Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Cảm Niệm về Sư Ông của Phật tử người Úc Steve Nguyên Thiện Bảo

08/11/201917:25(Xem: 8098)
Lời Cảm Niệm về Sư Ông của Phật tử người Úc Steve Nguyên Thiện Bảo


Steve Nguyen thien Bao (1)Steve Nguyen thien Bao (2)Steve Nguyen thien Bao (3)Steve Nguyen thien Bao (4)



Nam Mo Bon Su Thich Ca Mau Ni Phat!

 

Kinh bach chu ton Hoa Thuong, Chu Thuong Toa, dai duc tang ni, kinh thua quy Phat Tu, and to all who come to honour and pay their respects to Hoa Thuong Nhu Y.

 

Con ten la Steve Lowe, Phap Danh cua con la Nguyen Thien Bao.  Su Phu cua con la, Thuong Toa Thich Tam Phuong, Vien Chu, Tu Vien Quang Duc, o Melbourne, Uc Chau. Hoa Thuong Nhu Y la Su Ong cua con.

 

Con xin loi, con khong noi duoc tieng Viet nhieu. - Please forgive me for continuing in English.

 

Sadly, I am here with you today, with my wife, Tuyet Lowe (Phap Danh, Nguyen Thien Hanh), to pay our last respects to Hoa Thuong Nhu Y, and to share a few of the wonderful memories that I have, of the times I spent with my Su Ong.

**********

I first met Su Ong in 2004, when I returned to Vietnam to Help Thay Tam Minh to return to Australia. As we knew it would take some time, we were invited to stay with Su Phu Thich Tam Phuong’s family, here in Nha Trang. Whilst here, we visited Linh Son Phap Bao Temple for the first time, where I was introduced to Su Ong.

 

Though we spoke different languages, we were somehow able to understand each other, often by hand gestures and with a little help from Thay Tam Nhu.

 

Su Ong invited to sit at his table, with the other monks, for lunch.  He made me feel very special, though I did not know why I should deserve such care and attention from Su Ong.  Su Ong would watch me closely as I carefully tried some of the food for the first time.  I didn’t like to waste food so I ate only that which I was familiar with. Su Ong sensed my uncertainty and asked for some other food for me.

 

After lunch, Su Ong would often lie down on a hammock in the shade of the trees.  I would gently swing it for him as he rested in the grounds of his beloved Linh Son Phap Bao.  It was to be the beginning of a very special relationship.

**********

Su Ong wanted to visit Australia, but was too nervous to travel alone, so Tuyet & I arranged to take him. 

It was April, cold, wet and windy in Melbourne and after a month, Su Ong was ready to come home.  After Su Ong and I returned to Nha Trang, he invited me to stay with him for three months to learn more of Buddhist ceremonies and traditions.

I spent many hours with Su Ong, his young monks and even the very young ‘Chu Tieu’.  It was a wonderfully challenging and rewarding experience for me, but Nha Trang, in May, was far too hot for me, and sadly I returned home early, to my family in Australia.

**********

Each time I returned to Viet Nam to visit Su Ong, he would take me on a personal guided tour of Nha Trang, showing me his favorite places.  On one such visit, Thien Hanh and I took many of Su Ong’s Chu Tieu and their families on a boat ride to local islands, including Monkey Island.  This was our humble gift to them on behalf of Su Ong

**********

In 2010, I was managing part of the USA and Canada tour of Phat Ngoc, the Jade Buddha.  During part of the tour I visited Phap Van Temple in Toronto, to help prepare for the arrival of Phat Ngoc. Thuong Toa Tam Hoa told me that Su Ong would be coming with Hoa Thuong Tam Vien, for the event.

 

When I returned to install Phat Ngoc, I saw Hoa Thuong Tam Vien and asked him if I could see Su Ong.  He asked me to wait whilst he went to Su Ong’s room.  I was waiting with other Phat Tu and when Su Ong came out he gave me such a wonderful smile.  I bowed my head as he walked up and embraced me, much to the surprise of those nearby.  I returned Su Ong’s embrace.  It was like meeting the father I never knew I had, after a very long time.

 

We would spend more time walking, Su Ong talking, me trying to understand as much as I could. Su Ong knowing that I could not, and smiling warmly as he talked.

**********

The last time I saw Su Ong was at his 80th Birthday.  It was so wonderful to be able to be there to celebrate his birthday with him and to see so many others who’d come to wish him ‘Suc khoe va may mang’.

 

The next day we visited the home where Su Ong planned to retire.  We said we hoped to visit him there.

**********

Last Sunday, after being ill for three weeks, I went to Tu Vien Quang Duc.  It was a huge shock to learn that Su Ong had passed. Thay Tru Tri Thich Nguyen Tang apologised for being so busy that he had forgotten to call to tell me.  Like so many here today, we hurried to get here, because we all felt we had to be here.

**********

Six years before, at Su Ong’s birthday, I had promised my wife Tuyet, and Su Phu Thich Tam Phuong, that we would return to pay our respects to Su Ong when he passed.  We did not expect that it would be so soon after we made that promise. I have many more memories of the precious times I spent with Su Ong, but today is not my day, so I would like to end by saying:

 

Only two people in my life have moved me so emotionally and spiritually, and whose presence I could feel so strongly.  The first was of course His Holiness the Dalai Lama, but the only other was Su Ong.

 

That I should feel such a deep loss today was because he was more to me than just my Su Ong, he was as much my spiritual Father as he was my spiritual Master.

 

May Buddha welcome Hoa Thuong Nhu Y, warmly into Nirvana and the Pureland, and hope that he will be reborn as soon as possible so he can help us all.

 

Nam Mo Bon Su Thich Ca Mau Ni Phat

 

Con Steve, Nguyen Thien Bao.

 

 
Steve Nguyen thien Bao (4)


LỜI CẢM NIỆM CỦA
MỘT ĐỆ TỬ NGƯỜI ÚC STEVE NGUYÊN THIỆN BẢO
 

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mô Ni Phật,

Kính bạch chư tôn Hoà Thượng, chư Thượng Toạ, Đại Đức Tăng Ni.

Kính thưa quý Phật tử



Con xin lỗi con không nói được tiếng Việt nhiều.

Con tên là Steve Lowe, pháp danh Nguyên Thiện Bảo, là đệ tử của Sư Phụ Thích Tâm Phương, Viện chủ Tu Viện Quảng Đức ở Melbourne, Úc Châu. Hoà Thượng Như Ý là sư ông của con.

Thật buồn khi hôm nay con về nơi đây với vợ con, Tuyết Lowe, pháp danh Nguyên Thiện Hạnh, cùng quý vị tưởng niệm đến Đức Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Như Ý và con cũng xin được chia sẽ vài kỷ niệm nhỏ của bản thân con với Sư Ông.

 

Con có phước duyên gặp được Sư Ông lần đầu tiên vào năm 2004 khi con về Việt Nam giúp đưa thầy Tâm Minh sang Úc (hiện giờ Thầy ấy đang định cư ở Toronto, Canada). Chúng con được mời ở lại nhà của gia đình Sư phụ Tâm Phương tại Nha Trang. Chúng con đã đến thăm  Tổ Đình Linh Sơn Pháp Bảo và được diện kiến Sư Ông lần đầu. Mặc dù có sự khác biệt về ngôn ngữ nhưng con và Sư Ông cũng có thể hiểu được nhau qua sự diễn tả, ra dấu bằng tay và trợ giúp của thầy Tâm Như. Sư Ông mời con ngồi ở bàn của Ngài cùng với các quý thầy khác để ăn trưa. Con cảm thấy mình rất đặc biệt dù không biết tại sao con nhận được sự ưu đãi này từ Sư Ông. Sư Ông quan sát con gắp thức ăn, những món ăn lần đầu con thử, vì không dám bỏ phí nên con chỉ ăn những món con đã biết. Sư Ông nhận ra được việc này nên đã lấy những món khác mà con có thể ăn được.

Sau bửa ăn trưa, Sư Ông đến nằm trên chiếc võng và con nhẹ nhàng đưa võng cho Sư Ông nghỉ trưa dưới bóng râm mát trong sân Tổ Đình Linh Sơn Pháp Bảo thân thương của Ngài. Đó chính là sự khởi đầu của mối quan hệ thật đặc biệt giữa Sư Ông và con.

Sư Ông muốn đến thăm nước Úc nhưng lo lắng khi đi một mình nên con và Tuyết đã phát tâm về Việt Nam để đưa Sư Ông đi Úc. Sư Ông đến Melbourne vào tháng Tư 2005, thời tiết Melbourne lạnh, gió và mưa. Sau 1 tháng viếng thăm Úc Châu, Con lại đưa Sư Ông trở về Việt Nam. Khi về đến Nha Trang, Sư Ông mời con ở lại với Ngài 3 tháng để học về nghi lễ và phong tục Phật Giáo. Thời gian con được ở bên cạnh Sư Ông cùng với quý thầy đệ tử của Ngài và các chú tiểu ở chùa là một trải nghiệm đặc biệt trong đời con. Thật đáng tiếc là con đã quay về Úc sớm hơn dự định vì khí hậu ở Nha Trang quá nóng cho con.



Sau đó, mỗi lần con về Việt Nam thăm Sư Ông, Ngài luôn đích thân đưa con đi thăm viếng Nha Trang. Có một lần Nguyên Thiện Hạnh và con đã đưa các chú tiểu, đệ tử của Sư Ông và  ba gia đình đi thuyền ra đảo Khỉ thăm quan như là món quà của Sư Ông dành cho các đệ tử.

Năm 2010, con đang làm việc cho công trình triễn lãm chiêm bái Phật Ngọc ở Mỹ và Canada. Khi con đến chùa Pháp Vân, Toronto, Canada,  để chuẩn bị cho tuần lễ chiêm bái,  Thượng Toạ Trụ Trì Thích Tâm Hoà cho con biết  là Sư Ông sẽ đến tham dự cùng với Hoà Thượng Tâm Viên. Con trở lại vào ngày đưa Phật Ngọc đến chùa Pháp Vân, con đã gặp Hoà Thượng Tâm Viên và xin phép Hoà Thượng cho con gặp Sư Ông. Hoà Thượng bảo con đợi Ngài vào phòng thưa với Sư Ông. Sư Ông bước ra với nụ cười thật tươi, con cuối đầu đảnh lễ Sư Ông. Sư Ông bước đến và ôm chầm lấy con trước sự ngạc nhiên của nhiều người xung quanh. Con cũng đã ôm Sư Ông mà trong lòng dâng lên cảm xúc như gặp lại một người cha thân yêu lâu năm không gặp vậy. Sư Ông và con cùng đi dạo và nói chuyện, con cố gắng hết sức để có thể hiểu những gì Sư Ông nói nhưng Ngài cũng biết con không thể hiểu nhiều nên Sư Ông cũng chỉ mỉm cười.

Lần cuối cùng chúng con gặp Sư Ông là lễ Khánh Tuế 80 năm của Sư Ông. Thật tuyệt vời khi chúng con có thể cùng tham dự lễ Khánh Tuế Sư Ông với nhiều người và cùng cầu chúc sức khoẻ và may mắn  đến với Sư Ông. Chúng con đã đến thăm nơi Sư Ông dự định sẽ tịnh dưỡng vào những ngày cuối đời trong Phước Đồng và hứa với Sư Ông chúng con sẽ quay lại thăm Sư Ông.

Chủ Nhật vừa rồi (3-11-2019) con về Tu Viện Quảng Đức sau 3 tuần con bệnh nặng, con bàng hoàng khi hay tin Sư Ông đã viên tịch. Thầy trụ trì Thích Nguyên Tạng đã xin lỗi vì quá bận rộn nên Thầy quên không gọi điện thoại báo tin cho con biết sớm hơn. Cũng như quý vị ở đây, chúng con đã nhanh chóng thu xếp về đây tiễn đưa Sư Ông lần cuối.

Vào ngày Khánh Tuế Sư Ông con đã hứa với vợ con và Sư Phụ Tâm Phương là con sẽ về đưa tiễn Sư Ông khi Ngài viên tịch, nhưng con không ngờ con phải thực hiện lời hứa này sớm đến như vậy.

Trong đời con chỉ có 2 vị có thể tác động mạnh đến tinh thần và tâm linh của con. Vị thứ nhất là Ngài Đạt Lai Lạt Ma và vị còn lại chính là Sư Ông.

Hôm nay con cảm nhận một sự mất mát quá lớn lao trong con. Sư Ông không chỉ là Sư Ông của con mà Ngài còn là một người cha, một người thầy tâm linh của đời con.

Con còn rất nhiều kỷ niệm đẹp với Sư Ông, nhưng vì thời gian có hạn con xin được kết thúc ở đây.

Nguyện cầu Giác Linh Hoà Thượng Thích Như Ý Cao đăng Phật quốc và sớm tái sinh trở lại đời này để cứu độ chúng con.



Nam Mô A Di Đà Phật.

Đệ tử,

Steve, Nguyên Thiện Bảo.
(Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên dịch Việt)






 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 8502)
Nhìn tổng quát công trình nghiên tầm, khảo cứu các văn kiện, tài liệu cổ để tập thành các tác phẩm qua các bộ môn: Lịch Sử, Văn Hóa, Văn Học, Âm Nhạc, Triết học, Thiền học... của Tiến sỹ Sử gia Lê Mạnh Thát là một thành quả to lớn được kết tinh bởi một trí tuệ siêu tuyệt, một khả năng hy hữu, một thời gian liên lũy, lâu dài, qua nhiều thập niên. Đó là những yếu tố mà ít người có được, để lưu lại cho hậu thế những thành quả văn học đồ sộ và chuẩn xác trên dòng sử mệnh quê hương.
09/04/2013(Xem: 15390)
Vua Trần Nhân Tông là một vị anh hùng dân tộc, có những đóng góp to lớn, nhiều mặt cho đất nước, cho lịch sử. Vua đã trực tiếp lãnh đạo quân và dân nước ta, tập hợp được những nhà quân sự tài giỏi, huy động được tiềm lực của toàn dân, đánh thắng đội quân hung hãn, thiện chiến nhất thời bấy giờ, làm nên những chiến công oanh liệt Hàm Tử, Chương Dương, Bạch Đằng, Tây Kết lẫy lừng, đưa dân tộc ta lên đỉnh cao của thời đại. Không những thế, vua đã mở rộng biên cương của tổ quốc, đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp nam tiến hoành tráng của dân tộc, mà con cháu hôm nay và mai sau mãi mãi ghi nhớ và biết ơn.
09/04/2013(Xem: 13222)
Thiền sư Minh Châu Hương Hải là một tác gia lớn không những của văn học và triết học Phật giáo Việt Nam, mà còn của văn học và lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung. Từ nửa cuối thế kỷ 18, cuộc đời và tác phẩm của Minh Châu Hương Hải đã lôi cuốn sự chú ý của những người trí thức đương thời, trong đó nổi bật nhất là nhà bác học Lê Quý Đôn (1726-1784).
08/04/2013(Xem: 8223)
Tôi may mắn được diện kiến Người một lần duy nhất, vào năm 1990, tại Chùa Huê Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh. Lúc ấy, tôi làm trợ lý cho thầy Thích Phước Cẩn trong việc vận động phiên dịch và ấn hành Phật Quang Đại Từ Điển. Tôi được Người ân cần khích lệ và truyền trao những kinh nghiệm quý báu về cuộc đời tu học và làm việc Phật sự của Người, trong hơn năm mươi năm qua. Lúc ấy, Người đã tròn 80 tuổi. Sức khỏe của Người còn khá tốt. Tinh thần của Người sáng suốt khác thường. Giọng nói của Người thật từ tốn, nhẹ nhàng.
08/04/2013(Xem: 6431)
Thế nhưng, cũng như chư vị Thiền Tổ khác, sử cũ Việt Nam ta không có quyển nào ghi chép rõ ràng; thậm chí một dòng bi ký cho thật chính xác khắc trên đá cứng cũng không có. Sách Đại Nam nhất thống chí (1910) chỉ ghi: “Chùa Từ Đàm: Ở trên gò ấp Bình An. Tương truyền chùa do Tử Thông Hòa thượng dựng, lại có tên chùa Ấn Tôn”. Lời ghi chép quá đơn sơ, lại có phần sai nữa. Tử Dung chứ đâu phải là Tử Thông? Những tấm bia đá dựng ở chùa Chúc Thánh - Quảng Nam, lại chỉ nói Ngài là: “Người Đại Thanh, qua An Nam, trác tích Thuận Hóa, lập chùa Ấn Tôn”.
08/04/2013(Xem: 6298)
Giờ đây, kính xin Ban Tổ Chức cho phép chùa Thiên Minh – Huế chúng con có đôi lời tác bạch trước Giác Linh Cố Hòa thượng. Ngưỡng bái bạch Giác Linh Cố Hòa Thượng! Tháng 08 tiết mùa thu xứ Huế, khí trời chưa lạnh nhưng lòng chúng con se thắt, buồn lạnh hơn mỗi khi tưởng kính đến Hòa Thượng. Hôm nào đây, tại Huế, chúng con nghe tin Hòa Thượng sắp xả báo thân, đêm dài chúng con không ngủ, lo lắng từng phút giây. Thế rồi sự hồi hộp lo âu đó đã đến... Khi điện thoại reo, chúng con nhấc máy lên thì được khẩn tin Hòa Thượng đã an nhiên thâu thần thị tịch. Từ Cố Đô Huế xa xôi, lòng chúng con thật bàng hoàng thống thiết. Ôi thật là!
08/04/2013(Xem: 14401)
Thế là gần một phần năm thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày vị ân sư của chúng tôi là Hoà thượng Tâm Như Đạo Giám Trí Thủ viên tịch. Đây là một mất mát to lớn không những đối với bản thân những người đã thọ ân Hoà thượng mà còn đối với đạo pháp và dân tộc.
01/04/2013(Xem: 9149)
Đây là tài liệu do cố thi sĩ Bùi Giáng ghi chép ngay trong cuốn sổ tay của chúng tôi vào một buổi trưa ngày mùng 10 tháng 11 năm 1993 tại chùa Pháp Vân, Gia Định, Sàigòn.
29/03/2013(Xem: 8823)
Đức Đại Lão Hòa thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn Chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên. . .
29/03/2013(Xem: 7472)
Trường trung học chưa được cất. Ngoài giờ học, bọn trẻ tha hồ đi rong chơi. Khi lên núi Lăng, khi lên Thạch Động, lúc ra biển Mũi Nai. Mấy đứa con trai rắn mắt, thích cảm giác mạnh thì rủ nhau hái trộm xoài, đặt bẫy, bắn chim hoặc xuống mé biển dưới chân hòn Kim Dự, ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]