Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyết Nghị Đại Hội

22/09/201916:13(Xem: 8975)
Quyết Nghị Đại Hội
letterhead_giao hoi uc chau_2019

 

QUYẾT NGHỊ ĐẠI HỘI


 Hơn 26 thế kỷ trước, Đức Thế Tôn đã vì lợi ích cho chư thiên và loài người, vì sự an lạc, giải thoát cho muôn loài chúng sanh. Ngài từ bỏ ngai vàng điện ngọc, tìm đạo để cứu độ chúng sanh. Kế tục lý tưởng giải thoát đó, hàng đệ tử Phật cần tiếp tục duy trì mạng mạch Phật Pháp cho đến hôm nay.

Phật Giáo du nhập vào đất Việt Giao Châu từ những bước chân đầu tiên của Lịch Đại Tổ Sư, từ đó Phật Giáo đã hòa nhập vào sự phát triển theo lịch sử thăng trầm cùng dân tộc VN.

Hiến Chương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi – Tân Tây Lan đã minh định rõ lập trường:  “Giáo Hội không đặt sự tồn tại của mình trong vị thế cá biệt mà đặt mình trong sự tồn tại của dân tộc và nhân loại”.

 Ngày nay đất nước đang đứng trước nguy cơ xâm lược của ngoại bang cường quốc Phương Bắc Trung Cộng. Mang trên mình sứ mạng của người đệ tử Phật và cũng là một con dân của đất nước, không cho phép chúng ta bình tâm tọa thị, nhìn cơ đồ của tổ quốc đang bị điêu linh, sự bất nhẫn nhìn kẻ mạnh hiếp kẻ yếu, sự bất công của tàn bạo, độc tài, chà đạp giá trị nhân phẩm con người.

Toàn thể Đại Biểu tham dự Đại hội Khoáng Đại Kỳ 6 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan từ ngày 20 đến 22 tháng 9 năm 2019 tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne Victoria:


ĐỒNG THANH QUYẾT NGHỊ

1/ Tri ân và bảo vệ đất nước Úc Đại Lợi đã cưu mang. Chúng ta nên đóng góp tâm lực vun bồi và phát triển ngày càng hưng thịnh theo tinh thần của Phật Giáo.

2/ Giáo Hội đẩy mạnh chương trình đào tạo, huấn luyện, tu học, hoằng dương đạo pháp, hướng dẫn tu tập cho quần chúng biết quy hướng Tam Bảo.

3/ Giáo Hội khuyến thỉnh toàn thể Phật tử giữ vững niềm tin, duy trì đạo đức hầu xây dựng bản thân và xã hội.

4/Giáo Hội lên án hành động xâm lấn lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam do phía Trung Cộng âm mưu chủ động.

5/ Giáo Hội yêu cầu Nhà cầm quyền Hà Nội phóng thích tất cả tù nhân chính trị, các nhà tranh đấu cho nhân quyền, các nhà lãnh đạo tôn giáo và sớm thực hiện thể chế đa nguyên, pháp trị.

6/ Giáo Hội dấn thân, liên kết, hổ trợ các phong trào người Việt Nam tại Úc và khắp nơi, tranh đấu cho nhân quyền và các quyền tự do căn bản khác.

 



Làm tại Melbourne ngày 22 tháng 9 năm 2019
Toàn thể Đại Biểu Đại hội Khoáng Đại Kỳ 6
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Úc Châu-Tân Tây Lan

 

letter head_Giao Hoi Uc Chau_2019_2023

 

Congress Resolutions:

 

More than 26 centuries ago, the Enlightened One had at heart the best interests of gods and humans, the internal peace and deliverance of all sentient beings. He left his royal life of luxury in search for the way of salvation for sentient beings. In the footstep of his liberation ideal, Buddhist followers need to maintain the life blood of the Dharma today and beyond.

Buddhism reached the ancient Vietnamese land of Giao Chau through the footsteps of our early Great Patriarchs. Since then Buddhism had penetrated and progressed with the ebbs and flows of our nation’s history.

The Constitution of the Unified Overseas Vietnamese Buddhist Congregation of Australia-New Zealand has stated explicitly:

“The Congregation does not place its existence in isolation from, but within the continued existence of our nation and humankind”

Today, our nation is facing the perils of invasion from a hegemonic northern Communist China. As duty-bound Buddhist followers and Vietnamese citizens we cannot allow ourselves to watch, from the sides, the possible destruction of our national heritage, the spectacles of the oppressors crushing the oppressed, the injustices flowing from cruelty, dictatorship and violation of human values and dignity.

All delegates participating in the Sixth Congress of the Unified Vietnamese Buddhist Congregation of Australia-New Zealand from 20 to 22 September 2019 at the QuangDuc Monastery, Melbourne city, in the State of Victoria

In unison resolved:

1. To express our gratitude and defend Australia as the country that has given us shelter and protection. We shall contribute our mental and physical strength to nurture, develop and bring about greater prosperity to Australia in accordance with the spirit of Buddhism.

2. The Congregation will accelerate programs to train, educate, promote the Dharma and to provide spiritual guidance so that the people would take refuge in the Three Jewels

3. The Congregation encourages Buddhist followers to keep their faith, maintain moral standards in order to improve self and society.

4. The Congregation condemns the invasion of land, sea areas of Vietnam by Communist Chinese malevolent policies.

5. The Congregation demands that the Hanoi Government releases all political prisoners, human rights activists and religious leaders and speedily implement political reforms to achieve pluralist democracy and the rule of law.

6. The Congregation will engage, liaise with and support movements by Vietnamese in Australia and in other places which struggle for human rights and other basic freedoms.

 
Melbourne on 22 September 2019
All delegates of the Sixth Congress
Unified Vietnamese Buddhist Congregation of Australia-New Zealand


 

  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/07/2010(Xem: 7538)
Kính bạch Sư Tổ! Chúng con đang tập tiếp xúc với Người qua hình ảnh một bậc thầy già chốn núi rừng Dương Xuân. Một túp liều tranh, một bà mẹ già và với ba người đệ tử. Đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của Sư Tổ. Người có thời gian chăm sóc mẹ già và trao truyền những hoa trái tu học cho những người học trò yêu quý. Xuất thân từ làng Trung Kiên – một vùng đất Phật giáo ở Quảng Trị, Sư Tổ đã đến chùa Thiên Thọ (Báo Quốc) núi Hàm Long – Huế, để xuất gia học đạo với Thiền sư Phổ Tịnh, lúc đó Người chỉ mới lên bảy tuổi. Đến năm 30 tuổi, nhận thấy nơi Sư Tổ có chí khí của một bậc Xuất trần nên Sư Tổ được Bổn sư phú pháp truyền đăng với bài kệ: Nhất Định chiếu quang minh Hư không nguyệt mãn viên Tổ tổ truyền phú chúc Đạo Minh kế Tánh Thiên.
04/07/2010(Xem: 11022)
-Người đi tiên phong và nỗ lực không mệt mỏi cho sự nghiệp phát triển trí tuệ, từ bi và hòa bình- -Nhà lãnh đạo toàn cầu trong phong trào vì hòa bình, nhân quyền và sức khỏe cộng đồng-
14/06/2010(Xem: 5896)
Hòa Thượng Thích Bích Nguyên là một trong những bậc cao Tăng thạc đức của Phật giáo Lâm Đồng. Ngài họ Nguyễn, húy là Tùng, sinh năm 1898 tại làng Duy Hòa, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Thuở nhỏ, bẩm chất thông minh, đĩnh ngộ. Thời tráng niên, lập nghiệp ở Lào, Hòa Thượng nhân đọc báo Từ Bi Âm mà ngộ đạo, thấy rõ cuộc đời vô thường, nuôi chí xuất gia. Đến năm 29 tuổi (1927), Hòa Thượng mới có đủ nhân duyên đầu sư thọ giáo với Hòa Thượng PHƯỚC HUỆ, Trú trì chùa Hải Đức, Huế và đắc giới Sa di năm 1934. Năm 1936, ngài thọ Cụ túc giới với pháp hiệu BÍCH NGUYÊN, rồi theo học ở các lớp Phật học tại các Phật học viện Hải Đức, Bảo Quốc và Ấn Quang.
15/05/2010(Xem: 5396)
Thiền sư Khánh Hòa sinh năm 1877 tại làng Phú Lễ tỉnh bến Tre, xuất gia năm 19 tuổi tại chùa Khải Tường. Chí nguyện chấn hưng Phật giáo của ông phát sinh vào khoảng năm ông được bốn mươi tuổi. Ông du hành khắp các tổ đình và Nam Kỳ để gây ý thức chấn hưng và kêu gọi sự hợp tác của các bậc tôn túc.
19/03/2010(Xem: 7444)
Một cặp kính trắng với sợi dây vòng ra sau cổ, năm ba con khỉ nhảy tung tăng trên vai, trên đầu, tóc tai rối rắm, áo quần cái dài, cái ngắn, kiểu đàn ông, đàn bà, đầy màu sắc sặc sỡ …đây là dáng người anh Bùi Giáng chúng ta thường gặp trên những nẽo đường Sài Gòn năm 1975 … Sau năm 1975 , anh Bùi Giáng về ở chung với chúng tôi trong nội xá viện Đại học Vạn Hạnh cũ (222 Trương Minh Giảng, nay là Lê Văn Sĩ). Vào thời điểm này, Đại học Vạn Hạnh không còn hoạt động, nên nội xá chỉ còn một số ít người ở lại với Hòa thượng Viện trưởng Thích Minh Châu. Chúng tôi quản lý chung, chú Chơn Thuần đi chợ và thị giả cho Hòa thượng Viện trưởng, anh Trần Châu phụ trách an ninh, anh Bùi Giáng thì nhận nhiệm vụ đi mua lương thực.
10/03/2010(Xem: 6194)
Bản thân tôi (Tín Nghĩa), rất ít có dịp thân cận với Ôn Già Lam. Điều dễ hiểu, vì tôi không xuất thân từ Phật Học Viện. Vả lại, mỗi lần Ôn về Huế (Bảo Quốc), thường vào dịp đầu xuân, thì đa phần Ôn hay đàm luận Phật sự với quý Ôn lớn như Ôn Linh Mụ, Ôn Trúc Lâm, Ôn Linh Quang, Ôn Từ Đàm và Ôn Bảo Quốc, . . . Đầu năm, Ôn thường hay nghe Đại luật (tức là dạy luật Tứ phần) cho hai chúng Tỳ kheo và Tỳ kheo ni, thì tôi đạp xe ra học rồi về lại chùa. Vả lại, bổn phận của tôi ở chúng Trúc Lâm cũng tương đối bề bộn. Tuy thế, chính tôi lại có với Ôn ba kỷ niệm khó quên.
10/03/2010(Xem: 8959)
Bây giờ là những ngày cuối năm âm lịch. Thiên hạ cùng viết về Xuân, Tết. Tôi muốn viết về Ôn Già Lam và Tu viện Quảng Hương Già Lam. Ôn Già Lam là cách gọi tôn kính của những môn đệ và phật-tử hướng về Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, vị viện chủ sáng lập tu viện. Trong tu viện, tăng chúng khi nói về ngài thì chỉ dùng chữ “Ôn” một cách gần gũi. Còn tu viện Quảng Hương Già Lam thì vẫn thường được gọi với cái tên thật ngắn: chùa Già Lam.
10/03/2010(Xem: 7279)
Ôn Già Lam, chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm ấm lòng bao lớp Tăng sinh của các Phật Học Viện: Báo Quốc - Huế, Phổ Đà - Đà Nẵng, Hải Đức - Nha Trang, Già Lam - Sài Gòn. Ba tiếng nói ấy như trái tim của Mẹ ấp ủ đàn con qua suốt quãng đời dãi dầu mưa nắng. Ôn Già Lam, người đã hy sinh suốt đời mình để phụng sự cho Phật pháp, đào tạo Tăng tài qua nhiều thế hệ. Ôn đã khai phóng tinh thần thế học cho Tăng sinh các Phật Học Viện.
10/03/2010(Xem: 13908)
Sau năm 75 các Phật Học Viện đều đóng cửa. Các tăng sinh tại các Phật Học Viện đều trở về chùa cũ của Thầy Tổ để sinh sống và tu học. Thật tế, tu thì có mà học thì hầu như không. Có chăng là Thầy dạy đệ tử trong chùa. Những chùa có ruộng đất thì thầy trò tự túc canh tác để sinh sống. Sinh hoạt giáo dục và đào tạo tăng ni trẻ đã không còn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]