Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thành kính tưởng Niệm 66 Năm Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang Vắng Bóng

26/02/202018:24(Xem: 7349)
Thành kính tưởng Niệm 66 Năm Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang Vắng Bóng

ToSuMINHDANGQUANG 2
Thành kính tưởng Niệm 66 Năm
Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang Vắng Bóng




Kính lạy Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang, Sư Trưởng Khai Sơn Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam.

Kính lạy Giác Linh của Chư Tôn Hoà Thượng, Chư Trưởng Lão, Chư Ni Trưởng, Sư Bà, các vị Đại đệ tử của Sư Trưởng Minh Đăng Quang.
Kính lạy Giác Linh của Hoà Thượng Pháp Chủ Pháp Sư Thích Giác Nhiên ân Sư thuỳ từ chứng giám.
Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni
Kính thưa chư nam nữ Phật tử, Thiện nam Tín nữ.
Kính thưa tất cả quí Phật tử đồng hương tại Úc Châu.

 

Hôm nay là Ngày Mùng Một Tháng Hai âm lịch năm Canh Tý , đã trôi qua 66 năm ngày mà Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang thọ nạn và Vắng Bóng, thời gian trôi mãi không ngừng và vạn vật chuyển biến theo định luật vô thường, con người có hợp tất có ly, có đến rồi sẽ có đi, và có sinh rồi có tử. Sanh Ký Tử Quy thực hiện con đường Hoằng pháp độ sinh với chí nguyện của các đấng Tôn Sư cũng thuận thế vô thường hiện diện ở cuộc đời để hoằng dương Chánh pháp, rồi đến một thời gian lại ra đi giống như cánh nhạn bay qua bầu trời không để lại dấu tích, cũng trong ngày hôm nay, đêm hôm qua tại Việt Nam một bậc Đạo Sư, một bậc tiền bối, Hoà Thượng cũng vừa viên tịch đó là Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Hoà Thượng Trưởng Lão Thích Quãng Độ , Ngài đã thuận thế vô thường và ra đi thọ thế tuổi đời 93 tuổi, 73 Hạ lạp,và cũng trong ngày này Sư Trưởng Minh Đăng Quang, ngài đã ra đi biền biệt 66 năm qua lúc đó Ngài mới 32 tuổi, đến và đi là định luật. Đã gọi là định luật thì không ai thay đổi được hết vì thế gian là vô thường và kiếp con người chỉ là khách lữ hành dừng chân tạm để rồi ra đi, giàu sang quan quyền vua chúa hay bần hèn hay nghèo cùng thấp kém của xã hội rồi cũng sẽ ra đi.

Cho dù chúng ta có định cư ở một đất nước này được gọi là Citizen hay là dân Úc hay chúng ta chỉ tạm thời là thường trú nhân trên mảnh đất này nhưng mà chúng ta cũng đến ở như một gác trọ ,ngày nào đó rồi tất cả những người có mặt ngày hôm nay cũng sẽ ra đi, thế gian này không có ai thường trú cả bởi vậy thế gian này là vô thường là Impermanent . Không có thật sự tồn tại một cách vĩnh cữu mà đó là một sự tích hợp , duyên hợp là một sự vận động của nhân duyên , khi có nhân duyên đầy đủ thì chúng ta gặp nhau, chúng ta sống cùng nhau chúng ta chia sẻ cùng nhau vui buồn khổ nạn hay là sung sướng hạnh phúc,  Khi đến một lúc nào đó  nhân duyên tan rã, thì mỗi người sẽ ra đi mỗi hướng cũng giống như buổi tiệc trên cuộc đời,dù  có vui cách mấy rồi cũng tàn, hay cuộc sống ai đó khổ đau cách mấy có lúc rồi cũng chấm dứt khổ đau .Nỗi khổ đau của mỗi người là Sanh - Lão - Bệnh - Tử, chính là khổ đau lớn nhất của con người,cho đến lúc nào chúng ta bỏ được cái thân sanh tử này, thì lúc đó chúng ta mới được nhẹ nhàng và thanh thoát,. Có lẽ vì vậy mà các vị Tổ Sư , các vị hiện thiện hay là các bậc Đạo Sư gọi là thuận thế vô thường, đến một lúc nào đó rồi cũng từ giả môn đồ đệ tử để mà trở lại chốn cũ, gọi là cởi hạc qui tây và chúng ta ngày hôm nay thiết lễ để tri ân để xưng tán để tưởng niệm đến một đấng Tôn Sư, người đã khai mở ra con đường của tuệ giác để dựng lại những gì đã ngã đổ , đã thành lập lại lối mòn xưa và giống như một đóa hướng dương theo mặt trời một người đi cả vạn người theo chân .

 

Tôn Sư Minh Đăng Quang hay còn có một tên khác gọi là Sư Trưởng Minh Đăng Quang, Ngài đã làm được điều đó, đã làm cái điều gọi là như hướng dương theo mặt trời. Ngài giống như một đóa hướng dương hướng theo mặt trời, mặt trời chân lý và mặt trời chân lý đó là con đường giác ngộ của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, Ngài đã thực hiện điều đó với danh xưng Nối Truyền Thích Ca Chánh Pháp Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam . Và con đường của Ngài đi suốt 66 năm qua đã được hàng trăm ngàn, hàng triệu môn đồ đệ tử là xuất gia, và tại gia tiếp tục nối gót theo con đường của Ngài, đó là con đường của Phật Đạo .

Và hôm nay chúng ta những người đệ tử, mặc dù sống xa xứ đã từ bỏ quê hương đất Việt thân yêu , nhận Úc Đại Lợi làm quê hương thứ hai hay là một ngôi nhà trọ thứ hai, tạm thời an bình và chính trong sự an bình hạnh phúc đó, mỗi năm vào giờ này vào ngày này tất cả Tăng Ni của Tăng Đoàn Khất Sĩ Úc Châu khắp bốn tiểu bang cùng tất cả các Phật tử diều có mặt ở Tổ Đình chỉ với một lòng tâm tâm niệm niệm, thành kính, tưởng nhớ, tri ân và xưng tán đến Tôn Sư Minh Đăng Quang và các Đức Thầy, Tại sao chúng ta làm điều đó ? bởi vì chúng ta nhớ lời Cổ Đức có nói : Không Thầy đố mày làm nên , hay :"muốn sang thì bắt cầu Kiều, muốn con hay chữ phải yêu mến Thầy" .

Muốn cho con cái mình được thành danh, thành đạt , có được ít chữ nghĩa trong đời sống, hay một có đời sống văn hoá cao thượng , thì cha mẹ phải quí kính Thầy , và những người môn đồ đệ tử đối với người xuất gia hay theo một tín ngưỡng nào . Đặc biệt, đối với Đạo Phật thì ai trong chúng ta cũng thuộc lòng bốn chữ : Tôn Sư Trọng Đạo.

Có trọng được cái Đạo giác ngộ này thì phải tôn kính vị Sư Trưởng người đã khai mở cho chúng ta gọi là :

Ân giáo dưỡng trọn đời nên huệ mạng

Nghĩa Tôn Sư muôn kiếp khó đáp đền.

Sự hiện diện của tất cả Tăng Ni và của quí Phật tử, từ chiếc Y vàng và những tà áo trắng được gọi là Áo Giới đại diện cho tứ chúng, xuất gia và tại gia với những phú giây hành thiền trang nghiêm thanh tịnh, chúng ta chỉ muốn nói lên một điều, để cúng dường Sư Trưởng, cúng dường Tôn Sư Minh Đăng Quang, cúng dường Giác Linh các Đức Thầy, không có gì cao quí hơn là tấm lòng thanh tịnh ,là sự Tu tập tinh chuyên và sự giác ngộ của từng cá nhân trong mỗi niệm,.Chính vì vậy mà Tăng đoàn Khất Sĩ Úc Châu chọn lựa để cúng dường cao quí nhất là tọa thiền, thanh tịnh để cúng dâng lên mười phương Chư Phật và Đức Thầy cao quí.

 

Muốn nhắc nhở lại gương hạnh của Đức Thầy, thì chắc chắn trong số chúng ta đây kể cả bản thân của chúng tôi và những vị Tăng Ni có mặt ở đây không có người nào có nhân duyên để hội ngộ Sư Trưởng Minh Đăng Quang, bởi vì tất cả chúng tôi đều là những thế hệ thứ ba và thứ tư. Mà chỉ có thế hệ thứ hai từ Sư Ông và các Đức Thầy mới được trực tiếp hạnh ngộ, gặp mặt và được sự giáo dưỡng trực tiếp từ Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang, bởi vì Ngài Vắng Bóng 66 năm rồi, và những người có mặt ở đây cũng có người khi ra đời cũng đúng vào năm Ngài Vắng Bóng, thì làm sao mà có cơ hội để hạnh ngộ được Đức Sư Trưởng, tuy nhiên cũng có được một số Phật tử và cũng có những vị Tăng Ni cho đến ngày nay hơn 90 tuổi thì ngày đó cũng đã có mặt rồi , nhưng mà cơ duyên hạnh ngộ với một bậc Tôn Sư thì không phải là dễ dàng, như hôm nay chúng ta sẽ ôn nhắc để lưu tâm đến những gì mà Sư Trưởng đã thực hiện những gì mà Sư Trưởng đã nhắn nhũ và những gì mà Sư Trưởng mong muốn, những người con Phật hãy tiếp nối.

 

Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni

Kính thưa tất cả Chư nam nữ Phật tử.

Đạo Phật Khất Sĩ là một con đường giống như con đường của Tất Đạt Đa ngày xưa đã đi, đó là con đường của Khất Sĩ môn, con đường của từ bỏ tất cả, cho nên Sư Trưởng Minh Đăng Quang, Ngài đã nối lại con đường xưa bằng hình ảnh của những vị Du Tăng Khất Sĩ, hình ảnh mà các vị đang nhìn thấy ít phía trước dưới bàn Phật, đó là Sư Trưởng Minh Đăng Quang năm Ngài 32 tuổi, dung dị, bình đẳng tất cả những hình thờ hay những chân dung của Đức Tổ Sư, Tôn Sư ngày nay ở tất cả các miền Tịnh Xá, một là đắp Y Khất Thực, hai là ngồi tọa thiền dưới gốc cây, ba là ngồi giảng đạo, không có một bức hình nào của Sư Trưởng để lại mà Ngài ngồi Pháp Toạ hay là ngồi trên ghế, cho nên con đường của Khất Sĩ ngày xưa là phải đi chân đất và phải ngồi dưới gốc cây.Đúng như 2 câu thơ tán thán:

        Xếp cẳng gốc cây hàng huệ sĩ

Chôn mình trong đất bậc chân nhân.

Và chính Ngài thực hiện đều đó với một yếu tố mà Ngài muốn nhắc nhở lại cho những người con Phật Việt Nam, rằng chúng ta ai cũng có khả năng làm Phật, như Đức Phật xưa đã dạy tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, mà muốn sống lại với Phật tánh của mình thì con người phải không phân chia giai cấp, không phân biệt, cho nên Khất Sĩ được gọi là không có phân thừa, và tất cả những người Khất Sĩ hay những người theo Đạo Phật Khất Sĩ, phải là những người biết thương yêu sống chung Tu học, tất cả những bài Kinh của Tăng đoàn Khất Sĩ Việt Nam từ thời Tôn Sư còn tại vị, đều phải được nói bằng ngôn ngữ của chính người bản địa đó là tiếng Việt, cho nên các vị đọc kinh của Khất Sĩ, thì các vị sẽ đọc được những bài Kinh đã được dịch ra cho người Việt đọc, người Việt hiểu. Và như vậy khi thành Phật ,chúng ta sẽ cũng trở thành Phật của Việt Nam, không nhất thiết là đến Ấn độ, chúng ta mới thành Phật được, với ý niệm đó .. những người con những người môn đồ, những người đệ tử của Đạo Phật Khất Sĩ phải tìm thấy được trong giáo nghĩa 69 quyển Chơn Lý, của Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang để lại, đó là gì ?

Tất cả những chủ đề trong bộ Chơn Lý đều là những tiểu luận và những pháp môn thiền định, quán chiếu rất rõ ràng rất đơn giản, có những chủ đề chúng ta nghe sẽ thấy không nằm trong những áng văn chương, không nằm trong những ngôn ngữ thi ca, mà đó là ngôn ngữ của sự chứng ngộ trực diện , nhìn rõ tất cả các pháp qua cái nhìn chứng ngộ của một vị Đạo Sư, cho nên Ngài viết về Vũ trụ quan, về Ngũ uẩn, về Lục căn, về có và không, nam và nữ, con sư tử, sợ tội lỗi,hay Đại thái thức vv.. tất cả những chủ đề đó điều được nằm trong bộ Chơn Lý. Đơn giản, bình dị và ngay thẳng. Ngài phân tích rằng ở thế giới hiện hữu này và sự tồn tại của chúng ta đi qua con đường của lục căn của ngũ uẩn của nam của nữ, có và không, và điều đặc biệt những người theo đạo tràng Khất sĩ hay sống con đường của Khất Sĩ Môn hãy nhớ :

Thông thường tất cả những vị Đạo Sư hay tất cả những Pháp môn mà ngày nay ta thịnh hành tại Việt Nam thi sẽ theo một trường phái, một thiên hướng, chẳng hạn quí Phật tử nào mà tu tập theo con đường Bắc truyền hay còn gọi là con đường của Bắc phương Phật giáo, ta còn gọi là Đại Thừa Phật giáo, truyền từ Trung Hoa và các quốc gia của phương Bắc qua Đại Hàn, Nhật Bản.Việt Nam.

Còn một truyền phái thứ hai, gọi là Nam Tạng hay là Nam Tông Phật giáo, thì từ phương nam, Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện và Campuchia, thì gọi là Nam Phương Phật giáo. Nhưng mà nếu là một tín đồ hay là một người Phật tử hay một vị Đạo Sư nào đã đi theo Pháp môn đó thì chỉ 1 lòng xiển dương một con đường , 1 pháp môn thôi cho nên gọi là có căn tánh Đại Thừa hay là căn tánh Tiểu Thừa, những vị Phật tử hay những nhà Sư thuộc về Nam Tạng thì chỉ chấp nhận con đường truyền thừa của Nam Tạng mà thôi, tức là phải đi theo con đường của Nam Phương Phật giáo, còn những nhà Sư hay những vị truyền thừa, con đường của Bắc Phương Phật giáo, thì chỉ chủ trương và cũng quyết định những bộ Kinh và những cách thờ phượng của Đại Thừa Phật giáo thôi, thế nhưng, đặc biệt truyền thừa hay con đường của Đạo Phật Khất Sĩ trong 69 quyển kinh Chơn Lý và trong cách Tu tập của Tôn Sư Minh Đăng Quang, các vị đã từng thấy rằng tất cả các hệ thống đã được dung thông, giống như kinh Pháp Hoa gọi là Viên Giáo Đại Thừa , kể những người cùng tử hay trẻ nhỏ vui chơi ..cho đến cúng dường đất đá, cây lá, thậm chí một kẻ nhỏ nắm một cục đất sét nắn thành ,lấy một cục sình , xây một cái tháp v.v.. đều có khả năng thành Phật, giống như nhau không phân biệt căn tánh của Tiểu Thừa hay căn tánh của Đại Thừa .Nói theo tinh thần của kinh Pháp Hoa là chỉ có một Nhất Thừa mà thôi. Chỉ có một đại bạch ngưu xa mà không có xe dê và xe hưu, nếu có hai loại xe đó bởi vì Phật phương tiện vì chúng sanh mà Phật thuyết giảng thôi, cũng vậy trong bộ Chơn Lý và lời dạy của Tổ Sư Minh Đăng Quang đặc biệt không có phân biệt thừa, cho nên chúng ta có Đại Thái Thức, tức là nói về Mục Kiền Liên chúng ta đã có quán tự tại hay Quán Thế Âm Bồ Tát , có cõi tịnh độ của A Di đà trong bộ Chơn Lý. Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang, Ngài đã duy trì cái hình thức màu áo, y bát chơn truyền của nhà Sư như thời Đức Phật và tất cả giáo điển, tất cả giới luật của Tăng và Ni được lấy từ Bắc Truyền của Phật giáo, nhưng mà tất cả những lời kinh những bài kệ để cúng dường hồi hướng phước thí cho tín chủ thì tất cả điều được lấy từ kinh của pali tức là Nam Tạng, như vậy cái người được gọi là dung hỢp được cả tư tưởng Nam  và Bắc truyền Phật giáo đó là Sư Trưởng Minh Đăng Quang, tức là một vị Đạo Sư mà dung họp được cả hai nguồn tư tưởng Nam và Bắc để đưa đến một sự Tu tập uyển chuyển dung họp và thành tựu của Tăng Ni Khất Sĩ và tín đồ cho đến ngày nay, Đây là điểm đặc biệt có thể nói là đặc biệt nhất mà những người theo Đạo Phật Khất Sĩ sẽ thấy, cho nên nếu mà các vị vào thập niên năm 50 - 60 mà các vị ở Việt Nam thì các vị thấy rằng những Phật tử Tu theo Nam Truyền thì không chấp nhận Bắc Truyền tức là những Phật tử mà theo các Sư , các sãi, các ông lục ở miền tây thì họ không chấp nhận cho cách cúng kiếng , hay gọi là các nghi lễ, chẩn tế ,chuông mỏ lắc linh, đánh tang.v.v..tất cả những thứ đó các Phật tử Nam Truyền, những nhà Sư Nam Truyền họ không bao giờ chấp nhận, ngược lại những Phật tử và những nhà Sư được gọi là của Bắc Truyền thì không bao giờ chấp nhận những vị Sư Nam Truyền tức là ăn mặn,  không có tụng kinh,gõ mỏ ,không có thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và không tụng kinh A Di Đà, tức là những vị Bắc Truyền thì Phật tử hay là những nhà Sư thì sẽ không chấp nhận sự sinh hoạt của Phật giáo Nam Truyền, nhưng mà chỉ có duy nhất, duy nhất một vị ra đời vào những  thập niên 20, đầu của thế kỷ 20 là Sư Trưởng Minh Đăng Quang , vào năm 1944 là đã dung họp cả hai nguồn tư tưởng đó, và những vị theo truyền thống của đạo Phật Khất Sĩ không có phân thừa, cho nên ngày nay đạo tràng nào muốn tụng kinh, muốn tụng chú, muốn đánh chuông muốn đánh mỏ cũng được hay vị nào mà phát tâm muốn ăn chay ,muốn làm thiện muốn cúng dường bố thí cũng được mà vị muốn đọc kinh Pháp Hoa , kinh A Di Đà ,cúng dường Phổ Môn Quan Thế Âm Bồ Tát điều được cao quí và đều cũng mục đích giải thoát giác ngộ mà thôi, người dung hỢp được cả hai nguồn tư tưởng đó chính là Sư Trưởng Minh Đăng Quang, cho nên Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam ngày xưa được gọi là trung thừa Phật giáo, tức là con đường của bình đẳng, con đường ở giữa , những nhà Sư Khất Sĩ đã ăn chay lại không theo con đường của Nam Truyền tức là cúng gì ăn nấy mà phải ăn chay, như vậy hôm nay chúng ta làm lễ tưởng niệm nhớ ơn và đồng thời tán dương công đức của Sư Trưởng và những bậc Thầy đã truyền thừa con đường Khất Sĩ, để chúng ta hạnh phúc bởi vì chúng ta không phải câu nệ, vướng mắc ở một con đường hành đạo nào cả mà chúng ta tuỳ cái căn duyên, cái nghiệp quả, để phước báo của một cá nhân mà chúng ta Tu tập theo lời Đức Phật dạy trong kinh Viên Giáo Đạo Thừa Pháp Hoa tất cả rồi ai cũng thành Phật , mọi người chúng ta tất cả thuận Bồ Tát, nghịch Bồ Tát như Đề Bà Đạt Đa, hay là cao quí như Ngài Xá Lợi Phất,  Mục Kiền Liên và kể cả những người nữ như Ái nữ con gái long vương, hay là tất cả các Tì Kheo Ni Ma Ha Ba Xà Ba Đề ,Da Du Đà La, cuối cùng cũng thành A La Hán được thọ ký thành Phật và cũng đi vào một quỷ đạo duy nhất là giác ngộ tìm được Phật tánh và Phật tâm của mình, được gọi là thành Chánh đẳng Chánh giác tất cả điều được hợp ý hài hoà cho nên chúng ta hạnh phúc chúng ta nhớ lại chúng ta tri ân Sư Trưởng Minh Đăng Quang, Ngài đã chọn con đường và đã mở một lối trung lộ để cho tất cả Tăng Ni và các Phật tử chúng ta được bình an đi suốt hơn 66 năm qua mà hưởng thành tựu an lạc và biết Tu Đạo Việt.

Xin được hồi hướng công đức lành của sự pháp tâm của sự hiện diện và của sự thanh tịnh của Tăng Ni và các Phật tử hôm nay, xin được dành trọn vẹn tất cả niềm tin tất cả sự cố gắng và tinh tấn dâng lên để cúng dường đền ơn trii ngộ giáo pháp Khất Sĩ Việt Nam đến với tất cả đại chúng hôm nay mong rằng hạt giống thiện duyên, mong rằng hạt giống Phật tánh này sẽ được trồng sâu để được trưởng dưỡng và để được kết hoa sinh trái trong đời này và những đời kế đến với tất cả những hành giả của chúng ta hôm nay.

Xin được cúng dường dâng lên sự thanh tịnh và sự tinh cần của tất cả tứ chúng đến với Đức Tôn Sư và Chư Giác Linh các Đức Thầy các Ni Trưởng đã vì Đạo mà truyền bá, truyền giới và phiên dịch tất cả các kinh điển bằng tiếng Việt cho những người Phật tử Việt Nam được dễ dàng cảm thông lãnh hội và Tu tập.

 

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tác, Tác Đại Chứng Minh.

 Lời Đạo Từ của Hoà Thượng Viện Chủ Thích Minh Hiếu tại Tổ Đình Minh Quang Sydney trong Ngày Lễ Tưởng Niệm 66 Năm Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang Vắng Bóng,

Mùng Một Tháng Hai Năm Canh Tý 2020.

 

(Đệ tử Nhật Khiết lược viết qua thu âm)


Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (1)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (2)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (3)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (4)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (5)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (6)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (7)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (8)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (9)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (10)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (11)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (12)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (13)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (14)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (15)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (16)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (17)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (18)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (19)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (20)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (21)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (22)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (23)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (24)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (25)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (26)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (27)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (28)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (29)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (30)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (31)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (32)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (33)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (34)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (35)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (36)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (37)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (38)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (39)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (40)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (41)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (42)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (43)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (44)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (45)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (46)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (47)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (48)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (49)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (50)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (51)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (52)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (53)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (54)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (55)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (56)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (57)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (58)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (59)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (60)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (61)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (62)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (63)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (64)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (65)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (66)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (67)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (68)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (69)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (70)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (71)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (72)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (73)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (74)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (75)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (76)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (77)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (78)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (79)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (80)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (81)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (82)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (83)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (84)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (85)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (86)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (87)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (88)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (89)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (90)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (91)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (92)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (93)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (94)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (95)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (96)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (97)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (98)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (99)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (100)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (101)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (102)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (103)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (104)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (105)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (106)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (107)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (108)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (109)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (110)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (111)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (112)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (113)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (114)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (115)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (116)Le tuong niem 66 nam to su minh dang quang (117)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 7789)
Hòa thượng Hộ Tông (1893-1981), Maha Thera Vansarakkhita, có thế danh là Lê Văn Giảng, sinhngày 15 tháng 10 năm 1893, tại làng Tân An, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. Ngài xuất thân trongmột gia đình trung lưu trí thức, thân phụ là ông Lê Văn Như, thân mẫu là bà Đinh Thị Giêng.
09/04/2013(Xem: 6727)
Hòa Thượng họ Nguyễn, Húy Văn Kính, pháp danh Tâm Như, tự Đạo Giám, pháp hiệu Thích Trí Thủ. Ngày sinh ngày 19 tháng 9 năm Kỷ Dậu, tức ngày 01-11-1909 trong một gia đình nho phong thanh bạch, tại làng Trung Kiên, tổng Bích Xa, phủ Triệu Phong (nay là xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong) tỉnh Quảng Trị. Thân phụ là cụ Nguyễn Hưng Nghĩa, thân mẫu là cụ Lê Thị Chiếu. Hai cụ là người rất kính tín Tam Bảo. Vì vậy, dù là con trai độc nhất trong gia đình, lúc 14 tuổi Ngài đã được song thân cho vào học kinh kệ ở chùa Hải Đức Huế.
09/04/2013(Xem: 11455)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái.
09/04/2013(Xem: 9231)
Hòa thượng húy Trần Thiện Hoa, pháp danh Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên, sanh ngày 7-8 năm Mậu Ngọ (1918), tại làng Tân Quy (sau đổi tên là An Phú Tân), quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Trà Vinh). Hòa thượng là con út (thứ chín) trong gia đình. Thân phụ Hòa thượng huý Trần Văn Thê, pháp danh Thiện Huệ, thân mẫu húy Nguyễn Thị Sáu, pháp danh Diệu Tịnh. Toàn thể gia đình Hòa thượng đều quy y với tổ Chí Thiền chùa Phi Lai núi Voi, Châu Đốc. Pháp danh Thiện Hoa do Tổ đặt cho Hòa thượng.
09/04/2013(Xem: 14761)
Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang thế danh là Lê Đình Nhàn, sinh năm Canh Thân, ngày 19-9-1920 (tức ngày mồng 8 tháng 8 năm Canh Thân), quê thôn Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Lê Vỵ pháp danh Như Hương, thân mẫu là cụ bà Ngô Thị Tư pháp danh Như Tâm cùng ở làng Háo Đức.
09/04/2013(Xem: 6540)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đơøi Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai. Nguyên Hòa Thượng sanh năm 1914 (Giáp dần), tại thôn Tịnh Bình, xã Nhơn Hạnh, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, trong gia đình Lê gia thế phiệt, vốn dòng môn phong Nho giáo, đời đời thâm tín Tam Bảo, tôn sùng Ðạo Phật. Thân phụ là cụ ông LÊ PHÚNG, pháp danh NHƯ KINH, thân mẫu cụ bà TỪ THỊ HỮU, pháp danh NHƯ BẰNG, đức mẫu là cụ bà NGUYỄN THỊ CƠ, pháp danh NHƯ DUYÊN.
09/04/2013(Xem: 14800)
HT Thích Giác Trí, húy Nguyên Quán, phương trượng chùa Long Hoa, quận Phù Cát - Bình Định, tuổi Mậu Thìn 1928, năm nay 80 tuổi. Năm 13 tuổi Ngài xuất gia với Đại sư Huyền Giác, là Trụ trì tổ đình Tịnh Lâm Phù Cát. HT Mật Hiển 1907-1992 chùa Trúc Lâm, Huế, thọ giới Tỳ kheo tại đây năm 1935, giới đàn do HT Huyền Giác thành lập, thỉnh Tổ quốc sư Phước Huệ làm Đàn Đầu Hòa Thượng.
09/04/2013(Xem: 7599)
Bác Phạm Đăng Siêu sinh ngày 4 tháng 7 năm Nhâm tý (1912) tại Phú Hòa, kinh đô Phú Xuân, thành phố Huế. Nguyên quán thôn Tân Niên Đông, huyện Tân Hòa, phủ Tân Định, tỉnh Gò Công. Song thân Bác là cụ ông Phạm Đăng Nghiệp và cụ bà Tôn Nữ Thị Uyên, thuộc gia đình quý tộc giàu có.
09/04/2013(Xem: 6561)
Truyện của tôi không đáng gì mà phải ghi. Chỉ vì truyện ấy, hơn vài thập kỷ trước thập kỷ 2530 (1975-1985), có liên quan đến Phật giáo VN, lại bị hư cấu truyện và phim sai quá nên phải ghi. Nhưng ghi như dưới đây thì chỉ là có còn hơn không mà thôi.
09/04/2013(Xem: 7230)
Hòa Thượng thế danh Phan Công Thành, pháp danh Nguyên Trạch, tự Chí Công, Hiệu Giác Lâm, thuộc đời thứ 44 dòng thiền Lâm Tế, pháp phái Liễu Quán.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]