Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiễn biệt Thầy Hồng Dương Nguyễn Văn Hai, nhớ Hoa Nghiêm Nhân Quả Đồng Thời

05/02/202010:26(Xem: 5444)
Tiễn biệt Thầy Hồng Dương Nguyễn Văn Hai, nhớ Hoa Nghiêm Nhân Quả Đồng Thời
                    TIÊN BIỆT THẦY HỒNG DƯƠNG NGUYỄN VĂN HAI
                       nhớ Hoa Nghiêm Nhân Quả Đồng Thời
 

                                 

 

              Hong Duong Nguyen Van Hai  GS, Cư sĩ Hồng Dương Nguyễn Văn Hai (1927 – 2020)

 

 

Được tin buồn ngày đầu năm mới: Giáo sư, Cư sĩ Hồng Dương Nguyễn Văn Hai đã từ trần vào ngày 25-1-2020 (nhằm mùng 1 Tết Canh Tý), tại tư gia ở Yardley, Pennsylvania, Hoa Kỳ; hưởng thượng thọ 93 tuổi.

            Đối với những người thuộc thế hệ Chiến tranh, nhất là giới giáo chức, sinh viên học sinh thành phố Huế... thì thầy Nguyễn Văn Hai là một nhân vật đặc biệt. Đặc biệt vì phong cách đĩnh đạc và lối ứng xử nghiêm cẩn của thầy trong nhiều vị thế và chức vụ quan trọng mà thầy đã được giao phó và đảm nhiệm từ cấp trung học đến đại học như:
            Hiệu Trưởng Trường Quốc Học, Huế.
            Giám đốc Nha Học chánh Trung nguyên Trung phần.
            Phó Viện Trưởng kiêm Khoa Trưởng Đại học Khoa Học, Viện Đại học Huế.
            Trước 1975, khi còn là sinh viên và sau đó là giáo sư trung học, tôi chỉ được biết thầy Nguyễn Văn Hai qua các kỳ thì và chấm thi vì thầy nổi tiếng là nghiêm khắc và rạch ròi trong sự quản lý về cải cách giáo dục tổ chức thi cử.
Sau năm 1975, tôi có pháp duyên được trực tiếp liên lạc với thầy khá thường xuyên trong sinh hoạt văn học nghệ thuật Phật giáo.
            Với đạo Phật Việt Nam trong vòng vài ba thập niên qua, cư sĩ Hồng Dương (pháp danh của thầy Nguyễn Văn Hai) là một hiện tượng nổi bật về sự đóng góp năng nỗ và nhiệt tình qua các tác phẩm luận giải về Phật học ở tầm tham khảo và nghiên cứu sâu rộng. Tuy không được trực tiếp học nhưng tôi thuộc về thế hệ học trò của Cư sĩ Hồng Dương. Vậy xin được gọi “Thầy” trong những dòng ghi tiếp theo sau.
            Từ năm 2000, Thầy và tôi trao đổi khá thường xuyên về những đề tài Phật học. Tôi học ở Thầy cách phân tích chuyên sâu và luận lý đượm tính khoa học về bản thể luận Phật lý, nhưng lại không thưởng thức lắm về ngôn ngữ triết học rất sáng tạo nhưng cũng lắm nhiêu khê và khó đọc, khó hiểu của Thầy. Tôi có trao đổi với Thầy về nhận định nầy và rất ngạc nhiên -- trên cả thú vị -- khi nghe Thầy trả lời một cách vui vẻ và thoáng rộng rằng: “Tui cũng nghe nhiều người nói như anh. Tui sẽ gắng viết dễ hơn cả bà con... la!” Khái niệm “la” trong tiếng Huế rất khác với “la mắng, la làng, la xóm...” mà có một nội dung gần gũi và thân thương. Khi sắp gởi in tác phẩm Nhân Quả Đồng Thời tới Papyrus – một nhà in của người Việt, có giá... mềm  ở San Jose mà tôi vừa giới thiệu giúp Thầy – tôi bật cười thú vị khi nghe Thầy nói:

            “Lần ni thì tui viết dễ đọc cả anh... la!”

            Tôi thất kinh hồn vía khi nghe Thầy nói đến tiếng “la” nên đã nói như gào lên trong Phone:

            “Chưởng môn đại sư ơi, đừng nói rứa mà hậu sinh đắc tội...”

            Có tiếng Thầy nói cười nhè nhẹ từ đầu Phone bên kia. Đã lâu lắm tôi chưa được gặp lại Thầy từ ngày tốt nghiệp ĐHSP Huế, ra Quảng Trị dạy học năm 1970. Nhưng nhắc đến tên Thầy Nguyễn Văn Hai, thì hình ảnh đầu tiên nhớ về Thầy là dáng vẻ mô phạm, tóc húi ngắn, đi dép xăng đan, cách phục sức dung dị và lời nói cẩn trọng đầy vẻ vừa thuyết phục, vừa ra lệnh mà chúng tôi với tư cách là sinh viên trước kia; là giáo sư trung học và giám khảo các kỳ thi tú tài trung học sau nầy, vẫn “ngán” cái uy Thầy hơn là gần gũi giao tiếp hồn nhiên với Thầy.

            Nay hơn 30 năm được nghe lại tiếng nói qua điện thoại sau một thời gian dài đọc nhiều tác phẩm Phật học giá trị của Thầy, tôi có cảm tưởng như Thầy là một nhân vật khác mà tôi đã từng được biết. Nghĩa là một người có tâm hồn cởi mở, phóng khoáng, nhẹ nhàng và dễ tiếp cận hơn ngày xưa nhiều lắm lắm. Có lần tôi đem ý nghĩ này ra nói thẳng với thầy thì thầy cười vui và chia sẻ rằng, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ toán học ở đại học Sorbonne của Pháp, Thầy muốn ứng dụng sở học của mình trong phần đời còn lại. Cánh cửa nội điển Phật học đã mở ra đúng lúc cho niềm khát vọng của Thầy về cả tinh thần lẫn học thuật. Thầy đã say sưa tiến thẳng vào “tàng kinh các” của cửa thiền vốn đã rộng mở hơn hai nghìn năm nay để chiêm nghiệm, quán niệm và pháp đàm với những nhân vật Phật giáo đã được phong là Bồ tát, Luận sư, Thiền sư, Danh tăng, Cư sĩ… trong những trào lưu và đạo tràng học Phật.

            Dẫu nhìn qua lăng kính của “thừa” nào hay tông môn bộ phái nào thì người học Phật thế hệ 2500 năm sau đều phải khiêm hạ lắng nghe Pháp âm “hú dài một tiếng lạnh hư không…” của Lịch đại Tổ sư – Già Lam thánh chúng khi chắp tay bước vào khung trời Phật lý để chỉ dám xin được “phủi bụi cổ thư” trong đại ngàn kinh các. Cũng đã từng có những vọng âm ồn ào nhất thời hay vội vàng từ phía hậu sinh học Phật, nhưng những giọt sương ngã mạn đã được đại dương thái hòa của Phật giáo hóa giải từ khi hành giả nhón chân bước vào cửa Không.

            Khoảng đâu 2005, tôi gởi tặng Thầy một cuốn sách viết về Phật giáo của tôi là cuốn Tu Bụi và được Thầy gởi tặng lại cuốn Luận Giải Trung Luận Tánh Khởi và Duyên Khởi. Thầy học ở Pháp theo ngành Toán Học và tôi học ở Mỹ theo ngành Tâm Lý Học nhưng cùng tiến về một hướng: Thưởng thức tìm hiểu  đồng thời với thực hành tu học và viết về đạo Phật. Tôi học ở Thầy phương pháp luận chặt chẽ mang căn bản tính khoa học để hiểu thông thoáng hơn về triết luận đạo Phật. Thầy lại khen tôi về cách xây dựng nhân vật theo tinh thần “thể tánh thi ca” trong Tu Bụi… 

Thầy trò chúng tôi có được sự thú vị như Cư sĩ Nghiêm Xuân Cường đã nhận định: “Năm nay tôi đọc được hai cuốn sách đáng đọc mang mùi vị trầm hương và tương chao của nhà Phật. Đó là tác phẩm Tánh Khởi và Duyên Khởi của Hồng Dương Nguyễn Văn Hai và Tu Bụi của Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn. Hai cuộc hành trình dài gần bằng nhau (mỗi cuốn trãi dài cả năm, sáu trăm trang sách) nhưng một bên thì theo khuynh hướng Thiền luận Suzuki và một bên thì theo khuynh hướng Câu Chuyện Dòng Sông của Herman Hess. Những nền đá vững chắc cũng phải cần hoa văn trang trí nghệ thuật mới thành lối đi phong quang qua cửa Thiền về tới cõi Không…”

Rồi bẵng đi cả năm năm, tôi không còn liên lạc với Thầy. Nhưng ấn tượng sâu xa nhất của tôi về Thầy là tinh thần khai phóng trong thế giới tâm linh tôn giáo, Phật giáo. Đó là sự quán niệm “nhân quả đồng thời” khi viết về tác phẩm cùng tên. Nhân Quả Đồng Thời là cuốn sách cuối cùng của Thầy mà tôi được biết và được trao đổi với Thầy.

Bái biệt Thầy, xin nhớ lại một chút hương hoa đầy đạo vị về Nhân Quả Đồng Thời.

Trong ba tác phẩm cô đọng nhất về Phật học của Thầy thì tập sách sau cùng xuất hiện không đồng bộ với hai tác phẩm trước về mặt tên gọi. Từ triết lý cao thâm như Nhận Thức và Không Tánh, Tánh Khởi và Duyên Khởi của thế giới Kim Cang và Hoa Nghiêm, bỗng nhiên xuất hiện một hiện thực của đời sống dân gian: Nhân Quả Đồng Thời!  

Số là Cư sĩ Hồng Dương muốn đem thuyết Vô thường, Duyên khởi và Không Tánh của nhà Phật để suy niệm và viết về “Đồng thời và tương ưng” cũng như “Đồng thời và Dị thời” để khai triển ý niệm Tín, Giải, Hành, Chứng trong kinh Hoa Nghiêm và chọn một tên gọi rất… nặng ký ngôn từ cho tác phẩm sắp ra đời. Nhưng tôi đã xin góp ý với Thầy là chọn một tiêu đề trong sáng và dễ hiểu nhất với đại chúng như: “Không ai đem khẩu súng để hôn người yêu thay cho một đóa hồng!” bởi trong Nhân đã có Quả. Và, tôi đã kính gởi tặng Thầy bài thơ Nhân Quả Đồng Thời, mở đầu có bốn câu như sau:

Trong khẩu súng có sẵn mầm hủy diệt

Giữa đóa hồng đã có bóng yêu thương

Nhân quả đồng thời triền miên bất tuyệt

Địa ngục trần gian là đối bóng của thiên đường

Sau đó, khi nhận được cuốn Nhân Quả Đồng Thời của Thầy gởi tặng, tôi bâng khuâng cảm nhận như có một lời thăm hỏi quen quen của vùng trời bút nghiên và suy tưởng cao vời hiện về từ ký ức thực tại.

Nếu không có những ngày lưu lạc xứ người như hôm nay thì có lẽ tôi sẽ không bao giời viết văn và làm thơ. Dẫu cho “làm thơ để khỏi làm thinh” thì vẫn đỡ bơ vơ hơn “rượu ba chung tiêu sái cuộc yên hà” như kẻ sĩ Nguyễn Công Trứ ngày xưa vào lúc đã tự cho mình đã trả xong món nợ nhân sinh. Duyên và nghiệp bén gót của những ngày đam mê viết lách gần bốn mươi năm nơi xứ Mỹ!

Càng tiếp cận đến những góc khuất của xã hội và thế giới, con người càng có nhu cầu lý giải những nghịch lý của cuộc đời. Lý thuyết thần học, triết lý duy lý và biện chứng pháp của phương Tây càng ngày càng đi vào bế tắc trong quá trình giải mã những khúc mắc nhân sinh của thế kỷ nầy vì nương tựa vào một hay những thế dựa đầy ảo tưởng. Đạo Phật, trái lại, coi tất cả đều là phương tiện giả danh dùng tạm thời để đi tới cái Tánh Thật, cái Bờ Bên Kia. Tướng sẽ hoàn Không thành Tánh. Triệu lời sẽ đi về rỗng lặng thành vô ngôn. Tất cả tam tạng kinh điển, sông núi và biển khơi Phật học đều chỉ là chiếc bè mượn tạm qua sông. Như xưa kia Nguyễn Du đọc mãi Kim Cang cả nghìn lần để thấy được Kim Cang vô tự mới là Chân Kinh:

Ngã độc Kim Cang thiên biến linh

Kim Cang vô tự thị chân kinh

(Kim Cang nghìn biến đọc qua

Kim Cang không chữ mới là chân kinh)

 

            Hiện tượng giới văn nghệ sĩ, trí thức, học giả… Việt Nam và thế giới càng lên tuổi cao niên càng có khuynh hướng tìm về với tư tưởng Phật giáo đã làm dấy lên câu hỏi: “Nét đặc biệt nào đã khiến người già thưởng thức và muốn tiếp cận với đạo Phật?”

            Con người và tác phẩm của Cư sĩ Hồng Dương Nguyễn Văn Hai là một điển hình trong muôn một để trả lời và lý giải cho câu hỏi nầy. Thân thế, sự nghiệp trong suốt dòng lịch sử của đất nước bao phen chìm nổi và thân phận “Mặt phong trần nắng rám mùi dâu” của những cuộc đời gần cả trăm năm chung cho thế hệ Chiến tranh Việt Nam đã minh họa phần nào câu trả lời. Nhất là khi tuổi già không còn nhiều quỹ thời gian dành cho hoài niệm quá khứ và mơ ước tương lai nên ai cũng muốn sống một ngày cho ra sống trong hiện tại. Trái với tuổi xuân xanh hướng về mai sau, tuổi 70, 80 thường nhìn về ngày mai vô định giữa vô thường…

Phật pháp và tâm rỗng lặng (thiền định) có thể giúp con người an tâm rủ bỏ được sự dính mắc, cột buộc với quá khứ và bám víu vào tương lai để được sống những ngày cuối đời an nhiên và tự tại. Nội dung lý giải trong Nhân Quả Đồng Thời nương vào phương pháp luận của Tam Pháp Ấn (Vô thường, Duyên khởi, Tánh Không) và tri thức luận của Hoa Nghiêm. Hai vị trí của Nhân và Quả… trong Pháp tánh Tông Hoa Nghiêm đều tại Trung đạo. Điểm dừng của Thầy sau cuộc hành trình tâm đạo gắn kết với tri thức ngót cả nghìn trang sách (838 trang) là sự biết ơn cuộc đời này đã cho Thầy những ngày ngồi mơ ước như lời trích mà Thầy đã chọn câu hát của Trịnh Công Sơn đặt đầu trang trong Lời Cảm Tạ: “Dù đến rồi đi, tôi cũng xin tạ ơn người, tạ ơn đời, tạ ơn ai đã cho tôi còn những ngày ngồi mơ ước cùng người,…”

Thế giới huyền diệu nhất trong kinh điển nhà Phật là thế giới của Hoa Nghiêm bởi Hoa Nghiêm là ngôn ngữ vô ngôn của đức Phật thuyết pháp 21 ngày trong thiền định cho chư thiên ở cung trời Đạo Lợi, cõi trời Đâu Suất.

Thầy đã đến và đã đi… Xin bái biệt Thầy. Hương linh sẽ nương theo muôn nghìn trang rỗng lặng – có đôi cánh mây trắng trên đường sương khói Hoa Nghiêm – để thanh thản ra đi mà thât sự là trở về. Đi về đồng thời như nhân quả.    

 

                                              Sacramento mùa Xuân - Tết 2020

                                                                  Trần Kiêm Đoàn       

             



 
 
 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 4608)
Nói đến thơ và nền Triết Học lưu xuất từ Tư Tưởng Phật học Tánh Không hay một Triết lý phiêu bồng từ Đông sang Tây của thế tục đế, hầu như đã được tồn đọng trong con người gầy guộc, nhỏ nhắn, dáng dấp phiêu diêu, lãng đãng như sương sớm, mây chiều.
29/03/2013(Xem: 4625)
Những năm tháng dùi mài kinh điển trong các tự viện để thể nhập Phật học huyền vi, u hiển, một thời nào đó đã lầu thông giáo lý cao siêu giải thoát, hướng thân lập mệnh trên con đường giác ngộ, để rồi hôm nay là thành quả hiển nhiên có được tận cùng tâm hồn sâu thẳm mà Thầy đang phô diễn như ý nghĩa cao siêu của Đại Bi Tâm.
29/03/2013(Xem: 4565)
Đây là chủ đề bài thuyết trình của diễn giả Nguyên Siêu, tác giả 650 trang sách trong tác phẩm “Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ, Và Phương Trời Mộng” tập 1 và tập 2 vừa hoàn thành và được chính thức ra mắt tại hội trường của Hiệp Hội Người Việt tại San Diego, miền Nam California.
29/03/2013(Xem: 10421)
Tôi người Quảng Bình, 1 trong 3 nơi mà Huyền Trân công chúa mới đáng là thành hoàng. Tổ tiên gốc người Hải dương, 4 cha con cùng có mặt trong đạo quân tiếp quản Quảng Bình, rồi định cư ở 3 làng. Thuận Lý là con trưởng, kế đó, Phương Xuân là con thứ 2. Diêm điền, làng tôi, là nơi Tổ của làng tôi cùng con út định cư.Làng tôi cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng bình chỉ có chừng 600 mét đường chim bay.
27/03/2013(Xem: 9826)
Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư, Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 01 (2007, Canada) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 02 (2008, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 03 (2019, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 04 (2010, Đức) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 05 (2011, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 06 (2012, Úc) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 07 (2013, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 08 (2014, Úc) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 09 (2015, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 10 (2016, Canada) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 11 (2018, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 12 (2020, Úc)
18/03/2013(Xem: 5199)
Viện Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn, thủ đô miền Nam Việt Nam, trước năm 1975 là một trung tâm văn hóa Phật giáo nổi tiếng lừng lẫy. Nơi đây đã quy tụ biết bao hào kiệt trượng phu, biết bao tao nhân mặc khách, biết bao giáo sư, triết gia cự phách thượng đẳng. Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị, xưa nay chưa từng thấy xuất hiện trên bầu trời văn nghệ Việt Nam và thế giới.
11/03/2013(Xem: 6035)
Lê Quý Đôn (1726-1784) là một danh sĩ, nhà văn hóa, sử gia, sống vào đời Hậu Lê. Ông không những ba lần thi đều đỗ đầu, kinh qua nhiều chức quan, đã từng đi sứ sang Trung Quốc, mà còn là một nhà bác học, đã để lại một gia tài đồ sộ bao gồm khoảng 16 tác phẩm và nhiều thơ, phú bằng chữ Nôm khác. [1] Trong số những tác phẩm ấy, có Kiến văn tiểu lục, [2] là một tác phẩm dành riêng quyển 9 – thiên Thiền dật, để viết về Phật giáo và Thiền tông Phật giáo Việt Nam, chủ yếu là những vị Tổ thuộc Thiền phái Trúc lâm. Trong bài viết ngắn này, chúng ta thử chỉ tìm hiểu quan điểm của Lê Quý Đôn về Phật giáo, mà không bàn sâu đến phần Thiền tông Việt Nam mà ông đã chép.
21/02/2013(Xem: 6589)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái. Ngài sinh trưởng trong một gia đình Nho phong. Thân phụ Ngài tinh thông Hán học. Cả hai ông bà lại rất thâm tín Phật pháp. Do đó, Ngài được hấp thụ ngay từ thuở ấu thơ hai nền văn hóa cổ truyền của dân tộc là Khổng giáo và Phật giáo.
19/02/2013(Xem: 7880)
Mới đây các nhà khảo cổ Mỹ và Canada đưa ra chứng cứ cho rằng Phật giáo đã được truyền vào Mỹ trước khi ông Columbus tìm ra châu Mỹ. Tuy nhiên, theo các tài liệu có được hiện nay thì Phật giáo chỉ thật sự có mặt tại Mỹ sau kỳ Đại hội Tôn giáo Thế giới tổ chức tại bang Chicago vào năm 1893. Nhưng ai là người có công truyền bá và làm lớn mạnh "hạt giống Bồ đề" trên đất Mỹ? Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số nhà sư cư sĩ người châu Á, những người tiên phong có công đặt nền móng xây dựng ngôi nhà chánh pháp trên đất Mỹ.
10/02/2013(Xem: 9089)
Từ những con người bình thường, không được sinh ra ở cung vàng điện ngọc, nhưng rồi trở thành những vị vua anh minh tài kiêm văn võ, tư tưởng và nhân cách cao siêu, mãi còn đọng lại với thời gian. Dù sống ở hoàng cung nhưng tâm lúc nào cũng vượt thoát, làm bậc đế vương nhưng hạnh vẫn là một sơn Tăng, ưa vui với gió nội mây ngàn, thở nhịp cùng đất trời nhân gian cây cỏ. Để rồi trở thành những người con Phật vĩ đại, trí tuệ và công hạnh thắm đượm cả không gian, thức tỉnh chúng ta trên bến bờ sinh tử của mê ngộ, đậm nét trong lòng người đến tận hôm nay. Bồ Tát Lương Võ Đế ( 463-549 ) của Trung Hoa và Trần Thái Tông ( 1218-1277) của Việt Nam, dù ở hai phương trời xa cách, sinh ra ở hai thời điểm khác nhau, nhưng cùng chung một tấm lòng, mang an lạc thịnh vượng đến cho nhân dân, và một hạnh nguyện chuyển hoá cứu độ quần sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567