Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài tìm hiểu về lễ An vị Phật

18/09/201905:42(Xem: 9516)
Vài tìm hiểu về lễ An vị Phật


le an vi phat-tv quangduc

Vài tìm hiểu về lễ An vị Phật 

Từ lâu tôi đã có một thành tâm và niềm tin tuyệt đối vào Đức Quán Thế Âm Bồ Tát qua nhiều sự kiện hi hữu trong đời có thể nói là bất khả tư nghì mà chỉ có người trong cuộc mới cảm nhận ...dù lúc ấy tôi chưa biết một chút gì về giáo lý Phật Pháp . 

Còn  nhớ vào  năm 2013 khi được hành hương Tứ đại danh sơn không hiểu sao tôi cảm nhận được một  sự linh ứng vi diệu của Đức Văn Thù Sư Lợi  và Đức Phổ Hiền Bồ tát ...có lẽ nhờ vị trưởng đoàn có nhiều công đức nên gặp thượng duyên và  chúng tôi được hưởng nhờ từ Ngài đã tuỳ hỷ.

Riêng đối với Đức Địa Tạng Bồ tát mãi đến tháng 4/2018 sau chuyến hành hương Nhật Bản và Korea với TT Thích Nguyên Tạng làm trưởng đoàn thì  một lần nữa tôi tìm  thấy sự nhiệm mầu không tả nơi Ngài Địa  Tạng Bồ Tát không đầu ...đến với tôi . 

Chính vì thế mà cách  đây năm sáu tháng về trước khi Tu viện Quảng Đức phát khởi ý nguyện  đúc đồng hai tượng Phật Quan Thế  Âm và Địa Tạng Bồ Tát thì các Phật tử trong đạo tràng đã phát tâm cúng dường ( trong đó có tôi ) và tôi nghĩ  rằng chắc hẳn ai đó  đã nhận được nhiều ân sũng từ năng lực  thiêng liêng của hai  Bồ tát  trên .

   Sau đó khi TT Thích Nguyên tạng dành một ít thời gian trên đường hoằng pháp tại Âu Châu đã về đến Nha trang để làm lễ chú nguyện rót đồng vào hai tượng và  thật là vi diệu trước lễ Vu lan hai tượng đã được chuyển  đến tu viện Quảng Đức an toàn chờ đến ngày 21/9 làm lễ an vị Phật. 

Từ lâu tôi vẫn còn khờ khạo, vẫn  chưa hiểu  thế nào là an vị vì cứ luôn nghĩ rằng việc gì mình cứ thành tâm là được rồi . Nhưng có biết đâu rằng nhiều khi điều mình tưởng đó chỉ là  hình thức, nhưng nếu không có hình thức thì cũng không ai biết được cái phẩm chất của nội dung là gì. Hình thức bên ngoài chỉ là biểu hiện những gì nội dung bên trong muốn nói.

    Thế nên tôi dành hết nhiều ngày nghiên cứu và sưu tầm lại những gì mình đã đọc và nghe qua pháp thoại để cùng chia sẻ với các bạn đã từng trải nghiệm như tôi . Kính xin được mạn phép trình bày đôi điều sau đây: 

  -  Tin vào lời cầu nguyện là tin vào sức mạnh vô hình của trời đất vũ trụ .Năng lực đó ẩn chứa trong suối nguồn vũ trụ mà con người một khi đã sinh ra là đã có khuynh hướng được nối kết với suối nguồn vũ trụ đó rồi Và cầu nguyện là gửi năng lực  nhỏ bé và yếu ớt của cá nhân mình vào năng lực suối nguồn vô biên đó .

Do vậy khi lâm nguy nếu ta chí thành cầu nguyện có thể sẽ là một hình thức giải mã để mở rộng cửa ngỏ của cá nhân mình để hút vào biển năng lượng đó dưới vô số hình thức . 

Theo truyền thống văn hóa của Phật giáo, mỗi khi tư gia Phật tử nào sau khi sửa chữa hoặc xây dựng xong ngôi nhà mới thường phát nguyện thỉnh tượng Phật về thờ và để cho sự thờ tự được trang nghiêm, chu toàn thì thỉnh quý Sư, quý Thầy về cử hành nghi lễ An vị Phật.

An vị Phật là  thỉnh một tượng Phật (hay Bồ tát) tôn trí trên bàn thờ Phật tại tư gia hay chùa chiền,  tự viện để khi bất kỳ ai nhìn thấy tượng Phật trên bàn thờ đó thì  nhớ đến vị Phật trong lòng của mỗi chúng ta.

 

Việc phát tâm thỉnh Phật về thờ là một việc làm vô cùng đúng đắn, để “mỗi ngày mỗi chiêm ngưỡng” nhưng đó vẫn chưa đủ, bởi khi chúng ta thờ Phật, mà chúng ta không hiểu hết  ý nghĩa của việc thờ Phật là để ngày đêm chiêm ngưỡng, tự thức tĩnh “Phật tâm” của mình để đừng làm việc xâu ác thì cũng chưa thật sự trọn vẹn.

 

Mời các bạn cùng tôi nghe lời giảng của hai câu đầu của Chú Đại Bi do Cố HT Thích Tâm Thanh khi giảng dạy về Diệu dụng của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và thế nào để kính lạy Ngài một cách trang nghiêm và thanh tịnh đích thực chứ không phải chỉ lạy tượng mà thôi ....

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát

Thiên thủ Thiên nhãn vô ngại ĐẠI BI TÂM ĐÀ LA NI 

 

Theo đó Ngài khuyên chúng ta mỗi khi đứng trước tượng Quan Thế Âm lòng thật thanh tịnh để chú tâm vào hai lời nguyện luôn tương ưng với danh nghĩa của Đại  Từ , Đại Bi Tầm Thinh Cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát .
 

Kính xin được cúng dường hai câu nguyện này như sau : 

1- Xin cho con được gia nhập vào Hội Đại Bi của Chư Phật và Bồ Tát khắp mười phương . Nguyện cho con được thể nhập sống đúng với tinh thần chủ trương của Hội Đại Bi này 

 2-Xin cho con có đủ ngàn mắt ngàn tay như Đức Quán Thế Âm để con có thể đem  hết năng lực của mình vào cuộc sống, luôn tỉnh giác sáng ngời như Ngọc Ma Ni 

Và Ngài cũng chỉ dạy thêm rằng nếu ta chỉ lo cầu khẩn những điều nhỏ nhặt mà chưa phát nguyện được như hai câu nguyện trên thì chỉ là Lạy Tượng  mà thôi 

Nhưng theo thiển ý  của tôi  những lúc mình không có sức tiến về phía trước, hãy cho mình một phần điểm tựa, một niềm tin tôn giáo , một sức mạnh tâm linh 

“Ra đi khắp bốn phương trời,

Tìm ai mỏi gót muôn đời còn xa,

Ta về gặp lại tình ta,

Dấu chân viễn mộng chỉ là phù vân.

                       HT Viên Minh

Tụng Kinh và Lạy Phật  là phương tiện ban đầu để an tâm cho người sơ cơ rất tốt, cần phải trải qua nhiều năm nhiều kiếp cho đến  khi bước qua được giai đoạn hành “thâm bát-nhã” thì mới cần phải soi thấy " ngũ uẩn giai không ".....bằng không  cứ chiêm ngưỡng tượng Phật nơi nhà mình hay tại Chùa mà tự thức tỉnh Phật tâm mình thì đó cũng là một điều mà không phải ai cũng làm được . Phải chăng chúng ta những người Phật tử đã có thiện duyên nhiều kiếp nay mới được hồng ân tham dự những lễ hội trọng đại như lễ an vị Phật của tu viện Quảng Đức .

tuong dia tang

Tôn Tượng Bồ Tát Địa Tạng tại Tu Viện Quảng Đức

tuong quan am
Tôn Tượng Bồ Tát Quan Âm tại Tu Viện Quảng Đức

(Lễ An Vị sẽ diễn ra ngay sau lễ khai mạc Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 6, lúc 10.30am sáng thứ Bảy 21-9-2019)

 

Trong niềm hân hoan được tham dự lễ hội này kính xin thân tặng những ai được lời mời của 2 Thầy Viện Chủ TT Thích Tâm Phương và Thầy trụ trì TT Thích Nguyên Tạng về tham dư Lễ an vị hai tượng Quan thế Âm và Địa Tạng vương Bồ tát : 

Hân hoan cùng  nhau về tham  dự lễ, 

Thỉnh hai Ngài  tôn trí ...chánh  điện thờ

Ngất ngưỡng trên cao ..năng lực vô bờ 

Tuệ giác sáng ngời rọi soi nơi tăm tối .



Quan Âm , Địa tạng ...phương tiện sám hối 

Nguyện hành thâm chiêm nghiệm hướng đi 

Thể nhập sống ..chủ trương hội Đại Bi 

Luôn tỉnh giác, tình yêu thương rộng mở .



Huệ Hương 

19/9/2019 hai ngày trước Lễ An Vị  Phật tại Tu viện Quảng Đức 








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6403)
Bác Phạm Đăng Siêu sinh ngày 4 tháng 7 năm Nhâm tý (1912) tại Phú Hòa, kinh đô Phú Xuân, thành phố Huế. Nguyên quán thôn Tân Niên Đông, huyện Tân Hòa, phủ Tân Định, tỉnh Gò Công. Song thân Bác là cụ ông Phạm Đăng Nghiệp và cụ bà Tôn Nữ Thị Uyên, thuộc gia đình quý tộc giàu có.
09/04/2013(Xem: 5610)
Truyện của tôi không đáng gì mà phải ghi. Chỉ vì truyện ấy, hơn vài thập kỷ trước thập kỷ 2530 (1975-1985), có liên quan đến Phật giáo VN, lại bị hư cấu truyện và phim sai quá nên phải ghi. Nhưng ghi như dưới đây thì chỉ là có còn hơn không mà thôi.
09/04/2013(Xem: 5826)
Hòa Thượng thế danh Phan Công Thành, pháp danh Nguyên Trạch, tự Chí Công, Hiệu Giác Lâm, thuộc đời thứ 44 dòng thiền Lâm Tế, pháp phái Liễu Quán.
09/04/2013(Xem: 18652)
TUỆ SỸ, MỘT THIÊN TÀI CỦA VIỆT NAM : Thầy xuất gia từ thuở còn thơ và sống ở Lào, làm chú tiểu Sa Di sớm chiều kinh kệ, công phu bái sám, đó là bổn phận của người làm điệu, trong nếp sống nhà chùa. Dù chùa ở Lào hay Việt Nam cũng vậy, tụng kinh học luật là điều chính yếu của người xuất gia tu Phật. Bằng bản chất thông minh, thiên tư từ thuở nhỏ, cho nên sau khi xuất gia, Thầy đã miệt mài học hỏi kinh điển, siêng năng nghiên cứu nghĩa lý đạo mầu. Có lần được nghe quí Ngài kể lại, thời gian sống nơi chùa Lào, suốt ngày Thầy ở dưới bàn tượng Phật Bổn Sư thờ nơi chánh điện, để học kinh luật, sưu tra luận nghĩa, mà quí sư Lào sau một thời gian dạy dỗ, đã thấy được trí tánh thông minh của Thầy......
09/04/2013(Xem: 5655)
Khi viết về ông, tôi vẫn còn nguyên xúc động của lần đầu ra xứ Bắc tìm dấu tích về nhà trí thức Phật học này cho công trình biên khảo Chư tiền bối hữu công mà tôi đang thực hiện.Những mãng huyền thoại về cuộc đời của ông tôi được nghe qua nhiều người kể lại, mỗi nơi một ít, mỗi người thuật mỗi cách, đã gây cho tôi nhiều trăn trở, nghĩ suy và qua đó cảm nhận sâu sắc hơn về một nhân vật nhiều tài năng mà cũng đầy bất hạnh này.
09/04/2013(Xem: 5300)
Hòa Thượng Thích Thiện Thanh, thế danh Nguyễn Văn Sắc, nguyên quán làng Phú-Nhuận-Nha-Mân, tỉnh Sa-Ðét miền Nam nước Việt, sinh Năm Ất Hợi (1935). Song thân Ngài là Cụ Nguyễn Văn Xướng và Cụ Bà Huỳnh Thị Thâu.
09/04/2013(Xem: 5885)
Hòa thượng họ Võ, húy Trọng Tường, Pháp danh Tâm Phật, tư Tri Đức, hiệu Thiện Siêu, Hòa thượng sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Dậu (1921) trong môt gia đình thâm Nho tín Phật ở làng Thần Phù, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, thành phố Huế. Thân Phụ là C ông Võ Trọng Giáng, thân mẫu là Cụ bà Dương Thị Viết. Hòa thượng là con trưởng trong một gia đình có 6 anh em: 3 trai, 3 gái. Người em kế cũng xuất gia, đó là cố Thượng tọa Thích Thiện Giải, nguyên là Chánh Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Lâm Đồng; Trú trì chùa Phước Huệ - Bảo Lộc.
09/04/2013(Xem: 7094)
Thầy xuất thân trong một gia đình kính tín Tam bảo. Thầy là con út trong gia đình gồm 6 anh chị em. Cha là cụ Ông Lâm Sanh Thảo, một nhà trí thức yêu nước; Mẹ là cụ Bà Trần Thị Năm, một phật tử thuần túy và cũng là một người Mẹ mẫu mực đảm đang.
09/04/2013(Xem: 10129)
Thượng tọa Thích Chơn Thanh, thế danh Phan Văn Bé, sinh ngày 13 tháng 3 năm 1949 tại xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Kiến Phong, nay là tỉnh Đồng Tháp. Thân phụ là Cụ ông Phan Văn Vinh, thân mẫu là Bà Nguyễn Thị Mến. Thượng tọa có 06 anh em, 2 trai 4 gái, Ngài là anh cả trong gia đình.
09/04/2013(Xem: 21591)
Cuộc đời tu tập và hành đạo của Thầy Minh Phát là bức tranh minh họa hiện thực sinh động lời dạy của Ðức Phật: “Này chư Tỳ kheo! Hãy du hành vì an lạc, vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chư Thiên và loài người”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567