Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kỷ niệm về cố Hòa thượng Huyền Vi

29/03/201319:45(Xem: 7552)
Kỷ niệm về cố Hòa thượng Huyền Vi


thichhuyenvi-2
Kỷ niệm về cố Hòa thượng Huyền Vi

Trường trung học chưa được cất. Ngoài giờ học, bọn trẻ tha hồ đi rong chơi. Khi lên núi Lăng, khi lên Thạch Động, lúc ra biển Mũi Nai. Mấy đứa con trai rắn mắt, thích cảm giác mạnh thì rủ nhau hái trộm xoài, đặt bẫy, bắn chim hoặc xuống mé biển dưới chân hòn Kim Dự, ...

Thuở ấy ở Hà Tiên còn chân quê lắm. Chợ chồm hổm nhóm ngay giữa lộ, từ 4 giờ sáng đến 10, 11giờ trưa là tan. Ban đêm, ông nhà đèn cho sáng từ 6 giờ chiều đến 9 giờ tối. Sáng hôm sau chỉ lóe lên một hai tiếng rồi tắt. Trường học chỉ mở đến lớp đệ lục (tương đương lớp bảy ngày nay), được gọi là “Lớp Trung học Hà Tiên”. Trường trung học chưa được cất. Ngoài giờ học, bọn trẻ tha hồ đi rong chơi. Khi lên núi Lăng, khi lên Thạch Động, lúc ra biển Mũi Nai. Mấy đứa con trai rắn mắt, thích cảm giác mạnh thì rủ nhau hái trộm xoài, đặt bẫy, bắn chim hoặc xuống mé biển dưới chân hòn Kim Dự, chờ nước rút, bắt nghêu sò. Con gái hiền lành hơn, thường theo cô dì hay ông bà vô chùa Tam Bảo. Ở đây có sân rộng, bảy tám đứa mặc sức chơi rượt bắt, nhảy dây, lò cò, có khi cùng nhau hát nghêu ngao. Chơi mệt, chúng vào nhà khói “nhõng nhẽo” để được người lớn đưa hết mấy mâm quả đã cúng xong.

Tôi nhớ rất rõ, lúc ấy là năm 1957, tôi mới 15 tuổi, học lớp đệ lục là lớp học lớn nhất của Hà Tiên lúc bấy giờ. Lớp tôi có 10 nữ sinh. Ngoài giờ học, nhóm chúng tôi không đứa nào phải bận tâm làm việc nhà giúp cha mẹ, có lẽ cha mẹ ưu tiên dành thời gian cho con gái ăn học, vì thế chúng tôi cứ rủ nhau vô chùa chơi nhởi. Tôi cũng nhớ lúc này có nhiều cô chú và các thầy giáo dạy chúng tôi vô chùa làm Phật sự.

Một hôm, tự nhiên chúng tôi thấy không khí trong chùa khác hẳn mọi ngày, ai nấy vô ra có vẻ nghiêm trọng, lại còn bàn tán xôn xao… Chuyện của người lớn, bọn trẻ nào dám nghĩ suy.

Thế rồi hôm sau, có hai ông sư nào lạ hoắc đang ở trong chùa làm chúng tôi cứ đứng thập thò nơi bậu cửa. Một bà Phật tử bước ra, nói:“Mấy đứa vô chào thầy đi con”. Tôi đang còn rụt cổ thì một sư đến xoa đầu từng đứa, hỏi: “Mấy con có thường vô chùa không? Ngày mai vô chùa nữa không?… Vô nữa hả, vậy tốt quá ha…”. Trước khi chúng tôi chào sư ra về, sư còn nói thêm: “Mấy con có thích múa hát không? Vô chùa hát, vui lắm nhen”. Chúng tôi nói với nhau: “Ngày mai tụi mình vô sớm sớm, coi chừng ổng cho tụi mình hát”.

Từ đó chúng tôi biết tên hai vị sư này là thầy Thích Thanh Từ và thầy Thích Huyền Vi. Thầy Huyền Vi nói chuyện cởi mở, vui vẻ, không lộ vẻ nghiêm trang như thầy Thanh Từ. Và cũng từ đó, chúng tôi “nhí nhảnh” hơn, biết múa hát nhiều bài của Phật giáo như bài Dòng A-nô- ma, bài Sen trắng, bài Trầm hương đốt. Đặc biệt khi múa bài Mừng Thầy đến, thầy cho chúng tôi cầm bông.

Thầy Huyền Vi dạy hát mà không có đàn. Thầy hát câu đầu, chúng tôi hát theo, chừng thấy đúng nhịp điệu, Thầy hát câu tiếp, cứ thế cho đến hết bài. Còn múa thì cũng vậy, chúng tôi là con nít nhà quê, cả đời không biết múa ca những bài hát Phật mà bây giờ… thích quá nên múa đại, múa theo thầy. Thầy đứng chính giữa, hình dạng mập tròn, chúng tôi cầm tay nhau đứng xung quanh thầy như cái bánh có cục nhưn. Tôi nghĩ vậy mà cười. Và khi tập, cố làm theo thầy. Thầy đưa tay lên, mình đưa. Thầy chuyển mình đưa tay xuống hoặc đưa chân đá một cái, mình đá… Bảy tám đứa đều làm y chang như vậy cho đến hết bài và thuộc bài. Có nhiều đứa mình mẩy cứng khừ, thầy sửa hoài không được nhưng thầy không chê mà cứ khen giỏi. Và cũng có đứa cà nanh. Khi nào cũng vậy hễ múa xong là thầy phát kẹo, phát bánh… Vui ơi là vui. Lại có lần thầy đưa chúng tôi đi tham quan quanh chợ Hà Tiên, khi đến chỗ cây dừa ba ngọn*, vừa lúc mặt trời xế bóng, chúng tôi không nhìn cây lạ mà vội túm lấy áo thầy, chỉ trỏ cái nhà xác trong khu bệnh viện gần đó, thầy cười, nói: “Có thầy ở đây, làm sao có ma được”.

Lúc đó thầy Huyền Vi dạy múa hát; còn thầy Thanh Từ dạy giáo lý là kể chuyện sự tích Đức Phật và những mẩu chuyện về đạo Phật, hai thầy thay nhau dạy dỗ chúng tôi từng li từng tí. Vào ngày rằm, mồng một, có khi ban tối, thầy giảng Pháp cho người lớn. Hai thầy lưu lại Hà Tiên có đến ba tháng. Bữa hai thầy từ giã chúng tôi, đứa nào cũng khóc. Vô chùa không thấy thầy cũng khóc rồi biên thơ thăm thầy, gửi“Nhà dây thép”. Thầy trả lời cho từng đứa, đều đặn, động viên chúng tôi đi chùa, chăm ngoan và tinh tấn. Thầy hứa sẽ trở lại, chúng tôi mừng quá, đếm từng ngày một. Càng chờ càng thấy lâu và để bớt nhớ thầy, chúng tôi cứ đến chùa múa hát những bài thầy đã dạy, nhuần nhuyễn lúc nào không hay. Khi trở lại, thầy xem mà ngạc nhiên và rất vui, liền cho chúng tôi một đêm trình diễn văn nghệ trong dịp lễ Phật đản, phục vụ bà con cô bác Phật tử Hà Tiên. Chúng tôi được người lớn hoan nghênh nhiệt liệt.

Lần này hai thầy chỉ lưu lại Hà Tiên một tháng nhưng số Phật tử nhóc con đến chùa đông gấp bội, có cả các em học lớp năm và lớp đệ thất (tương đương lớp 6 bây giờ). Lúc hai thầy chưa sửa soạn ra về mà chúng tôi đã buồn rồi. Đứa nào đứa nấy tranh nhau đưa lưu bút ngày xanh cho hai thầy viết mà không biết điều đó là vô phép. Vì rằng thầy là sư, là người xuất gia, là bậc cao minh, mình là con nít, sao dám đưa thầy viết chung một quyển có bài của mấy nhóc tì cóc cắn!! Nhưng cảm động quá chừng, hai thầy vẫn thản nhiên, vui vẻ viết vào. Ngày nay quyển lưu bút này và nhiều hình ảnh khác của hai thầy đã không còn mặc dù tôi quí nó lắm, đã cất riêng trong tủ. Chẳng qua vì bị giặc Pôn Pốt, tôi cũng như bao người dân Hà Tiên phải chạy sơ tán. Ôi, tiếc làm sao!
Co-hoa-thuong-Huyen-Vi

Nhiều người nói thầy Thanh Từ có trí nhớ tuyệt vời, gặp lại ai sau mấy mươi năm đổi dời xa cách, thầy vẫn nhớ, hỏi thăm chuyện cũ, chuyện xưa như chuyện mới hôm qua. Thầy Huyền Vi cũng có trí nhớ siêu đẳng và nắm bắt tình hình nhanh nhạy. Lần đầu tiên gặp thầy chỉ một lần, thầy hỏi tên từng đứa chúng tôi vậy mà nhiều năm sau khi gặp lại, thầy nhìn mặt gọi tên không sai còn nhớ cả hoàn cảnh của ai ra sao hoặc ai là con cháu của ai trong chùa, sợ nhất, khi tập múa, dầu thầy không đưa mắt nhìn, thầy cũng biết có đứa đang “sơ sẩy”, gọi đúng tên đứa đó. Bởi vậy, để không “bị quê”, chúng tôi phải hết sức cố gắng.

Tuổi 15 – 16 là tuổi đẹp nhất của đời người, cái tuổi bản lề giữa trẻ con – người lớn, chúng tôi được duyên lành tiếp xúc hai vị thầy đức độ Thanh Từ và Huyền Vi, tuy chỉ ba bốn tháng nhưng đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn, tâm linh và đời sống của chúng tôi. Nhìn lại đến nay, hầu hết đứa nào cũng sống tốt, gia đình ổn định, con cháu hiếu thảo chăm ngoan.

Trong nhóm có bạn Đường Minh Phương nay là Đại đức Thích Kiến Nguyệt, một vị sư rất có uy tín trong việc xây dựng các thiền viện ở nước ta, đó là Trúc Lâm Đà Lạt, Trúc Lâm Yên Tử ở Quảng Ninh, Trúc Lâm Tây Thiên ở Vĩnh Phúc, Thiền viện Hàm Rồng ở Thanh Hóa…

Ngày nay thầy Huyền Vi đã liễu đạo nơi chốn trời Tây. Nhớ về Hòa thượng quá cố, chúng tôi không thể không nhớ người thầy “biên đạo múa” của “Đội ca múa trẻ” dưới mái gia đình Phật tử Tam Bảo Hà Tiên, một ấn tượng sâu sắc để sau này mỗi lần nghe lại những bài hát Phật, tôi xúc động như ngày còn nhỏ.

Hình ảnh những đứa học trò chân quê vô chùa đón thầy trở lại, vui đến rơi nước mắt, đó là kỷ niệm suốt đời tôi không thể nào quên. Tôi xin gửi vào đây bức ảnh chân dung hai thầy thời đó cùng di bút của thầy Huyền Vi để tri ân và chia sẻ với quí Phật tử gần xa niềm vinh dự của Hà Tiên thuở ban đầu xây dựng GĐPT, có hai thầy chăm lo, vun quén vườn ươm.■

* Ở Hà Tiên từ trước đến nay có cây dừa 3 ngọn, 7 ngọn, 4 ngọn. Hiện giờ (2012) cây dừa 4 ngọn còn xanh tốt. Thường ngày có ít nhiều du khách đến xem.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 6707)
Xuyên suốt lịch sử dân tộc, đã có biết bao nhiêu nhân vật với tư cách là người đứng đầu đất nước đã có những kỳ tích lẫm liệt đối với đất nước. Có nhân vật nổi bật lên trong sự nghiệp giữ nước, có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp dựng nước, lại có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp mở nước, hoặc có một số nhân vật có cả hai hoặc ba lãnh vực đó.
10/08/2011(Xem: 5065)
Cuộc đời xuất gia của Tổ Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động sôi nổi, tích cực. Ngoài các mùa kết hạ tại các am núi hay các chùa, thời gian còn lại Ngài thường đi vân du hoằng hoá đây đó. Năm 1304, “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ [đền miếu thờ các thần sằng bậy] và thực hành giáo lý Thập thiện”. Ngài muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật, góp phần củng cố triều đại thời hoàng kim của mình. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (tức 7 – XII - 1258). Năm 21 tuổi (1279), Ngài lên ngôi vua, trải qua hai niên hiệu là Thái Bảo và Trùng Hưng.
10/08/2011(Xem: 6368)
Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
10/08/2011(Xem: 5825)
Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).
10/08/2011(Xem: 5140)
Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.
10/08/2011(Xem: 6088)
Về cuộc đời và sự nghiệp lịch sử, giải thoát của vua Trần Nhân Tông, đã có nhiều công trình biên khảo: Trần Nhân Tông, thiền sư Việt Nam; Trần Nhân Tông, nhà văn hóa; Trần Nhân Tông, nhà thơ; Trần Nhân Tông, nhà quân sự; Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo lỗi lạc; Trần Nhân Tông, nhà tư tưởng... Trong bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu về Tiểu sử, sở đắc giải thoát và Tư tưởng Phật học của Người.
10/08/2011(Xem: 5588)
Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.
09/08/2011(Xem: 5405)
Gần đến kỷ niệm 700 năm ngày mất của vua Trần Nhân Tông, chúng ta vẫn phải đặt những câu hỏi về tuổi tác, về trách nhiệm, về kế lâu dài, về sự tự do và tự trọng của các cá nhân trong xã hội…
09/08/2011(Xem: 4946)
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
09/08/2011(Xem: 5214)
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sau khi khoác tăng bào ở tuổi 40 đã chu du khắp nơi để thuyết pháp, giảng kinh, khuyên dân chúng giữ gìn mười điều lành, và từng trở về kinh đô Thăng Long tổ chức lễ thụ Bồ tát giới cho vua Trần Anh Tông và quan lại triều đình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]