Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản mạn về Tâm đệ tử và Tâm Thầy

07/02/202005:41(Xem: 4694)
Tản mạn về Tâm đệ tử và Tâm Thầy

ht vien minh

Tản  mạn về Tâm  đệ tử và Tâm Thầy . 

Có lẽ tôi có số mệnh không gần được những vị Thầy cao  quý mà chỉ có thể trú  tại một nơi xa mà lòng luôn ngưỡng vọng về các Ngài và trong lòng chỉ dâng lên một niềm ngưỡng phục vô vàn đang ẩn giấu trong tim ...

Chính vì thế mà những trang đầu tiên trong cẩm nang Phật Pháp của tôi đều là những đề tài như: 

  • Ta có thể có bao nhiêu Vị Thầy ? 
  • Tâm của mình có thật sự mãnh liệt, tận tụy dâng hiến đến các Ngài không ? 
  • Tâm Thầy trong Tâm con ( trích từ một dòng  sông không thể đóng băng ) 
  • Bổn sư đích thực chính là Bồ đề Tâm ( Vị Thầy bên trong ) 


Mà phần lớn những đề tài này thường được trích từ sách của các vị Lạt Ma nổi tiếng ....Khenpo Tsultrim Tenzin , Jamgon Kontrum ,  Dilgo Khyense Rinpoche

 Nhân dịp những ngày Tết còn kéo dài đến hết rằm tháng giêng , xin được mạn phép ghi lại những gì thiêng liêng cao quý mà  một người đệ tử trong đạo pháp phải nhớ Ân Thầy chỉ sau Ân Đức của Cha Mẹ ( thứ tự trong Tứ trọng Ân mà ta thường học ) và chính vì thế mà có câu tục ngữ dân gian : 

Mùng một tết Cha

Mùng hai Tết Mẹ 

Mùng ba Tết Thầy 

Kính xin được chia sẻ và xin mời các bạn đóng góp thêm vài quan điểm của mình để trong thế hệ mai sau nếu may mắn được nhiều người đọc đến, Âu cũng là một chút Phước chúng ta đã bòn được và để dành cho kiếp sau bạn nhé và cũng nhân đây xin được có cơ hội để đảnh  lễ từ phương xa và cũng kính  xin các vị Thầy của con tha lỗi cho con vì hoàn cảnh và phương tiện giao thông con không thể về Tết được ...

     Nhưng phải chăng nhờ những lời dạy trong kinh cổ xưa về các Ngài , những bậc Thầy , Đạo Sư  vĩ đại đã làm tôi giảm đi chút nào tội lỗi ..." Giữa tâm người đệ tử và Tâm một vị Thầy không có khoảng cách , nếu con hướng về Thầy con với một tâm chánh niệm và tỉnh giác thì Tâm chánh niệm của con và Thầy con không có gì sai biệt và khi ấy Tâm Thày và Tâm con là một " 

Sư Ông Thích Nhất Hạnh trong bài pháp thoại " CÁI ĐẸP CỦA NGƯỜI TU LÀ CÁI TỰ DO CỦA NGƯỜI ĐÓ"  theo đó Ngài cho rằng người tu là người phải có được cái không gian, (không gian ở trong lòng và không gian chung quanh)  và nếu như bụi bậm cấu uế trong tâm của chúng sinh hết rồi thì hình ảnh giác ngộ hiện ra trong tâm người ấy .

Và ... Giác duyên chính là những điều kiện để chúng ta tỉnh thức giác ngộ mà ta sẽ chỉ có khi đã được sự chỉ dẫn tân tình của những vị Thầy đạo hạnh gieo sẵn vào trong lòng mình ...và dĩ nhiên sự tỉnh thức, chánh niệm đó cũng như bất cứ mọi thứ vạn vật trên cõi đời này đều PHẢI ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG ...

Và ....Tự do chính là thấy được những điều đang xảy ra, thấy được mình đang may mắn có bên cạnh những vị Thầy tuy chưa thể nào siêu việt như Đức Phật hay các vị Bồ Tát Văn Thù , Phổ Hiền .....nhưng ít nhất đã gieo cho người đệ tử mình một nguồn năng lực    để phá tan dần những sự ô nhiễm đang nội kết trong tâm 



Tôi đã khóc thật nhiều khi đọc được những câu này trong một đoạn " Tâm thầy trong Tâm con " bạn có như thế không ? Nào mời bạn.... 

" Nếu con cảm thấy rằng trực  diện tâm mình là một điều vô cùng khó ( đó chẳng qua là vì những chướng ngại do phiền não hay những xúc cảm ô nhiễm trong tâm con gây ra mà thôi ) nếu con có được một trí tuệ sâu sắc ....con có thể phá tan được nó và con ơi TRÍ TUỆ ĐÓ LÀ NGUỒN NĂNG LỰC ĐẾN TỪ MỘT VỊ THẦY " 

Nhưng.....con chỉ nhận được nguồn phúc lạc đó thì con phải có được một bầu trời sáng chói của tâm thành tín .

Bầu trời này sẽ giúp cho Hoa Từ Bi nở rộ trong con ....Hãy tạo một giọt nước mắt thánh thiện từ tâm chí thành mãnh liệt này thì dù có bao nhiều ngọn núi chướng ngại cũng sẽ được rữa sạch và tan tành.

Bằng mọi cách con phải tu tập để phát triển được TẤM LÒNG THÀNH TÍN MÃNH LIỆT ấy và hãy quán chiếu CÁC VỊ THẦY  của con đang hiện diện trong không gian ngay trước mặt  con và nhớ rằng Thầy con đang thực sự đứng trước mặt con ...

Tâm của Thầy là Phật, nên khi con khấn nguyện ...nguồn năng lực gia trì tất nhiên sẽ đến và THẦY SẼ GIỮ CON TRONG TÂM CỦA THẦY " 



Và mỗi khi tôi gặp những nghịch cảnh hay những điều gì cần minh chứng tôi thường vào giữa khuya ra vườn sau nhà.  Trong yên tỉnh thành tâm khấn nguyện và xin lời chỉ dẫn thì lạ kỳ làm sao ....hoặc một đoạn trong kinh nào đó hay một bài pháp thoại của Thầy làm sáng tỏ hết những gì tôi vướng mắc trong  tâm trí. 

Thì ra ...

 Mọi  tình huống xảy ra trong cuộc sống 

Thành bại gì ...cũng  cần có thời gian 

Biết kiên trì nhẫn nhịn vượt khó vạn  nan 

Tìm nghe lại  từ chỉ dẫn Bậc Thầy tôn kính 



Điều quan trọng ...với một lòng thành tín 

Mãnh liệt tin rằng nội kết được phá tan 

Hạt giống lành đã  nuôi dưỡng tiềm tàng 

Từ năng lực Thầy truyền trao ..phát triển !!! 

Bấy giờ mọi thắc mắc dường như tan biến 

 ( thơ HH )



Và tôi cũng đã viết lại thật to câu văn sau đây và học thuộc lòng cho đến hôm nay để có dịp trình bày cùng các bạn tham khảo 

" TÂM CỦA TA GIỐNG NHƯ MỘT TẤM GƯƠNG SOI ....PHẢN ẢNH TẤT CẢ NHỮNG GÌ TA ĐANG NGHĨ TRONG ĐẦU . NẾU TÂM TA NGHĨ ĐẾN THẦY MỘT CÁCH TRONG SÁNG VÀ KHÔNG Ô NHIỄM THÌ TỨC   KHẮC TA SẼ NỐI TÂM MÌNH ĐẾN ĐƯỢC VỚI NGÀI " 

Nhân còn trong mùa Tết,  kính xin được dâng lên những điều đã học đến những vị Thây cao quý trong quãng đời tu học của con và con kính chúc Quý Ngài luôn được pháp thể khinh an để giúp các chúng sinh có cơ duyên được tiếp cận với một nền Phật pháp truyền  thống thật siêu việt, bình đẳng phá tan hết mọi thành kiến ...



 Xuân Canh Tý 2020

  Đệ tử Huệ Hương 





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 6411)
Nhân dịp Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, một số website có đăng tin về việc phát hiện “nếp áo Tiểu thừa” trên tượng vua Trần Nhân Tông tại tháp tổ Huệ Quang của tác giả Trần Khánh Linh. Tôi quan tâm đến những chi tiết đã được trình bày sau đây:
10/08/2011(Xem: 6544)
Xuyên suốt lịch sử dân tộc, đã có biết bao nhiêu nhân vật với tư cách là người đứng đầu đất nước đã có những kỳ tích lẫm liệt đối với đất nước. Có nhân vật nổi bật lên trong sự nghiệp giữ nước, có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp dựng nước, lại có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp mở nước, hoặc có một số nhân vật có cả hai hoặc ba lãnh vực đó.
10/08/2011(Xem: 4878)
Cuộc đời xuất gia của Tổ Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động sôi nổi, tích cực. Ngoài các mùa kết hạ tại các am núi hay các chùa, thời gian còn lại Ngài thường đi vân du hoằng hoá đây đó. Năm 1304, “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ [đền miếu thờ các thần sằng bậy] và thực hành giáo lý Thập thiện”. Ngài muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật, góp phần củng cố triều đại thời hoàng kim của mình. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (tức 7 – XII - 1258). Năm 21 tuổi (1279), Ngài lên ngôi vua, trải qua hai niên hiệu là Thái Bảo và Trùng Hưng.
10/08/2011(Xem: 6213)
Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
10/08/2011(Xem: 5757)
Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).
10/08/2011(Xem: 5051)
Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.
10/08/2011(Xem: 5991)
Về cuộc đời và sự nghiệp lịch sử, giải thoát của vua Trần Nhân Tông, đã có nhiều công trình biên khảo: Trần Nhân Tông, thiền sư Việt Nam; Trần Nhân Tông, nhà văn hóa; Trần Nhân Tông, nhà thơ; Trần Nhân Tông, nhà quân sự; Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo lỗi lạc; Trần Nhân Tông, nhà tư tưởng... Trong bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu về Tiểu sử, sở đắc giải thoát và Tư tưởng Phật học của Người.
10/08/2011(Xem: 5500)
Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.
09/08/2011(Xem: 5322)
Gần đến kỷ niệm 700 năm ngày mất của vua Trần Nhân Tông, chúng ta vẫn phải đặt những câu hỏi về tuổi tác, về trách nhiệm, về kế lâu dài, về sự tự do và tự trọng của các cá nhân trong xã hội…
09/08/2011(Xem: 4870)
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]