Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm Niệm Ân Sư

04/11/201922:36(Xem: 4887)
Cảm Niệm Ân Sư

Chan Dung HT Thich Nhu Y-1--a

CẢM NIỆM ÂN SƯ

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Kính bạch Hòa thượng Thích Tâm Viên, cùng Môn Đồ Pháp Quyến và Gia Quyến

Từ Hoa Kỳ, khi nhận tin viên tịch của Cố Trưởng Lão Hòa thượng Thích Như Ý, Viện Chủ khai sơn Chùa Linh Sơn Pháp Bảo, xã Vĩnh Ngọc, thành Phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam, hướng về Chùa Linh Sơn Pháp Bảo, con thành tâm đảnh lễ Giác linh Cố Trưởng Lão.

Cùng với Cao Đẳng Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang và Trụ Sở Chùa Long Sơn Tỉnh Giáo Hội Phật giáo Khánh Hòa trước và sau năm 1975, Chùa Linh Sơn Pháp là một nơi rèn luyện và đào tạo con người tài đức, đặc biệt là những người xuất gia trẻ tuổi có đủ duyên lành thường được gởi tu học ở đây.

Từ năm 1989 tới năm 1994, con có duyên lành được Cố Trưởng Lão Hòa thượng Bổn Sư Thích Như Tịnh, Viện Chủ Chùa Linh Nghĩa, Diên Khánh, Khánh Hòa, gởi con tới tu học Phật pháp ở Chùa Linh Sơn Pháp Bảo, nơi đây Trưởng Lão Hòa thượng Thích Như Ý hoan hỷ đồng ý chấp nhận con như một học Tăng của Chùa Linh Sơn Pháp Bảo.  

Nơi đây, năm 1989, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình và chu đáo của Trưởng Lão Hòa thượng Thích Như Ý, các vị xuất gia trẻ tuổi thường trải nghiệm qua các bài học Phật pháp căn bản như các quy tắc hòa hợp xây dựng tình huynh đệ, Khuyến Phát Bồ Đề Tâm, Lịch Sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, v.v… Mặc dù Phật pháp căn bản, nhưng nó đóng những vai trò rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng và phát triển Phật pháp vững chãi cho những hành giả xuất gia trẻ tuổi.

Từ năm 1990 tới năm 1994, Trường Trung Cấp Phật Học Khánh Hòa, trước đây là Trường Cơ Bản Phật Học Khánh Hòa, được phép thành lập và giảng dạy Phật pháp tại Bổn Trường. Lúc bấy giờ, Tăng sinh vẫn lưu trú tu học ở Chùa Linh Sơn Pháp Bảo ở Xã Vĩnh Ngọc, Nha Trang, và Ni sinh lưu trú ở Ni Viện Diệu Quang ở phường Phước Hải, Nha Trang. Thời khóa biểu tu học ở Trường và ở Chùa rất chặt chẽ.

Tăng Sinh ở ngoại trú. Từ Chùa Linh Sơn Pháp Bảo tới Trường Trung Cấp Phật Học ở Chùa Long Sơn Tỉnh Hội, thành Phố Nha Trang khoảng 4 cây số. Việc đi, đứng, tu, học, ăn, uống, tụng Kinh, và thiền tập của Tăng Ni sinh dưới sự giám sát và hướng dẫn rất nhiệt tình và chu đáo của quý thầy giáo thọ, nhất là là Trưởng Lão Hòa thượng Thích Như Ý.

Ngày hôm nay, dù thành tựu một số lãnh vực tu học nào ở trong nước hay ở nước ngoài, nhưng chúng con luôn thành kính tri ơn sâu sắc những tháng, năm chúng con tu học Phật pháp tại Chùa Linh Sơn Pháp Bảo.

Một lần nữa, nhất tâm hướng về Chùa Linh Sơn Pháp Bảo, chúng con đê đầu kính lễ giác linh Cố Trưởng Lão Hòa thượng Thích Như Ý đi về cõi Phật bình an, sớm trở lại cõi Ta Bà tiếp tục sự nghiệp độ sinh tới chốn an vui và hạnh phúc. Kính chúc Chư Tôn Thiền Đức Tăng, Ni trong Môn Đồ Pháp quyến và Gia quyến thân tâm thường an lạc, thành tựu các công tác Phật sự, nhất là chăm lo pháp sự tang lễ của Ôn thành công viên mãn.

 

Linh Sơn Pháp Bảo Tổ Đình

Tiễn đưa Trưởng Lão Giác Linh nhân từ

Đào tạo Tăng Chúng khắp miền 

Dạy hàng hậu học tăng thêm pháp mầu

Giúp người hành giả qua cầu

Nuôi dạy đệ tử những ngày tháng qua

Hướng dẫn Tăng chúng lục hòa

Sống trong hạnh phúc một nhà yêu thương

Chăm lo giảng dạy học đường

Khuyên bảo đệ tử học trường uy nghi

Luôn nhờ ân đức Trụ Trì

Hòa thượng Như Ý thiết thi nhân từ

Nhẹ nhàng viên tịch ra đi 

Nhất tâm cầu nguyện Giác Linh Liên trì

Hoa sen nở rộ từ bi

Thầy về bến giác bình an vô ngần.

 

Nam Mô A Di Đà Phật

 

Con hậu học

Kính lễ Giác linh Cố Trưởng Lão

 

Thích Trừng Sỹ

 


Chan Dung HT Thich Nhu Y-2a

  

 

FEELINGS OF DHARMA TEACHER’S DEEP GRATITUDE

 

Namo the Original Master Shakyamuni Buddhaya

Respectfully, Dear the Most Venerable Thích Tâm Viên, along with your Dharma Relatives and Secular Relatives,

 

From the United States of America, when receiving the Parinirvana news of the Late Most Venerable Thero Thích Như Ý, Head Monk, founding Linh Sơn Pháp Bảo Temple, in Vĩnh Ngọc Commune, Nha Trang City, Khánh Hòa Province, Vietnam, leading my sincere mind to the Temple, I would like to respectfully pay homage to the Late Most Venerable Thero.

 Along with the college of Hải Đức Buddhist institute in Nha Trang and Headquarters of Long Sơn Temple of Buddhist Sangha of Khánh Hòa Province before and after 1975, the Linh Sơn Pháp Bảo Temple has been a place to practice and train talented and virtuous people, especially young-age monastics with enough wholesome conditions often sent to study there. 

From 1989 to 1994, I had a good chance to be sent by the Late Most Venerable Original Thero Thích Như Tịnh, Head Monk of Linh Nghia Temple in Diên Khánh District, Khánh Hòa Province, to study Buddhadharma at the Linh Sơn Pháp Bảo Temple, where the Most Venerable Thero Thích Như Ý was happy to agree and accept me as a his Temple’s student monk.

There, in 1989, under the enthusiastic and thoughtful instructions of the Most Venerable Thero Thích Như Ý, young-age monastics frequently experienced basic Buddhist Dharma lessons such as the rules of harmony of building fraternities, Encouraging Development of Bodhi Mind, History of Shakyamuni Buddha, etc. In spite of basic Buddhadharma, it plays very important roles in nurturing and developing Buddhadharma stably for young-age monastic practitioners.     

From 1990 to 1994, Secondary School of Provincial Khánh Hòa Buddhist Studies, formerly known as Fundamental School of Provincial Khánh Hòa Buddhist Studies, was allowed to establish and teach the Buddhadharma at that School. At that time, student monks still stayed at the Linh Sơn Pháp Bảo Temple in Vĩnh Ngọc Commune, Nha Trang City, and Student Nuns stayed at Diệu Quang Nunnery in Phước Hải Ward, Nha Trang City. The schedule for cultivation and studies at the School and at the Temple is very tight. 

Student monks lived at the non-resident school. From the Linh Sơn Pháp Bảo Temple to Secondary school of Buddhist Studies at the Provincial Long Sơn Temple in Nha Trang City about 4 kilometers. The ways of going, standing, cultivation, learning, eating, drinking, chanting, and meditation practice of monastic students under the very enthusiastic and thoughtful supervision and instructions of Dharma teachers, especially the Most Venerable Thero Thích Như Ý.     

Today, although achieving some fields of certain Buddhadharma cultivation and learning at home and abroad, we have always been deeply grateful for the months and years we ever cultivated and studied the Buddhadharma at the Linh Sơn Pháp Bảo Temple.

Once again, leading our wholehearted minds to the Linh Sơn Pháp Bảo Temple, we respectfully pay homage to the Late Most Venerable Thero Thích Như Ý going to the Buddha’s realm peacefully, soon returning to Sahà realm to keep his careers of teaching and helping sentient beings to the shore of joy and happiness together. We would like to respectfully wish Monastics of Dharma relatives and secular relatives peace and joy with the achievement of Buddhist activities, especially caring for your Dharma Master’s funeral fully and successfully. 

 

The Linh Sơn Pháp Bảo Root Temple

Seeing off the Late Most Venerable Thero with kind-heartedness

Training monastics everywhere

Teaching young generations to arouse the strong confidence in the Dharma

Helping practitioners connect the bridge of mutual love and understanding

Upbringing and teaching his Dharma students with previous days and months

Instructing monastics in harmony

Living in happiness as a loved home

Caring to teach Dharma classes at school as well as at his Temple

Encouraging his disciples to learn solemn and virtuous postures

Frequently thanks to the virtue and gratitude of the Abbot,

The Most Venerable Thích Như Ý is a kind-hearted Dharma Teacher

Gently passing away and letting go of his physical body

Wholeheartedly praying for his enlightened soul up to the peaceful realm

Lotus has blossomed in loving-kindness and compassion

He returned to the enlightenment shore of infinite peacefulness.

 

Namo Amitabha Buddha

Paying respects to the Enlightened Soul of the Late Most Venerable Thero 

 

Respectfully in the Dharma

Young Generation

Thích Trừng Sỹ


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 6608)
Trường trung học chưa được cất. Ngoài giờ học, bọn trẻ tha hồ đi rong chơi. Khi lên núi Lăng, khi lên Thạch Động, lúc ra biển Mũi Nai. Mấy đứa con trai rắn mắt, thích cảm giác mạnh thì rủ nhau hái trộm xoài, đặt bẫy, bắn chim hoặc xuống mé biển dưới chân hòn Kim Dự, ...
29/03/2013(Xem: 4599)
Nói đến thơ và nền Triết Học lưu xuất từ Tư Tưởng Phật học Tánh Không hay một Triết lý phiêu bồng từ Đông sang Tây của thế tục đế, hầu như đã được tồn đọng trong con người gầy guộc, nhỏ nhắn, dáng dấp phiêu diêu, lãng đãng như sương sớm, mây chiều.
29/03/2013(Xem: 4619)
Những năm tháng dùi mài kinh điển trong các tự viện để thể nhập Phật học huyền vi, u hiển, một thời nào đó đã lầu thông giáo lý cao siêu giải thoát, hướng thân lập mệnh trên con đường giác ngộ, để rồi hôm nay là thành quả hiển nhiên có được tận cùng tâm hồn sâu thẳm mà Thầy đang phô diễn như ý nghĩa cao siêu của Đại Bi Tâm.
29/03/2013(Xem: 4549)
Đây là chủ đề bài thuyết trình của diễn giả Nguyên Siêu, tác giả 650 trang sách trong tác phẩm “Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ, Và Phương Trời Mộng” tập 1 và tập 2 vừa hoàn thành và được chính thức ra mắt tại hội trường của Hiệp Hội Người Việt tại San Diego, miền Nam California.
29/03/2013(Xem: 10404)
Tôi người Quảng Bình, 1 trong 3 nơi mà Huyền Trân công chúa mới đáng là thành hoàng. Tổ tiên gốc người Hải dương, 4 cha con cùng có mặt trong đạo quân tiếp quản Quảng Bình, rồi định cư ở 3 làng. Thuận Lý là con trưởng, kế đó, Phương Xuân là con thứ 2. Diêm điền, làng tôi, là nơi Tổ của làng tôi cùng con út định cư.Làng tôi cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng bình chỉ có chừng 600 mét đường chim bay.
27/03/2013(Xem: 9794)
Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư, Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 01 (2007, Canada) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 02 (2008, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 03 (2019, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 04 (2010, Đức) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 05 (2011, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 06 (2012, Úc) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 07 (2013, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 08 (2014, Úc) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 09 (2015, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 10 (2016, Canada) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 11 (2018, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 12 (2020, Úc)
18/03/2013(Xem: 5191)
Viện Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn, thủ đô miền Nam Việt Nam, trước năm 1975 là một trung tâm văn hóa Phật giáo nổi tiếng lừng lẫy. Nơi đây đã quy tụ biết bao hào kiệt trượng phu, biết bao tao nhân mặc khách, biết bao giáo sư, triết gia cự phách thượng đẳng. Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị, xưa nay chưa từng thấy xuất hiện trên bầu trời văn nghệ Việt Nam và thế giới.
11/03/2013(Xem: 6017)
Lê Quý Đôn (1726-1784) là một danh sĩ, nhà văn hóa, sử gia, sống vào đời Hậu Lê. Ông không những ba lần thi đều đỗ đầu, kinh qua nhiều chức quan, đã từng đi sứ sang Trung Quốc, mà còn là một nhà bác học, đã để lại một gia tài đồ sộ bao gồm khoảng 16 tác phẩm và nhiều thơ, phú bằng chữ Nôm khác. [1] Trong số những tác phẩm ấy, có Kiến văn tiểu lục, [2] là một tác phẩm dành riêng quyển 9 – thiên Thiền dật, để viết về Phật giáo và Thiền tông Phật giáo Việt Nam, chủ yếu là những vị Tổ thuộc Thiền phái Trúc lâm. Trong bài viết ngắn này, chúng ta thử chỉ tìm hiểu quan điểm của Lê Quý Đôn về Phật giáo, mà không bàn sâu đến phần Thiền tông Việt Nam mà ông đã chép.
21/02/2013(Xem: 6569)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái. Ngài sinh trưởng trong một gia đình Nho phong. Thân phụ Ngài tinh thông Hán học. Cả hai ông bà lại rất thâm tín Phật pháp. Do đó, Ngài được hấp thụ ngay từ thuở ấu thơ hai nền văn hóa cổ truyền của dân tộc là Khổng giáo và Phật giáo.
19/02/2013(Xem: 7868)
Mới đây các nhà khảo cổ Mỹ và Canada đưa ra chứng cứ cho rằng Phật giáo đã được truyền vào Mỹ trước khi ông Columbus tìm ra châu Mỹ. Tuy nhiên, theo các tài liệu có được hiện nay thì Phật giáo chỉ thật sự có mặt tại Mỹ sau kỳ Đại hội Tôn giáo Thế giới tổ chức tại bang Chicago vào năm 1893. Nhưng ai là người có công truyền bá và làm lớn mạnh "hạt giống Bồ đề" trên đất Mỹ? Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số nhà sư cư sĩ người châu Á, những người tiên phong có công đặt nền móng xây dựng ngôi nhà chánh pháp trên đất Mỹ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567