the experience of all things natural and spiritual as a meaningful unity. Buddhism answers this description. If there is any religion that could cope with modern scientific needs it would be Buddhism.” – Albert Einstein

Cho nên, xin chúng ta hãy trân trọng phước duyên mình đang có, tức gặp được Chánh Pháp, khởi lòng kính tin quy y Tam Bảo, trở thành một người Phật tử chân chính. Sự trân trọng đó thể hiện bằng sự nỗ lực tu học hằng ngày để không sợ thoái chuyển trên con đường Đạo.

Một nhà văn hào nào đó đã nói: “Ta có thể ăn nửa bữa ăn, ta có thể ngủ nửa giấc ngủ, nhưng ta không thể nào đi nửa đường chân lý, không thể nào yêu bằng nửa con tim!”

Là người Phật tử, xin chúng ta hãy tự hỏi mình đã yêu đức Phật và giáo Pháp của Ngài bằng cả trái tim hay chưa?

Viết ngày 2 tháng 4, 2020
Tại Tu Viện Thiện Tường
Champaign, Illininois

(Nguồn: Tu Viện Thiện Tường/ Facebook)





Ngày 29 Tháng 4, 2019 | 09:40 AM

Ốc Thanh Vân khóc khi thấy Mai Phương cầu nguyện ở Bhutan

Hai nữ diễn viên có dịp chiêm ngưỡng tượng Phật bằng đồng lớn nhất thế giới và khấn cầu mọi sự bình an, mạnh khoẻ.

Ốc Thanh Vân đang đưa Mai Phương

Ốc Thanh Vân (phải) đang đưa Mai Phương đi du lịch Bhutan. Quốc gia này nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, kề bên dãy Himalaya và được xem là vương quốc của Phật giáo.

Trong ngày thứ hai, hai chị em cùng đoàn đi xe về thủ đô Thimphu, nơi có cung điện và nhiều tu viện nổi tiếng. Tại đây, họ có dịp chiêm ngưỡng tượng Phật bằng đồng lớn nhất Thế giới, cao khoảng 60 m và được khánh thành vào năm 2015. Mai Phương (phải) thành tâm cầu nguyện sức khoẻ, bình an và cả phép màu. Thời gian qua, nữ diễn viên phải đấu tranh chống chọi căn bệnh ung thư phổi nhưng cố gắng giữ vững tinh thần lạc quan để điều trị.

Ốc Thanh Vân kể, nhìn thấy Mai Phương thành tâm trước Phật, cô không giấu được giọt nước mắt xúc động. Dù theo đạo Thiên Chúa, cô cũng khấn cầu xin Phật phù hộ mọi sự bình an dành cho Mai Phương. 'Các thành viên trong đoàn cùng khóc và ôm chúng tôi. Hai chị em bước vào Chánh Điện mà mắt sưng'.

Mai Phương được một hướng dẫn viên du lịch địa phương chăm sóc chu đáo, đẩy xe lăn mỗi khi cô cần nghỉ ngơi.

Ốc Thanh Vân và Mai Phương bình yên ngắm hoa. Thời tiết khá lạnh, đường xá khó khăn không khiến hai nghệ sĩ cảm thấy mệt mỏi.

Mỗi ngày, Ốc Thanh Vân dậy từ lúc 4h sáng để pha nước uống thuốc, để sẵn cho Mai Phương sử dụng sau đó.

Trong hành trình ngày mai, cả hai tiếp tục khám phá hang Hổ Tiger’s Nest - một biểu tượng du lịch của Bhutan. Ngôi đền được xây dựng ở độ cao trên 3000m, đường đi dốc, gập ghềnh đòi hỏi Mai Phương phải chuẩn bị sức khoẻ, tinh thần tốt để chinh phục quãng đường khó khăn.

Ốc Thanh Vân luôn bên cạnh chăm sóc Mai Phương.

Theo Hoàng Nam/Ngoisao.net

http://giadinh.net.vn/giai-tri/oc-thanh-van-khoc-khi-thay-mai-phuong-cau-nguyen-o-bhutan-20190429085820717.htm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/05/2011(Xem: 17750)
Quy ẩn, thế thôi ! (Viết để thương một vị Thầy, mỗi lần gặp nhau thường nói “mình có bạn rồi” dù chỉtrong một thời gian rất ngắn. Khi Thầy và tôi cách biệt, thỉnh thoảng còn gọi điệnthoại thăm nhau) Hôm nay Thầy đã đi rồi Sắc không hai nẻo xa xôi muôn ngàn Ai đem lay ánh trăng vàng Để cho bóng nguyệt nhẹ nhàng lung linh Vô thường khép mở tử sinh Rong chơi phù thế bóng hình bụi bay Bảo rằng, bản thể xưa nay Chơn như hằng viễn tỏ bày mà chi
27/05/2011(Xem: 9450)
Vào năm 247, một vài năm sau khi Chi Khiêm rời khỏi kinh đô Kiến Nghiệp, Khương Tăng Hội, một vị cao tăng gốc miền Trung Á, đã đến đây. Ngài đến từ Giao Chỉ, thủ phủ của Giao Châu ở miền cực Nam của đế quốc Trung Hoa (gần Hà nội ngày nay). Gia đình của Ngài đã sinh sống ở Ấn độ trải qua nhiều thế hệ; thân phụ của Ngài, một thương gia, đến định cư ở thành phố thương mại quan trọng này.
25/05/2011(Xem: 5076)
Đại lão Hòa Thượng Thích Đồng Huy HT. Thích Đồng Huy - Thành viên HĐCM, Ủy viên HĐTSTW GHPGVN, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Trưởng ban Quản trị Đại Tòng Lâm, Viện chủ Tu viện Vạn Hạnh.
05/05/2011(Xem: 5676)
Từ hôm hay tin Thầy lâm bịnh và tiếng nói yếu ớt của Thầy qua điện thoại làm con rất lo. Nhiều năm qua con cố gắng về thăm Thầy một lần nhưng ước vọng đơn sơ ấy đã không toại nguyện. Hơn hai mươi năm con xa Thầy, xa Tu viện, xa đồi núi thương yêu thưở nào. Mai này nếu được về thăm thì thầy đã ra đi biền biệt.
23/04/2011(Xem: 5264)
Thầy đã đọc toàn bộ bài “Tham luận” Nhân trong ngày “Hội thảo” nhớ “Tổ Sư”, Sự nghiệp tu chứng đắc lý chơn như “Ngài Liễu Quán”, sáng gương ngàn thế hệ.
21/04/2011(Xem: 8112)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đời Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai.
16/04/2011(Xem: 7093)
Kính lạy thầy, Trước mắt con là di bút Thầy để lại, nét chữ thân quen với màu mực còn đậm nét tinh khôi. Nghiệp đã qua rồi lòng nhẹ nhõm Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong Thầy vừa an nhiên xã bỏ báo thân, dãi mây bạc giờ nương theo gió loãng tan mất dấu. Nẻo sinh tử Thầy thong dong qua lại, như đi trên những dặm đường quen để gieo trồng hạt giống từ bi, giáo hóa, độ sinh. Thân bệnh Thầy mang trong những năm tháng sau này, cho con biết rõ vô thường tất đến. Vậy mà nỗi đau đớn, bàng hoàng vẫn khơi động trong con khi đón nhận tin xa, bởi từ đây con vĩnh viễn mất Thầy trong kiếp sống này.
05/04/2011(Xem: 5958)
Từ vùng đất địa linh nhân kiệt, chúa Nguyễn Hoàng lập nghiệp đầu tiên, Hòa thượng đã thác tích hiện thân đại sĩ, nương thuyền từ độ kẻ trong mê. Duyên lành sẵn có, tâm Bồ đề sớm phát, tuổi ấu thơ đã thắm nhuần đạo vị, chùa Hải Đức trưởng dưỡng chí xuất trần. Rồi đến độ tâm hoa khai phát, lúc tuổi thanh xuân, nơi chốn Tổ Tra Am, Hòa thượng quyết chí tu hành, cắt ái từ thân, thế phát bẩm sư với Tổ Viên Thành.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]